Biểu Đồ Về Thực Trạng Sử Dụng Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử

62


Để tăng tính thuyết phục của thông tin điều tra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhiều giáo viên lịch sử ở trường THPT và lãnh đạo các nhà trường, đặc biệt là các giáo viên tham gia dạy TN. Từ đó, xác định những nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh cũng như những khó khăn và thuận lợi của giáo viên khi tiến hành các biện pháp sư phạm trong dạy học lịch sử.

2.2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh.

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về năng lực và phát triển năng lực học sinh Để tiến hành dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần có những hiểu biết về năng lực, phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử (câu

hỏi 14, phụ lục 4), 125 giáo viên (chiếm 67,6%) lựa chọn câu trả lời coi năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. 32 giáo viên (chiếm 17,3%) lựa chọn các phương án khác, 28 GV (chiếm 15,1%) đưa ra những quan niệm khác về năng lực.

Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các giáo viên tham gia điều tra đều rất quan tâm đến vấn đề năng lực và phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử. Đại đa số các ý kiến đều chọn coi năng lực là sự tổng hợp của ba yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ và coi trọng khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Những nhận thức ban đầu rất gần gũi và phù hợp với các quan niệm về năng lực đã được thừa nhận trên cơ sở nghiên cứu khoa học.

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về dạy học lịch sử nhằm phát triển nănglực học sinh

Trong số các nội dung phiếu hỏi (câu 10 Phụ lục 4), trong các ưu tiên để nâng cao hiệu quả giờ học, có 120 GV (64,8%) lựa chọn chú trọng đến phát triển năng lực. Đây là một thực tế không thể phủ nhận tại trường THPT, bởi hiện nay do nhu cầu đổi mới đòi hỏi giáo dục phải thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng phát triển năng lực.

Khi được hỏi về quan điểm về dạy học phát triển năng lực (câu 15, phụ lục 1) có 128 GV (chiếm 69,2%) chú trọng đến quan điểm vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú vào thực tiễn cho người học, 58 GV (31,3%) chú trọng đến hình thành kiến thức, kĩ năng. Như vậy, dù thấy được sự cần thiết của việc hình thành năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử, nhưng vẫn còn một số giáo viên


chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề này. Qua phỏng vấn còn nhiều giáo viên lúng túng trong xác định được hệ thống các năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn. Lí giải cho vấn đề này, chúng tôi cho rằng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung vẫn còn mới, chưa có những hướng dẫn cụ thể.

-Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.

Thực trạng việc lập kế hoạch dạy học

Để tiến hành giờ học lịch sử ở trường phổ thông, việc lập kế hoạch dạy học là khâu đầu tiên quan trọng của giáo viên trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung, đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức. Trong dạy học phát triển năng lực những nhiệm vụ học tập của học sinh nên gắn với vấn đề thực tiễn (câu hỏi số 2, phụ lục 4), số lượng GV thường xuyên quan tâm đến vấn đề này là 27 GV (chiếm 14,5 %). Có thể thấy được khi xây dựng kế hoạch GV chỉ quan tâm tới nội dung có sẵn trong chương trình chưa gắn nó với thực tiễn cuộc sống, để tạo hứng thú và hướng dẫn HS vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống.

Thực trạng việc vận dụng các phương pháp trong dạy học lịch sử nhằm pháttriển năng lực học sinh

Có tới 135 giáo viên (chiếm 72,9%) thường xuyên quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động dạy học để tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển năng lực. Hầu hết các giáo viên trong diện khảo sát chuyên sâu đã nhận thức tương đối đầy đủ về năng lực, về ý nghĩa sử dụng hiệu quả các phương pháp đối với sự phát triển toàn diện của HS trong quá trình dạy học.

Hình 2.1. Biểu đồ về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học lịch sử

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP

150DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT


100


50


0

Thuyết trình Nêu và giải Tranh luận Dạy học dự Hoạt động quyết vấn đề và phản biện án trải nghiệm

Khi được hỏi về các phương pháp cụ thể trong dạy học để hướng đến hình thành và phát triển năng lực cho HS (câu 11, phụ lục 4), tỉ lệ GV sử dụng các phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là 100 GV (chiếm 54,1%), phương pháp thuyết


trình là 47 GV (chiếm 25,5 %). Bên cạnh đó, các phương pháp dạy học hiện đại: dạy học dự án, sử dụng phương pháp tranh luận, dạy học theo nhóm, dạy học trải nghiệm và một số kĩ thuật dạy học như kĩ thuật bể cá, kĩ thuật khăn phủ bàn… đều có sử dụng nhưng còn hạn chế. Từ thực tế này có thể thấy nhiều nguyên nhân khác nhau nên các phương pháp này chưa phát huy hết hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều giáo viên quan niệm chỉ phương pháp dạy học hiện đại mới phát triển năng lực học sinh nhưng chưa biết cách vận dụng cho hiệu quả, một số khác lại cho rằng những phương pháp dạy học truyền thống như trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan ít được chú trọng hoặc chưa biết cách sử dụng theo hướng phát triển năng lực.

Để tổ chức dạy học hiệu quả giáo viên cần phải sử dụng đa dạng các loại học liệu, phương tiện dạy học (câu 12, phụ lục 1), có 150 GV thường xuyên sử dụng tranh ảnh, bản đồ trong dạy học lịch sử, trong khi đó có 18 giáo viên có thường xuyên sử dụng các phim tư liệu, tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, hầu hết đều do GV chuẩn bị và tiến hành, nhiều GV cho biết họ chưa quan tâm nhiều đến hứng thú của HS và hầu như chưa cho phép học sinh được lựa chọn và tự chuẩn bị tài liệu học tập.

Về các biện pháp để hướng dẫn học sinh học tập nhằm phát triển năng lựchọc sinh.

Bảng 2.4. Kết quả điều tra các biện pháp hướng dẫn học sinh học tập nhằm phát triển năng lực

Biện pháp

Chưa

bao giờ

Có nghĩ

đến

Rất ít khi

Thỉnh

thoảng

Thường

xuyên

Sử dụng những biện pháp cụ thể để giúp các em phát

triển năng lực

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

0,6

3

1,6

75

40,5

85

46

21

11,3

Tạo điều kiện để học sinh nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên

ngoài giờ lên lớp.

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


0


0


1


0,6


9


4,9


54


29


121


65,5

Hướng dẫn học sinh tự sưu tầm tài liệu tham khảo tìm

hiểu nội dung bài học

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0

104

56,2

68

36

13

7,1

Tạo cơ hội để học sinh được đặt câu hỏi và thảo

luận trong giờ giảng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

1

0,6

7

3,8

62

33,5

115

62,1

Trao đổi thông tin liên quan đến nội dung học tập

thông qua mạng internet

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

12

6,5

18

9,7

28

15,2

100

54

27

14,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 10


Như vậy, theo kết quả điều tra, về cơ bản GV đã có những biện pháp để hướng dẫn học sinh học tập nhằm phát triển năng lực, tuy nhiên mức độ sử dụng các biện pháp là không đều nhau và có một số biện pháp tỉ lệ thường xuyên sử dụng ở mức thấp như khai thác, trao đổi qua internet, tự tìm hiểu khai thác tư liệu, tài liệu lịch sử, học sinh sẽ thiếu tích cực, chủ động trong học tập, gây nhàm chán, tiếp nhận một chiều trong quá trình học tập lịch sử.

Qua những điều tra thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng hình thành và phát triển năng lực trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, về các phương pháp, biện pháp nhằm phát triển năng lực học sinh chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều nơi còn hình thức, chưa chú trọng đến quá trình “kiến tạo kiến thức”, tích cực chủ động của học sinh, qua đó hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực.

-Thực trạng nhận thức và mức độ hứng thú của học sinh trong học tập môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực

Để tìm hiểu hứng thú, phương pháp học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử; tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về vấn đề năng lực và phát triển năng lực trong môn Lịch sử, chúng tôi đã tiến hành kháo sát đối với 2040 học sinh lớp 10. Điều tra thực tiễn thu được kết quả như sau:

Về mức độ yêu thích bộ môn Lịch sử và hứng thú học tập của HS

Khi điều tra, chúng tôi đã đưa câu hỏi: “Em có thích Lịch sử không”? (câu 1, phụ lục 5), kết quả có đến hơn 837 HS (chiếm 82%) khi được hỏi đều trả lời thích hoặc rất thích lịch sử vì có nhiều câu chuyện hay, nhiều bài học bổ ích, nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống hằng ngày như tên đường, tên phố, tên trường học… Tuy nhiên khi đưa ra câu hỏi: “Em có thích học môn Lịch sử không?” Kết quả thu được lại rất khác: có đến 24,8% (506 HS) trả lời không thích học; có 33,5% (686 HS) trả lời thích học, còn lại đều trả lời là không thích nhưng phải học vì đó là môn phải trải qua các kì thi và kiểm tra. Từ kết quả điều tra cho thấy một thực tế đang tồn tại ở trường THPT đó là không phải học sinh không thích học môn Sử mà do các em cho rằng Lịch sử là môn phải học thuộc nhiều, phải ghi nhớ chi tiết các sự kiện, ngày tháng, địa điểm, nhân vật… mà không phải là môn học có thể tư duy suy luận… Những HS yêu thích môn sử đa số thuộc về HS của lớp chuyên sử, hoặc của các em lớp chuyên khác nhưng yêu thích môn Lịch sử và có phương pháp học phù hợp.


Về nhận thức của học sinh đối với năng lực trong dạy học lịch sử

Về vấn đề này khi được đặt câu hỏi: “Em hiểu gì về các năng lực? Năng lực nào là cần thiết trong cuộc sống hiện nay? (câu 6, phụ lục 5). Có đến hơn 71% (1448 HS) được điều tra hiểu về khái niệm về năng lực, về tầm quan trọng của hình thành và phát triển năng lực trong cuộc sống. Các năng lực được nhiều học sinh cho rằng có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay lần lượt là năng lực làm việc nhóm (1121 HS chọn), năng lực giao tiếp (1200 HS chọn), năng lực hợp tác (1076 HS chọn), năng lực thuyết trình (1000 HS chọn), năng lực phản biện (815 HS chọn).

Tuy nhiên về câu hỏi: Học lịch sử có góp phần phát triển năng lực không? có tới gần 68,6% (1403 HS) trả lời: “có lẽ”; có hơn 31,2 (637 HS) trả lời “có”. Như vậy, hầu hết HS đều hiểu rằng học lịch sử có góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh. Các năng lực đó có vai trò quan trọng đối với các em không chỉ trong học tập chiếm lĩnh kiến thức mà còn trong cuộc sống thực tiễn.

Về các biện pháp, phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS Khi được hỏi về cách các thầy cô lên lớp hướng dẫn các em các phương pháp học

tập để góp phần hình thành và phát triển năng lực, các em đều thừa nhận khi lên lớp các thầy cô đều sử dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát triển các năng lực cho học sinh, 1163 HS (57%) cho biết GV lên lớp đều sử dụng thường xuyên các tư liệu tranh ảnh, phim tài liệu, phương pháp trao đổi, tranh luận, học tập theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới trong cách thức ra câu hỏi kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì. Trong học tập một bài học lịch sử cụ thể, các em đều thích thầy cô của mình áp dụng các phương pháp dạy học mới, nhất là khi thầy cô tạo ra được một không khí trao đổi cởi mở, tự do. Khi đó, kể cả những bạn HS thường ngày nhút nhát tự ti thì các em đều tham gia hào hứng và hòa nhập với các nhóm học tập. 347 HS (chiếm 17%) thích những câu hỏi kiểm tra đánh giá theo hướng mới, bởi khi đó các em được thể hiện ý kiến cá nhân của mình, được vận dụng kiến thức đã học để làm bài chứ không phải là viết lại những gì thầy cô đã dạy một cách nhàm chán. 490 HS (chiếm 24 %) HS thích thú khi được thầy cô dẫn dắt vào các tình huống có vấn đề để kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu và thích hỏi của học trò. Như vậy, tất cả học sinh đều rất hào hứng, học tập một cách tích cực đối với các phương pháp dạy học mới, tăng tính chủ động, tích cực của người học. Đây chính là cơ sở và cũng là động lực để GV thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy bộ môn lịch sử, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.


2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết và giải pháp khắc phục

Nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy:

- Giáo viên đã chú ý đến việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để nhằm hình thành và phát triển năng lực phản biện cho HS, tuy nhiên lại không tiến hành được thường xuyên, hoặc sử dụng không linh hoạt nên hiệu quả chưa cao.

- Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh còn thấp. Nhiều giáo viên lúng túng trong triển khai các phương pháp theo định hướng dạy học phát triển năng lực.

- Nhiều học sinh chưa quan tâm đến môn lịch sử hoặc không hứng thú trong môn học. Có không ít HS chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.

- Có nhiều nguyên nhân đưa đến thực trạng trên như từ lâu nay việc dạy học chưa thực sự chú ý đến tích tích cực trong hoạt động giáo dục của học sinh. Điều đó làm cho HS trở nên thụ động, lười biếng trong suy nghĩ, tìm kiếm kiến thức.

Giải quyết thực trạng trên, cần triển khai những giải pháp sau:

- Trang bị cho giáo viên các kiến thức về phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh; các nhận thức về năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn; hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh trong trường THPT.

- Thiết kế các mẫu nghiên cứu, có thực nghiệm, đánh giá để triển khai nhân rộng cho giáo viên.

- Xây dựng các tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực học sinh môn lịch sử.

- Giáo viên cần nâng cao năng lực hướng dẫn, tổ chức quá trình tự học, tự nhận thức của học sinh, hướng dẫn học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn lịch sử vào cuộc sống.

- Các nhà trường phổ thông cần quan tâm, xây dựng triển khai các kế hoạch vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh, đặc biệt quan tâm tới cơ sở vật chất thiết bị để đáp ứng yêu cầu mới, khuyến khích, động viên giáo viên.


Tiểu kết chương 2


1. Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh là vấn đề cần thiết để đạt được các mục tiêu giáo dục. Về mặt lí luận, những nghiên cứu lí thuyết về phương pháp dạy học, về năng lực, vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh đã được đề cập một cách hệ thống và cơ bản. Trên cơ sở lí thuyết đó, chúng tôi đã xây dựng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực và phân tích vai trò, ý nghĩa của các phương pháp đó.

2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng vận dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT cho thấy còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do giáo viên lúng túng trong khâu sử dụng, thiết kế các hoạt động giảng dạy, đặc biệt là cách thức vận dụng hiệu quả các phương pháp vào từng nội dung cụ thể. Vì vậy, trang bị những hiểu biết, các bước sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh cho giáo viên trong các nhà trường THPT là cần thiết.

3. Việc xác định hệ thống các năng lực chung, năng lực chuyên biệt cũng như xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh, thông qua việc học tập môn Lịch sử ở trường THPT là vấn đề quan trọng. Hệ thống các năng lực chung, năng lực chuyên biệt có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, bổ sung cho nhau. Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt trong môn Lịch sử cũng là hướng đến hình thành và phát triển các năng lực chung.

Những nghiên cứu trên đây là căn cứ quan trọng để đề xuất các yêu cầu và vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học lịch sử để phát triển năng lực cho HS ở trường THPT trong Chương 3 của Luận án.


Chương 3.

SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN‌

NĂNG LỰC HỌC SINH

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở chương 2, trong chương 3 của Luận án, tác giả xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản, đề xuất những yêu cầu và cách thức sử dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực HS trong DHLS lớp 10 THPT.

3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử bậc trung học phổ thông

3.1.1. Vị trí

Chương trình lịch sử THPT hiện hành tiếp nối chương trình lịch sử THCS, được biên soạn theo nguyên tắc “đồng tâm kết hợp với đường thẳng”, trong đó “đồng tâm” là chủ yếu. Theo đó, kiến thức lịch sử đã học ở cấp THCS sẽ được học tiếp tục ở cấp THPT, nhưng ở mức độ lí thuyết khái quát cao hơn và bổ sung một số nội dung mới.

Trong chương trình và SGK lịch sử THPT hiện hành, nội dung kiến thức lịch sử thế giới được dạy học song song với kiến thức lịch sử Việt Nam. Kiến thức bộ môn Lịch sử ở trường THPT phản ánh quá trình phát triển hợp quy luật của lịch sử nhân loại và dân tộc từ xưa đến nay. Trong đó, tập trung vào hệ thống kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất, phản ánh những thành tựu tiêu biểu của khoa học Lịch sử. Vì vậy, khóa trình lịch sử ở chương trình THPT có vị trí đặc biệt, không chỉ trang bị cho HS những kiến thức cối lõi của bộ môn, rèn luyện kỹ năng cần thiết trong học tập, mà còn góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm HS, qua đó, phát triển năng lực và phẩm chất người học.

3.1.2. Mục tiêu

- Về kiến thức: giúp HS có những hiểu biết hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc từ xưa đến nay. Cụ thể:

+ Lịch sử thế giới: giúp HS hiểu được quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó, hình thái kinh tế - xã hội sau bao giờ cũng phát triển hơn hình thái kinh tế - xã hội trước đó; lý giải được nguyên nhân tan rã của chế độ công xã nguyên thủy; phân tích được sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) và các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi Lạp, Rôma); nêu được quá trình hình thành, xác lập của chế độ phong kiến ở phương Đông, phương Tây; trình bày và phân tích được nguyên nhân bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và sự ra đời của phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa; nêu và phân tích được hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023