Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 2


405.607 tỷ USD, tập đoàn PepsiCo năm 2008 doanh thu đã đạt hơn 43 tỷ USD tương ứng trong đó lợi nhuận lên tới 6,9 tỷ USD 2. Trong top 500 công ty hàng đầu dựa trên doanh thu năm 2007 được tạp chí Fortune bình chọn, tập đoàn Lenovo Group có doanh thu gần thấp nhất, đứng thứ 499 cũng có doanh thu lên tới 16,788 tỷ USD. Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh đa ngành, có mặt ở nhiều quốc gia với rất nhiều sản phẩm hàng hóa khác nhau. Chính điều này đã đem lại doanh thu khổng lồ cho các tập đoàn kinh tế.

Riêng tiêu chí lợi nhuận thì không thể coi tiêu chí lợi nhuận trong ngắn hạn là một đặc điểm cơ bản của tập đoàn. Thật vậy, thực tế đã chứng minh rằng trong nền kinh tế bất cứ thời điểm nào việc thua lỗ luôn là chuyện bình thường và một tập đoàn có lợi nhuận âm trong vòng vài ba năm chưa nói lên điều gì, thậm chí còn có thể là chiến lược trong kinh doanh. Chẳng hạn tập đoàn hùng mạnh General Motors năm 2007 bị thua lỗ 38,732 tỷ nhưng vẫn đứng thứ 9 trong danh mục 500 công ty hàng đầu thế giới năm 2007 (do Fortune bình chọn). Tương tự tập đoàn Ford và tập đoàn Pemex năm 2007 cũng thua lỗ với các con số tương ứng là 2,72 tỷ USD và 1,67 tỷ USD nhưng vẫn đứng khá cao với thứ tự tương ứng là 13 và 42 trong tổng số 500 công ty hàng đầu thế giới. Thậm chí như tập đoàn hai năm liên tiếp thua lỗ như tập đoàn Hitachi: năm 2006 thua lỗ 280 triệu USD, năm 2007 tiếp tục lỗ 509 triệu USD nhưng vẫn có tên trong danh sách 3. Mặc dù lợi nhuận không phải là tiêu chí đặc trưng của các tập đoàn nhưng ngoài những con số cá biệt, hầu hết các tập đoàn đều có lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, đồng thời nó làm tăng sức mạnh, vị thế của mỗi tập đoàn trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

1.2.2 Lực lượng lao động có số lượng đông đảo, trình độ cao.

Về số lượng, theo công bố của Fortune năm 2008 4 tập đoàn Wal-Mart Stores có

2.100.000 lao động, tập đoàn Citigroup có 324,850 lao động. Năm 2008, tập đoàn McDonald’s có đến 400.000 lao động, hay tập đoàn P&G với nhiều sản phẩm nổi


2 http://www.pepsico.com/HTML/Annual-Reports/2008/financials/mda-14.html


3 Tạp chí Fortune, Fortune 500 năm 2007, 2008,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

4 http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500/2009/performers/companies/biggest/employees.html


Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 2

tiếng cả ở Việt Nam có trên 138.000 lao động. Lực lượng lao động của các tập đoàn không bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà phân bổ ở khắp nơi trên thế giới. Microsoft, Coca-Cola, PepsiCo…là ví dụ tiêu biểu về tính đa sắc tộc, đa quốc tịch, đa ngôn ngữ, nhiều màu da của đội ngũ lao động và cán bộ quản lý trong cơ cấu tập đoàn. Tính đến tháng 12 năm 2008, tập đoàn PepsiCo có khoảng 185.000 lao động ở nhiều quốc gia.

Về chất lượng, mặc dù đội ngũ lao động được phân bổ ở khắp nơi nhưng nhìn chung trình độ khá đồng đều thông qua chương trình tuyển dụng chặt chẽ, đào tạo và đào tạo lại rất bài bản của mỗi tập đoàn. Tính chất quốc tế hóa lao động cũng là một điểm đáng chú ý trong hầu hết các tập đoàn hiện nay. Đội ngũ cán bộ quản lý trong các tập đoàn là những nhân vất xuất sắc có tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Nếu như Bill Gates ông chủ của tập đoàn quyền lực Microsoft nổi tiếng với câu khẩu hiệu “thế giới trên bàn phím” đã làm thay đổi cách thức làm việc, thói quen trong các giao dịch thông thường qua các sản phẩm phần mềm của mình với khoảng 95% máy tính cá nhân trên toàn thế giới đang sử dụng thì với cái tên McDonal’s, Raymond Kroc không chỉ biến nó thành thương hiệu đắt giá nhất trong ngành công nghiệp ăn uống, mà hơn thế, ông đã xây dựng “văn hóa ẩm thực, phong cách ẩm thực”, làm thay đổi phong cách ăn uống của một bộ phận lớn dân cư với chiến lược toàn cầu hóa và đa dạng hóa sản phẩm của mình.

1.2.3 Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, nhưng cơ câu tổ chức phức tạp

Tập đoàn là tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng bản thân chúng không có tư cách pháp nhân. Luật công ty của các quốc gia cũng không sử dụng thuật ngữ “firm”, “enterprise group”, “business group” hay “group” mà chỉ đăng ký là “công ty-company” (từ company trong tiếng Anh tương đương với từ corporate trong tiếng Mỹ). Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam quan niệm tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Như vậy tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân mà nó là một tổ hợp kinh doanh chứa đựng trong đó nhiều công ty có tư cách pháp nhân. Do đó, ngoài những quan hệ về


vốn, thị trường, công nghệ, các công ty thành viên trong tập đoàn bình đẳng trước pháp luật, được thành lập, đăng ký theo quy định của pháp luật, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật có liên quan.

Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế khá đa dạng, không khuôn mẫu thống nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hóa, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập đoàn. Thông thường, các tập đoàn kinh tế thường được tổ chức theo 3 dạng cơ cấu. Cơ cấu thứ nhất là cơ cấu tổ chức hình tháp với đỉnh tháp là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của tập đoàn, sự phát triển kéo dài theo nhánh (mở rộng đáy hình tháp) nhưng đảm bảo từ trên xuống. Cơ cấu thứ hai là cơ cấu tổ chức phân cấp, các quan hệ thường được phân định và giới hạn theo cấp quản lý như cấp 1 chỉ quản lý cấp 2, cấp 2 chỉ quản lý cấp 3, cấp 1 không can thiệp, quản lý cấp 3. Cơ cấu thứ ba là cơ cấu tổ chức mạng lưới, ban đầu là một trung tâm, phát triển theo sơ đồ mạng lưới, sau đó mỗi nhân tố trong mạng có thể phát triển thành một trung tâm độc lập với đầy đủ các mối quan hệ như trong mạng lưới ban đầu.

Cơ cấu điển hình của một tập đoàn bao gồm công ty mẹ nằm ở trung tâm, đóng vai trò điều hành chung có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong mỗi tập đoàn. Các thành viên trong tập đoàn gồm 3 loại: chặt chẽ, lỏng lẻo và liên kết. Thành viên chặt chẽ là những doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với công ty mẹ về vốn, lợi ích, sản xuất kinh doanh…, thành viên bán chặt chẽ là những doanh nghiệp có quan hệ lợi ích nhất định, tham gia một phần vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, thành viên lỏng lẻo là những doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng ổn định lâu dài với công ty mẹ.

1.2.4 Phạm vi hoạt động rộng


Tập đoàn kinh tế có phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của mỗi quốc gia mà có thể phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí trên phạm vi toàn cầu. Phạm vi hoạt động cho phép tập đoàn khai thác lợi thế về lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, giảm chi phí vận tải…nhằm tối đa


hóa lợi nhuận đồng thời phân tán rủi ro. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ rất khó tiếp cận với sản phẩm của Coca-cola nếu như tập đoàn này không đầu tư vào Việt Nam. Mở rộng phạm vi là chiến lược của hầu hết các tập đoàn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay bởi qua đó, các tập đoàn tận dụng được lợi thế về lao động, thị trường, tránh được hàng rào thuế quan, tìm được những thị trường giàu tiềm năng, mở rộng thị trường cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm với mục tiêu cao nhất là tăng doanh số và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Tập đoàn P&G có nhà máy sản xuất tại 80 quốc gia trên thế giới với gần 400 nhãn hiệu sản phẩm được tiêu dùng trên hơn 200 nước trên thế giới 5. Con số này với Tập đoàn McDonald’s năm 2008 là trên 32.000 cửa hàng được phân bổ trên 120 quốc gia. Nhìn lại quá trình mở rộng

quy mô của các tập đoàn cho thấy việc đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, xây dựng nhà máy, công ty ở nhiều quốc gia trên thế giới là một phương thức truyền thống và khá hiệu quả. Nó đã khắc phục được xu hướng giảm sút lợi nhuận của các công ty trong nước (nếu đầu tư tại chỗ, có thể xảy ra cạnh tranh, làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư) đồng thời củng cố vị trí của tập đoàn trên thị trường quốc tế, tăng thị phần với mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận.

1.2.5 Tập đoàn kinh doanh đa ngành nhưng thường có một ngành chủ lực.

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực là đặc điểm dễ nhận thấy trong các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn những năm 70. Tuy nhiên thì vẫn có không ít tập đoàn chỉ hoạt động trong một lĩnh vực hẹp nhằm khai thác lợi thế về chuyên môn, bí quyết công nghệ mà vẫn thành công như CocaCola, Pepsi... Thông thường, mỗi tập đoàn lựa chọn những ngành chủ chốt và những ngành mũi nhọn; ngoài ra, những lĩnh vực mạo hiểm và ngành có liên quan cũng có thể được lựa chọn đầu tư. Cùng với những ngành sản xuất, các tập đoàn thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu, đào tạo… nhằm phục vụ sự phát triển của chính những tập đoàn này. Mặc dù vậy cũng có những tập đoàn kinh doanh rất đa dạng và các ngành không liên quan nhiều đến nhau. Tập đoàn Procter& Gamble với trên 1600

5 http://www.pg.com/en_US/products/all_products/index.shtml


sản phẩm độc lập từ kinh doanh sản phẩm hóa phẩm (bột giặt Tide) đến đồ mỹ phẩm (sản phẩm Olay), từ đồ thực phẩm (đồ ăn nhanh Pringles) đến dụng cụ chăm sóc gia đình (dao cạo râu Gillette)…là một ví dụ. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các tập đoàn đều lựa chọn một số ngành chủ lực, đồng thời mở rộng ra những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến lĩnh vực cốt lõi. Điều này sẽ khiến cho các tập đoàn có khả năng tập trung nguồn lực thế mạnh của mình để phát triển tốt hơn, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải mà hiệu quả lại không cao.

Trong giai đoạn đầu, các tập đoàn thường tập trung vào một số ngành chủ đạo, sau đó dần mở rộng các ngành kinh doanh khác. Nếu như các tập đoàn kinh tế được hình thành từ các quốc gia châu Á thường khởi đầu bằng thương mại và ngoại thương thì ở Mỹ và châu Âu các tập đoàn thường khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất.

1.2.6 Quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp


Nếu nhìn nhận từ phía chủ thể sở hữu, sẽ không có tiêu chí cụ thể để nhận diện hay phân loại tập đoàn kinh tế, nói cách khác, chúng có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như sở hữu nhà nước, gia đình, cổ phần.... Bên cạnh những tập đoàn tư nhân hùng mạnh, một số quốc gia hiện nay vẫn tồn tại mô hình tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước chiếm sở hữu áp đảo như Tập đoàn BP (Anh), Petronas (Malaysia), Credit Lyonnais (Pháp), Singapore Airline (Singapore)... Ở Việt Nam, song song với một số tập đoàn tư nhân phát triển do tích tụ vốn và đa dạng hóa ngành nghề dần dần như FPT, Vincom, Trung Nguyên… thì các tập đoàn có quyền quyết định thành lập trên cơ sở các tổng công ty 91 trong thời gian qua đều thuộc sở hữu nhà nước. Nhìn chung, hầu hết các tập đoàn kinh tế trên thế giới là sở hữu hỗn hợp. Sở hữu hỗn hợp cho phép các tập đoàn phát huy khả năng huy động vốn, linh hoạt trong đầu tư, phân tán rủi ro, tăng năng lực cạnh tranh. Mặc dù trong cơ cấu tập đoàn có nhiều chủ sở hữu nhưng thường tồn tại một chủ sở hữu lớn, đóng vai trò công ty mẹ có quyền chi phối các công ty thành viên. Chế độ cổ phần ra đời khắc phục được những hạn chế về quy mô vốn thông qua việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Ngày nay, sở hữu nhiều chủ diễn ra theo xu hướng tăng số người có cổ phần trong tập đoàn và giảm tỷ trọng sở hữu của từng thành


viên trên tổng giá trị và do đó, tập đoàn không còn là chủ sở hữu của một cá nhân hay một quốc gia mà là sở hữu quốc tế, không có quốc tịch ở một quốc gia nhất định.

1.2.7 Hình thức liên kết đa dạng song liên kết về vốn mang tính phổ biến


Hình thức liên kết trong tập đoàn có thể là liên kết chặt chẽ, lỏng lẻo tùy thuộc vào lĩnh vực liên kết và mức độ tham gia của các bên. Trong các quan hệ liên kết, liên kết vốn giữa công ty mẹ và các công ty con là quan hệ cơ bản. Trong quan hệ công ty mẹ - công ty con, quyền và mức độ chi phối của công ty mẹ với công ty con nhận đầu tư vốn được quy định trong điều lệ của công ty con nhưng hầu hết các công ty mẹ nắm giữ quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công ty con. Quyền lợi của công ty mẹ được đảm bảo bằng phần lợi nhuận thu được thông qua tỷ lệ vốn góp.

Như vậy tập đoàn được hình thành trên cơ sở liên kết của công ty mẹ với các công ty con trong đó công ty mẹ đóng vai trò hạt nhân. Trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ toàn bộ hoặc đa số cổ phần của công ty con thì đơn vị này đương nhiên là thành viên của tập đoàn và việc tham gia hay không tham gia thành viên của tập đoàn thuộc quyền quyết định của công ty mẹ. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một phần vốn góp của công ty mẹ cũng được xem là thành viên của tập đoàn (liên kết lỏng lẻo). Ngoài ra một số doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ nhưng có các quan hệ sản xuất, kinh doanh chặt chẽ ổn định thì được xem là thành viên liên kết không có vốn. Tuy vậy, các liên kết về vốn trong tập đoàn mang tính phổ biến, chi phối các liên kết khác. Điều kiện đảm bảo cho những liên kết đó là sự minh bạch của tài chính, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Động lực thúc đẩy các liên kết là chiến lược ở các cấp độ trong mỗi tập đoàn và lợi ích của các bên tham gia và tập đoàn chỉ thực sự vững mạnh khi lợi ích của thành viên thống nhất với lợi ích của cả tập đoàn.

1.3. Đặc điểm của mô hình tập đoàn ở một số quốc gia


Ngoài những đặc điểm chung, các tập đoàn kinh tế được hình thành ở những quốc gia khác nhau còn có những nét đặc trưng khác nhau:

Tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc:


Tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc có nguồn gốc từ các doanh nghiệp Nhà nước, SHNN chiếm tỷ trọng lớn và việc hình thành các tập đoàn kinh tế có sự hỗ trợ tích cực của chính phủ. Các tập đoàn có công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 30% tập đoàn hoàn toàn do nhà nước sở hữu. Tập đoàn kinh tế do nhà nước sở hữu 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối của quốc gia này chi phối hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Tổ chức trong các tập đoàn của Trung Quốc theo thứ bậc khá rõ ràng, liên kết giữa các thành viên chủ yếu thông qua các quan hệ tài chính. Bề ngoài tập đoàn của Trung Quốc giống với các tập đoàn khác, sự khác biệt là cơ cấu tổ chức, hoạt động bằng việc quy định tập đoàn doanh nghiệp (tên gọi khác của công ty mẹ) có tư cách pháp nhân và quyền hạn riêng, do nhà nước thành lập đồng thời nó là phương tiện để nhà nước xây dựng mô hình hiện đại hơn, phù hợp hơn. Nhìn chung, tập đoàn kinh tế Trung Quốc là mô hình trong thời kỳ chuyển

tiếp với các quan hệ khá phức tạp và quy trình quản trị đang dần hoàn thiện.


Tập đoàn kinh tế Nhật Bản (Keiretsu)


Keiretsu thường có một ngân hàng đóng vai trò chi phối, kiểm soát hoạt động của cả tập đoàn. Các ngân hàng này có vị thế mạnh bởi nắm giữ lượng vốn lớn trong các doanh nghiệp và là chủ nợ lớn. Các ngân hàng cũng có thể có cổ phần, có vốn góp có vị trí trong ban giám đốc và có thể có quyền bỏ phiếu. Do đặc điểm về văn hóa, việc lựa chọn cán bộ quản lý trong tập đoàn thường được lấy từ nội bộ và được giao quyền khá lớn.

Tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (Chaebol):


Chaebol xuất phát từ các đặc điểm hình thành, tập đoàn Hàn Quốc có sự thống nhất cao giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Đây là đặc trưng nổi bật của các tập đoàn Hàn Quốc so với các tập đoàn của các nước công nghiệp phát triển.


Do thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh, các tập đoàn này thiếu sự kiểm soát bên trong và bên ngoài và hầu như không lựa chọn các thành viên hội đồng quản trị bên ngoài. Các quyết định quan trọng của tập đoàn do chủ tịch (thường là cổ đông lớn nhất) ban hành. Cách thức điều hành và ra quyết định từ lãnh đạo cấp cao trở nên điển hình, đồng thời hạn chế các quyết định của lãnh đạo cấp trung và cấp thấp.

Mô hình tập đoàn Mỹ:


Với việc phân định rõ ràng về quyền sở hữu và quyền quản lý, do đó ban giám đốc có quyền lực lớn trong việc ra các quyết định quan trọng. Mô hình này còn được gọi là mô hình một ban – Ban giám đốc, phụ trách các vấn đề ra quyết định, quản lý quyết định, kiểm soát, theo dõi các quyết định, việc giám sát được thực hiện từ bên ngoài.

Mô hình châu Âu:


Khác với mô hình Mỹ, mô hình Châu Âu thường có hai ban: ban giám đốc và ban kiểm soát. Mô hình này có đặc điểm nổi bật là cơ cấu tập trung (số lượng lớn cổ phần thuộc sở hữu của các gia đình) với việc đề cao vai trò của người lao động và ngân hàng (đại diện của người lao động) chiếm từ 1/3 đến một nửa trong ban giám sát, đại diện của ngân hàng chiếm 1/5, những người này thường nắm giữ ban giám sát).

1.4. Vai trò của các tập đoàn kinh tế


Vai trò của tập đoàn ngày nay thể hiện không chỉ ở quyền lực kinh tế mà còn ở quyền lực phi kinh tế. Các tập đoàn kinh tế đang chi phối sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế mỗi quốc gia nói riêng và vai trò của chúng ngày càng trở nên quan trọng.

1.4.1 Góp phần phát triển sức mạnh kinh tế của quốc gia


Vai trò đầu tiên phải kể đến là tập đoàn đóng góp một phần không nhỏ trong việc tạo lập sức mạnh kinh tế của quốc gia. Điều này không chỉ thể hiện ở tỷ trọng đóng góp trong GDP hay số thuế nộp vào ngân sách mà còn thể hiện thông qua

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí