Nội Dung Cơ Bản Của Chương Trình Lịch Sử Trung Học Phổ Thông


chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại; nêu và đánh giá được sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai hệ thống thế giới trong quan hệ quốc tế; khái quát được chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân và phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX; lí giải được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với các quốc gia tiêu biểu (Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu); nêu được nguồn gốc và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa.

+ Lịch sử Việt Nam: giúp HS hiểu được những nét chính về các thời kì phát triển của LSVN từ nguồn gốc đến nay; lí giải được quá trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc qua các thời kì; nêu và đánh giá được chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc (thế kỉ I - X); lí giải được thời kỳ xác lập, phát triển và khủng hoảng suy vong của chế phong kiến (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX); khái quát được quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh của nhân dân từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; trình bày được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; hiểu được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975), đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc (1979 - 1986) cũng như công cuộc đổi mới đất nước (1986 đến nay) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Về kĩ năng: thông qua việc chiếm lĩnh kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay, góp phần rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản của bộ môn như kỹ năng quan sát, tri giác tài liệu, tái tạo lại quá khứ lịch sử; kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá để hiểu bản chất của sự kiện; kỹ năng thực hành bộ môn như lập niên biểu, bảng so sánh, lược đồ, biểu đồ; kỹ năng tự học; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề; kĩ năng liên hệ giữa kiến thức lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, giữa kiến thức SGK với thực tiễn cuộc sống.

- Về thái độ: thông qua việc chiếm lĩnh nội dung kiến thức phần lịch sử, bồi dưỡng cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, khâm phục và biết ơn những người có đóng góp to lớn cho nhân loại và dân tộc trên các lĩnh vực; có ý thức quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động và cuộc sống; biết trân trọng, tự hào về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại và dân tộc; có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; bồi dưỡng cho HS thế giới quan khoa học và nhân sinh quan sách mạng, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới hiện nay.


- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Từ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ thông qua chương trình lịch sử cấp THPT góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực chung (tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác), cũng như năng lực riêng của bộ môn Lịch sử (năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức lịch sử và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học). Đồng thời, góp phần bồi dưỡng, phát triển những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp cho HS trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT (yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, đoàn kết; ...).

3.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử trung học phổ thông

Chương trình lịch sử cấp THPT hiện hành gồm những nội dung cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

- Lớp 10: được dạy trong 37 tuần, với 52 tiết, gồm hai phần kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Nội dung lịch sử thế giới gồm: thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại: sự xuất hiện loài người và xã hội nguyên thủy; các quốc gia cổ đại phương Đông; các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi Lạp, Rôma); Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á phong kiến; Tây Âu thời trung đại (thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu); các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (Hà Lan, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Italia); cách mạng công nghiệp; các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân; sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học; Quốc tế thứ Nhất, Quốc tế thứ Hai.

Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến giữa TK XIX gồm những nội dung chính sau: “Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X” phản ánh dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam; sự ra đời của quốc gia cổ đại Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Ấp - Champa và Phù Nam; thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. “Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” khái quát quá trình hình thành và phát triển của quốc gia phong kiến, trong đó, nhấn mạnh những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, kháng chiến chống ngoại xâm.“Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” đề cập đến những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII, sự phát triển kinh tế và sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn. “Việt Nam ở nửa đầu TK XIX” tập trung làm rõ tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kỳ này.

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 11

- Lớp 11: được học trong 37 tuần với 35 tiết, gồm nội dung kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Trong đó, kiến thức trọng tâm gồm lịch sử thế giới cận đại (Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX); Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918); Những thành tựu văn hóa thời cận


đại); Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) với nội dung cơ bản là Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941); Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939); Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939); Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Nội dung kiến thức Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918), tập trung khái quát quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) và quá trình đấu tranh quyết liệt của nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc; Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

- Lớp 12: chương trình lịch sử lớp 12 được học trong 37 tuần với 52 tiết, gồm kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Nội dung Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1945 đến năm 2000) gồm: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949); Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991); Liên bang Nga (1991-2000); Các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh (1945-2000); Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000); Quan hệ quốc tế (1945-2000); Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá.

Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 gồm những nội dung chủ yếu sau: Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1919 – 1930); Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc (1930 -1945); Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954); Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 – 1975); Thời kì cả nước độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1976 - đến nay).

Như vậy, nội dung chương trình lịch sử cấp THPT phản ánh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo đó, trong quá trình dạy học đòi hỏi GV phải căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung kiến thức để lựa chọn, sử dụng và phối hợp các PPDH hợp lý, qua đó, phát triển năng lực chung, cũng như năng lực bộ môn lịch sử cho HS.

3.2. Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển

năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

3.2.1. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng nội dung của bộ môn

Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá khứ lịch sử loài người từ khi con người xuất hiện cho đến nay, vì vậy, kiến thức lịch sử mang đặc trưng riêng so với với kiến thức

73


của các môn học khác, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, chỉ xảy ra một lần duy nhất, không lặp lại nên HS không thể trực tiếp quan sát hay dựng lại mà chỉ được nhận thức gián tiếp thông qua các tài liệu lịch sử, hoặc qua các bài giảng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Cùng với tính quá khứ, kiến thức lịch sử mà các em được học trong trường phổ thông còn mang tính không lặp lại. Một sự kiện lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian, thời gian nhất định, không có sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra cùng một thời điểm. Kiến thức lịch sử cũng chỉ được học lại một lần trong cấp học, kiến thức đã học rồi không học lại nữa. Điều đó gây khó khăn cho việc ghi nhớ kiến thức của HS, bởi vì con người chỉ có thể ghi nhớ được kiến thức khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Mặt khác, mỗi sự kiện hiện tượng lịch sử bao giờ cũng chứa đựng những biến cố, hiện tượng lịch sử, không gian và thời gian, địa danh, nhân vật, khái niệm, qui luật… Các sự kiện không phải xảy ra ngẫu nhiên, mà phải trải qua quá trình hình thành, phát triển và kết thúc nhất định. Việc học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở “biết” mà cần phải giải thích sự kiện, đánh giá, so sánh rút ra qui luật và bài học kinh nghiệm. Qua đó, mới “hiểu” và “vận dụng” được kiến thức. Mọi bình luận đều phải xuất phát từ sự kiện lịch sử chính xác, tin cậy.

Xuất phát từ những đặc trưng trên, đòi hỏi người giáo viên khi lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải có cái nhìn toàn diện cả một giai đoạn nhưng lại đòi hỏi tính cụ thể của các sự kiện. Khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử, càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng hấp dẫn HS bấy nhiêu. Đồng thời, GV phải luôn chú ý đến mối liên hệ ngang - dọc, trước - sau của các sự kiện, hiện tượng lịch sử để biết kiến thức nào cần phải nhấn mạnh, khắc sâu cho HS, kiến thức nào đóng lại bài học hôm nay nhưng lại đón cho bài học sau để cung cấp cho HS những kiến thức lịch sử mang tính hệ thống và hoàn chỉnh, có như vậy, GV mới đạt được mục tiêu phát triển toàn diện năng lực của học sinh.

3.2.2. Phương pháp dạy học phải kích thích được nhu cầu hứng thú học tập của học sinh

Lịch sử luôn gắn liền với sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian… nhất định. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, khi dạy học lịch sử, khó khăn lớn nhất của giáo viên là làm thế nào để khôi phục được quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn để HS có thể tri giác, tưởng tượng và nhận thức được những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu. Để khắc phục tình trạng

74


“chán sử”, “sợ học sử” và nhằm thu hút học sinh vào bài giảng, phương pháp dạy học của giáo viên cần đa dạng, phong phú, gây được hứng thú học tập cho HS. Bởi khi có hứng thú, HS sẽ học tập với một thái độ nghiêm túc, say mê, từ đó mới hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.

Trong quá trình dạy học, hứng thú học tập của học sinh được thể hiện ở các dấu hiệu như: các em tập trung chú ý vào các vấn đề đang học, tự nguyện trả lời các câu hỏi được nêu ra; vui mừng khi có kiến thức mới và nhu cầu được thực nghiệm những thành tựu đó trong thực tiễn; kiên trì, nhẫn nại để giải quyết các vấn đề hay bài tập được giao; bên cạnh đó, hứng thú học tập của học sinh còn được thể hiện ở cử chỉ, ánh mắt, nét mặt khi theo dõi bài học và khi được giao bài tập về nhà.

Như vậy, để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên phải giúp các em cảm thấy được niềm vui sướng của thành công, tin tưởng vào khả năng của mình, đồng thời tạo được sự yêu thích, tò mò đối với các vấn đề lịch sử được đưa ra. Khi lựa chọn các phương pháp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu giáo dục bộ môn, mục tiêu cụ thể của mỗi bài học, đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh. Các biện pháp, phương pháp lựa chọn phải kích thích được nhu cầu hứng thú học tập của học sinh, từ đó định hướng các em tìm tòi, khám phá, say mê học tập. Ví dụ như trong một dự án học tập về lịch sử văn hóa, giáo viên định hướng nhiệm vụ là tìm hiểu và đề xuất những giải pháp để tôn tạo và bảo vệ một di tích lịch sử văn hóa ở địa phương em. Với bài tập này HS sẽ có động cơ, khám phá, tìm hiểu, sử dụng những hiểu biết của mình trong học tập để giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó các em sẽ hình thành tình cảm yêu thích đối với môn học.

3.2.3 Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, trong đó có một phương pháp chủ đạo

Trong dạy học lịch sử, có rất nhiều phương pháp khác nhau: nhóm phương pháp thông tin - tái hiện hình ảnh lịch sử, nhóm phương pháp phát triển năng lực nhận thức lịch sử, nhóm phương pháp phát triển ở học sinh khả năng tìm tòi - nghiên cứu khoa học. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, không có phương pháp nào “vạn năng”, có thể sử dụng với tất các các đối tượng học sinh. Vì vậy, cần phải kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, nội dung lịch sử rất phong phú, nhiều loại kiến thức, mỗi loại kiến thức lại cần có một PPDH phù hợp. Điều đó đòi hỏi giáo viên trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung bài học, trình độ nhận thức của học sinh sẽ đề xuất từng PPDH cụ thể.

75


Quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh càng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp như kết hợp phương pháp trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan, PPDH theo dự án với PPDH theo nhóm… Việc kết hợp các phương pháp cũng cần mềm dẻo, linh hoạt, không khô cứng, lưu ý tới dung lượng phương pháp để tránh nhồi nhét gây quá tải, cản trở tới quá trình nhận thức của HS, biến giờ học trở nên nặng nề, căng thẳng.

Để bài học đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần sử dụng đa dạng, phối hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển các PPDH, nhưng sẽ lựa chọn, định hướng một phương pháp làm trung tâm, chủ đạo để hướng đến phát triển năng lực đặc thù của môn lịch sử. Ví dụ, khi hướng đến hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử thì các phương pháp tác động đến quá trình tri giác, nghiên cứu tư liệu, tài liệu lịch sử, tái hiện kiến thức lịch sử cho học sinh sẽ chiếm ưu thế như: phương pháp sử dụng tài liệu, phương pháp sử dụng SGK, phương pháp trình bày miệng, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.

3.2.4. Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong nhận thức

Dạy học lịch sử cũng như dạy học các môn học khác, vừa hướng tới mục tiêu truyền đạt kiến thức, vừa phải phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Định hướng đổi mới PPDHLS những năm gần đây đặt học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, GV chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn, điều khiển HS lĩnh hội kiến thức. Từ mục tiêu “chất đầy kiến thức”, chuyển sang mục tiêu “phát triển năng lực, phẩm chất người học”. Theo đó, PPDH của thầy phải nhằm mục tiêu “thắp sáng ngọn nến” tìm tòi, chủ động, sáng tạo trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh. Hoạt động DHLS cùng lúc phải giúp cho học sinh đạt được sự hiểu biết đơn giản và chân thực nhất về sự kiện, nhân vật, đồng thời vừa phải phát huy tính tích cực tư duy, khám phá, trải nghiệm, qua đó hình thành năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho các em. Vì vậy, giáo viên cần phải biết sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, sáng tạo trong từng khâu của quá trình dạy học. Lựa chọn từng PPDH phù hợp cho từng loại bài học và hình thức dạy học.

Đổi mới PPDH lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của HS có nghĩa là GV phải thay đổi cách dạy và cách học, chuyển từ cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc - chép”, thầy làm trung tâm sang cách dạy lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tự


giác, chủ động sáng tạo của HS trong học tập. HS là chủ thể hoạt động, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học; đồng thời hướng vào việc tăng cường tổ chức cho HS hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tạo thói quen và kĩ năng tự học để có thể học thường xuyên và học suốt đời.

Ví dụ, khi dạy về cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng chống quân xâm lược Nguyên - Mông của nhà Trần (1287 - 1288), giáo viên đặt ra nhiệm vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu và phân tích tác động của điều kiện tự nhiên, lưu lượng dòng chảy của con sông đó đến những quyết định, nghệ thuật quân sự của Hưng Đạo Vương. Bài tập nhận thức đó tạo nên một sự hứng thú học tập cũng như khơi dậy sự sáng tạo của các em học sinh.

3.2.5 Tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tạo ra những biến động mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội trong đó có giáo dục, đào tạo. Cuộc cách mạng này đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình dạy học. Hơn nữa môn lịch sử có những đặc trưng khác với những môn học khác như tính quá khứ, tính không lặp lại, học sinh nhận thức “gián tiếp” các tri thức lịch sử nên cũng gây trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Chính vì vậy, sử dụng và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin qua môi trường đa phương tiện như qua tranh ảnh, video, các phần mềm, các trang web, các giải pháp của trí tuệ nhân tạo (Al)… sẽ tăng hiệu quả trong quá trình dạy học bộ môn và phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

Dạy học theo định hướng chú trọng đến hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh thì yếu tố hoạt động trọng dạy học rất được chú ý bởi xét cho đến cùng năng lực chỉ được hình thành, phát triển trong một bối cảnh cụ thể thông qua những hoạt động cụ thể. Vì thế, xây dựng mục tiêu và hoat động học tập có một vai trò quan trọng trong dạy học nhằm phát triển năng lực. Ở khía cạnh này thì các PPDH, kĩ thuật dạy học hiện đại có ưu thế như kĩ thuật khăn phủ bàn, bể cá, tia chớp, công não, XYZ… bởi vì các phương pháp, kĩ thuật này chú ý hơn đến các yếu tố “làm” của người học, qua đó HS được kích thích các khả năng sáng tạo, khả năng tương tác và hứng thú với học tập. Ví dụ, khi sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để yêu cầu HS tìm hiểu cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, HS được có cơ hội tự học, tri giác tài liệu, đưa ra ý kiến cá nhân và trao đổi thảo luận trong nhóm.


3.2.6. Giáo viên phải giỏi về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và hiểu rõ học sinh

Dạy học nói chung trong đó có DHLS nói riêng, yêu cầu giáo viên phải hội tụ rất nhiều tố chất như lòng yêu nghề, năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ phải tinh thông. Tổ chức UNESCO phác thảo những nhiệm vụ của người giáo viên ở thế kỉ XXI, đó là chuyển từ vai trò cung cấp, truyền thụ tri thức sang vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức; coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức đa dạng trong xã hội; biết sử dụng CNTT, phương tiện kĩ thuật dạy học; không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội, yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường.

Sự thay đổi vai trò của người giáo viên trong giáo dục hiện đại cũng đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Thông báo, cung cấp kiến thức có sẵn không còn là chức năng chính của người thầy, thay vào đó là tạo ra các tình huống hoạt động sao cho khi thực hiện, người học có được sự chuyển biến cả về kiến thức và các thao tác tư duy vốn là công cụ để thu nhận kiến thức đó.

Hiện nay, phát triển toàn diện năng lực học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Năng lực của học sinh trong học tập lịch sử là khả năng giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết chính xác, vững chắc về lịch sử. Có nghĩa là, hoạt động dạy của giáo viên phải hướng tới mục đích giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức lịch sử, biết vận dụng kiến thức trong tiếp thu kiến thức mới và đánh giá thực tiễn cuộc sống. Chương trình môn Lịch sử năm 2018 được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực và sắp được triển khai thực hiện. Để áp ứng mục tiêu của chương trình về phát triển năng lực và phẩm chất, trong quá trình dạy học, giáo viên vừa là người thiết kế, thực hiện, thi công, tổ chức học sinh khám phá tri thức mới, vừa là tấm gương để học sinh học tập. Vì vậy, giáo viên phải giỏi về kiến thức chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm mới có thể phát triển toàn diện năng lực học sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023