Tỷ Trọng Đầu Tư Cho Thương Mại Điện Tử Trên Tổng Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm.

Việc lựa chọn phát triển TMĐT được coi là một xu hướng tất yếu, khách quan của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ thực tiễn phát triển TMĐT trên thế giới, chúng ta có thể rút ra những nhận xét cơ bản sau đây:

- Sự hiểu biết và nhận thức đầy đủ về TMĐT đối với các chính phủ, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

- Cơ sở kỹ thuật công nghệ, pháp lý cho TMĐT còn đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trên phạm vi toàn thế giới.

- Tốc độ tham gia TMĐT đang có xu hướng tăng nhanh, nhưng tập trung chủ yếu ở một số nước công nghiệp phát triển và chủ yếu vãn còn trong lĩnh vực thương mại nội địa.

- TMĐT đang được sự quan tâm ở mỗi quốc gia, khu vực và trên bình diện thế giới, nhung sự quan tâm đối với TMĐT xuất phát chủ yếu từ phía các nước đã có hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chắc; còn các nước khác, nhất là các nước đang phát triển, bị cuốn hút theo, và bị buộc phải tiếp cận, nên nhiều nước còn tỏ ra dè dặt.

IV. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP

Để đánh giá hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) của Việt Nam đã đưa ra 5 tiêu chí như sau 2:

Tỷ trọng đầu tư cho thương mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động hàng năm;

Tỷ trọng của doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử trong tổng doanh thu;

Xu hướng của các doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


2 Các tiêu chí này được tham khảo từ Báo cáo Thương mại Điện tử năm 2007 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương.

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 5

Tác động của ứng dụng TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Trở ngại đối với việc triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp;

4.1. Tỷ trọng đầu tư cho thương mại điện tử trên tổng chi phí hoạt động hàng năm.

Thương mại điện tử gắn liền với sự phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông. Sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực này đòi hỏi mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nói riêng phải có sự đầu tư thích đáng, theo kịp được với sự phát triển của Công nghệ thông tin theo thời gian để những ứng dụng CNTT và TMĐT không bị trở nên lạc hậu và không hiệu quả.

Trong phạm vi doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, một tiêu chí để đánh giá mức hiệu quả của TMĐT đó là tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực này trên tổng chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp nói chung và Ban Lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng cho CNTT và TMĐT. Một doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, nhất là là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khả năng cạnh tranh trên thị trường là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì chắc chắn, doanh nghiệp đó sẽ có chiến lược đầu tư thích hợp cho TMĐT, nâng cao được khả năng ứng dụng và phát huy tối đa những lợi ích mà TMĐT đem lại cho công ty. Chi phí hoạt động hàng năm là khoản không thể không có của các doanh nghiệp để duy trì và phát triển kinh doanh, nhưng trong số các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra, có bao nhiêu phần trăm là dành cho đầu tư TMĐT lại là một vấn đề đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc và mạnh dạn đầu tư. Bản thân TMĐT là một công cụ hiệu quả, nhưng nó không thể thiếu được sự đầu tư về tài chính cho sự phát triển của mình. Muốn khai thác hết được ứng

dụng thiết thực của CNTT và TMĐT, doanh nghiệp không thể trông chờ vào một nguồn ngân sách bên ngoài nào đó mà phải mạnh dạn dành một khoản chi phí hàng năm của mình cho TMĐT. Sự quan tâm của doanh nghiệp với TMĐT tỷ lệ thuận với hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp đó, và điều này được biểu hiện qua tỷ trọng đầu tư cho thương mại điện tử trong chi phí hoạt động thường niên của doanh nghiệp.‌

4.2. Tỷ trọng của doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử trong tổng doanh thu.

Doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử là biểu hiện cụ thể nhất những đóng góp mà TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, cũng như mức độ hiệu quả của hoạt động TMĐT. Do đó, yếu tố định lượng này được coi là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ trọng doanh thu từ ứng dụng thương mại điện tử được coi là kết quả của tỷ trọng đầu tư cho TMĐT của doanh nghiệp. Doanh thu hàng năm mà TMĐT đem lại, thể hiện qua những đơn đặt hàng mà doanh nghiệp có được qua phương tiện điện tử. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử không phải lúc nào cũng có quan hệ thuận biến. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã khai thác được hết các khoản đầu tư của mình để thu về hiệu quả cao hơn so với chi phí bỏ ra cho hoạt động ứng dụng thương mại điện tử.

4.3. Xu hướng của các doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử.

Xu hướng các doanh thu từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử cho biết triển vọng đầu tư cũng như những đánh giá lạc quan của các doanh nghiệp về TMĐT trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ quyết định dừng lại hay tiếp tục có chiến lược thúc đẩy hiệu quả ứng dụng của CNTT và TMĐT vào hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Theo dự đoán về xu hướng phát triển của TMĐT trên thế giới thì phương thức giao dịch thương mại điện tử B2B sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Điều này có thể đưa ra được cái nhìn tích cực về phương thức này trên thế giới và ở Việt Nam. Nói cách khác, doanh thu thu được từ phương thức giao dịch B2B sẽ tăng trong thời gian tới. Doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư lâu dài cho TMĐT sẽ quan tâm hơn nữa để có được doanh số bán hàng lớn hơn, tăng lợi nhuận cho đơn vị mình.

4.4. Tác động của ứng dụng TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những kết quả mà việc ứng dụng thương mại điện tử đem lại, doanh nghiệp có đánh giá, kiểm tra lại những ảnh hưởng mà kinh doanh thương mại điện tử tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những đánh giá này, doanh nghiệp sẽ đưa ra được phương hướng đầu tư cho tương lai.

Những đánh giá của doanh nghiệp về tác động của TMĐT đối với hoạt động của đơn vị mình cần được xem xét ở nhiều khía cạnh: doanh thu, hình ảnh doanh nghiệp, quan hệ với khách hàng, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp,…. Có như vậy, doanh nghiệp mới kết luận được những lợi ích và hạn chế của ứng dụng TMĐT đối với mình. Từ đó nhận định được việc áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình đã đúng đắn hay không và hình thức kinh doanh mới mẻ này đã phát huy được hết hiệu quả trong doanh nghiệp của mình hay chưa.

4.5. Trở ngại đối với việc triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.

Việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng gặp những thuận lợi, ngược lại, doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với những thử thách, khó khăn liên quan đến TMĐT. Tuy nhiên, các yếu tố tác động tiêu cực cho ứng dụng thương mại điện tử lại có sự chuyển biến theo môi trường phát triển của từng quốc gia và từng doanh

nghiệp. Có thể kể ra một số những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình áp dụng hình thức kinh doanh thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất như: vấn đề nhận thức xã hội; vấn đề an ninh, an toàn giao dịch; vấn đề nhân lực; vấn đề môi trường pháp lý,… Khi nhìn nhận được những khó khăn này, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp khắc phục cũng như giải quyết phù hợp để việc ứng dụng TMĐT có được hiệu quả tốt nhất.

CHƯƠNG II‌

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


I. SỰ CẦN THIẾT CỦA TMĐT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Thương mại điện tử xuất hiện và thổi làn gió mới làm thay đổi hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. TMĐT đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, tích cực của mình trên mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội nói chung và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Đây được coi là chìa khóa hữu hiệu của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay. Nói cách khác, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh thành công trên trường quốc tế, khẳng định uy tín và giữ vững thương hiệu trên thị trường toàn cầu, không cách nào khác, doanh nghiệp đó phải chủ động, tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ, trong đó có sự góp mặt rất lớn của thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Ứng dụng TMĐT là xu thế tất yếu và khách quan nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Doanh nghiệp áp dụng phương thức kinh doanh này là một việc đúng đắn và cần thiết bởi những lợi ích mà TMĐT đem lại là không hề nhỏ.

Những cơ hội mà TMĐT có thể mang lại cho các doanh nghiệp có thể chia thành: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và những lợi ích về chất lượng. Tuy nhiên, yếu tố chính để các doanh nghiệp tham gia vào TMĐT không phải là tiết kiệm chi phí mà là thời gian và chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí

Khi tham gia vào TMĐT, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Trước hết, bộ máy nhân sự của doanh nghiệp sẽ được rút gọn theo hướng ngày càng hợp lý. Một nhân viên có thể giao dịch được với nhiều khách hàng cũng một lúc và có thể đảm nhận được nhiều khâu của quá trình kinh doanh, có thể thay thế được nhiều nhân viên trước đây. Những chi phí bưu điện cũng được giảm đi, các doanh nghiệp chỉ cần chuyển những tài liệu đó qua mạng Internet với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Hơn nữa, những chi phí lưu kho, thuê kho, bảo quản cũng được tiết kiệm. Doanh nghiệp không cần thiết phải lưu trữ nhiều hàng hóa như trước đây mà chỉ cần lưu trữ một lượng nhỏ, có khi không cần lưu trữ. Khi có đơn đặt hàng, doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp và mua hàng, sau đó chuyển cho khách hàng của mình. Đây là mô hình mà các cửa hàng trực tuyến thường sử dụng. Ngoài ra, những chi phí trong thanh toán cũng giảm đi rất nhiều. Những chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, phân phối sản phẩm cũng thay đổi. TMĐT ra đời cho phép các doanh nghiệp có thêm phương tiện quảng cáo. Doanh nghiệp đăng ký với các công cụ tìm kiếm, những trang web thông dụng để khách hàng có thể dễ dàng tìm đến với sản phẩm, dịch vụ của mình. Những chi phí cho hoạt động quảng cáo này thấp hơn nhiều so với những chiến dịch quảng cáo trước đây. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các phương tiện quảng cáo truyền thống.

Tiết kiệm thời gian

Khi sử dụng TMĐT, các doanh nghiệp sẽ giảm được đáng kể thời gian cho hầu như tất cả các quá trình kinh doanh. Điều này thực sự quan trọng trong môi trường cạnh tranh và xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các doanh nghiệp phải nắm bắt một cách nhanh nhạy những thay đổi của thị trường, những xu thế mới để đề ra biện pháp hữu hiệu hạn chế rủi ro, đi trước đối thủ trong việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, nắm bắt cơ

hội mà thị trường mang lại. TMĐT có thể giúp doanh nghiệp làm được điều này. TMĐT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được những phản hồi từ phía thị trường nhanh hơn do tốc độ thu và nhận thông tin của những quá trình trong TMĐT rất nhanh và gần như tức thời cũng như thông tin trên mạng Internet rất phong phú để doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chính các, từ đó, tính linh hoạt trong kinh doanh là rất cao. Hơn nữa, TMĐT còn giúp cho quá trình đặt hàng và thực hiện đơn hàng nhanh hơn. Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường được rút nhắn, thời gian giao hàng giảm đi, và quá trình thanh toán cũng diễn ra nhanh hơn.‌

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường ngoài nước đang là một vấn đề bức xúc nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nước ta có nhiều thế mạnh về các sản phẩm nông sản và thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Những hạn chế về thời gian và không gian là trở ngại căn bản đối với khách hàng nước ngoài mỗi khi giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam. Do không tiếp cận trực tiếp được với khách hàng nên hàng hóa của chúng ta phải mua bán qua nhiều khâu trung gian, làm chi phí tăng lên và giá thành xuất khẩu thường cao hơn 10% - 15% so với hàng của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Vì thế, thương mại điện tử

– cầu nối trực tiếp rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với thị trường thế giới

– là một giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp hiện nay.

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Đây được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có ưu thế về tính năng, linh hoạt, thích ứng nhanh với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022