Phân Loại Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Nhằm Phát Triển Năng Lực Học Sinh


- Đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử

Do chức năng, nhiệm vụ, nội dung của bộ môn Lịch sử mà quá trình DHLS có những đặc điểm riêng, trải qua nhiều giai đoạn [83;247-248]:

+ Một là, giai đoạn hướng dẫn HS hiểu mục tiêu học tập (kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài, chương để theo dõi bài giảng, tự học trên lớp, ở nhà). Công việc này được tiến hành ở bài/chương mở đầu và phần đầu của các bài giảng. Qua đó, tạo cho HS động cơ và hứng thú học tập.

+ Hai là, giai đoạn lý giải tri thức lịch sử: do kiến thức lịch sử luôn mang tính quá khứ, tính không lặp lại, nên đặc điểm của nhận thức lịch sử là không thể tái hiện kiến thức qua phòng thí nghiệm, không thể quan sát trực tiếp quá khứ lịch sử. Trong khi đó, nhận thức của con người lại trải qua một quá trình lặp đi lặp lại theo vòng tuần hoàn được nâng cao dần từ cảm tính - lý tính - thực tiễn. Vì vậy, nhận thức lịch sử phải gián tiếp thông qua các nguồn tư liệu kết hợp với ngôn ngữ (của GV, HS) và các phương tiện trực quan. Từ đó, tái hiện chân thực và sinh động bức tranh của quá khứ, giúp HS “biết” lịch sử diễn ra như thế nào một cách cơ bản. Đây là giai đoạn nhận thức cảm tính, là cơ sở để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS. Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS đi sâu vào bản chất của sự kiện, tìm ra mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự kiện, phát hiện những quy luật lịch sử thông qua việc vận dụng các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, giải thích, tổng hợp, khái quát. Qua đó, giúp HS “hiểu” sâu sắc lịch sử. Đây là giai đoạn nhận thức lý tính, phản ánh mối quan hệ nội tại và bản chất của lịch sử. Từ đó, giúp HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

+ Ba là, giai đoạn củng cố kiến thức đã thu nhận: thông thường HS tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức lịch sử chỉ một lần (vì lịch sử không lặp lại). Điều này gây khó khăn cho việc ghi nhớ kiến thức lịch sử của HS. Do đó, củng cố kiến thức giữ vai trò quan trọng. Để củng cố kiến thức đã học, GV cần hướng dẫn HS phương pháp ghi nhớ kiến thức lịch sử. Từ đó, giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức đã học, làm cơ sở để phát triển năng lực thực hành cho HS.

+ Bốn là, giai đoạn vận dụng tri thức lịch sử: giúp HS khắc sâu và mở rộng kiến thức, biết làm chủ kiến thức đã học để chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra của thực tiễn cuộc sống. Qua đó, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng quan sát, phân tích một vấn đề lịch sử hay các tình huống trong học tập và thực tiễn.

Như vậy, đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử quy định việc DHLS nói chung, PPDHLS nhằm phát triển năng lực HS khác với các môn học khác.

47


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

-Ưu điểm và hạn chế của hệ thống PPDHLS hiện hành

Có nhiều cách phân loại PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng. Mỗi cách phân loại đều dựa vào các tiêu chí khác nhau. Đối với bộ môn lịch sử, có những cách phân loại PPDHLS dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 8

+ Căn cứ vào mục đích sử dụng, tức là căn cứ vào công việc cụ thể mà giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học để phân loại PPDH thành phương pháp trình bày miệng, phương pháp sử sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nhóm.

+ Căn cứ vào hoạt động nhận thức trong học tập của học sinh: nhận thức lịch sử của HS đi từ tái hiện kiến thức, đến tạo biểu tượng, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Theo đó, phân loại thành phương pháp tạo biểu tượng, phương pháp hình thành khái niệm, phương pháp phân tích, so sánh, khái quát.

+ Căn cứ vào nguồn kiến thức và đặc trưng của tri giác thông tin: là cơ sở phân chia thành các phương pháp dùng lời, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu, phương pháp thực hành, trong đó phương pháp trình bày miệng là trung tâm.

+ Căn cứ vào thời gian xuất hiện các PPDH: phân loại thành PPDH truyền thống (trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng SGK, hệ thống câu hỏi, bài tập…) và PPDH hiện đại (dạy học theo dự án, đóng vai, tranh luận …).

+ Căn cứ vào đặc trưng môn học và đặc điểm nhận thức lịch sử của của HS để phân loại thành ba nhóm PPDH: nhóm phương pháp thông tin, tái hiện hình ảnh lịch sử; nhóm phương pháp nhận thức lịch sử; nhóm phương pháp tìm tòi nghiên cứu [84].

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng dựa trên quan điểm tiếp cận nội dung dạy học. Theo đó, trên cơ sở mục tiêu, quan điểm giáo dục và đặc trưng bộ môn, căn cứ vào quy luật nhận thức, các nhà giáo dục lịch sử đã phân loại hệ thống PPDHLS thành ba nhóm phương pháp: nhóm phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử, nhóm phương pháp nhận thức lịch sử và nhóm phương pháp tìm tòi nghiên cứu [84;14].

Nhóm PP thông tin - tái hiện lịch sử chủ yếu gồm PP dùng lời và PP trực quan. Trong quá trình dạy học, PP dùng lời được GV triển khai thông qua các biện pháp sư phạm chủ yếu như tường thuật; miêu tả; nêu đặc điểm; giải thích. PP trực quan trong DHLS là cách thức, biện pháp sư phạm được GV sử dụng dựa trên các loại đồ dùng trực quan nhằm huy động các giác quan của HS tham gia vào quá trình nhận thức lịch sử. Đồ dùng trực quan đem đến cho người học những hình ảnh cụ thể, sinh động về quá khứ, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Đồ dùng trực quan trong DHLS được chia thành 3 nhóm: hiện vật, tạo hình và quy ước.

48


Nhóm các PP phát triển năng lực nhận thức bao gồm: PP sử dụng SGK và tài liệu tham khảo; PP sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử; PP trao đổi đàm thoại... Nhóm PP này được tiến hành trên cơ sở HS đã lĩnh hội kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó đi sâu tìm hiểu mối liên hệ bản chất bên trong, giúp HS đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Nhóm PP tìm tòi - nghiên cứu bao gồm các PPDH như dạy học nêu vấn đề; dạy học tích hợp liên môn; dạy học dự án… Nhóm PP này được tiến hành thông qua các PPDH cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức và yêu cầu học tập của HS, góp phần phát triển kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, chủ động sử dụng tri thức đã có vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong đời sống.

Với cách phân loại hệ thống PPDHLS hiện hành thể hiện được tính khoa học, lôgic và phù hợp với sự phát triển từ thấp đến cao của quá trình nhận thức, khả năng tư duy của HS, cũng như con đường hình thành kiến thức lịch sử cho HS. Trong thực tiễn DHLS hiện nay ở trường THPT, có rất nhiều GV đã biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các nhóm PPDH nên có nhiều tiết học đạt chất lượng tốt, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên, hệ thống PPDH hiện nay được nhiều GV sử dụng chủ yếu nhằm mục đích truyền thụ và trang bị tối đa kiến thức theo SGK cho HS, điều này buộc HS phải chú trọng ghi nhớ, học thuộc nội dung kiến thức, hạn chế tính chủ động và sáng tạo ở người học, mà chưa chú trọng đến mục tiêu DH theo định hướng phát triển năng lực của HS. Vì vậy, phải có sự điều chỉnh, bổ sung hệ thống PPDHLS phù hợp để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.1.5. Phân loại phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh

Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) có định hướng sử dụng phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hóa hoạt động của người học nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho HS. Vì vậy, việc vận dụng linh hoạt, đa dạng và sáng tạo hệ thống PPDH hiện hành vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện tiên quyết để giáo viên tổ chức thành công quá trình DHLS ở trường THPT. Căn cứ vào các năng lực bộ môn được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018), trên cơ sở tiếp thu và vận dụng linh hoạt hệ thống PPDH hiện hành, chúng tôi xác định các PPDHLS nhằm phát triển năng lực học sinh như sau:

Nhóm PPDH phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

Trong các năng lực cần hình thành cho HS cấp THPT, năng lực tìm hiểu lịch sử (NLTHLS) được xem là năng lực cơ bản, nền tảng cho các năng lực khác. NLTHLS

49


được mô tả ở 2 cấp độ chủ yếu. Một là, nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập; hai là, tái hiện và trình bày lịch sử: mô tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể [7;7]. Mục đích của nhóm PP này là phải hình thành ở HS khả năng nhận diện, khai thác, sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử; biết trình bày sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử một cách khách quan, chân thực nhất trên cơ sở tái tạo hình ảnh quá khứ bằng trí tưởng tượng của HS.

NLTHLS là năng lực cốt lõi đầu tiên cần trang bị cho HS trong quá trình DHLS ở trường THPT. Bởi lẽ, mục tiêu dạy học hiện nay là dạy cho HS biết cách học phù hợp với khả năng nhận thức của HS, trên cơ sở phát huy cao độ tính tự giác, tự học, độc lập và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Theo đó, năng lực học tập lịch sử đầu tiên của HS không phải là khả năng ghi nhớ kiến thức, ghi chép bài hợp lí hay trình bày lại kiến thức do GV cung cấp, mà là khả năng nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu để phục vụ việc học tập. HS phải có kĩ năng tìm hiểu, tự nhận diện và đánh giá được nguồn tư liệu đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, hữu ích cho quá trình học tập. Đồng thời, biết cách sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như tư liệu trong SGK, sách tham khảo, từ mạng internet, báo chí, hay những kiến thức từ cuộc sống hiện tại …; biết chọn lọc và ghi chép tư liệu đúng PP. Tiếp đó, HS phải biết khai thác nguồn tư liệu hợp lí và hiệu quả trong quá trình học tập như sử dụng tư liệu để trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của một sự kiện lịch sử hay mô tả quá trình hoạt động của một nhân vật lịch sử. Qua đó, tái hiện được bức tranh hiện thực của quá khứ, giúp HS “biết” lịch sử diễn ra như thế nào một cách chính xác, sinh động và hấp dẫn, làm cơ sở để “hiểu” được bản chất của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

NLTHLS được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài, ở cả trên lớp và tự học ở nhà, với sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tổ chức, hướng dẫn của GV và việc chủ động học tập của HS, trên cơ sở vận dụng linh hoạt một số PPDH có ưu thế như: PP khai thác, sử dụng tài liệu tham khảo; PP sử dụng SGK; PP Web Quest; PP khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan; PP sử dụng lời nói (thông báo, miêu tả, tường thuật, lược thuật, nêu đặc điểm, kể chuyện); PP tự học, PP học theo nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin.Tuy nhiên, trong quá trình DH, tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học mà GV cần kết hợp các PPDH khác để đem lại hiệu quả giờ học.

50


Ví dụ, khi dạy học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (lớp 12), trước hết GV cần yêu cầu HS tự đọc trước SGK ở nhà để xác định kiến thức cơ bản của bài; hướng dẫn HS sưu tầm một số tư liệu liên quan trực tiếp đến bài học như tư liệu về hoàn cảnh quốc tế và trong nước trước tổng khởi nghĩa; chủ trương quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng; khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội, Huế, Sài Gòn; nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập; phim tư liệu về sự kiện ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng thời, hướng dẫn HS các địa chỉ để sưu tầm tư liệu như qua sách tham khảo hay trên mạng internet, phim tư liệu, tranh ảnh. Trên cơ sở đó, ở trên lớp GV tổ chức cho HS chủ động tìm hiểu về sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 với các phương pháp nhóm, miêu tả, tường thuật, kể chuyện kết hợp với sử dụng tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu và các tài liệu viết để tái hiện chính xác, sinh động bối cảnh, chủ trương, diễn biến và kết quả của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, làm cơ sở để đi sâu tìm hiểu vấn đề thời cơ của cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh và quần chúng nhân dân đối với cách mạng. Qua đó, phát triển NLTHLS cho HS.

Nhóm PPDH phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (NLNT&TDLS) biểu hiện qua hai cấp độ. Một là, giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Hai là, đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử [7;8]

NLNT&TDLS là NL chuyển tiếp trong mối quan hệ từ việc “biết - hiểu - vận dụng” kiến thức, cụ thể hơn là trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các năng lực đặc thù của môn lịch sử “tìm hiểu - nhận thức, tư duy - vận dụng”. Đây là năng lực trung gian, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử, đó là thông qua việc khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng một cách chân thực, khách quan sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đồng thời, đặt các sự kiện lịch sử trong mối liên hệ, sự tương tác, vận động của chúng. NLNT&TDLS chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở HS đã có kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, đã “biết” lịch sử diễn ra như thế nào một cách chính xác,

51


trên cơ sở đó các em được hướng dẫn để tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu bản chất, mối liên hệ bên trong của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và đưa ra những nhận định, đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân. Đây là giai đoạn nhận thức lí tính, đòi hỏi HS phải huy động các thao tác của tư duy trong quá trình nhận thức như phân tích, giải thích, so sánh, đánh giá, chứng minh, tổng hợp … Từ đó, giúp HS “hiểu” lịch sử sâu sắc và biện chứng, làm cơ sở để “vận dụng” kiến thức linh hoạt trong học tập và cuộc sống.

Để hình thành, phát triển NLNT&TDLS của HS, trong quá trình DHLS ở trường THPT, GV cần sử dụng linh hoạt các PPDH có ưu thế như: PPDH nêu và giải quyết vấn đề; PPDH tích hợp; PP dùng lời (giải thích, tranh luận, trao đổi đàm thoại, đóng vai); PPDH nghiên cứu trường hợp; PPDH theo dự án, PPDH hợp đồng; PP tự học, tự nghiên cứu, PP nhóm, PP sử dụng câu hỏi, bài tập… Đây là những PPDH có khả năng phát huy cao độ tính chủ động, độc lập của HS trong quá trình DH, góp phần phát triển tư duy sáng tạo, thu hút, lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động học tập. Từ đó, hình thành, phát triển NLNT&TDLS cho HS. Tuy nhiên, nhóm PP này cần sử dụng kết hợp đan xen, nhuần nhuyễn với nhóm PPTHLS để đáp ứng tính đa dạng của mục tiêu bài học.

Ví dụ, trên cơ sở HS đã có kiến thức cơ bản về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, GV vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với PP tranh luận, PP học theo nhóm để tổ chức cho HS đưa ra quan điểm về vấn đề Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo trong suốt 15 năm của toàn Đảng toàn dân hay Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do “ăn may”, trong thời điểm “trống vắng quyền lực”. Đồng thời, sử dụng PP giải thích và chứng minh để luận giải vấn đề thời cơ (khách quan, chủ quan) của Cách mạng tháng Tám. Từ đó, HS đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối đúng đắn, đặc biệt là nghệ thuật chớp thời cơ “ngàn năm có một” để phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Giải quyết được những nhiệm vụ học tập này tạo điều kiện cho HS phát triển NLNT&TDLS.

Nhóm PPDH phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (NLVDKT, KNĐH) của HS THPT được thể hiện qua khả năng “Rút ra bài học lịch sử và vận dụng kiến thức lịch sử để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Trên nền tảng đó, HS có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời” [7;8].

52


NLVDKT, KNĐH nhấn mạnh tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS trong việc tiếp cận, giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Để hình thành được NL này, trong quá trình DH, GV phải giúp HS nhận thức được mối quan hệ giữa kiến thức lịch sử với cuộc sống thực tại. Đồng thời, trang bị PP tự học, tự nghiên cứu, ý thức phản biện tích cực, PP sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết mối liên hệ của các vấn đề lịch sử trong quá khứ và hiện tại, từ đó tự rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá có ích cho hiện tại và tương lai đối với quốc gia, dân tộc hay với chính cá nhân HS. Nhóm PPDH này thuộc giai đoạn cao của quá trình nhận thức lí tính, giúp HS không chỉ hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử, mà quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và biết chủ động giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Qua đó, hiểu sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. HS chỉ có thể có được NLVDKT, KNĐH khi được trang bị NLTHLS cũng như NLNT&TDLS.

Để hình thành và phát triển NLVDKT, KNĐH cho HS, trong quá trình DHLS ở trường THPT, GV cần chú ý sử dụng nhóm các PPDH có ưu thế như: PP học tập qua trải nghiệm, PPDH theo dự án, PPDH tích hợp, PP làm các bài tập nghiên cứu khoa học, PP tìm hiểu và đánh giá thực tiễn, PP tự học, tự nghiên cứu, PP sử dụng kiến thức lịch sử địa phương, PP học tập theo nhóm Đây là nhóm PPDH có ưu thế để khích lệ tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong học tập của người học, tạo điều kiện cho HS được bộc lộ quan điểm cá nhân, khả năng liên kết kiến thức trong sách vở với thực tiễn cuộc sống, làm cho lịch sử trở nên gần gũi và có ý nghĩa hơn trong thực tại. Từ đó, thực hiện nguyên tắc giáo dục của Đảng “học gắn liền với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn”, đạt được mục tiêu dạy học là giúp cho HS “biết làm gì”, chứ không phải “học được gì”. Đó là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển NLVDKT, KNĐH của HS trong quá trình DHLS ở trường THPT.

Ví dụ, từ phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, HS rút ra được bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 như bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn; bài học về sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông; bài học về xây dựng lực lượng cách mạng; bài học về nghệ thuật chớp thời cơ … Từ đó, HS biết liên hệ với thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam để thấy được những bài học quý giá rút ra từ lịch sử vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay và cả tương lai. Đồng thời, bồi đắp ở các em truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, biết ơn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thế hệ cha ông đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc, có ý thức học tập, vươn lên trong cuộc sống và xác định trách nhiệm của bản thân trước cộng đồng.

53


Như vậy, ba nhóm PPDH trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, gắn bó chặt chẽ, thống nhất và cùng hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu chung là phát triển NL và phẩm chất người học. Điểm khác biệt của cách phân loại hệ thống PPDH theo định hướng phát triển năng lực người học là hướng dẫn GV cách sử dụng các PPDH nhằm mục đích cao nhất là giúp HS có cách học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng nhận thức. Đặc biệt là coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp của GV. Hệ thống PPDH theo định hướng phát triển năng lực của HS không đặt nhiệm vụ trọng tâm là HS học được gì sau giờ học, mà chủ yếu là trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng và điều kiện cần thiết để HS biết chủ động chiếm lĩnh kiến thức và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn cuộc sống. Qua đó, phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù, bồi đắp những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, cũng như định hướng thái độ và hành động đúng cho HS trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình DHLS ở trường THPT, GV cần sử dụng linh hoạt, đa dạng để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh

2.1.6.1. Vai trò

Mục tiêu giáo dục hiện nay ở Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ từ dạy học tiếp cận nội dung (theo chuẩn đầu vào) sang dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học (theo chuẩn đầu ra). Theo đó, cần đổi mới đồng bộ các khâu của quá trình dạy học, từ mục tiêu môn học, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức DH, kiểm tra, đánh giá. Trong đó, đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực là khâu quan trọng mang tính quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc vận dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực HS trong quá trình DHLS ở trường phổ thông là một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo nước nhà.

Việc chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực HS định hướng cho việc xác định mục tiêu đào tạo của các trường phổ thông cũng như mục tiêu của các môn học, trong đó có bộ môn Lịch sử. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử cấp THPT hiện nay không chỉ nhằm trang bị cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản, cốt lõi của khoa học Lịch sử, mà quan trọng hơn là giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Qua đó, phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023