Quảng Bá Vẻ Đẹp Tự Nhiên Của Du Lịch Đbscl


như: Lễ hội bánh dân gian Nam bộ, Lễ hội mừng Đảng - mừng Xuân, Ngày hội Du lịch Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Ngày hội du lịch chợ nổi Cái Răng, Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền, Ngày hội VHTTDL Ô Môn - Lễ hội Okombok, Lễ hội Việt - Nhật, tại TP Cần Thơ… đều được Báo Cần Thơ quảng bá đậm nét.

BBT Báo Cần Thơ cũng xây dựng chuyên mục “Du lịch và cuộc sống” trên báo điện tử. Ngoài việc quảng bá, giới thiệu những điểm du lịch hoặc lữ hành, các tour - tuyến - điểm, thì chuyên mục “Du lịch và cuộc sống” trên Báo Cần Thơ điện tử tập trung đăng tải các phóng sự ảnh, video clip chuyên sâu về du lịch Cần Thơ. Cụ thể, năm 2018 Báo điện tử Cần Thơ đăng tải 296 tin, 50 bài, 30 phóng sự ảnh, 8 video clip. Năm 2019, có 547 tin, 70 bài, 30 phóng sự ảnh, 10 video clip.

Trên báo in và báo điện tử Cần Thơ, các hoạt động quảng bá du lịch được thực hiện ngày càng bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Nội dung quảng bá ngày càng phong phú, phát huy được ưu thế của các điểm đến, các sản phẩm đặc trưng của địa phương, các dịch vụ tiện ích cho du khách. Thông qua công tác quảng bá du lịch trên báo in và báo điện tử, góp phần tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng nhiều hơn” [Trích PVS 2]

Tại Đồng Tháp, từ năm 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND về Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015- 2020. Theo đó, lãnh đạo Báo Đồng Tháp được cơ cấu làm thành viên Ban chỉ đạo đề án. Điều này, đã tạo điều kiện thuận lợi để Báo Đồng Tháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, trong đó có công tác quảng bá du lịch địa phương cả trên báo in và Trang tin điện tử. Cụ thể, trên báo in có chuyên mục “Du lịch Đồng Tháp” 2 kỳ/tháng, mỗi kỳ ½ trang. Qua khảo sát của tác giả, trên báo in Đồng Tháp, hai năm 2018-2019, có khoảng 100 bài, 20 phóng sự ảnh về du lịch, 150 tin về du lịch. Báo điện tử Đồng Tháp, trong hai năm 2018-2019, đã đăng tải 288 tin, 50 bài, 10 phóng sự ảnh và 10 video clip.

Thông những bài viết, hình ảnh về du lịch Đồng Tháp, các nhà báo như đưa du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, và vô số những danh lam thắng cảnh nổi


tiếng khắp vùng. Điển hình như khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, làng hoa kiểng Sa Đéc, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng, các ngôi nhà Cổ đặc trưng miền Tây ...

Theo khảo sát của tác giả, tại An Giang, việc quảng bá du lịch trên báo địa phương luôn được chú trọng. Báo An Giang xây dựng chuyên mục “Văn hóa Du lịch” trên trang 6, ngày thứ 2 hàng tuần, để quảng bá các sự kiện, hoạt động du lịch An Giang. Qua khảo sát cho thấy, 2 năm 2018-2019, trên báo in An Giang đã thực hiện khoảng 600 tin, 200 bài, 500 ảnh, 50 phóng sự ảnh về du lịch. Đối với báo điện tử, đã đăng tải trên 800 tin, 250 bài, 1.000 ảnh, 55 phóng sự ảnh và 20 video clip.

Thực hiện Chương trình hành động số 59/CTR-UBND ngày 13/2/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, thời gian qua, Báo An Giang tập trung quảng du lịch địa phương. Cụ thể, trên cả báo in và báo điện tử An Giang tập trung quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, địa điểm du lịch nổi tiếng cũng như các tuyến - điểm tham quan của địa phương, việc lãnh đạo tỉnh xúc tiến và đã ký kết hợp tác phát triển với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước [ PVS 3]. Mặt khác, với vai trò định hướng dư luận, thời gian qua, báo địa phương còn thực hiện đúng mực chức năng của mình; phản ánh kịp thời những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch, như tình trạng chèo kéo, “chặt chém” du khách trong các dịch vụ ăn uống, giải khát; vận chuyển; quà lưu niệm…; những điểm du lịch chưa tốt, những tour du lịch còn yếu kém về sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn viên... để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả vùng ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

2.2.1. Thực trạng về nội dung

2.2.1.1. Quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của du lịch ĐBSCL

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 6

Thiên nhiên ban tặng cho ĐBSCL nguồn tài nguyên dồi dào, khí hậu ôn hòa, vùng sông nước hữu tình kết hợp với tinh hoa văn hóa đặc sắc đến từ cộng đồng 4


dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer. Vùng đất này có tiềm năng và lợi thế lớn về du lịch so với cả nước.

Cần Thơ có vị trí trung tâm của vùng, có điều kiện tự nhiên phong phú với đất đai phì nhiêu, màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vẻ đẹp tự nhiên của Cần Thơ còn được thể hiện với hình ảnh làng xóm trù phú, những chiếc ghe, thuyền lướt nhẹ trên sông và những vườn cây trái xum xuê, trĩu quả...

Xác định báo địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá du lịch, thời gian qua, Báo Cần Thơ luôn chú trọng công tác quảng bá du lịch nói chung và vẻ đẹp tự của du lịch ĐBSCL. Cụ thể với chuyên mục cố định, ra định kỳ hàng tuần, trong năm 2018 -2019, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng 500 bài, khoảng

1.200 tin, 10.000 ảnh, hơn 30 phóng sự ảnh về du lịch, thì có khoảng 250 bài, 300 tin, 15 phóng sự ảnh quảng bá về vẻ đẹp tự nhiên. Thông qua những thông tin từ các bài viết “Cần Thơ: Nét duyên thầm của vùng đất Tây Đô”, “Cần Thơ - Đô thị Miền sông nước”, “Du lịch xanh Cần Thơ”, công chúng sẽ cảm nhận Cần Thơ ghi dấu trong lòng du khách là một thành phố trẻ, năng động soi bóng xuống dòng sông Hậu hiền hòa, giữ chân khách phương xa với rộng dài mênh mông sóng nước; những cánh đồng thẳng cánh cò bay và điệu hò mượt mà, trầm lắng của những thôn nữ miệt vườn châu thổ. Hoặc như bài viết “Cần Thơ rực rỡ những mùa xuân” đăng trên Báo Cần Thơ ngày 27-12-2019, tác giả Đăng Huỳnh dẫn dắt công chúng tìm về Cần Thơ với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh qua những cung đường trung tâm thành phố. Bài viết như một thông điệp, lời chào mời du khách đến với vùng đất Tây Đô.

Cùng với vẻ đẹp tự nhiên, nhiều bài viết trên Báo Cần Thơ còn phản ánh, miêu tả, giúp du khách du khách còn được trải nghiệm với những chuyến đi, những câu chuyện như huyền thoại về một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá mở đất, giữ đất, như: Di chỉ văn hoá Óc Eo; kinh xáng Xà No; tập quán lập vườn cưới vợ; huyền thoại Giàn Gừa hay Lộ Vòng Cung tuyến lửa… Để rồi vào vai và trải nghiệm cảm giác là người miệt vườn thực thụ, như: hái và thưởng thức trái ngon tại vườn, tự tay bắt cá, dỡ chà, khai mương, phát cỏ.v.v... Phóng sự ảnh “Nét xưa cù lao Tân Lộc” đăng Báo Cần Thơ ngày 17-4-2019 của Quốc Thái - Thu Sương, đưa công chúng về vùng cù


lao Tân Lộc. Thông qua những hình ảnh sắc nét, bố cục chặt chẽ, nhóm tác giả giới thiệu vùng cù lao với những “vườn cây ăn trái trĩu quả, xanh mát, mà còn ấn tượng với những ngôi nhà cổ kính, mang đậm nét văn hóa của vùng đất Tây Nam Bộ”.

Qua các thông tin trên Báo Cần Thơ, du khách còn được thưởng ngoạn “Vẻ đẹp kiến trúc cổ”, chứa đựng các giá trị lịch sử - văn hoá đất Tây Đô nói riêng và ĐBSCL nói chung, như: Nhà lồng chợ cổ Cần Thơ; Đình Bình Thuỷ, Nhà thờ họ Dương. Du khách còn có được cơ duyên vãn cảnh chùa, thả hồn theo “Hương khói tâm linh” cho cõi lòng được an yên, thanh tịnh nơi: Nam Nhã Đường, Hội linh cổ tự, Thiền viện Trúc lâm Phương Nam, Chùa Ông, Chùa Pothi-xôm rôm...

Đối với Báo Cần Thơ điện tử, BBT cũng đã xây dựng chuyên mục “Du lịch và cuộc sống”. Ngoài việc quảng bá, giới thiệu những điểm du lịch hoặc lữ hành, các tour - tuyến - điểm, thì chuyên mục “Du lịch và cuộc sống” trên Báo Cần Thơ điện tử tập trung đăng tải các phóng sự ảnh, video clip chuyên sâu vẻ đẹp tự nhiên du lịch Cần Thơ. Cụ thể, giai đoạn 2018-2019, Báo điện tử Cần Thơ có khoảng 50 bài, 410 tin, 35 phóng sự ảnh, 10 video clip về quảng vẻ đẹp tự nhiên của du lịch ĐBSCL.

Nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự ảnh, video quảng bá về vẻ đẹp tự nhiên của Cần Thơ như: Video clip “Quên lối về” với vườn hoa hướng dương Cần Thơ”, đăng trên Báo Điện tử Cần Thơ ngày 12-12-2018, của tác giả Đăng Huỳnh - Nguyễn Tín, giới thiệu về vườn hoa hướng dương rực rỡ ở quận Cái Răng. “Đây là đang là địa điểm thu hút rất đông bạn trẻ khắp các tỉnh, thành ĐBSCL. Vườn hoa này đang “gây sốt” trên mạng xã hội thời gian qua với những mỹ từ giới trẻ dành tặng: “hút hồn”, “đốn tim” hay “quên lối về”… Hoặc như bài viết “Giữ chân thương hồ chợ nổi Cái Răng”, đăng trên Báo điện tử Cần Thơ ngày 29-3-2019, đã giới thiệu với công chúng về nét độc đáo và đặc điểm chính của khu chợ nổi tiếng này là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng ĐBSCL… đã tạo được dấu ấn đối với độc giả, mỗi bài đạt khoảng 3.000 lượt xem sau 3 ngày đăng tải. Qua đó, mọi người có thể tìm hiểu về vẻ đẹp tự nhiên của du lịch ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa trong cộng đồng.

Với Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 trong đó đồng chí


TBT là thành viên của đề án, từ năm 2015, đến nay, Báo Đồng Tháp cũng đã đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch cả trên báo in và Trang tin điện tử. Qua khảo sát của tác giả, trên báo in Đồng Tháp, hai năm 2018-2019, có khoảng 102 bài, 19 phóng sự ảnh, 150 tin về du lịch. Đối với quảng bá vẻ đẹp thiên của Đồng Tháp, trong 2 năm 2018 và 2019, Báo in Đồng Tháp đăng tải khoảng 30 bài, 55 tin, 10 phóng sự ảnh. Với tay nghề vững chắc, qua từng thể loại tin, bài, ảnh, phóng sự ảnh, các nhà báo như giới thiệu, giúp công chúng hình dung về vùng đất Sen hồng nổi tiếng với bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, và vô số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp vùng. Cụ thể, với bài viết Về Đồng Tháp trải nghiệm mùa nước nổi”, đăng trên Báo Đồng Tháp ngày 12-9-2018, tác giả Như Anh, giới thiệu: “Thời điểm này, nhiều cánh đồng và một số điểm du lịch ở Đồng Tháp mênh mông nước. Trải nghiệm mùa nước nổi, thưởng thức các món đồng quê... là những điều thú vị cho du khách… Du khách sẽ được bơi xuồng giữa cánh đồng bao la của Đồng Tháp Mười trong màn đêm huyền diệu, được hướng dẫn dùng ngư cụ để đánh bắt cá và cảm thấy thật thú vị khi tự tay thu hoạch những chiến lợi phẩm là các loài cá: lóc, trê, rô,...”. Với bút pháp miêu tả chân phương nhưng sống động, công chúng như thấy trước mắt mình vẻ đẹp của những con kênh hiền hòa, những cánh đồng bạt ngàn lúa và hồ sen thơm mát. Nhất là khi sử dụng dịch vụ chèo xuồng đi ngắm cánh đồng sen, chúng ta sẽ cảm nhận rất rõ ràng cảm giác yên bình với đời sống thôn quê dân dã.

Hay như bài “Mùa nước nổi trải nghiệm làm ngư dân, ngủ lại trong rừng” đăng trên Báo Đồng Tháp ngày 20-8-2018, nhà báo Hữu Nghĩa giới thiệu với bạn đọc những điều thú vị khi đến với Tràm chim vào mùa nước nổi - mùa mà những khu rừng, những đồng cỏ mênh mông nước. Qua bài viết, công chúng có thể cảm nhận về một cánh rừng tràm ngút ngàn tầm mắt, những đồng cỏ xanh mướt giữa mênh mông sông nước, những đàn chim chao nghiêng trên mặt hồ hay vẻ đẹp kiêu kỳ của Sếu Đầu Đỏ là những ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đến thăm Vườn Quốc Gia Tràm Chim.

Vẻ đẹp Tràm Chim một lần nữa được mô tả cụ thể, chi tiết, giúp bạn đọc như


thể “chạm” tới, như được hòa mình vào không khí yên bình của khu rừng tràm với một màu xanh ngút ngàn trải dài bất tận, qua phóng sự ảnh “Một ngày ở Tràm Chim”, đăng trên Báo Đồng Tháp ngày 22-8-2018. Với những bức ảnh sắc nét, màu sắc hài hòa, tác giả Hữu Nghĩa đưa công chúng trải nghiệm hành trình khám phá một rừng tràm xanh ngút ngàn, về những loài chim, như: còng cọc, cò óc đang sinh sống trong vạt rừng tràm. Tác giả cũng giới thiệu việc mô hình nuôi ong lấy mật, hay trải nghiệm làm ngư dân đi giăng câu, đặt trúm, đặt lọp... Xem phóng sự ảnh, công chúng như được khám phá nét độc đáo của phong cảnh Tràm chim từ bình minh đến hoàng hôn; du khách có thể tham gia nhiều hoạt động, hoặc trải nghiệm cảm giá thư thái khi ngồi trên căn nhà giữa ruộng sen, thưởng thức ly trà ngào ngạt hương sen, thả hồn vào không trung bao la, tĩnh lặng chốn ruộng đồng.

Đối với Trang thông tin điện tử, BBT Báo Đồng Tháp cũng xây dựng chuyên mục “Du lịch Đồng Tháp”. Qua đó, trong 2 năm 2018 và 2019, phóng viên báo Đồng Tháp đã thực hiện 288 tin, 84 bài, 25 phóng sự ảnh, 10 video clip đăng trên chuyên mục Du lịch Đồng Tháp; trong đó đăng tải khoảng 35 bài, 150 tin, 12 phóng sự ảnh, 05 video clip quảng bá vẻ đẹp thiên. Cụ thể như bài “Sắc Sen quyến rũ du khách”, đăng trên báo điện tử Đồng Tháp ngày 20-3-2018. Bài viết ngắn gọn, dung lượng chữ ít nhưng có đến 2 ảnh minh họa, tác giả đã tạo nên sự thu hút về một cánh đồng sen bạt ngàn đang rộ lên một sắc hồng quyến rủ. Cánh đồng sen như một bức tranh tuyệt vời, là một sự lựa chọn thích hợp cho những người muốn tìm đến không gian thoáng đãng, mang phong vị đồng quê. Bên cạnh đó, trong bài viết, tác giả còn quảng bá với du khách du các món ăn đậm đà hương vị địa phương như chè sen, xôi sen, gỏi gà ngó sen, cá lóc nướng lá sen… như một sự trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở vùng đất sen hồng Đồng Tháp. Chỉ sau 3 ngày đăng tải, bài viết đã thu hút khoảng 3.000 lượt xem của công chúng.

Tại An Giang, qua khảo sát cho thấy, năm 2018 - 2019, trên báo in An Giang đã thực hiện khoảng 209 bài, 610 tin, 5000 ảnh, 35 phóng sự ảnh về du lịch. Riêng về vẻ đẹp tự nhiên của du lịch ĐBSCL, trên báo in có khoảng 90 bài, 200 tin, 250 ảnh và 10 phóng sự ảnh. Với nhiều thể loại báo chí như tin, bài, phóng sự ảnh, các


nhà báo đã quảng bá về một vùng đất An Giang bình dị, mộc mạc, với nhiều địa danh: Long Xuyên, Châu Đốc, vùng Bảy Núi, núi Sam, núi Cấm, rừng Tràm Trà Sư… Trong từng bài viết, phóng sự ảnh của các nhà báo đã quảng bá nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm xanh ngắt một màu, có đồng ruộng bát ngát,… Đọc các bài viết, xem hình ảnh trên Báo An Giang, bạn đọc có thể hình dung về một vùng đất gắn liền sắc xanh tươi tắn, căng tràn sức sống mãnh liệt. Đó là màu xanh của những cánh đồng mạ non, là màu xanh của những rặng thốt nốt trải dài, là màu xanh của rừng tràm nguyên sơ, của đám bèo li li, mơn mởn phủ lên dòng sông hiền hòa. Cụ thể như bài “Khu sinh thái rừng Trà Sư” của tác giả Hạ Vũ Tiên Y đã cho bạn đọc “cảm nhận rõ vẻ đẹp nên thơ, quyến rũ của rừng tràm vào mùa nước nổi “Đặc biệt, mùa nước nổi là thời điểm những cây tràm vươn cao, cành lá xanh biếc đón nắng ấm, những bông tràm bé li ti hé nụ, chớm nở đón nắng mai rồi nở rộ, trắng xóa cả khu rừng. Mùi hương ngọt dịu của hoa tràm cứ thoang thoảng hòa vào trong gió làm bao du khách đắm say không muốn xa rời. Trên mặt nước, những thảm bèo cái trôi theo dòng, một màu xanh mướt cứ trải dài, trải dài và lan rộng, làm nên thương hiệu “thiên đường xanh ngập nước” của Rừng Tràm Trà Sư. Du khách tham quan sẽ bắt gặp được hình ảnh những trích ré, trích cồ đi bộ, tung tăng bay nhảy trên những thảm bèo và tìm kiếm thức ăn, đến mùa sinh sản chúng còn dẫn theo đàn con hay hình ảnh gà lôi nước Ấn Độ vội vàng chạy đến ấp quả trứng mà chúng vừa sinh sản trên bèo khi phát hiện có âm thanh của tắc ráng. Ngoài ra, những loại thực vật khác cũng chen chút phát triển. Hoa điên điên nở vàng lốm đốm, hoa dừa nước trăng trắng, hoa lục bình tim tím…Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ”. Dù có thể bạn chưa một lần đến An Giang, nhưng qua ngôn từ, hình ảnh của các nhà báo, bạn như được du ngoạn một vòng quanh rừng Tràm Trà Sư; như được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời khi ngồi trên thuyền ba lá, tận tay chạm vào từng mảng bèo rẽ đôi dòng nước, hoà vào bầu không khí của thiên nhiên, đất trời,…

Thông qua việc quảng bá du lịch An Giang trên báo địa phương, bạn sẽ khám phá ra rằng nơi đây không chỉ có thiên nhiên thơ mộng mà còn có những di


tích lịch sử, những điểm du lịch tâm linh, những địa điểm ẩn chứa nền văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của nước nhà và cả những làng nghề truyền thống. Tất cả đều hội tụ ở mảnh đất này, cứ thế tồn tại theo năm tháng. Một lần đặt chân đến nơi ấy, bạn sẽ thấy được An Giang bình yên và thân thuộc biết nhường nào. Với bài viết “Châu Đốc phát triển Du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái” của nhà báo Thu Thảo đăng trên Báo An Giang, công chúng như được khám phá Châu Đốc luôn mang vẻ đẹp bình dị của cuộc sống lao động nơi miền sông nước; cùng với nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, như: miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An, chùa Phước Điền, đình thần Châu Phú…

2.2.1.2. Quảng bá văn hóa ẩm thực của ĐBSCL

Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Có thể nói văn hóa ẩm thực ĐBSCL là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý, khí hậu, môi trường… nên ẩm thực vùng này cũng có một số khác biệt. Trong bối cảnh đó, báo địa phương đã tập trung khai thác, quảng bá các giá trị của văn hóa ẩm thực địa phương.

Ở Nam Bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt lại lắm lung, hồ, búng, láng…, không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch… Bên cạnh đó, đối với loại hình du lịch ẩm thực, thành phố Cần Thơ có nhiều món ăn nổi tiếng như: bánh hỏi mặt võng, bánh xèo, bánh tét lá cẩm, nem nướng, bánh cống, vịt nấu chao, rượu mận, rượu đế... Cần Thơ còn có các loại trái cây đã tạo thành thương hiệu như: dâu Hạ Châu, mít không hạt Ba Láng, vú sữa tím than Phong Điền...

Trong năm 2018-2019, Báo Cần Thơ đã tập trung khai thác, giới thiệu với bạn đọc khoảng 95 bài, 350 tin, 10 phóng sự ảnh về những nét tinh hoa của văn hóa ẩm thực góp phần quảng bá du lịch Cần Thơ đến với du khách.

Tìm đọc trên Báo Cần Thơ, với các từ khóa “văn hóa ẩm thực Cần Thơ”, công chúng có thể tìm thấy hàng loạt bài viết. Cụ thể như bài “Một vài điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ”, của tác giả Trần Kiều Quang; “Nét mới trong văn hóa ẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023