Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Quảng Bá Phát Triển Du Lịch


về công tác quảng bá du lịch của ĐBSCL, nhằm góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển du lịch, coi du lịch là nghành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn sẽ khảo sát, đánh giá thực trạng quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:

-Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo địa phương trong việc quảng bá du lịch;

-Khảo sát thực trạng quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương của khu vực;

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin quảng bá hình ảnh du lịch ĐBSCL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 3

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên báo địa phương”

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát nội dung và hình thức quảng bá du lịch trên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang giai đoạn từ năm 2018-2019.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Để thực hiện luận văn này, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn kiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành


ĐBSCL, đặc biệt là Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang (được chọn khảo sát) về quảng bá du lịch.

5.2. Phương pháp nghiên cứu công cụ

Để hoàn thiện luận văn tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như sau:

-Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích tình hình, thực trạng của báo đảng địa phương (cụ thể là Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang) trong việc quảng bá du lịch ĐBSCL hiện nay.

-Phương pháp thống kê: Dùng để thu thập, xử lý số lượng tin bài về quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương. Kết quả thu được sử dụng để đánh giá, phân tích cụ thể, chi tiết chủ thể nghiên cứu để khái quát nhận định vấn đề.

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn Ban Biên tập, Trưởng, phó phòng nghiệp vụ, biên tập viên, phóng viên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn.

-Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những vấn đề tương đồng cũng như những khác biệt của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tổng hợp, phân tích sự hài lòng của công chúng đối với việc quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương. Trong đó, tác giả đã khảo sát 398 người tại TP Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Đối tượng cụ thể gồm: cán bộ, công chức, viên chức chiếm 39%; học sinh, sinh viên 48,7%, doanh nghiệp (chủ yếu ngành du lịch) 8,5% và 3,7% là đối tượng khác. Về giới tính: nữ chiếm 57%; nam chiếm 43%. Độ tuổi: Dưới 20 tuổi 12%; từ 20 đến 29 tuổi 44,8%; từ 30 đến 39 tuổi chiếm 25%; từ 40 đến 49 tuổi 13,8%; 50 tuổi trở lên chiếm 4,5%. Trình độ học vấn: Trung học phổ thông 4%; cao đẳng, đại học chiếm 81,3%; trên đại học chiếm 14,2%.

Ngoài những phương pháp nêu trên, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, tổng hợp, phân tích các kết quả hội nghị, hội thảo liên quan vấn đề quảng bá du lịch, tham khảo ý kiến chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao gồm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hóa dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế thị trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; lý luận về du lịch bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường và tiêu thức phân loại trong thị trường du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát triển của du lịch trong hội nhập quốc tế, dự thảo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực ĐBSCL làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

-Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác quảng bá du lịch ĐBSCL gắn với điều kiện về tài nguyên tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng.

-Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương. Đề tài nghiên cứu thành công, sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác quảng bá du lịch ĐBSCL. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền về phát triển du lịch, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chính quyên địa phương và người dân trong việc xây dựng môi trường du lịch bền vững.

-BBT, BTV, PV các báo được khảo sát cũng như người thực hiện luận văn này (và những ai quan tâm) sẽ tham khảo, vận dụng để có thể quảng bá du lịch ĐBSCL đạt hiệu quả.

- Kết quả nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của báo địa phương trong quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long


Chương 2: Thực trạng quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên báo địa phương

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch trên báo địa phương


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÁO ĐỊA PHƯƠNG

TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. 1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Báo đảng địa phương

Ở nước ta, các cơ quan báo chí, tòa soạn báo đều trực thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Trong hệ thống báo chí nước ta, bên cạnh báo chí của Trung ương Đảng còn có hệ thống các cơ quan báo chí của đảng bộ các địa phương. Sự kết hợp chặt chẽ giữa báo chí của Đảng ở Trung ương và địa phương hình thành mạng lưới báo chí của Đảng trong cả nước, cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị chung.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, là một trong những phương tiện quan trọng nhất để hướng dẫn dư luận... nên báo địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương.

Cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy có chức năng là cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đồng thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa phương; là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước [3, tr. 1].

1.1.2. Báo in

Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin viết về các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định [14, tr. 142].

1.1.3. Báo mạng điện tử

Trên thế giới và Việt Nam, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau. Tiêu biểu như, báo mạng điện tử là loại hình báo chí - truyền thông tồn tại, phát triển trên mạng Internet toàn cầu. Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo


mạng điện tử đã hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó; đồng thời cũng bộc lộ nhiều bất cập. Báo mạng điện tử có nhiều tên gọi khác nhau, như: Báo trực tuyến, báo online [14, tr. 174].

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành trên mạng Internet. Khác với báo in, trên mạng điện tử tin tức được cập nhật thường xuyên, ngắn gọn và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Báo mạng điện tử cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất [33, tr. 5].

Báo điện tử là loại hình báo chí đa phương tiện, nghĩa là không chỉ chuyển tải thông tin bằng văn bản hình ảnh, đồ họa mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7 ngày/tuần [33, tr. 7].

1.1.4. Quảng bá

Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin [64, tr. 802]

Quảng bá được hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tượng nào đó bằng các phương tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng. Quảng bá là cách thức của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm trước công chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên thị trường. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện chính sách về quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng.

1.1.5. Du lịch

Du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở [64, tr. 264].

Tuy nhiên, có thể thấy du lịch là một hiện tượng xã hội, nhân văn và kinh tế phức tạp. Trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng. Do vậy, việc định nghĩa “Du lịch” là một việc làm khó khăn. Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch


đưa ra các định nghĩa về du lịch khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và gốc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định nghĩa khác.

Thoạt đầu, du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cưu trú thường xuyên nhằm thực hiện một công việc gì đó, Theo tiếng Hy Lạp, du lịch là “Tonos” có nghĩa là đi một vòng; hay “Tour” (the tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, một cuộc dạo chơi; “Tourism” (theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1890 và được sử dụng phổ biến cho đến nay. Ở Việt Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc hành trình đi một vòng, từ nơi này đến nơi khác và quay trở lại [29, tr. 19]. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật Du lịch. Trong Luật Du lịch (2017) tại khoản 1, điều 4, chương I thì du lịch được hiểu như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

1.1.6. Quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết. Công tác quảng bá du lịch là hoạt động cung cấp, truyền đạt thông tin tới du khách, giúp họ biết đến các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương trình du lịch trong hành trinh tìm hiểu khám phá những điều khác lạ.

Quảng bá du lịch là đưa thông tin về sản phẩm du lịch đến những người khách tiềm năng, kế đến là khéo léo “định hình” nhãn hiệu của mình. Sau đó làm cho nhãn hiệu ấy leo lên bậc cao nhất là trong trong thang chọn lựa của khách [29, tr. 120].

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quảng bá phát triển du lịch

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển du lịch, thể hiện qua các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Thông báo 179-TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45-NQ/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi


mới, quản lý và phát triển ngành du lịch. Qua đó, ngành du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 1999, Pháp lệnh du lịch ra đời và năm 2005, Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống rồi đến Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng mà nước ta có được.

Để đánh thức tiềm năng và đưa du lịch Việt Nam xứng tầm với thế giới, ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn”. Tinh thần của Nghị quyết là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Song song với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của Vùng ĐBSCL, cụ thể là:

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày 29-12-2011. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013, xác định vùng ĐBSCL hay còn gọi là Tây Nam Bộ là một vùng du lịch quan trọng với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù. Các định hướng phát triển cho vùng là du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội.

- Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nêu rõ, tập trung phát triển 5 khu du lịch quốc gia, gồm: Thới Sơn nằm trong cụm cù lao Long Lân Quy Phụng (Tiền Giang, Bến Tre),

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023