Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 8


hóa chợ nổi Cái Răng (tháng 7), Đêm hoa đăng Ninh Kiều (tháng 8), Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền (tháng 9), Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch quận Ô Môn-Lễ hội Ok-Om-Bok đồng bào Khmer TP Cần Thơ (khoảng giữa tháng 10 âm lịch)… Đó là chưa kể những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước như Pháp, Nhật Bản… tại TP Cần Thơ.

Cùng với sự xuất hiện trên báo in, các thông tin sự kiện, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch được quan tâm đặc biệt, tuyên truyền, quảng bá tộng rãi trên Báo Cần Thơ điện tử. Qua đó, thông tin, quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ đã được đăng tải với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng giới thiệu về tiềm năng du lịch, vùng đất, con người Cần Thơ đến với du khách. Những hoạt động này không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, xúc tiến du lịch mà còn khẳng định sự năng động, tiên phong và năng lực tổ chức lễ hội của địa phương. Qua đó, hoạt động xúc tiến du lịch Cần Thơ ngày càng phát triển sâu rộng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tại Đồng Tháp, công tác truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch địa phương ngày càng củng cố, tăng cường cả qui mô, phạm vi hoạt động, chất lượng và đạt hiệu quả. Trong năm 2018-2019, có 20 bài, 30 tin, 4 phóng sự ảnh trên chuyên mục “Du lịch Đồng Tháp” quảng bá xúc tiến du lịch địa phương. Qua phân tích cụ thể bài viết “Thúc đẩy phát triển du lịch để phục vụ du khách tốt hơn” của nhà báo Như Anh, đăng ngày 16-7-2018, cho thấy bài viết đã phản ánh rõ nét những năm gần đây, hình ảnh du lịch Đồng Tháp “Thuần khiết như hồn sen” ngày càng tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã hình thành sản phẩm đặc thù theo thế mạnh từng nơi. Tại nhiều huyện, thị, thành trong tỉnh đã phát triển thêm một số điểm tham quan mới thu hút khá đông khách du lịch. Bài viết cũng phân tích tích rất rõ, để phát huy các kết quả đạt được, ngành du lịch tỉnh đề ra mục tiêu khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và phát huy giá trị các di sản văn hóa của tỉnh trong phát triển du lịch và gắn với xây dựng hình ảnh địa phương; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và tính chuyên nghiệp nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch.

Nhiều bài viết như: “Nâng chất điểm tham quan vườn cây ăn trái” của nhà báo


Hữu Nghĩa, đăng ngày 6-8-2018; “Chung sức làm du lịch homestay” của nhà báo Hữu Nghĩa, đăng ngày 30-7-2018, “Phát huy thế tiềm năng, thế mạnh hoa kiểng địa phương” của nhà báo Khánh Phan, đăng ngày 8-8-2018, cũng được bạn đọc quan tâm và lãnh đạo địa phương đánh giá cao. Qua đó cho thấy, Báo Đồng Tháp đã giới thiệu công tác xúc tiến du lịch địa phương có trọng tâm, trọng điểm, định hướng hình ảnh, thị trường mục tiêu rõ ràng.

Thông qua trang tin điện tử và nhất là tận dụng mạng xã hội gắn tuyên truyền, quảng bá du lịch bước đầu cải thiện hình ảnh du lịch Đồng Tháp, khẳng định vị thế du lịch của tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nước, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát” [Trích PVS số 1].

Qua thực tế khảo sát của tác giả, cả báo in và Trang tin điện tử Đồng Tháp tập trung quảng bá các hoạt động thúc đẩy xúc tiến du lịch, kêu gọi xã hội hóa tại các khu di tích, điểm du lịch trọng điểm, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia đầu tư, phát triển dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng được tiến hành có hiệu quả. Đồng thời, báo địa phương phản ánh các hoạt động tổ chức hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành trong cả nước, trước hết là TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù, hấp dẫn khách quốc tế, có tính cạnh tranh cao và mở rộng thị phần khách nội địa.

Ở An Giang, để phát triển được ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh luôn quan tâm công tác xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch An Giang. Trên cơ sở đó, Báo An Giang đã không ngừng năng cao chất lượng thông tin để quảng bá rộng rãi về xúc tiến du lịch. Trong năm 2018 - 2019, trên báo địa phương có khoảng 100 tin, 20 bài, 5 phóng sự ảnh tập trung phản ánh hoạt động xúc tiến du lịch. Cụ thể là phản ánh các hoạt động, sự kiện du lịch tại các thị trường có tiềm năng để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước. Thông qua việc quảng bá xúc tiến du lịch, công chúng theo dõi báo An Giang sẽ nắm được, đối với trong nước, tỉnh tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; ngoài nước tập trung


liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang - Campuchia - Thái Lan - Lào, các nước châu Á (tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới.

Báo An Giang cũng tập trung phản ánh việc tỉnh tổ chức các đoàn xúc tiến và đã ký kết hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong cả nước; tham gia các đoàn của Hiệp hội du lịch ĐBSCL xúc tiến thị trường du lịch Campuchia và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong. Nhiều tin, bài trên báo An Giang cũng phản ánh các sự kiện tỉnh tham gia hàng trăm sự kiện hội chợ du lịch, hội chợ thương mại, liên hoan ẩm thực, góp phần quảng bá đặc trưng của An Giang và các tỉnh trong cụm liên kết phía Tây vùng ĐBSCL do các đơn vị trong nước tổ chức. Tổ chức nhiều chuyến khảo sát, giới thiệu Du lịch An Giang như: làng nghề, tour du lịch mùa nước nổi, du lịch tâm linh kết hợp tham quan chợ biên giới, du lịch homestay kết hợp du lịch nông nghiệp, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang… cho hàng trăm lượt các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, các địa phương, Hiệp hội DL ĐBSCL, các cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh.

Đối với các hoạt động trong khuôn khổ Tháng du lịch An Giang, Báo An Giang tập trung phản ánh hoạt động tỉnh tổ chức thành công hướng dẫn đoàn doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa có uy tín đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành ĐBSCL. Đặc biệt, hoạt động tỉnh phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức các hoạt động nằm trong chuỗi hội thảo “Phát triển du lịch Việt Nam bền vững từ góc độ đa ngành và đa chiều” lần thứ 9 tại An Giang (diễn ra từ ngày 2 đến 4-1-2018 tại TP. Long Xuyên) cũng được Báo địa phương thể quáng bá đậm nét, tạo được quan tâm của công chúng.

2.2.2 Về hình thức thể hiện

Cùng với nâng cao chất lượng nội dung thì BBT các báo địa phương luôn chú trọng đổi mới hình thức quảng bá du lịch.

2.2.2.1. Thể loại

Về thể loại, các báo địa phương, đặc biệt là Báo Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp mà tác giả chọn khảo sát đã sử dụng nhiều thể loại khác nhau để quảng bá du lịch ĐBSCL. Quá trình khảo sát, tác giả thống kê các thể loại như: Tin, bài, phóng


sự ảnh và video clip. Trong các thể loại báo chí vừa nêu thì tin được sử dụng nhiều nhất; sau đó đến bài, phóng sự ảnh, video clip.

Cụ thể trong năm 2018, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng 519 tin, 245 bài, 13 phóng sự ảnh về quảng bá du lịch. Năm 2019, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng hơn 681 tin, 255 bài, 18 phóng sự ảnh về du lịch. Riêng Báo điện tử Cần Thơ năm 2018, đăng tải 296 tin, 50 bài, 30 phóng sự ảnh, 8 video clip. Năm 2019, có 547 tin, 70 bài, 30 phóng sự ảnh, 10 video clip.


Bảng 2.1: Số lượng tin, bài, phóng sự ảnh, video clip quảng bá du lịch trên

Báo Cần Thơ


Loại hình báo

chí

Tin

Bài

Phóng sự ảnh

Video clip

2018

2019

2018

2019

2018

2019

2018

2019

Báo in

519

681

245

255

13

18



Báo

điện tử

296

547

50

70

30

30

8

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 8

(Nguồn: Số liệu khảo sát trên Báo Cần Thơ)

Đối với Báo Đồng Tháp, qua khảo sát của tác giả trong 2 năm 2018-2019, trên báo in có khoảng 150 tin, 102 bài, 19 phóng sự ảnh về du lịch. Về Báo điện tử Đồng Tháp, phóng viên báo Đồng Tháp đã thực hiện 288 tin, 84 bài, 25 phóng sự ảnh, 10 video clip được đăng trên chuyên mục Du lịch Đồng Tháp.

Bảng 2.2: Số lượng tin, bài, phóng sự ảnh, video clip quảng bá du lịch trên Báo Đồng Tháp

Loại hình báo chí

Tin 2018-2019

Bài 2018-2019

Phóng sự ảnh 2018-2019

Video clip 2018-2019

Báo in

150

102

19


Báo điện tử

288

84

25

10

(Nguồn: Số liệu khảo sát trên Đồng Tháp)


Tại Báo An Giang, qua khảo sát cho thấy, năm 2018 và 2019, trên Báo in An Giang đã thực hiện trên 610 tin, 209 bài, 35 phóng sự ảnh về du lịch. Trên Báo điện tử có khoảng 650 tin, hơn 350 bài, 50 phóng sự ảnh và 30 video clip.

Bảng 2.3: Số lượng tin, bài, phóng sự ảnh, video clip quảng bá du lịch trên

Báo An Giang


Loại hình báo chí

Tin 2018-2019

Bài 2018-2019

Phóng sự ảnh 2018-2019

Video clip 2018-2019

Báo in

610

209

35


Báo điện tử

650

350

50

30

(Nguồn: Số liệu khảo sát trên Báo An Giang)

+ Tin

Qua khảo sát và phân tích số liệu, cho thấy tại 3 báo địa phương, thể loại tin chiếm ưu thế vượt trội, chiếm tỷ lệ 74,2% tổng sản phẩm báo chí về quảng bá du lịch trên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang năm 2018-2019.

Lý giải về vấn đề trên, lãnh đạo các báo địa phương cho rằng thể loại tin được ưu tiên chọn nhằm thông tin những vấn đề thời sự về du lịch. Bởi tin thường ngắn gọn, nhanh, kịp thời đáp ứng yêu cầu nắm bắt nhanh thông tin, những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy mà công chúng quan tâm. Tuy nhiên, tùy theo theo nội dung, tính chất vấn đề mà Báo Cần Thơ sẽ ưu tiên dùng thể loại tin ngắn, tin vừa, tin sâu, tin tường thuật, tin tổng hợp hay tin ảnh…” [PVS 2]. Cụ thể, khi viết tin cần những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn: tin nhanh, tư liệu, tuyên bố, họp báo… thì Báo Cần Thơ sẽ dùng tin tổng hợp. Dạng tin này được dùng khi phải đồng thời thông báo về hàng loạt những sự việc, sự kiện có tầm quan trọng ngang nhau, như: thông tin về hoạt động quảng bá du lịch nhân một ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trọng đại;…Ví dụ, tin: “Nghiên cứu, hình thành làng du lịch, làng hoa trên tuyến đường tỉnh 918”, đăng trên Báo Cần Thơ ngày 27-12-2019, của tác giả Kim Xuân, đã sử dụng tin tổng hợp. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng cũng như tiềm năng du lịch của địa phương, cụ thể là phường Long Tuyền, Bình Thủy,


Cần Thơ; đồng thời, tác giả đã bình luận nêu chính kiến của mình về những hạn chế về phát triển du lịch của địa phương: “công tác phát triển du lịch chưa thật sự nổi bật và còn nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, khả năng kết nới các tour, tuyến du lịch với các công ty kinh doanh du lịch còn hạn chế…”. Trên cơ sở đó, nhà báo Kim Xuân lược trích ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Cần Thơ về hướng phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới.

Đối với Báo An Giang, tin “Đón nhận kỷ lục mới cho rừng tràm trà sư”, của tác giả Ngô Chuẩn, được BBT ưu tiên thể loại tin tổng hợp, qua đó tác giả thông báo, phân tích, bình luận hàng loạt những sự việc, sự kiện có tầm quan trọng về việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang phối hợp Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (thuộc Tập đoàn Sao Mai) tổ chức đón nhận 2 kỷ lục Việt Nam cho rừng tràm Trà Sư, gồm: “Rừng tràm Trà Sư - Rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi” và “Cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam”. Bên cạnh đó, BBT cũng ưu tiên sử dụng 2 ảnh minh họa, nhằm nhấn mạnh việc xác lập kỷ lục cũng như mô tả vẻ đẹp “Rừng tràm Trà Sư nổi tiếng nhất ở Việt Nam, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch An Giang, tạo thêm điểm nhấn phục vụ du khách đến vùng Bảy Núi.

Trên Báo Đồng Tháp, trong các thể loại báo chí, để thông tin nhanh vấn đề thời sự, báo địa phương vẫn ưu tiên sử dụng thể tin. Tuy nhiên, đối với những tin về du lịch, Báo Đồng Tháp lại “chuộng” thể loại tin ảnh. Bởi nói đến du lịch là nói đến cái đẹp, từ vẻ đẹp thiên nhiên, đến văn hóa ẩm thực… nên khi khi sử dụng thể loại tin ảnh sẽ giúp bạn đọc cảm nhận tốt nhất về du lịch địa phương [ PVS 1]. Cụ thể đối với tin: “Độc đáo ngôi nhà úp ngược ở làng hoa Sa Đéc” của tác giả Khánh Phan, đăng trên báo Đồng Tháp online ngày 21-2-2019, nếu chỉ dùng ngôn từ để diễn tả, thì công chúng sẽ khó cảm nhận, hình dung thế nào nào ngôi nhà up ngược. Vì vậy, BBT đã chỉ đạo đăng thông tin kèm 2 ảnh minh họa: Một ảnh là mô hình ngôi nhà úp ngược; một ảnh cho thấy tất cả vật dụng trong nhà đều đảo ngược lại so với mặt đất, trông rất lạ mắt. Chính việc đổi mới về hình thức, cụ thể là sử dụng tin ảnh đã góp phần đem đến sự thành công trong việc quảng bá du lịch.


+Bài

Có thể nói, cùng với tin, thể loại bài phản ánh chiếm tỷ lệ 20,9% trong tất cả các loại hình báo chí. Bởi bài phản ánh là dạng bài thông tin, phản ánh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí: tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp.

Qua khảo sát 3 báo địa phương: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, tác giả nhận thấy:

-Bố cục bài phản ánh thường gắn gọn, cô động. Để cho bạn đọc dễ tiếp cận thông tin, những năm gần đây, các báo có xu hướng chia bài thành nhiều nội dung và mỗi nội dung được đặt một tít phụ.

-Ngôn ngữ trong bài viết nhìn chung là chính xác, ngắn gọn, gần gủi với đời sống. Chính điều này giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ cảm, từ đó đạt hiệu quả tuyên truyền.

- Các bài viết luôn có ảnh minh họa. Đa số ảnh minh họa đáp ứng được những yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ… và bổ sung thông tin cho bài viết.

+ Phóng sự ảnh:

Tại Báo Cần Thơ, phóng sự ảnh là một trong những thể loại báo chí được chú trọng trên cả trên báo in và báo điện tử. Bởi những tác phẩm phóng sự ảnh vừa mang tính báo chí vừa đạt tới trình độ nghệ thuật, có sức lan tỏa lớn hơn, tác động nhiều hơn tới công chúng. Nội dung đề tài mà phóng sự ảnh đặt ra có tính thời sự cao, những sự kiện được xã hội đang quan tâm, những vấn đề có tác động mạnh đến dư luận, những câu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc... từ đó làm cho phóng sự ảnh đạt hiệu ứng cao và đạt hiệu quả tốt trong tuyên truyền.

Không giống như những cơn lũ thường đem về thiệt hại cũng như nỗi kinh hoàng cho người dân ở miền Trung hay miền Bắc mà mùa lũ ở ĐBSCL - hay còn gọi mùa nước nổi - thường đem đến cho du khách những trải nghiệm với cảm nhận khó quên. Cùng với việc được ngắm nhìn những cảnh đồng nước mênh mông, bạt ngàn màu xanh của những khu rừng tràm những đồng sen hồng tươi bát ngát, bát ngát, thì du khách còn được chèo xuồng ba lá trải nghiệm cuộc sống vùng ngập nước, tự tay thực hiện những công việc sinh kế của cư dân vùng lũ như giăng lưới,


đặt lợp, đặt trúm… Phóng sự ảnh “Mưu sinh mùa nước lũ” của nhà báo Hồng Vân, đăng trên Báo Cần Thơ online ngày 3-11-2019, đã đặc tả, giới thiệu với du khách những trải nghiệm về cuộc sống của người dân Cần Thơ khi lũ về bằng loạt ảnh sống động, hình ảnh đẹp, sắc nét.

Qua phóng sự ảnh cho thấy tác giả chọn góc chụp tốt, khoảng cách thích hợp, bố cục chặt chẽ. Các ảnh trong phóng sự ảnh “Mưu sinh mùa nước nổi” đảm bảo nguyên tắc: Toàn cảnh, chân dung, hoạt động, chi tiết… Cụ thể, tác giả mở đầu ảnh 1 là chụp toàn cảnh để mô tả về không gian mùa lũ. Các ảnh tiếp theo mở rộng câu chuyện, tác giả thể hiện nhiều ảnh chân dung, đặc tả hoạt động của các nhân vật, từ việc tận dụng mặt nước để nuôi cá, nuôi các trong vèo, thu hoạch cá, giăng lưới, thả câu, trồng rau màu… Qua đó, nêu bật được cốt lõi của câu chuyện, được chắt lọc đắt giá nhất về đời sống của người dân trong mùa lũ.

Phóng sự ảnh “Một ngày ở Tràm Chim”, đăng trên Báo Đồng Tháp ngày 22- 8-2018, với những bức ảnh sắc nét, màu sắc hài hòa, tác giả Hữu Nghĩa đưa công chúng trải nghiệm hành trình khám phá một rừng tràm xanh ngút ngàn, ngắm nhìn những loài chim còng cọc, cò óc... đang sinh sống trong vạt rừng tràm. Tác giả cũng giới thiệu việc mô hình nuôi ong lấy mật, hay trải nghiệm làm ngư dân đi giăng câu, đặt trúm, đặt lọp... Xem phóng sự ảnh, công chúng như được khám phá nét độc đáo của phong cảnh Tràm chim từ bình minh đến hoàng hôn; du khách có thể tham gia nhiều hoạt động, hoặc trải nghiệm cảm giá thư thái khi ngồi trên căn nhà giữa ruộng sen, thưởng thức ly trà ngào ngạt hương sen, thả hồn vào không trung bao la, tĩnh lặng chốn ruộng đồng. Để có được những phóng sự ảnh hấp dẫn, phóng viên nhanh chóng chọn góc độ tốt nhất, khoảng cách thích hợp nhất, bố cục tài liệu ngay trong khung ngắm, đợi đúng thời cơ điển hình nhất để bấm máy. Việc bấm máy đúng lúc, với kỹ thuật tạo hình chính xác, bức ảnh sẽ gây được ấn tượng mạnh cho người xem bởi nội dung điển hình, sinh động [PVS 7].

+Video clip

Tuy đứng cuối bảng về tần suất xất hiện, nhưng hiện các báo địa phương vẫn chú trọng thế loại này. Không gì thú vị hơn khi được ngắm nhìn đẹp thiên nhiên

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí