Tiềm Năng Và Vai Trò Của Du Lịch Đbscl Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Địa Phương


Phú Quốc (Kiên Giang), Năm Căn - Mũi Cà Mau (Cà Mau), Tràm Chim - Láng Sen (Long An, Đồng Tháp), Núi Sam (An Giang). 7 điểm du lịch quốc gia, gồm: Khu phức hợp giải trí Xứ sở Hạnh phúc (Long An), Cù lao Ông Hổ (An Giang), Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Bến Ninh Kiều (Cần Thơ), Hà Tiên (Kiên Giang), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long), Ao Bà Om (Trà Vinh). Dự báo đến năm 2020, vùng đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách, trong đó khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch (giá hiện hành) đến năm 2020 đạt khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 111 nghìn tỷ đồng.

- Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược căn bản, lâu dài đối với phát triển vùng, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của vùng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều chỉ thị để tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, như: Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch…

Những chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng và là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Điều đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đề ra các chính sách để quản lý và phát triển du lịch bền vững, giúp cho ngành du lịch nói chung và du lịch của vùng ĐBSCL nói riêng phát triển không ngừng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, những quan điểm và chính sách phát


triển du lịch của Đảng và Nhà nước phải được vận dụng, soi sáng và là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch ở nước ta.

Từ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị khóa XII, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2743/QĐ-TTg, nhiều tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình.

Cụ thể, tại Thành phố Cần Thơ, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch. Đến năm 2018, UBND thành phố Cần Thơ tiếp tục ban hành Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tại Đồng Tháp, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND về Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020. Đối với An Giang, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Qua đó, tập trung quảng bá nhằm xây dựng hình ảnh An Giang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại.

1.3. Tiềm năng và vai trò của du lịch ĐBSCL đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang đậm bản sắc văn hóa nhân văn và có tính xã hội hóa rất cao. Du lịch còn là ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều lợi nhuận, có tác động tích cực thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế đất nước, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa khu vực ASEAN. Trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001.

Kết quả trên cho thấy, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị


di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Nhất là, sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành, cả nước dốc sức, tiền của đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thương hiệu du lịch Việt Nam được du khách thế giới biết đến nhiều hơn. Năm 2018, Việt Nam đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,7% lượt so với năm 2017 và 80 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 6,8 triệu lượt so với năm 2017. Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 620 ngàn tỷ đồng. Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Toàn ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam 2018-2019

Năm

Khách quốc tế

(ĐVT: Lượt khách)

Khách nội địa

(ĐVT: Lượt khách)

Tổng doanh thu

(ĐVT: Tỷ đồng)

2018

15,6 triệu

80 triệu

620.000 tỷ

2019

18 triệu

85 triệu

720.000 tỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 4

(Nguồn: Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL cung cấp)

Riêng đối với vùng ĐBSCL, từ khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, đặc biệt là việc triển khai Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, vùng ĐBSCL đã có được những căn cứ, khai thác và phát triển thế mạnh du lịch trên địa bàn vùng.

Những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử cộng đồng đã tạo nên một nền văn hóa ĐBSCL đa bản sắc, đậm chất phương Đông, vừa kín đáo, vừa dung dị. Đó cũng là bản sắc văn hóa đặc trưng của


miền đất và con người phương Nam hiền hòa, phóng khoáng góp phần làm nên những sản phẩm du lịch đa dạng và đặc thù.

Năm 2017, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch vùng ĐBSCL đạt

34.877.247 lượt, tăng 18,7% so với năm 2016. Trong đó, khách quốc tế đạt 2.855.692 lượt, tăng 11,1%; doanh thu đạt trên 17.195 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2016, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2018, ĐBSCL đã đón 40.745.296 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 16,8% so với năm 2017. Trong đó, có 3.420.109 lượt khách quốc tế, tăng 19,8%; doanh thu đạt 23.782,7 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2017. Trong các tỉnh thì Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang là các địa phương tiêu biểu có tỷ lệ tăng ấn tượng về lượt khách. Địa phương có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với 6.195 tỷ đồng, địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với 811.249 lượt. Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là An Giang với 8,5 triệu lượt khách. Năm 2019, khu vực này đón 47 triệu lượt du khách. Trong đó có hơn 5.5 triệu lượt khách quốc tế đến ĐBSCL, khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 30 nghìn tỷ đồng.

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ĐBSCL 2018-2019

Năm

Tổng lượt khách

(ĐVT: Lượt khách)

Khách quốc tế

(ĐVT: Lượt khách)

Tổng doanh thu

(ĐVT: Tỷ đồng)

2018

40.745.296

3.420.109

23.782,7

2019

47.000.000

5.500.000

30.000

(Nguồn: Hiệp Hội Du lịch ĐBSCL cung cấp)

1.4. Quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương

Là cơ quan truyền thông, cung cấp thông tin cho công chúng, báo chí giữ vai trò rất quan trọng, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của ngành du lịch trên đường phát triển. Cụ thể, thời gian qua, tại ĐBSCL, nhiều hoạt động, sự kiện du lịch được quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như: Đài Phát


thanh truyền hình, báo địa phương, các ấn phẩm du lịch… với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng.

Báo địa phương vùng ĐBSCL gồm báo in và báo điện tử đã mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch. Cùng với việc chuyển tải các tin, bài trên báo in, báo điện tử các địa phương cũng chú trọng quảng bá, giới thiệu các tour - tuyến - điểm; đồng thời, đăng tải nhiều phóng sự ảnh, video clip nhằm tăng cường quảng bá ĐBSCL đến công chúng.

Với chuyên mục cố định, các báo địa phương đã quảng bá thông tin, hình ảnh về du lịch ĐBSCL ngày càng phong phú. Nhiều bài viết về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung, các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng, đồng thời giúp các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Qua nghiên cứu, vấn đề quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo chí khu vực được thể hiện qua một số nội dung sau:

1.4.1. Quảng bá vẻ đẹp tự nhiên của ĐBSCL

Là vùng đất trù phú, được thiên nhiên ban tặng điều kiện khí hậu thuận lợi cùng cấu tạo địa hình, địa chất làm nên những miệt vườn bốn mùa xanh tươi cây trái, ĐBSCL sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. Vì vậy, vẻ đẹp thiên nhiên của vùng luôn là đề tài bất tận để các báo địa phương khai thác. Qua các thông tin, mà báo địa phương cung cấp, công chúng biết nhiều đến vẻ đẹp từng tỉnh, thành, với sông nước êm đềm; những cánh đồng thẳng cánh cò bay và điệu hò mượt mà của những thôn nữ miệt vườn châu thổ; và cả những di tích lịch sử - văn hóa gắn với những câu chuyện cổ tích, những huyền thoại trong tiến trình chinh phục, mở mang bờ cõi, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên, ĐBSCL còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc, nơi giao thoa của các nền văn hóa dân tộc của người Kinh - Hoa - Chăm - Khmer. Nhiều lễ hội như: Lễ hội Bà chúa Xứ (Núi Sam, An Giang), Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), hội đua bò


Bảy Núi (An Giang), Oóc-Om-Bóc (dân tộc Khmer), Lễ hội đua ghe ngo (Sóc Trăng, Bạc Liêu), Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Trái cây, Lễ hội Quán âm Nam Hải (Bạc Liêu)…; Đờn ca tài tử đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có nhiều bãi biển đẹp như Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc (Kiên Giang); ẩm thực dân dã mang đậm tính "khẩn hoang"…

1.4.2. Quảng bá văn hóa ẩm thực của ĐBSCL

Văn hóa ẩm thực ĐBSCL là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý, khí hậu, môi trường… nên ẩm thực vùng này cũng có một số khác biệt. Chính sự khác biết này đã tạo nên nét độc độc đáo để các báo địa phương tập trung khai thác, quảng bá đến công chúng.

Với mong muốn quảng bá với công chúng về văn hóa ẩm thực, thời gian qua, các báo địa phương đã khai thác sâu vấn đề này. Nhiều nhà báo như: Duy Khôi (Báo Cần Thơ), Hữu Nghĩa (Báo Đồng Tháp), Hữu Huynh (Báo An Giang) luôn nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế để phân tích, cung cấp cho công chúng những thông tin đánh giá về hóa ẩm thực ĐBSCL. Để viết tốt về văn hóa ẩm thực, người viết phải dày công nghiên cứu, phải đọc, phải hiểu để thấy rằng văn hóa ẩm thực nói chung, món ăn ở đồng bằng nói riêng phải đặt đúng vào vị trí không gian mới thấy được hồn quê, tình người cùng chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong nó.

1.4.3. Quảng bá về chính sách phát triển du lịch ĐBSCL

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL, đến năm 2020, vùng sẽ đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế và đạt

25.000 tỷ đồng doanh thu.

Báo địa phương luôn đồng hành, quảng bá, cổ vũ để người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch nắm chắc các chủ trương để đầu tư, phát triển du lịch. Cụ thể, các địa phương trong vùng đã quảng bá các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng liên kết du lịch cho từng vùng, tiểu vùng. Điều này sẽ giúp mỗi địa phương nghiên cứu, chọn lựa để tập trung tạo ra sản phẩm du lịch phát huy các “giá trị nhân văn” riêng biệt. Quan trọng hơn, mục tiêu cuối cùng là làm sao cải thiện tư duy làm du lịch của cả cộng đồng dân cư, bởi đây là ngành kinh tế tổng


hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang đậm bản sắc văn hóa và tính xã hội hóa cao. Thông qua các thông tin báo địa phương cung cấp, công chúng nắm được các nhiều chính sách, chủ trương để phát triển du lịch.

1.4.4. Quảng bá về xúc tiến du lịch ĐBSCL

Trong những năm qua, du lịch vùng ĐBSCL đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác quảng bá, kết nối được với các trung tâm du lịch ngoài vùng. Qua đó, các báo địa phương đã tập trung thông tin đến công chúng về công tác quảng bá xúc tiến du lịch của vùng, cũng như chủ động tham gia nhiều sự kiện du lịch “Không gian giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống các dân tộc Việt Nam” và tổ chức tốt năm du lịch quốc gia “Năm Du lịch quốc gia - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề “Khám phá Đất Phương Nam”, lễ hội Bánh dân Nam bộ năm 2018, 2019 tại Cần Thơ… Bên cạnh đó, các báo địa phương cũng cung cấp thông tin quảng bá xúc tiến du lịch như: sự liên kết hợp tác phát du lịch vùng ĐBSCL; phát triển sản phẩm du lịch; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

1.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin quảng bá du lịch trên báo địa phương

1.5.1. Tiêu chí về nội dung

1.5.1.1. Tính thời sự, kịp thời

Nội dung quảng bá du lịch trên báo địa phương phong phú, đáp ứng được tính thời sự. Qua đó, kịp thời giới thiệu đến công chúng về vẻ đẹp, tiềm năng du lịch, vùng đất, con người ĐBSCL. Tính thời sự của các báo địa phương đã đưa đến cho công chúng về sự kiện mới nhất, giúp họ nhận thức và có thái độ đúng đắn, đồng thời, giải quyết được những vấn đề đang đặt ra.

1.5.1.2. Tính khách quan, chân thật

Cùng với việc quảng bá thế mạnh du lịch, báo đảng địa phương giữ vững tính khách quan, chân thật, phản ánh các sự kiện và vấn đề thực tế với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, không thêm bớt, không thiên lệch. Đối với các thông tin du lịch, các báo địa phương phản ánh kịp thời những tồn tại, hạn chế của ngành du lịch, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng


cao nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả vùng ngày càng phát triển ổn định và bền vững

1.5.1.3. Tính độc đáo, hấp dẫn

Một tác phẩm báo chí được xem có tính dộc đáo hấp dẫn không chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà của nhiều người tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó.

Sức lan toả của thông tin theo cả chiều sâu và chiều rộng. Một tác phẩm báo chí càng hay bao nhiêu, sức lan toả càng lớn, nó có thể vượt qua mọi chướng ngại để đến với công chúng như không khí trong lành và cơm ăn, nước uống hằng ngày.

1.5.2. Tiêu chí về hình thức

Về mặt hình thức thì cần phải hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau để chuyển tải được nhiều nội dung thông tin khác nhau; tìm tòi và trình bày theo nhiều cách thức khác nhau để thu hút bạn đọc.

1.5.2.1. Về thể loại báo chí

Trên các báo địa phương đã sử dụng nhiều thể loại báo chí, như: tin, bài, phóng sự ảnh, video clip để quảng bá du lịch ĐBSCL. Trong đó, thể loại tin được ưu tiên sử dụng do tính đặc trưng thời sự, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh của công chúng. Về bài viết, nhìn chung bố cục gắn gọn, ngôn ngữ chính xác, giản dị, giúp bạn đọc dễ hiểu. Hình ảnh đáp ứng được những yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ. Các phóng sự ảnh luôn hấp dẫn, bố cục rõ ràng.

1.5.2.2. Tít, sapo

Hầu hết, tít tin, bài, phóng sự ảnh, video clip trên báo địa phương thỏa mãn 2 yêu cầu: Khái quát được nội dung, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm. Đồng thời, tít được trình bày hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu.

Sapo đáp ứng cho người đọc những nhu cầu về: các thông tin quan trọng; đúng mục đích đang cần tìm, khơi gợi trí tò mò; có độ tin cậy về thông tin; câu từ dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn, hấp dẫn, đúng chủ đề và đúng đối tượng.

1.5.2.3. Hình thức thể hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023