Quảng Bá Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đbscl


thực Cần Thơ” của tác Ái Lam… Qua các bài viết, các tác giả đưa bạn đọc đến gần hơn món ngon độc đáo địa phương. Đồng thời, giới thiệu cùng bạn đọc, bên cạnh những món ăn truyền thống, ẩm thực Cần Thơ đang có bước chuyển mới, đó là giao thoa văn hóa ẩm thực với các vùng miền, sáng tạo trong cách chế biến và cách tân trong cách trình bày.

Có thể nói do đặc điểm sinh thái của thành phố Cần Thơ khá tương đồng với các tỉnh, thành ĐBSCL nên về cơ bản lương thực và các món ăn ở Cần Thơ cũng tương tự các địa phương trong vùng. Trong bữa ăn hằng ngày, canh chua và cá kho là những món ăn bình dân, giản dị, ai cũng có thể làm. Ngoài các món ăn căn bản thường gặp hằng ngày trên đây, các món ăn bình dân ở Cần Thơ còn có nhiều cách chế biến khác, rất đơn giản, gần gũi với tự nhiên mà lại độc đáo hấp dẫn như: cá lóc nướng trui, nướng ốp bẹ chuối; chuột úp nồi, rắn nướng lèo. Ngày xưa, các món thịt như: heo, gà, vịt... quý hiếm, chỉ dùng đãi khách để tỏ lòng mến trọng.

Xưa nay, món ăn dân dã miền Tây được bài trí khá đơn sơ, vun đầy như tính cách hào sảng của người Nam bộ. Món ngon nhưng không bắt mắt cũng làm giảm đi giá trị thực. Nếu được trình bày tinh tế, những món ăn dân dã miền Tây sẽ không kém phần sang trọng. Bài viết “Nét mới trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ” của tác Ái Lam, đăng trên Báo Cần Thơ, đã quảng bá về sự cách tân trong cách trình bày, cũng như nét văn hóa ẩm thực của người Cần Thơ. Cụ thể, tác giả bài viết phân tích, món ăn được trình bày vừa phải, tất cả các vật liệu trang trí đều phải ăn được, màu sắc phải hài hòa, khiến du khách "nhìn là muốn thưởng thức"… Theo đó, định hướng của Cần Thơ là đưa các món ăn dân dã của Nam Bộ lên bàn tiệc sang trọng bằng sự sáng tạo, cách tân trong cách chế biến và trình bày.

Văn hóa ẩm thực An Giang rất đa dạng với nhiều hương vị khác nhau, mang tính dân dã của thời khẩn hoang. Thời gian qua, Báo An Giang đã tập trung khai thác, giới thiệu với bạn đọc những nét tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực góp phần quảng bá du lịch An Giang đến với du khách.

Theo khảo sát, trong tổng số tin, bài, phóng sự ảnh trên báo in có khoảng 100 tin, 40 bài, 12 phóng sự ảnh quảng bá văn hóa ẩm thực. Với nhiều thể loại báo chí, các


nhà báo đã tạo nên sức hút của văn hóa ẩm thực An Giang là sự pha trộn của một nền văn hóa ẩm thực đa dạng nhưng mỗi món ăn đều mang bản sắc riêng.

Cụ thể khi đọc bài viết “Văn hóa ẩm thực - kết nối du lịch” đăng trên Báo An Giang ngày 5-10-2018, của tác giả Hữu Huynh, bạn đọc sẽ hình dung khá rõ An Giang không chỉ được biết đến là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống cộng cư, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… và nhiều tôn giáo cùng sinh hoạt với nền văn hóa đa dạng. Cũng chính vì thế mà phong cách ẩm thực ở An Giang cũng rất phong phú với những nét đặc trưng, mang dấu ấn rất riêng. Bài viết nêu rõ “Có một nét thú vị là ở An Giang, du khách có thể đến bất kỳ mùa nào trong năm cũng được thưởng thức những món ẩm thực rất riêng, độc đáo của vùng Bảy Núi. Nếu qua những làng Chăm sẽ có dịp thưởng thức món cơm bò, hay món Tung - lò - mò “trứ danh”, còn qua miệt Thất Sơn sẽ được nếm thử món bánh canh Vĩnh Trung, đến với Tri Tôn được ăn cháo bò, về Châu Đốc sẽ được ăn tô bún cá đậm đà hương vị… Nhưng thi vị và hấp dẫn nhất có lẽ vào mùa nước nổi với nhiều món ăn dân dã nhưng khó quên”.

Điều kiện môi sinh và thổ nhưỡng với hệ thống chi chít sông, ngòi, ao, hồ, kênh, rạch... khiến cho sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng, tạo nên cuộc sống dư giả, phóng khoáng của cư dân nơi đây. “Thú vị nhất là du khách được hòa mình với thiên nhiên, được tự tay bơi xuồng, thả lưới, giăng câu, gỡ cá… trên đồng và cùng người dân chế biến những món ăn dân dã, như: cá lóc nướng trui, cá linh kho lạt, cá chạch chiên giòn… Hay đơn giản là cùng bơi xuồng ra đồng hái bông điên điển, bông súng… về chấm mắm kho đủ làm cho tinh thần thư thái” - tác giả Hữu Huynh miêu tả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Qua nhiều thông tin trên Báo An Giang khai thác, giới thiệu, chúng ta được biết, lúa gạo là nguồn lương thực chính của người dân An Giang. Nguồn thực phẩm chính được sử dụng để chế biến món ăn chủ yếu là các loài thủy sản đánh bắt được như cá, tôm, cua, ốc, ếch, lươn, rắn, chuột... cùng với một số loại rau đồng. Sự giàu có, đa dạng của sản vật đã tạo nên tính chất phóng khoáng cho văn hóa ẩm thực An Giang. Tính phóng khoáng được thể hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu


Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 7

chế biến và cách thưởng thức. Bữa ăn của người dân An Giang rất mộc mạc và đơn giản nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và đẹp mắt.

An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn gắn liền với các địa danh và luôn có sức hấp dẫn đối với thực khách. Ví dụ như, bánh canh Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) được làm bằng gạo lúa sóc nên cọng bánh mềm, dai có mùi thơm đặc trưng cùng độ dẻo tự nhiên. Bánh xèo Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) lôi cuốn thực khách bởi hơn 20 loại rau rừng ăn kèm. Thưởng thức bánh xèo Núi Cấm thực khách sẽ được nếm các loại rau với đủ mùi vị, tất cả hòa trộn thành một hương vị rất đặc biệt.

Tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, người Khmer đã tạo nên một nền ẩm thực độc đáo và hấp dẫn. Tuy không cầu kỳ và bắt mắt trong phong cách trang trí nhưng văn hóa ẩm thực của người Khmer An Giang rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng, thể hiện được cách ứng xử linh hoạt của con người với thiên nhiên. Qua các bài viết trên báo An Giang, công chúng còn biết An Giang còn nổi tiếng với nhiều món ăn mang tính giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân tộc như khô, mắm, gỏi sầu đâu, gà hấp lá chúc, bún cá… Đây là những món ăn ngon nổi tiếng của vùng đất An Giang, được nhiều du khách yêu thích. Bên cạnh đó, ẩm thực mùa nước nổi chỉ có ở vùng ĐBSCL, trong đó An Giang là nơi đầu tiên nhận con nước về và có mùa nước nổi kéo dài nên ẩm thực mùa nước nổi ở An Giang có phần nổi tiếng hơn các địa phương khác trong khu vực.

“Tháp Mười đẹp nhất bông Sen”. Ngày nay, về Đồng Tháp hay còn gọi là thủ phủ đất Sen hồng, du khách không chỉ được trải tầm mắt ngắm nhìn những cánh đồng Sen ngút ngàn, thơm ngát và còn được trải nghiệm với những món ngon tuyệt như được chế biến từ sen, như: Chè hạt sen, cháo nắm sen, cháo gà hạt sen, cơm hải sản hấp lá sen, chả cốm hấp lá sen, gỏi ngó sen, xôi lá sen, súp hạt sen…

Vùng đất Đồng Tháp với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc đã tạo ra một vùng đa sinh thái, sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú. Khi còn trong buổi đầu khai phá, người dân đã tận dụng những sản vật có sẵn để sáng tạo những món ăn phù hợp với vùng đất mới. Những món ăn mang đậm tính dân dã - đặc thù của một thời đi mở cõi, ngày nay đã trở thành đặc sản.


Qua thời gian, người dân Đồng Tháp ngày càng sáng tạo nên nhiều cách kết hợp món ăn khác nhau góp phần tạo nên sắc thái văn hóa đặc thù cho địa phương và miền Tây Nam Bộ.

Với khoảng 25 bài, 50 tin, 5 phóng sự ảnh quảng bá văn hóa ẩm thực trong năm 2018-2019 đăng tải trên báo in Đồng Tháp, các nhà báo tập trung phản ánh, phân tích, giúp bạn đọc hình dung rõ nét hơn về văn hóa ẩm thực của vùng đất thẳng cánh cò bay. Qua các bài viết, hình ảnh cho thấy, văn hóa ẩm thực ở Đồng Tháp gắn liền với văn hóa ẩm thực của các dân tộc, như: Việt, Hoa, Khmer, Chăm… cùng cộng cư trên vùng đất này. Sự giao lưu trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở Đồng Tháp được thể hiện ở hai phương diện:

Thứ nhất, mỗi dân tộc có một số món ăn đặc trưng của mình. Và các món ăn đặc trưng đó đã trở thành phổ biến, được các dân tộc cùng cư ngụ trên một vùng đất sử dụng qua lại lẫn nhau đến mức người ta không còn phân biệt món ăn nào là của dân tộc nào. Cụ thể như, canh chua, cá kho tộ, lẩu mắm... là những món ăn đặc trưng của người Việt; bún nước lèo, bún mắm, canh xiêm-lo... là đặc trưng của người Khmer; người Hoa thì có các món: giò chéo quẩy, heo quay, vịt tiềm, vịt khìa, canh thuốc bắc, hột vịt muối... Nhưng có thể nói sự phân chia chỉ mang tính chất lý thuyết, bởi trong thực tế, các món ăn này không có giới hạn rõ ràng giữa các dân tộc. Trong số các món ăn vừa kể trên, hầu hết người Hoa, người Việt, người Khmer ở Nam Bộ đều ăn như nhau. Trong cộng đồng người Việt, Khmer, Hoa cũng có một số khác biệt về khẩu vị trong cách chế biến thức ăn: người Hoa thích ăn thịt hơn ăn cá, ít ăn canh chua; người Khmer thích ăn canh xiêm-lo nêm mắm bò-hóc thay vì canh chua... nhưng do quá trình cộng cư kéo dài từ đời này sang đời khác, mối giao lưu càng khắn khít nhau hơn, nên các món ăn cũng dần dần chuyển hóa giống nhau. Các dân tộc này ở Đồng Tháp cũng như Nam Bộ ngày nay hầu hết đều thích mắm, cá kho...

Thứ hai, sự tiếp biến trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở đây đã làm cho các món ăn ở vùng đất này không ngừng phong phú qua việc tiếp thu rồi chế biến lại, tạo ra hương vị khác. Bún nước lèo của người Khmer là một ví dụ. Món này vốn


là đặc trưng của người Khmer nhưng được cả người Việt và người Hoa ưa thích. Bún nước lèo được chế biến từ tôm, cá nấu nhừ, rồi rỉa bỏ hết xương, nêm vào nước lèo sả, ớt, củ ngải bún được giã nhuyễn, sau đó nêm mắm bò-hóc vào cho đậm đà. Ăn kèm với món này là các loại rau húng nhủi, húng quế, hẹ, bắp chuối... Nhưng khi bún nước lèo này qua tay những thợ nấu người Việt thì các nguyên liệu của nó không được giữ nguyên như cũ, mà nó đã được thêm bớt cho phù hợp với khẩu vị của mình: người Việt lại cho thêm tép bóc vỏ, thịt heo quay và một số loại rau khác hẳn nguyên gốc. Trong lễ hỏi hoặc vào dịp hội đình, làng. Người dân Đồng Tháp cũng sử dụng các món “bánh hỏi thịt quay” như ngụ ý phía nhà gái có chịu ưng gả con không, hoặc hỏi xem có ai chịu ứng cử vào ban trị sự của đình. Ở trường hợp, khi mọi chuyện làm ăn, bàn tính đã xong, người ta thường dọn món “bánh xếp” nhằm ngụ ý công việc đã suôn sẻ, dàn xếp ổn thỏa. Trường hợp việc chưa xong, cần tiếp tục bàn bạc thêm thì người ta dọn món bánh ráng, ngụ ý ráng sức để làm xong công việc. Món ăn ở đây có hàm ý xã hội thú vị và sâu sắc.

Có thể nói, những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân Đồng Tháp chính là kết quả của một quá trình khai hoang, khẩn đất kéo dài hàng trăm năm. Rất giản dị, hoang dã, nhưng cũng rất đa dạng và hào phóng, những nét đặc sắc ấy đã góp phần làm phong phú hơn cho nghệ thuật ẩm thực của dân tộc Việt Nam và tạo một diện mạo riêng độc đáo cho nghệ thuật ẩm thực của người phương Nam.

2.2.1.3. Quảng bá về chính sách phát triển du lịch ĐBSCL

Cần Thơ với vai trò là thành phố trung tâm của vùng, trên cơ sở những tiềm năng sẵn có, những tài nguyên du lịch đã và đang khai thác, Cần Thơ định vị các loại hình sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE là chủ đạo. Đồng thời, thành phố thúc đẩy liên kết, phối hợp chương trình du lịch trong và ngoài vùng để phục vụ những nhu cầu, mong muốn đa dạng của khách du lịch nội địa và quốc tế.

Trên cơ sở đó, Báo Cần Thơ luôn nỗ lực quảng bá về chính sách để từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên bản đồ du lịch.


Qua các thông tin Báo Cần Thơ quảng bá chính sách phát triển du lịch cho thấy, Cần Thơ đã phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030". Đồng thời, Cần Thơ đầu tư xây dựng các công trình văn hóa gắn với du lịch. Trong năm 2019 đã triển khai thi công 2 công trình gồm: Đền thờ các vua Hùng (quận Bình Thủy) và Khu di tích lịch sử Chiến thắng Lộ Vòng Cung (huyện Phong Điền). Đồng thời, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án và hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Cụ thể như: xây dựng đề án phát triển du lịch Cù lao Tân Lộc; xây dựng và đưa vào hoạt động "Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động - thành phố Cần Thơ"; xây dựng nội dung quản lý cơ sở dữ liệu du lịch trong hệ thống du lịch thông minh thành phố Cần Thơ"; hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân hoạt động kinh doanh du lịch, xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch, khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa của cộng đồng; tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch; chú trọng phát triển du lịch "xanh" thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Thành phố Cần Thơ cũng xây dựng tour - tuyến du lịch mới đưa vào khai thác trên địa bàn TP Cần Thơ: Bến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Trạm dừng chân Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ Ecolodge. Cần Thơ cũng triển khai Đề án "Mỗi xã một sản phẩm"; theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục đề án "Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng"; tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả các công trình, di tích lịch sử văn hóa đã được đầu tư gắn với phát triển du lịch như Đền thờ Châu Văn Liêm, mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Khu tưởng niệm cố soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền… Hiện nay, Cần Thơ đã tìm cách khai thác, phát triển những sản phẩm mới mang tính chuyên biệt như: Du lịch đường sông, du lịch MICE và du lịch văn hóa... Cần Thơ đã lọt vào danh sách 15 thành phố kênh đào đẹp nhất thế giới do Getty Images (kho ảnh trực tuyến lớn nhất thế giới) bình chọn, bên cạnh những thành phố nổi tiếng như Venice (Ý), Amsterdam (Hà Lan), St. Petersburg (Nga), Birmingham (Anh)...

Trong giai đoạn 2018-2019, Báo An Giang có nhiều tin, bài tập trung quảng


bá về chính sách phát triển du lịch. Trong đó chủ lực là các chính sách phát triển du lịch tâm linh với Khu du lịch Núi Sam - nơi có di tích và lễ hội vía Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu... Lễ hội vía Miếu Bà Chúa Xứ cũng được coi là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa tâm linh quan trọng nhất đối với người dân các tỉnh vùng Tây Nam Bộ. Cùng với đó là Khu du lịch Núi Cấm trên dãy Thất Sơn huyền bí, được mệnh danh là “tiểu Đà Lạt” bởi cảnh đẹp nên thơ với suối Thanh Long, hồ Thủy Liêm, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh. Đặc biệt, gần đây, hình ảnh du lịch An Giang cũng nổi lên một cách ấn tượng với rừng tràm Trà Sư - “mái nhà” của hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, có tên trong "sách đỏ” của Việt Nam và thế giới.

Tại Đồng Tháp, triển khai khai thực hiện Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020”, tỉnh cũng đã khai thác và phát triển thế mạnh du lịch địa phương. Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu, thì ngày nay đến với Đồng Tháp, du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, và vô số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khắp vùng. Tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên mùa nào Đồng Tháp cũng đẹp, khí hậu nơi đây ôn hòa, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, qua đó tập đầu tư, khai thác du lịch sinh thái; đồng thời khai thác nhiều điểm du lịch như: khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Sa Đéc, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng, các ngôi nhà Cổ đặc trưng miền Tây ...

Với chủ trương mỗi địa phương một sản phẩm du lịch, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp “dồn lực” để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.1.4. Quảng bá xúc tiến du lịch ĐBSCL

Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên, ĐBSCL còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc, nơi giao thoa của các nền văn hóa dân tộc của người Kinh - Hoa - Chăm -


Khmer. Nhiều lễ hội như: Lễ hội Bà chúa Xứ (Núi Sam, An Giang), Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), hội đua bò Bảy Núi (An Giang), Oóc-Om-Bóc (dân tộc Khmer), Lễ hội đua ghe ngo (Sóc Trăng, Bạc Liêu), Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Trái cây, Lễ hội Quán âm Nam Hải (Bạc Liêu)…; Đờn ca tài tử đã được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; có nhiều bãi biển đẹp như Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc (Kiên Giang); ẩm thực dân dã mang đậm tính "khẩn hoang"…

Nắm bắt được thế mạnh này, những năm gần đây, Báo Cần Thơ chú trọng quảng bá xúc tiến du lịch nhằm thu hút du khách. Trong hai năm 2018-2019, Báo Cần Thơ đã tăng tải khoảng 90 bài, 200 tin, 5 phóng sự ảnh. Qua đó, các nhà báo đã quảng bá đậm nét, cung cấp cho công chúng nhiều thông tin về du lịch thành phố đang có những bước chuyển mình tích cực, từ việc xây dựng, triển khai các sản phẩm du lịch, các tour, tuyến đặc trưng cho đến các hoạt động liên kết, quảng bá… Tiêu biểu như bài “Liên kết các thành phố trọng điểm có đường bay đến Cần Thơ” đăng trên báo Cần Thơ ngày 27-12-2019, của tác giả Ái Lam. Tác giả nêu rõ thông tin để công chúng nắm bắt Không chỉ xác định cụ thể các thị trường trọng điểm, ngành du lịch Cần Thơ còn chủ động cải tiến, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao và định hình hình ảnh, thương hiệu du lịch Cần Thơ. Theo đó, chương trình Quảng bá xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030, xác định ngành du lịch tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch Cần Thơ đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, đổi mới hình thức và cải tiến nội dung, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và có trọng tâm, trọng điểm”

Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, triển khai các sản phẩm du lịch, Cần Thơ tăng cường tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội, ngày hội văn hóa thường niên. Có thể nói, đầu năm, Cần Thơ có đường đèn, đường hoa nghệ thuật rồi đến Lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Hội Sách Cần Thơ, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ, Kỳ yên Đình Bình Thủy, Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc… Những năm gần đây, Cần Thơ lại có thêm nhiều lễ hội tổ chức đều khắp các địa phương, như: Ngày hội Văn

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí