Long” để đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực du lịch của vùng. Tác giả đã phân tích về nguyên nhân của tình trạng lao động du lịch còn bán chuyên nghiệp, chủ yếu được đào tạo ngắn ngày…, chưa đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển. Đó chủ yếu là do các cơ sở đào tạo cung ứng lao động cho ngành du lịch chưa được quan tâm đúng thực tế, nội dung đào tạo chưa đồng đều; các cơ sở kinh doanh du lịch và cơ sở đào tạo chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực; các trường đại học có đào tạo về du lịch nhưng có tính hàn lâm, đào tạo về quản lý nhiều hơn kỹ thuật nghiệp vụ... [14].
Bên cạnh đó, tại hội thảo đã có nhiều tác giả phân tích về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL dưới các góc nhìn, khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung là các tác giả đều có sự thống nhất trong nhận định về thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng cũng như thực trạng của hoạt động đào tạo. Các tác giả đều cho rằng “nguồn nhân lực cho du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang vừa thừa vừa thiếu” [14, tr.6]: Đó là tình trạng thừa nhân lực không chuyên và thiếu đội ngũ lành nghề. Đặc biệt, có những nghiên cứu về thực trạng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Từ góc nhìn của cơ sở đào tạo, tác giả Lê Hồ Quốc Khánh trong bài viết “Thực trạng về nguồn nhân lực và các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã nhận định: Việc đào tạo, sử dụng nhân lực du lịch đã có sự “thiếu phối hợp đồng bộ” giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Dưới góc nhìn của nhà doanh nghiệp, bài viết “Kết nối cơ sở đào tạo du lịch với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội”, tác giả Nguyễn Thị Nga cho rằng, các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch cần chú ý đến các kỹ năng đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp du lịch, đặc biệt là phải đạt được những kỹ năng trong “Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam – VTOS” [14].
Tác giả Huỳnh Trường Huy trong bài viết “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Phân tích mức độ nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp” tại Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long”, tháng 11/2015, qua quá trình khảo sát đã cho thấy: hơn 80% sinh viên các chuyên ngành du lịch thể hiện sự hiểu biết và quan tâm cao đến ngành du lịch, đặc biệt là du lịch có trách nhiệm. Đối với kết quả đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên du lịch thì những kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, giải quyết vấn đề phát sinh và ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp bị đánh giá thấp bởi du khách [111].
Năm 2017, tác giả Trần Văn Kiệt với bài “Nguồn nhân lực trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cần Thơ – Điểm đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” sau khi phân tích về tiềm năng, lợi thế về du lịch của TP. Cần Thơ và đưa ra những công tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố, tác giả cũng cho rằng, nguồn nhân lực ngành du lịch của Cần Thơ đã có bước phát triển đáng kể, từng bước đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch…, nhưng tình trạng nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ du lịch chưa được đào tạo bài bản, khả năng giao tiếp ngoại ngữ yếu và thiếu, chưa đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch [107].
Tập trung phân tích về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở TP. Cần Thơ, tác giả Nguyễn Quang Trung trong bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Cần Thơ trong bối cảnh thực thi MRA –TP” tại Hội thảo khoa học “Cần Thơ – Điểm đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” đã đánh giá khái quát về sự đa dạng và chất lượng đào tạo ngày càng cao của các trường đại học, cao đẳng về du lịch trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở TP. Cần
Thơ vẫn còn những vấn đề đáng quan tâm về trình độ đào tạo, cơ cấu đào tạo, nguồn giảng viên, tính liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp… Đặc biệt, tác giả đã phân tích những tác động của MRA - TP (Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN) đến đào tạo nguồn nhân lực để từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch ở TP. Cần Thơ trong bối cảnh thực thi MRA-TP [107].
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 1
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Quan Niệm Về Nguồn Nhân Lực, Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Quan Niệm Và Thực Chất Của Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Yêu Cầu Và Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Thực trạng quản lý của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đơn cử như nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Phong (2020) “Quản lý hoạt động của các bộ môn thuộc Khoa Văn hóa – Du lịch Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay, thực trạng và giải pháp” đăng trên Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp [84].
Có thể nói, những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung này đã khái quát về đặc điểm du lịch vùng ĐBSCL về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói chung và nguồn nhân lực ngành du lịch của ĐBSCL nói riêng: từ thực trạng về trình độ đào tạo, quy mô, chương trình và các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL, nhiều bài viết trong Kỷ yếu hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2013 đã phân tích những định hướng cũng như hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng. Cụ thể như: bài viết “Một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” của tác giả Mai Hà Phương, đã đề ra các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về tổ chức quản lý, quy hoạch, đào tạo,
sử dụng lao động và nhóm giải pháp về đầu tư. Trong nhóm giải pháp về đào tạo, tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu cần thực hiện các giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực như: loại hình đào tạo (đa dạng hóa loại hình đào tạo, quan tâm đúng mức đến loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp linh hoạt đào tạo dài hạn với ngắn hạn); chương trình đào tạo (chú trọng nhiều hơn việc rèn luyện kỹ năng nghề, tăng hoạt động thực hành, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch, nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với thực tiễn địa phương…); xây dựng đội ngũ giảng viên, đào tạo viên (chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ của các giảng viên, thu hút giảng viên có trình độ cao, trong doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ đào tạo viên có tay nghề cao để đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động của đơn vị) [14].
Bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Kim Trọng đã đề xuất 05 giải pháp như sau: Thứ nhất: Phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu của thị trường và xã hội; Thứ hai: Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; Thứ ba: Cần đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy gắn liền với thực tiễn phát triển cũng như đặc trưng riêng của khu vực; Thứ tư: Tạo điều kiện cho học viên, sinh viên là giáo viên thực tập; Thứ năm: Cần sự phối hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp để có những phân tích, đánh giá về chất lượng sản phẩm lao động [14].
Tác giả Huỳnh Quốc Thắng trong bài viết “Tổng quan về đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã khẳng định, đào tạo và đào tạo lại là một trong những giải pháp nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ con người đủ năng lực, phẩm chất tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể. Trong đó, tác giả khẳng định lại mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo “Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” là “Đồng
bằng sông Cửu Long cần tập trung đầu tư tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch…, huy động năng lực dạy nghề, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành, hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh quy mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành du lịch; đồng thời chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có thể tham gia hoạt động du lịch” [14, tr. 93]. Từ đó, tác giả nhấn mạnh đến các giải pháp, đặc biệt là giải pháp về hệ thống đào tạo và xây dựng phát triển nguồn nhân lực du lịch; các hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng; hợp tác đào tạo trường và doanh nghiệp; hợp tác đào tạo quốc tế; đào tạo lại và đào tạo tại chỗ [14].
Tác giả Nguyễn Thị Lý trong bài viết “Thực trạng, nhu cầu và định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” đã nêu ra các định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL như sau: Khẳng định liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch là thước đo của sự thành công; liên kết “4 nhà” là giải pháp cho bài toán nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch (nhà nước, nhà dân, nhà trường, nhà doanh nghiệp kinh doanh du lịch) [14].
Năm 2015, bài viết “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Phân tích mức độ nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp” của tác giả Huỳnh Trường Huy trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã đánh giá thực trạng nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên du lịch, đã đề xuất những giải pháp liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện của doanh nghiệp cũng như cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch; sự rèn luyện của bản thân, ý thức công việc của nhân viên, và công tác thống kê nguồn nhân lực du lịch của cơ quan quản lý nhà nước [111].
Năm 2017, bài viết của một số tác giả trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cần Thơ – Điểm đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” cũng đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng. Cụ thể như tác giả Trần Văn Kiệt trong bài viết “Nguồn nhân lực trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” đã cho rằng, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch TP. Cần Thơ cần có giải pháp quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề và cơ sở nghiên cứu du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành du lịch của thành phố; chú ý đến các chương trình đào tạo khác nhau cho lao động gián tiếp và lao động trực tiếp; tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông; quan tâm đến các điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…[107].
Trong bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Cần Thơ trong bối cảnh thực thi MRA –TP”, tác giả Nguyễn Quang Trung đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Cần Thơ trong bối cảnh thực thi MRA –TP như: tiếp tục đổi mới phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố; nhanh chóng phổ biến trên diện rộng hệ tiêu chuẩn nghề chung ASEAN đối với nghề du lịch (ACCSTP) và giáo trình du lịch chung ASEAN; cam kết sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo nhằm thiết lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nước – Nhà trường – Người học – Nhà sử dụng lao động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chú trọng đào tạo sau đại học ngành du lịch; mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học du lịch [107].
Tác giả Võ Nguyên Thông (2019) trong bài viết “Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập ngành du lịch tại Trường Đại học Đồng Tháp”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
sau khi phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập ngành du lịch tại Trường Đại học Đồng Tháp như yêu cầu đối với giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo, bài viết đã đưa ra một số giải pháp như: Hoàn thiện chương trình đào tạo ngành du lịch, hình thành môi trường nghiên cứu trong Nhà trường, xây dựng mối quan hệ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế…[114].
Những nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống giải pháp tương đối toàn diện, dựa trên thực trạng, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng.
1.2. KHÁI LƯỢC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái lược các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thông qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả đánh giá khái quát một số nội dung, từ đó xác định những định hướng nghiên cứu của bản thân. Cụ thể là:
Thứ nhất: Đánh giá tổng quát các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực; Nguồn nhân lực du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực du lịch của một số nước trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu trên, dù tiếp cận ở những góc độ hay khía cạnh khác nhau, nhưng đã cung cấp một cách đa dạng về các khái niệm cơ bản, như: nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, các tác giả đểu khẳng định vai trò chủ đạo, quyết định của nguồn nhân lực đối với sự phát triển.
Thứ hai: Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng ĐBSCL hiện nay.
Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung này đã cung cấp tương đối đầy đủ, toàn diện về đặc điểm du lịch vùng ĐBSCL, về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng: từ thực trạng về trình độ đào tạo, quy mô, chương trình và các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng.
Thứ ba: Đánh giá khái quát những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở ĐBSCL hiện nay.
Dù tiếp cận ở các góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống giải pháp tương đối toàn diện, được dựa trên thực trạng và những vấn đề đặt ra, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Tuy nhiên, có ít tác giả đề cập đến phương hướng, định hướng phát triển của ngành du lịch, của địa phương và định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch để làm cơ sở xây dựng hệ thống giải pháp.
1.2.2. Những vấn đề luận án của nghiên cứu sinh tiếp tục giải quyết
Thứ nhất: Các khái niệm liên quan, mặc dù đã được phân tích một cách đa dạng, sâu sắc, nhưng phù hợp với mục đích nghiên cứu của các tác giả với phạm vi, đối tượng khác nhau. Vì vậy, từ cơ sở những nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả sẽ xây dựng các khái niệm công cụ riêng phù hợp với mục đích và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của mình, từ khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch (khái niệm, phân loại, vai trò, đặc điểm) , đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là làm rõ bản chất của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
Thứ hai: Từ việc kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, tác giả sẽ phân tích một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng đào tạo nguồn nhân lực