được thể hiện qua các video clip. Bởi khi đó thông tin không còn là những con chữ nối tiếp nhau từ đầu tới cuối tác phẩm, mà thông tin được thể hiện bằng các video clip đó là những chuỗi hình ảnh động nối tiếp nhau, có âm thanh được ghi âm trực tiếp từ hiện trường, từ mỗi câu chuyện trong cuộc sống. Chính cách truyền tải thông tin này, giúp các tác phẩm trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn, mang lại cho người xem cảm xúc thật, như họ đang được tận mắt chứng kiến diễn biến của sự việc, vấn đề đang xảy ra ngoài cuộc sống.
Cụ thể như bài “Giữ thiên nhiên làm nên sức hút Tràm chim”, đăng trên báo điện tử Đồng Tháp ngày 30-10-2018 của tác giả Hữu Nghĩa. Bài viết ngắn gọn, dung lượng chữ ít nhưng có đến 3 ảnh và 2 clip minh họa tác giả đã tạo nên sự thu hút về khung cảnh Vườn Quốc gia Tràm chim với “đặc sản” đậm nét hoang sơ do thiên nhiên ban tặng, hiếm nơi nào có được. Xem clip kèm theo bài, trong lòng mỗi người chúng ta như gắn bó hơn thiên nhiên, với ruộng đồng sông nước, thế giới của loài chim, thế giới của các loài hoa hoàng đầu ấn rực rỡ sắc vàng hay hoa nhĩ cán tím thơ mộng khoe sắc… tất cả như một sự trải nghiệm tuyệt vời chỉ có ở vùng đất sen hồng Đồng Tháp. Chỉ sau 3 ngày đăng tải, bài viết cùng hình ảnh và clip đã thu hút khoảng 3.000 lượt xem của công chúng.
Video clip có khả năng kể chuyện nhưng không cần giải thích, mà công chúng vẫn có thể hiểu toàn bộ nội dung câu chuyện đang diễn ra. Việc bảo đảm thông tin được truyền tải tới công chúng khách quan và chân thực nhất là điều rất quan trọng. Chính vì thế, thông tin mà video clip truyền tải sẽ khiến cho độc giả hoàn toàn tin tưởng và đó cũng là lý do Báo An Giang thường đăng tải thể loại video clip trên báo điện tử. [PVS 3]
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin của con người bằng mắt thông qua việc xem, nghe, nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc, và hình ảnh lưu lại trong trí nhớ tốt hơn là từ ngữ. Và đặc biệt việc sử dụng video giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin ngắn hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Thay vì đọc những tin bài dài, với tác phẩm báo chí đa phương tiện có sử dụng video để cung cấp thông tin độc giả chỉ mất 2 tới 3 phút.
2.2.2.2. Tít/sapo
+Tít
Bên cạnh nội dung đăng tải thì tiêu đề bài báo cũng là yếu tố quan trọng, kích thích nhu cầu đọc của công chúng. Việc công chúng tiếp nhận nội dung thông tin bài báo phụ thuộc khá nhiều tít.
Theo khảo sát, các tin, bài trên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang đều thỏa mãn 2 yêu cầu: Khái quát được nội dung của cả bài báo, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm. Đồng thời, tít được trình bày hấp dẫn (về maket).
Có thể bạn quan tâm!
- Quảng Bá Vẻ Đẹp Tự Nhiên Của Du Lịch Đbscl
- Quảng Bá Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Đbscl
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 8
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 10
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Quảng Bá Du Lịch Đbscl Trên Báo Địa Phương
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 12
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Cụ thể, trên các báo chọn khảo sát, đa phần tít đều rõ ràng, dễ hiểu chính xác phụ hợp với nội dung bài báo. Trong đó, tít các tác phẩm được lấy từ nội dung bài viết, chủ yếu tóm lược thông tin muốn truyền đạt. Ví dụ, trong một bài viết miêu tả ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn huyền bí, Thiên Cấm sơn (núi Cấm), tác giả Thanh Tiến đã đặt tít cho bài viết của mình trên Báo An Giang “Lên đỉnh nóc nhà miền Tây”. Qua cách đặt tít của tác giả ngoài việc diễn tả sự hùng vĩ của núi Cấm còn tạo được những ấn tượng đặc biệt với những ai thích phiêu lưu, khám phá.
Bên cạnh đó, nhiều tít tác phẩm thông qua lời nói nhân vật hoặc trích lời nói của các cấp có thẩm quyền trong việc chỉ đạo quảng bá du lịch. Như khi thông tin lãnh đạo thành phố Cần Thơ làm việc với một địa phương về công tác phát triển du lịch, nhà báo Kim Xuân đã lấy ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Cần Thơ làm tít “Nghiên cứu, hình thành làng du lịch, làng hoa trên tuyến đường 918” đăng trên Báo Cần Thơ ngày 17-12-2019.
Thông qua cách đặt tít, tiếng nói nhân vật được bày tỏ, không chỉ tăng giá trị tác phẩm mà còn giúp việc quảng bá du lịch được tốt hơn. Cũng có tít dùng những con số hoặc đặt dấu hỏi để nhấn mạnh, gây ấn tượng.
+ Sapo
Không thể phủ nhận, sapo có vai trò quan trọng bậc nhất chỉ sau tiêu đề trong việc thu hút độc giả đọc nội dung bài báo. “Bấm” vào yếu tố này, các bài viết, PSA trên các Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang luôn chú trọng khâu viết sapo. Các báo xem sapo là một lời giới thiệu, một lời mào đầu đóng vai trò quyết định việc
đọc tiếp bài báo hay dừng lại của độc giả.
Một sapo hấp dẫn là khi nó đáp ứng cho người đọc những nhu cầu về: các thông tin quan trọng; đúng mục đích đang cần tìm, khơi gợi trí tò mò; có độ tin cậy về thông tin; câu từ dễ nghe, dễ hiểu, ngắn gọn, hấp dẫn, đúng chủ đề và đúng đối tượng;… Cụ thể như bài “Cần Thơ rực rỡ những mùa xuân” của tác giả Đăng Huỳnh, đăng trên Báo Cần Thơ ngày 27-12-2019, với sapo “Đến hẹn lại lên, cứ dịp 22-12 hằng năm, đường đèn nghệ thuật Cần Thơ lại sáng sắc màu, phục vụ người dân thưởng lãm, vui Xuân đón Tết. Với chủ đề “Cần Thơ rực rỡ những mùa Xuân”, đường đèn được đánh giá cao về tính nghệ thuật, hiện đại cũng như mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa”. Rõ ràng, chúng ta nhận thấy sapo không phải là sao chép bất kỳ một đoạn nào của bài báo, mà nó là phần tóm tắt những thông tin quan trọng, đắt giá nhất của bài viết và phải tóm tắt một cách khéo léo nhất, hấp dẫn nhất.
Một sapo được coi là hấp dẫn khi nó vừa khiến người đọc hài lòng với những thông tin trong đó, lại vừa không đủ thỏa mãn với chính những thông tin đó. Như bài viết “Thưởng ngoạn rừng Trà Sư mùa nước nổi” của tác giả Hạnh Châu, đang trên báo An Giang ngày 21-10-2019, có sapo rất “mượt” khi miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên “Rừng tràm Trà Sư từ lâu nổi tiếng là điểm dừng chân không thể bỏ qua của rất nhiều du khách khi đến với An Giang. Vào mùa nước nổi, Trà Sư càng thu hút du khách phương xa bởi phong cảnh hữu tình, không khí trong lành giữa mênh mông nước phù sa”. Chính sự hấp dẫn từ sapo đã làm người đọc nảy sinh ham muốn đọc tiếp bài báo nhằm làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình.
Với các cơ quan báo chí, có rất nhiều cách để viết một sapo hấp dẫn cho bài báo. Ví dụ như: Viết sapo dạng dẫn dắt, sử dụng một nhân vật để viết sapo, viết sapo bằng việc sáng tạo một câu chuyện, dùng những điển tích điển cố, danh ngôn, sự kiện lịch sử,… để viết sapo, viết sapo bằng phương pháp so sánh, sapo mang tính gây shock… Tuy nhiên, với vai trò, ví trí là báo đảng địa phương, Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang luôn cân nhắc, tìm hiểu kỹ nội dung mình dự định sẽ viết. Do đó, các báo địa phương “ưu tiên” viết sapo dạng dẫn dắt để bài viết có thể thu hút người đọc, tác giả sử dụng lối dẫn dắt nhẹ nhàng, logic từ vấn đề này đến vấn đề
khác, từ câu chuyện này đến châu chuyện khác. Hay sử dụng một nhân vật để viết sapo; thay vì sử dụng tư liệu hay số liệu cho chủ đề của bài viết, bạn có thể sẻ dụng một nhân vật liên quan đến chủ đề đó, hoặc sử dụng những thông tin, câu chuyện của nhân vật đó để mở đầu cho bài viết hấp dẫn và mới mẻ hơn. Các báo cũng thường chọn viết sapo bằng phương pháp so sánh. Với dạng sapo này, người viết có thể dùng một phép so sánh trực tiếp, ẩn dụ hay một sự ví von hài hước,… đều sẽ mang lai sự lôi cuốn cho sapo của bạn.
Đặc biệt, các báo đảng địa phương tuyệt đối tránh dạng sapo mang tính gây shock…
2.2.2.3. Cách trình bày
Khảo sát các bài viết trên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, có thể thấy trong cách trình bày, tất cả các bài du lịch của Báo Cần Thơ đăng trên trang 10, ngày thứ 6. Tuy nhiên, được BBT tập ưu tiên giới thiệu ra trang 1, in màu, tạo sự thu hút bạn đọc. Trong khi đó, đối với An Giang và Đồng Tháp các bài du lịch xuất hiện trên trang 6, ngày thứ hai vào được in màu. Thêm vào đó, một bài quảng bá du lịch được BBT ưu tiên đăng từ 3 đến 4 ảnh minh họa. Với sự in màu và nhiều hình ảnh, tạo cho trang du lịch ấn tượng.
Hình 2.1: Cách trình bày trang Văn hóa Du lịch trên Báo An Giang
Hình 2.2: Cách trình bày phóng sự ảnh trên trang Du lịch Đồng Tháp của Báo Đồng Tháp.
Hình 2.3: Các thông tin quảng bá du lịch trên Báo Cần Thơ đều được BBT giới thiệu trên trang 1.
2.2.3. Đánh giá của công chúng về hoạt động quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương
Thời gian qua, công tác quảng bá du lịch ĐBSCL được quan tâm đặc biệt. Các thông tin sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch tại các địa phương, đặc biệt là tại Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang (các địa phương tác giả chọn để khảo sát) đều được quảng bá trên các báo địa phương. Qua đó, các thông tin, hình ảnh về du lịch đã được giới thiệu đến công chúng với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, giúp mọi người nắm bắt, cảm nhận về tiềm năng du lịch, vùng đất, con người ĐBSCL.
Tại Cần Thơ, có thể nói, qua những hình ảnh, video clip, những bài viết chuyên sâu đã góp phần quảng bá tốt cho văn hóa, du lịch Cần Thơ. Qua đó, bạn đọc trong và ngoài nước biết nhiều hơn về hình ảnh thân thiện, năng động của con người
Cần Thơ; cũng như hiểu sâu sắc hơn nét văn hóa; những cảnh đẹp hữu tình, nên thơ của thành phố đồng bằng. Những hoạt động trên ngày càng thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị tốt đẹp giữa Cần Thơ với các tỉnh, thành trong cả nước và các nước láng giềng… Trong bài viết “Năng động quảng bá văn hóa, du lịch Cần Thơ”, đăng ngày 10-11-2017 trên Báo Cần Thơ, tác giả Dặng Duy Khôi đã tiếp cận J.Hussey, một du khách trẻ đến từ Úc. Anh cho biết, tham dự Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền vừa qua, anh “không khỏi trầm trồ trước tài nghệ đờn ca của những tài tử miệt vườn. Anh nói, đây là lần đầu tiên chứng kiến một buổi biểu diễn lạ lẫm như thế”.
Tương tự, Báo An Giang và Đồng Tháp cũng tập trung đăng tải nhiều thông tin trên chuyên mục du lịch, thời sự về các hoạt động du lịch để công chúng nắm bắt, tìm hiểu. Cũng từ sự năng động, nhanh nhạy trong công tác quảng bá các khu, điểm du lịch trải nghiệm cũng như sự tu bổ, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ để chuẩn bị đón khách dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên Báo Đồng Tháp nên tính từ ngày 23/1 đến hết ngày 29/1/2020 (nhằm ngày 29 Tết đến hết mùng 5 Tết), tổng lượt khách du lịch đến Đồng Tháp đạt 169.425 lượt khách (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019), tổng doanh thu du lịch đạt hơn 21,39 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019).
Qua khảo sát đánh giá của công chúng về hoạt động quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, dù còn nhiều tranh luận, nhưng đa số công chúng thể hiện sự hài lòng. Cụ thể với câu hỏi “Ý kiến của bạn về nội dung quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương hiện nay?” thì có 45% trong tổng số 399 người tham gia khảo sát, đánh giá nội dung đa dạng phong phú; 31,4% đánh giá rất đa dạng, phong phú, 16% đánh giá nội dung ở mức trung bình và 7% đánh giá ở mức chưa đa dạng phong phú.
Hình 2.4: Kết quả khảo sát nội dung quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương Đối với việc đánh giá những thông tin mà báo in cung cấp vấn đề về quảng
bá du lịch ĐBSCL, có 44,7% trong tổng số người tham gia khảo sát, đánh giá khách quan trung thực; 38,4% đánh giá đa dạng, phong phú; 37,9% đánh giá sát thực tế; 26,6% đánh giá nhanh nhạy hấp dẫn và 17% đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong khi đó, ở báo điện tử, có 56,5% trong tổng số 398 người tham gia khảo sát đánh giá thông tin đa dạng, phong phú; 42% đánh giá đánh giá nhanh nhạy hấp dẫn; 41,5% đánh giá khác quan trung thực; 35,4% đánh giá sát thực tế và chỉ có 8,3% đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo công chúng đánh giá, để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề quảng bá du lịch ĐBSCL, có 75,4% trong tổng số tham gia khảo sát cho rằng cần mở rộng đề tài về du lịch; 61,6% bạn đọc tham gia khảo sát cần tăng cường tương tác với công chúng; 30,4% bạn đọc tham gia khảo sát yêu cầu thêm những bài viết có nội dung mang tính phản biện, phản ánh những vấn đề còn hạn chế của ngành du lịch để bạn đọc tham khảo, cũng như giúp ngành khắc phục hạn chế, phục vụ du khách tốt hơn.
Về hình thức trình bày, có 39,8% trong tổng số người tham gia khảo sát cho rằng hình thức trình bày hấp dẫn, 51,3% đánh giá hình thức ở mức trung bình, và 9% cho rằng hình thức chưa hấp dẫn. Phân tích cụ thể cho thấy, 59,3% đánh giá độ dài bài viết vừa; 29,1% đánh giá bài viết hơi dài; 7,3% đánh giá bài viết quá dài. Về chất lượng hình ảnh có 45,5% đánh giá chất lượng hình ảnh tương đối đẹp; 27,9%