Thực Trạng Quảng Bá Du Lịch Đbscl Trên Các Báo Khảo Sát


Hiện nay, các báo địa phương tập trung xây dựng chiến lược quảng bá riêng về du lịch. Nhiều báo địa phương, trang du lịch thường in màu để thu hút công chúng.

Các báo địa phương tận dụng ưu thế, tính năng của mạng xã hội, lập các fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải các bài viết trên báo in, điện tử theo hướng tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu, vừa tiếp nhận phản hồi của công chúng về bài viết một cách nhanh chóng.

Tóm lại, theo tác giả luận văn, tiêu chí để đánh giá tin, bài có chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL cần tập trung vào tiêu chí về mặt nội dung và hình thức. Mặt nội dung thì đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo tính chính xác. Về mặt hình thức thì cần phải hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau để chuyển tải được nhiều nội dung thông tin khác nhau; đồng thời tìm tòi và trình bày theo nhiều cách thức khác nhau để thu hút bạn đọc.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn tập trung làm rõ một số khái niệm, hệ thống hóa cơ sở lí luận cho luận văn, bao gồm các vấn đề sau:

-Về quan điểm của Đảng và Nhà nước về quảng bá du lịch ĐBSCL, tác giả luận văn nên một số chính sách và căn cứ pháp quan trọng và là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch ĐBSCL. Trong đó, tác giả tập trung nhấn mạnh Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”.

-Về tiềm năng và vai trò của du lịch ĐBSCL đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tác giả nhấn mạnh, từ khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, đặc biệt là việc triển khai Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, thì vùng ĐBSCL đã có được những căn cứ, khai thác và phát triển thế mạnh du lịch trên địa bàn vùng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Trên cơ sở hoạch định chung, từng địa phương trong vùng đã nỗ lực khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

-Về quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên báo chí, tác giả tập trung phân tích việc quảng bá vẻ đẹp tự nhiên ĐBSCL; văn hóa ẩm thực ĐBSCL; quảng bá chính sách cũng như việc xúc tiến du lịch.

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 5

-Về tiêu chí để khảo sát, đánh giá tin, bài quảng bá du lịch ĐBSCL trên các báo địa phương, tác giả luận văn đề cập đến hai tiêu chí là nội dung và hình thức. Nội dung phải có tính thời sự, nhanh chóng, kịp thời; có tính khách quan và chân thật khi phản ánh thông tin về du lịch. Về mặt hình thức thì cần phải hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau để chuyển tải được nhiều nội dung thông tin khác nhau để thu hút bạn đọc.


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRÊN BÁO ĐỊA PHƯƠNG

2.1. Giới thiệu các báo khảo sát

2.1.1. Báo Cần Thơ

Cần Thơ có vị trí địa lí thuận lợi là nằm ở trung tâm của khu vực ĐBSCL và có lịch sử phát triển hơn 300 năm. Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ có phần muộn hơn so với vùng Đồng Nai, Sài Gòn và Hà Tiên. Dày công mở cõi vùng đất này là cha con Mạc Cửu Tổng binh trấn Hà Tiên. Trải qua giai đoạn dài phát triển, với nhiều tên gọi khác nhau như: Trấn Giang, Phong Phú, Phong Dinh..., Cần Thơ luôn chứng tỏ được vị thế trung tâm của vùng châu thổ Cửu Long.

Sau khi miền Nam giải phóng (30-4-1975), Chính phủ ra Nghị định sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và TP Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang, có TP Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến năm 1991, tỉnh Hậu Giang được chia tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Đầu năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập TP Cần Thơ và trực thuộc Trung ương.

Ngày 17/2/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước", trong đó khẳng định "xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện TP Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh trong vùng ĐBSCL và cả nước". Nghị quyết này đã tạo điều kiện thuận lợi đưa Cần Thơ phát triển nhanh. TP Cần Thơ được Chính phủ công nhận là Đô thị loại 1 từ tháng 6-2009 và hiện là một trong 4 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, cũng là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của cả nước.

Báo Cần Thơ là cơ quan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Cần Thơ, có lịch sử hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ năm 1928, chỉ hơn 2 năm sau khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc xuất bản báo Thanh Niên, tờ Lao Động của Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Cần Thơ ra đời, do đồng chí Hà


Huy Giáp phụ trách. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tùy theo tình hình, yêu cầu đấu tranh cách mạng, tờ báo đã hàng chục lần thay đổi tên gọi. Từ năm 1972, báo chính thức mang tên “Báo Cần Thơ", xuất bản đều đặn đến ngày toàn thắng 30-4-1975.

Đầu năm 1976, Trung ương quyết định sáp nhập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang nên tháng 2-1976, Báo Hậu Giang ra mắt bạn đọc. Báo xuất bản 2 kỳ/tuần, 8 trang, khổ 30 x 40 cm, in 2 màu. Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, tháng 4-1992, Báo Hậu Giang chia tách và thành lập Báo Cần Thơ và Báo Sóc Trăng. Từ tháng 4-1996, Báo Cần Thơ có nhiều cải tiến về cả nội dung và hình thức. Báo tăng lên 3 kỳ/tuần, tăng từ 8 trang lên 12 trang, khổ 30 x 40 cm, in 2 màu, rồi tiếp tục tăng thêm kỳ xuất bản hàng tuần và tăng lên 16 trang (năm 1999). Từ tháng 10- 2000, Báo Cần Thơ xuất bản 6 kỳ/ tuần. Từ ngày 1-1-2004, Báo Cần Thơ nâng lên 7 kỳ/tuần, trở thành nhật báo cách mạng đầu tiên ở ĐBSCL, với khổ báo 42 x 58 cm, 6 trang, in 2 màu, sau đó tiếp tục tăng lên 8 trang. Từ ngày 1-1-2011, Báo Cần Thơ tiếp tục cải tiến về nội dung và hình thức, khổ báo xuống khổ báo nhỏ 30 x 40 cm với 16 trang nội dung, in 2 màu.

Tháng 1 năm 2004, website Báo Cần Thơ bắt đầu phát thử nghiệm trên mạng Internet, gọi theo giấy phép là Trang Thông tin điện tử Báo Cần Thơ. Sau 2 tháng phát thử nghiệm, ngày 3-2-2004, Trang Thông tin điện tử Báo Cần Thơ phát chính thức, trở thành Trang Thông tin điện tử đầu tiên của báo ở ĐBSCL. Năm 2017, Ban Biên tập Báo Cần Thơ đã quyết định nâng cấp Trang Thông tin điện tử thành Báo Điện tử. Báo Điện tử Cần Thơ được xây dựng với công nghệ tiên tiến, giao diện có tính linh hoạt cao, tự động thích ứng với các loại điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay (responsive design). Lần nâng cấp này, Báo Điện tử cũng cung cấp thêm phiên bản tiếng Anh, góp phần thực hiện công tác đối ngoại của thành phố, đồng thời đầu tư một phòng thu (studio) hiện đại, để sản xuất các bản tin đa phương tiện, phục vụ nhu cầu bạn đọc.


Sau gần 3 năm hoạt động, kể từ ngày ra mắt chính thức, Báo Cần Thơ điện tử đã đăng tải trên 30.000 bản tin các loại, bao gồm các bản tin đa phương tiện, trong đó có khoảng 7.500 bản tin (chiếm khoảng 25%) là nội dung sản xuất riêng cho Báo điện tử (không phải từ báo in).

Hiện nay, Báo Cần Thơ có các sản phẩm: Tờ nhật báo (sản phẩm chính), Báo Cần Thơ Khmer ngữ (mỗi tuần 1 kỳ), Báo Cần Thơ điện tử (baocantho.com.vn).

2.1.2. Báo Đồng Tháp

Đồng Tháp - tên rút gọn địa danh lịch sử Đồng Tháp Mười. Nơi đây được biết đến là vùng đất khắc nghiệt chua phèn, muỗi, đỉa và đồng ruộng bạt ngàn bưng lác, nước nổi ngập trắng rộng hàng triệu ha. Đồng Tháp nằm giáp biên giới Campuchia, là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long và cửa ngõ vùng Đồng Tháp Mười với 2 sông lớn chảy qua.

Kỳ tích của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp là đã nỗ lực khai thác có hiệu quả tài nguyên trên vùng đất của mình, biến điểm bất lợi là đất ngập nước, chua phèn thành lợi thế riêng để vùng đất hoang hoá Đồng Tháp Mười trở thành tỉnh sản xuất lúa có sản lượng đứng thứ ba trong vùng. Mỗi năm, Đồng Tháp đóng góp hơn 2 triệu tấn lúa (trên 80% lúa chất lượng cao) cho nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Đồng thời đạt nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và đang chuẩn bị điều kiện để tăng tốc trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những sự chuyển biến tích cực đó của tỉnh Đồng Tháp có sự đóng góp không nhỏ của báo chí tỉnh nhà.

Báo chí Đồng Tháp gắn liền với các phong trào yêu nước và sự ra đời của Đảng ta. Ngay từ đầu, những người yêu nước và các đảng viên cộng sản trong tỉnh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của báo chí và sử dụng báo chí như một vũ khí tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng chống lại âm mưu, thủ đoạn của địch. Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, báo chí Đồng Tháp luôn có mặt, luôn đứng vững trên mặt trận đấu tranh tư tưởng - văn hoá. Từ sau ngày giải phóng, điều kiện thuận lợi hơn, báo chí Đồng Tháp càng phát triển. Tỉnh Đồng Tháp thành lập (tháng 3/1976), Báo Cờ Giải Phóng đổi tên thành Đồng Tháp. Từ


đây đánh dấu một dấu mốc quan trọng đối với Báo Đồng Tháp là từ phát không nay chuyển sang bán. Từ 4 trang in trắng đen, số lượng vài trăm tờ/kỳ đến năm 2000 báo nâng lên 8 trang, 2 màu, phát hành 2 kỳ/tuần, hơn 90 kỳ/năm với số lượng trên dưới 400.000 bản, phát hành các số đặc biệt nhân các ngày lễ, Tết… Từ năm 2011, Báo Đồng Tháp tăng kỳ phát hành lên 3 kỳ/ tuần.

Hình thức và nội dung tờ báo cải tiến ngày một tốt hơn, mở rộng mạng lưới phát hành vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới. Báo hiện nay có hàng chục chuyên mục chuyên trang lôi cuốn được nhiều bạn đọc tham gia.

Năm 2010, Ban Biên tập Báo Đồng Tháp quyết định xây dựng Trang thông tin điện tử - Báo Đồng Tháp. Đây là một bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển Báo Đồng Tháp theo mô hình tin học hóa, hiện đại hóa. Với đề án này đảm bảo Trang thông tin điện tử - Báo Đồng Tháp hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, Ban biên tập thực hiện thông tin tuyên truyền đúng tôn chỉ mục đích, đúng định hướng; chọn lọc sử dụng những tin, bài, ảnh có chất lượng, tập trung vào những vấn đề thời sự theo từng thời điểm, nhất là những vấn đề trọng tâm của tỉnh, đảm bảo theo yêu cầu của BBT, góp phần đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.

Chỉ tính trong năm 2019 - năm gần đây nhất, Trang thông tin điện tử - Báo Đồng Tháp đã chọn lọc, sử dụng khoảng trên 11.600 tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên và tin, bài, ảnh từ báo giấy chuyển qua. Trung bình lượng truy cập trên báo điện tử là 120.000 lượt/ngày, tăng hơn gấp đôi so với năm 2017 (năm 2017: truy cập 50.000 lượt/ngày).

2.1.3. Báo An Giang

An Giang là vùng đất được mở mang muộn màng ở Nam Kỳ, đất rộng, người thưa, đại đa số cộng đồng cư dân gồm người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Nhiều thế hệ người dân ở đây vừa nghèo, vừa dốt chữ, phải liên tục đấu tranh với thiên nhiên (vùng lũ đầu nguồn sông Cửu Long), với kẻ thù ngoại xâm (vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc).


Tính từ năm 1945 đến năm 1975, tỉnh An Giang đã trải qua 8 lần tách nhập địa giới hành chính lớn với nhiều tên gọi khác nhau như: An Giang, Long Xuyên, Châu Đốc; Long Châu Tiền, Long Châu Hậu; Long Châu Hà, Long Châu Sa; Châu Hà; Long Châu Hà, Long Châu Tiền. Đến tháng 12 năm 1975 trở lại với tên gọi An Giang.

Mặc dù với nhiều biến động về tổ chức, con người và gặp nhiều yếu tố bất lợi; nhưng cán bộ, đảng viên An Giang vẫn luôn kiên định theo Đảng, đoàn kết, chung sức, chung lòng lãnh đạo nhân dân, không để xảy ra việc mất đoàn kết, hay mâu thuẫn nội bộ trong quá trình tách, nhập bộ máy, phân công cán bộ. Nhờ đó, Đảng bộ luôn đoàn kết, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân, hạt nhân đoàn kết các dân tộc, tôn giáo trong tỉnh, đấu tranh giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Báo chí cách mạng ở An Giang đã sớm xuất hiện trong bối cảnh đó. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ngày 20/5/1975, bộ phận Thông tấn - Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn Long Châu Hà cho ra mắt tờ tin đầu tiên với măng - sét “Tin tức Long Châu Hà” gồm 2 trang khổ giấy A4. Ngày 19/8/1975, tờ tin “Long Châu Hà” chính thức trở thành tuần báo, với 4 trang khổ 29 x 41 cm. Năm 1976, tờ báo “Long Châu Hà” đổi tên thành Báo An Giang do ông Trần Thu Đông làm Tổng Biên tập. Dù người ít, phương tiện nghiệp vụ còn rất thô sơ lại hoạt động trên địa bàn rất rộng gồm 11 huyện, thị (bao gồm cả huyện Hòn Đất, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc, huyện Châu Thành của tỉnh Kiên Giang ngày nay, và cả huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ ngày nay), nhưng Báo An Giang đã hoàn thành tốt vai trò thông tin tuyên truyền, phản ánh và định hướng dư luận trong chiến tranh biên giới bảo vệ tỉnh nhà.

Giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ bao cấp sang thời kỳ đổi mới 1986 -1990, nền kinh tế đất nước có nhiều đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế- xã hội của tỉnh nhà cũng chuyển biến tích cực. Báo An Giang đã khởi động với khí thế mới, phản ánh nhiều chiều, phát hành rộng rãi ra dân từ 5.000 tờ/kỳ/tuần tăng lên

10.000 tờ/kỳ, với 2 kỳ/tuần và từ 4 trang trắng đen tăng lên 8 trang, in 2 màu. Từ đó, Báo An Giang đã thực sự trưởng thành và phát triển toàn diện.


Về hình thức, Báo An Giang từ 4 trang trắng đen nâng lên 8 trang, 2 màu, rồi 12 trang (4 trang in 4 màu, 8 trang in 2 màu) phát hành định kỳ từ 1 kỳ/tuần lên 2 kỳ/tuần… và hiện nay 5 kỳ/tuần (phát hành liên tục từ thứ hai đến thứ sáu). Số lượng phát hành đến 100% chi, đảng bộ và các nông dân giỏi, các vùng nông thôn.

Bên cạnh báo in, từ ngày 15-9-2008, Báo An Giang điện tử ra mắt, hoạt động tương đối hiệu quả với lượng truy cập khoảng 30.000 lượt/ngày

Có thể nói, thành tựu đáng trân trọng của Báo An Giang là sự tiến bộ về chất lượng thông tin, góp thêm không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Thực hiện các chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, Báo An Giang đã không ngừng mở rộng mạng lưới phát hành tới các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… Hình thức và nội dung báo An Giang luôn cải tiến đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân gắn với nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ. Các tin, bài, chuyên mục luôn hấp dẫn, gần gũi với đời thường, phản ánh nhiều chiều, đa dạng, phong phú, ngày càng được đông đảo bạn đọc yêu thích.

2.2. Thực trạng quảng bá du lịch ĐBSCL trên các báo khảo sát

Qua khảo sát thực trạng quảng bá du lịch ĐBSCL trên Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, tác giả nhận thấy, trên báo in và báo điện tử đều mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch. Cùng với việc chuyển tải các tin, bài trên báo in, báo điện tử các địa phương cũng chú trọng quảng bá, giới thiệu các tour - tuyến - điểm; đồng thời, đăng tải nhiều phóng sự ảnh, video clip nhằm tăng cường quảng bá ĐBSCL đến công chúng.

Cụ thể, tại Cần Thơ, đối với báo in, BBT tập xây dựng chuyên mục “Du lịch và cuộc sống”. Qua đó, các tin, bài, hình ảnh về các hoạt động du lịch (trừ những hoạt động thời sự) sẽ được đăng định kỳ vào trang 10, thứ Sáu hàng tuần. Với chuyên mục cố định, ra định kỳ hàng tuần, Báo đã đăng tải nhiều thông tin, quảng bá du lịch Cần Thơ với nhiều thể loại, như: tin, bài phản ánh, phóng sự ảnh… Cụ thể, trong năm 2018, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng 519 tin, 245 bài, 4.800 ảnh, 13 phóng sự ảnh về du lịch…”. Năm 2019, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đăng khoảng 680 tin, hơn 255 bài, hơn 5.200 ảnh, 18 phóng sự ảnh về du lịch… Qua đó, các hoạt động

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí