Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 10


đánh giá hình ảnh rất đẹp, sinh động; 21,1% đánh giá chất lượng hình ảnh trung bình và số còn lại đánh giá hình ảnh chưa đẹp. Để nâng cao hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL 81,2% bạn đọc cho rằng cần đầu tư hình ảnh đẹp hơn; 39,7% nêu ý kiến cần thay đổi bố cục trình bày; 27% cho rằng cần thay đổi cách đặt tít.

Hình 2 5 Kết quả khảo sát hình thức trình bày các bài viết về quảng bá du 1

Hình 2.5: Kết quả khảo sát hình thức trình bày các bài viết về quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương.


Hình 2 6 Kết quả khảo sát về chất lượng hình ảnh trên báo địa phương về 2

Hình 2.6: Kết quả khảo sát về chất lượng hình ảnh trên báo địa phương về quảng bá du lịch ĐSCL

Để nâng cao hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL 81,2% bạn đọc cho rằng cần đầu tư hình ảnh đẹp hơn; 39,7% nêu ý kiến cần thay đổi bố cục trình bày; 27% cho rằng cần thay đổi cách đặt tít.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hình 2 7 Kết quả khảo sát nâng cao hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL Qua khảo 3

Hình 2.7: Kết quả khảo sát nâng cao hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL

Qua khảo sát, nhiều công cũng cho rằng việc quảng bá du lịch địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Những thông tin về du lịch mà báo địa phương cung cấp giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho công việc, học hành hoặc đơn giản là biết thêm chương trình du lịch, những điểm đến để có thể tham gia các tour du lịch an toàn, lành mạnh. Cụ thể đối với câu hỏi “Thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL qua các báo địa phương giúp gì cho bạn bạn?” có 64,8% trong số người tham gia khảo sát cho rằng giúp mình nắm thông tin thời sự có liên quan; 58% nâng cao nhận thức và ý nghĩa về tầm quan trọng của du lịch, 42,2% có thông tin phục vụ cho công việc và 42% có thông tin phục vụ cho du lịch.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thành công

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các báo địa phương đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá phát triển du lịch.

Báo địa phương vùng ĐBSCL gồm báo in và báo điện tử đã mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch. Cùng với việc chuyển tải các tin, bài trên báo in, báo điện tử các địa phương cũng chú trọng quảng bá, giới thiệu các tour - tuyến - điểm; đồng thời, đăng tải nhiều phóng sự ảnh, video clip nhằm tăng cường quảng bá ĐBSCL đến công chúng. Với chuyên mục cố định, các báo địa phương đã quảng bá thông tin, hình ảnh về du lịch ĐBSCL ngày càng phong phú. Nhiều bài viết về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang


đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung, các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng, đồng thời giúp các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo.

Qua khảo sát, có thể nói, việc quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương đã đạt được những thành công sau:

- Nội dung quảng bá du lịch trên báo địa phương phong phú, đáp ứng được tính thời sự. Qua đó, kịp thời giới thiệu đến công chúng về vẻ đẹp, tiềm năng du lịch, vùng đất, con người ĐBSCL.

Tại Cần Thơ, thông qua những bài viết chuyên sâu, hình ảnh, báo địa phương đã góp phần quảng bá, đưa du lịch địa phương phát triển lên tầm cao mới. Cụ thể, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ 2019, diễn ra tại Cần Thơ, Ban Biên tập Báo Cần Thơ đã chỉ đạo phóng viên tập trung quảng bá về công tác chuẩn bị, văn hóa ẩm thực, nét độc đáo của lễ hội… tạo nhiều ấn tượng đẹp với công chúng. Nhờ vậy, trong 5 ngày diễn ra, lễ hội thu hút khoảng 600.000 lượt khách tham quan, thưởng thức bánh ngon, tăng 100.000 lượt khách so với Lễ hội năm 2018.

Theo báo cáo Tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020”, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất đánh giá, nhờ đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, năm 2019, du lịch Đồng Tháp tổ chức đưa, đón và phục vụ trên 3,9 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt

1.050 tỷ đồng. So với trước khi có đề án: lượng khách tăng gấp đôi, (2,10 lần), tổng thu tăng gấp 3 lần, (3,3 lần, tăng 713,84 tỷ đồng), vượt xa chỉ tiêu Đề án (Nghị quyết phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thu hút 3,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt từ 900 – 1.000 tỷ đồng). Hai chỉ tiêu này đã về trước mục tiêu Đề án đề ra 2 năm.

Nhằm đẩy mạnh quảng bá du lịch, Báo An Giang tích cực đăng tải các thông tin, sự kiện du lịch nổi bật. Trên mặt Báo An Giang dày đặt hình ảnh, tour, tuyến, điểm du lịch. Qua công tác quảng bá, du khách tìm đến với hội chợ và gian hàng


của An Giang nhiều hơn, từ đó các sản phẩm du lịch đã thu hút được sự quan tâm của các đối tác trong nước, ngoài nước và khách tham quan hội chợ.

- Thể hiện tính chân thật, chính xác của thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL

Cùng với việc quảng bá thế mạnh du lịch, báo đảng địa phương giữ vững tính khách quan, chân thật, phản ánh kịp thời những tồn tại, hạn chế của ngành du lịch, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả vùng ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Điển hình như bài viết: “Tour miền Tây: Khách 'choáng' vì người đông, quýt đã lèo tèo còn... chua lè” của tác giả N. Bình - T. Nhơn đăng trên Báo Đồng Tháp online, phản ánh sự thất vọng của du khách về thăm các vườn quýt Lai Vung. Bài viết có đoạn: “ …Mọi năm, đây là một điểm đến rất hấp dẫn. Nhưng năm nay, chất lượng dịch vụ quá thất vọng… Đầu tiên khách bị "choáng" vì vườn quýt Lai Vung... rất lèo tèo, cây xơ xác, trái rất ít nhưng lại đón một lượng khách đông nườm nượp…”.

Hay như ngày hội du lịch sinh thái ở Phong Điền, Cần Thơ bên cạnh việc quảng các hoạt động nổi bật như đờn ca tài tử trên sông, tái hiện chợ nổi… góp phần làm nên thành công của ngày hội, thì Báo Cần Thơ cũng nêu lên những mặt hạn chế trong hoạt động cũng như khâu tổ chức. Từ đó, giúp địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm để mỗi lần tổ chức ngày hội được tốt hơn.

- Hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương được đầu tư mạnh

mẽ.

Điều này thể hiện qua việc các báo sử dụng nhiều thể loại báo chí, như: tin, bài

phản ánh và chùm ảnh, phóng sự ảnh, video clip để quảng bá du lịch. Trong đó, thể loại tin được ưu tiên sử dụng do tính đặc trưng thời sự, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh của công chúng. Về bài viết, nhìn chung bố cục gắn gọn, ngôn ngữ chính xác, giản dị, giúp bạn đọc dễ hiểu. Hình ảnh quảng bá du lịch đáp ứng được những yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ. Các phóng sự ảnh luôn hấp dẫn, bố cục rõ ràng,…


Đặc biệt, về mặt hình thức, mỗi tờ báo địa phương có chiến lược quảng bá riêng. Ví dụ như chuyên mục du lịch trên Báo An Giang và Báo Đồng Tháp được in màu, số lượng chữ ít, “nhường đất” cho hình ảnh minh họa, tạo được cảm hứng cho công chúng khi tìm hiểu về du lịch địa phương. Riêng Báo Cần Thơ, chuyên mục “Du lịch và cuộc sống” xuất hiện trên trang 10, ngày thứ 6. Nhằm để việc quảng bá du lịch đạt hiệu quả cao, hầu hết các bài, tin, ảnh về du lịch đều được BBT chỉ đạo giới thiệu ra trang 1 và được in màu.

- Đổi mới hình thức chuyển tải thông tin quảng bá hình ảnh du lịch ĐBSCL Điều này, thể hiện rõ nét nhất trên báo điện tử. Bên cạnh những tin bài trình

bài màu sắc bắt mắt, thì báo điện tử còn thể sử nhiều thể loại báo chí là phóng sự ảnh và video clip.

Tận dụng ưu thế, tính năng của mạng xã hội, các báo địa phương lập các fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải các bài viết trên báo in, điện tử theo hướng tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu, vừa tiếp nhận phản hồi của công chúng về bài viết một cách nhanh chóng. Nhờ phát huy thế mạnh của mạng xã hội, Báo Cần Thơ đăng tải nhiều tác phẩm báo chí chuyên về “Du lịch và cuộc sống” trên Facebook và kênh Youtube của Báo, thu hút hàng ngàn lượt xem. Điển hình như câu chuyện “Gặp người khổng lồ ở Cần Thơ” của tác giả Duy Khôi, thu hút hơn 2,78 triệu lượt xem trên kênh Youtube của Báo Cần Thơ. Báo Đồng Tháp, với hình thức tận dụng mạng xã hội, đã đăng tải nhiều tin, bài từ nguồn báo in, điện tử đã thu hút nhiều sự quan tâm, chia sẻ của người dùng mạng xã hội. Cụ thể như các bài: “Sắc sen Tháp Mười quyến rũ du khách”, “Giữ gìn thiên nhiên để làm nên sức hút Tràm Chim”, “Duyên nợ với ẩm thực Sen Đồng Tháp” thu hút trên 20.000 lượt xem chỉ sau 2 ngày đăng bài.

2.3.2. Một số hạn chế

Thời gian qua, dù công tác quảng bá về du lịch ĐBSCL trên báo địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, song cả về nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong quảng bá vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch của vùng đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân khách


quan lẫn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức quảng bá, góp phần đưa du lịch ĐBSCL phát triển bền vững.

- Hạn chế về nguồn lực tài chính

Việc hạn chế về nguồn lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quảng bá du lịch trên các báo địa phương. Cụ thể, như tại Đồng Tháp, từ năm 2015, tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020”. Theo đó, tỉnh đã cơ cấu, lãnh đạo Báo Đồng Tháp là thành viên của Ban Chỉ đạo đề án. Đồng thời, Báo Đồng Tháp cũng được cấp kinh phí quảng bá du lịch trên Báo in và Báo điện tử từ đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Tại An Giang, thực hiện Chương trình hành động số 59/CTr-UBND của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020", vấn đề quảng bá du lịch địa phương thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin, duy trì, quản trị website của tỉnh. Riêng đối với Báo An Giang, Sở Văn hóa

- Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp xây dựng trang Văn hóa Du lịch, mỗi tháng thực hiện 4 bài viết để tuyên truyền các sự kiện, hoạt động du lịch An Giang.

Trong khi đó, Báo Cần Thơ dù có xây dựng các chuyên trang, chuyên mục định kỳ, nhưng Báo Cần Thơ phải chủ động thực hiện vấn đề quảng bá du lịch địa phương bằng kinh phí được cấp chung cho tờ báo hàng năm, cộng với sự hỗ trợ khoảng 30 triệu/năm để tuyên truyền chung trên lĩnh vực du lịch.

- Lực lượng BTV, PV lĩnh vực du lịch chưa đảm bảo về số lượng lẫn chất

lượng.

Hiện nay, hầu như mỗi cơ quan báo địa phương chỉ có 1 hoặc 2 PV viết về

mãng du lịch. Cụ thể, như Báo Cần Thơ chỉ có một PV viết lĩnh vực du lịch. Vì vậy, bên cạnh việc nâng chất tác phẩm của phóng viên, cán bộ phòng nghiệp vụ phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên các báo đảng khu vực ĐBSCL, nhằm tăng cường thông tin chuyên sâu và chính xác.

Tương tự, Báo Đồng Tháp, An Giang, cán bộ quán lý cấp kiêm luôn nhiệm vụ PV, thực hiện các sản phẩm báo chí quảng bá du lịch, nên đôi khi gặp nhiều áp lực trong công việc, không có điều kiện đầu tư cho tác phẩm chất lượng cao.


Bên cạnh đó, PV viết lĩnh vực du lịch hầu như chỉ có lòng say mê nhiệt huyết, chứ chưa được đào tạo bài bản để chuyên viết về cho ngành du lịch.

- Kỹ năng PV sử dụng các trang thiết bị hiện đại còn hạn chế

Khi tiến hành khảo sát, có 59% trong tổng số người tham gia khảo sát cho rằng mình thích đọc và muốn tìm thông tin du lịch trên báo điện tử; có 69,8% trong tổng số người tham gia khảo sát là rằng ưu tiên xem video clip và 54% xem phóng sự ảnh. Thế nhưng, trên Báo điện tử Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang hiện nay, số phóng sự ảnh và video clip xuất hiện hạn chế, tần suất thấp.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Trước hết, có thể thấy chủ trương của/tỉnh thành ĐBSCL đối với công tác quảng chưa có sự nhất quán.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quảng bá du lịch trên các báo địa phương. Cụ thể, chỉ qua 3 địa phương khảo sát đã thấy chủ trương của tỉnh, thành ĐBSCL đối với công tác quảng bá du lịch mỗi nơi mỗi khác. So với Báo An Giang, Đồng Tháp thì Báo Cần Thơ hiện nay đang gặp khó, bởi sự hỗ trợ kinh phí tuyên truyền cho trang Du lịch rất thấp (30 triệu đồng/năm). Tuy Báo Cần Thơ phải chủ động và bằng những bước đi riêng của mình, như: Vận động hợp đồng chuyên trang với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các công ty du lịch... Nhưng do hạn chế về kinh phí, trang “Du lịch và cuộc sống” trên Báo Cần Thơ dù nội dung phong phú nhưng về mặt hình thức chỉ in trắng đen.

Thứ hai, lãnh đạo một số tỉnh/thành, ngành du lịch chưa chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho các báo địa phương. Vẫn còn tình trạng né tránh, từ chối cung cấp thông tin, đặc biệt là những thông tin mang tính chất phản biện; và chỉ chờ khi có sự kiện nổi bậc mới mời nhà báo đến để trao đổi thông tin.

Thứ ba, việc thiếu nhân sự dẫn đến tình trạng các báo địa phương vẫn còn thụ động trong việc cải tiến trang mục, thông tin thiếu hấp dẫn.

Dù mỗi báo địa phương đều có kế hoạch cải tiến trang mục, tuy nhiên do nguồn nhân lực thiếu hụt và áp lực “chạy” tin, bài nên nhiều khi PV chưa thể hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, hoặc chưa nâng chất tin bài theo yêu cầu của BBT. Cụ thể,


trang “Du lịch Đồng Tháp” trên báo Đồng Tháp thiết kế mỗi kỳ 2 bài. Tuy nhiên, với một người vừa làm công tác quản lý, vừa thực hiện sản phẩm báo chí nên trang thường vỡ kế hoạch. Hoặc như trên Báo Cần Thơ, lĩnh vực du lịch chỉ có 1 PV phụ trách nên “quán xuyến” chưa chặt chẽ, phải nhờ đến sự hỗ trợ của cộng tác viên. Đồng thời, điều này cho thấy, PV phải nắm thông tin rất nhiều mặt trong lĩnh vực nên dẫn đến tình trạng chỉ nạp và tải thông tin liên tục mà không có thời gian để đào sâu suy nghĩ, nâng cao chất lượng tác phẩm.

Thứ tư, chưa có những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho BTV, PV lĩnh vực du lịch, nên chủ yếu các bạn trẻ làm việc chỉ với lòng yêu nghề. Trong khi đó, “nhà báo du lịch” không chỉ là người thích viết, yêu chữ nghĩa mà còn phải có óc quan sát, sự trải nghiệm những cảm xúc mới lạ từ văn hóa và cảnh quan về những vùng đất mà họ đã đi qua.

Thứ năm, PV, BTV chưa nhạy bén với việc ứng dụng thiết bị hiện đại.

Cả 3 báo địa phương đều có báo điện tử, có nhiều kênh thông tin chuyển tải như phóng sự ảnh, video clip, tin, bài cho báo điện tử… càng đa phương tiện thì PV càng phải tiếp cận công nghệ. Cụ thể, để tiếp cận, các BTV, PV cần biết về kỹ thuật, quy trình xây dựng một phóng sự truyền hình, đường hình, cở hình ra sao. Hay với phóng sự ảnh, bây giờ phần mềm chỉnh ảnh rất nhiều, không hẳn là photoshop nên chúng ta chọn cho mình một phần mềm phù hợp để chỉnh sáng tối, cắt gọn. Tuy nhiên, một số BTV, PV chưa có bước chuyển để “nâng cấp” trình độ, kỹ năng. Điều này dẫn đến việc thực hiện các video clip nhất là về quảng bá du lịch vẫn còn bỏ ngõ hoặc trong thực hiện clip trên báo điện tử từng lúc từng nơi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của BBT và độc giả, ảnh hưởng đến chất lượng quảng bá du lịch.


Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, cụ thể là Báo Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang. Qua đó, tác giả luận văn đưa ra một số kết luận sau: Một là về số lượng và tần suất tin bài quảng bá du lịch trên các báo khảo sát. Tác giả luận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023