văn đã thống kê có tất cả tin bài viết về du lịch ĐBSCL trên 3 cơ quan báo địa phương trong hai năm (năm 2018 và năm 2019). Về nội dung thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo chí báo địa phương thì tác giả luận văn cho rằng, các báo đã thể hiện được nhiều nội dung thông tin về du lịch ĐBSCL, bao gồm vào các nội dung chính là: vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa và ẩm thực, chính sách phát triển du lịch, xúc tiến du lịch..
Về mặt hình thức, các báo đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải thông tin về du lịch ĐBSCL. Các thể loại báo chí phổ biển là tin, bài phản ảnh, phóng sự và video clip. Trong các thể loại báo chí thì tin được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến tin, tiếp theo là bài phản ánh, phóng sự ảnh. So với các thể loại báo chí, thì video clip là ít nhất.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn thì đa phần công chúng cho rằng báo chí đã có hiệu quả trong tuyên truyền, quảng bá về du lịch ĐBSCL. Tuy nhiên, so với báo in thì Báo điện tử vẫn là lựa chọn hàng đầu để công chúng tìm hiểu thông tin về du lịch ĐBSCL. Một thành công nổi bật nữa của các báo, đó là các sản phẩm đã có tính tính thời sự và chân thật.
Bên cạnh những thành công, vẫn còn một số hạn chế nổi bật: các báo vẫn chưa tận dụng được lợi thế tính đa phương tiện đối với báo điện tử. Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ nguồn lực tài chính và trang thiết bị cho hoạt động báo chí vẫn còn thiếu và chưa hiện đại. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành thiếu các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho BTV, PV lĩnh vực du lịch. Mặt khác, một bộ phận lực lượng BTV, PV chậm thích ứng, chưa có nhiều thay đổi tư duy làm báo, vẫn còn làm báo theo kiểu cũ.
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN QUẢNG BÁ DU LỊCH TRÊN BÁO ĐỊA PHƯƠNG
3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương
Qua kết quả khảo sát và phân tích nêu trên cho thấy, từng địa phương trong vùng đã nỗ lực khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch. Đặc biệt, báo đảng địa phương, với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia quảng bá phát triển du lịch. Báo địa phương với hai hình thức báo in, báo điện tử, đã mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch. Hình ảnh về du lịch ngày càng phong phú; các bài viết về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra. Nó không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà còn giúp cho các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 8
- Đánh Giá Của Công Chúng Về Hoạt Động Quảng Bá Du Lịch Đbscl Trên Báo Địa Phương
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 10
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 12
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 13
- Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 14
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự lan rộng của mạng internet và xu hướng toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, BBT các tờ báo địa phương đã lập đề án, xây dựng đội ngũ sẵn sàng cho trang web mới, hướng tới xây dựng tòa soạn điện tử theo xu hướng phát triển của báo chí hiện đại. Điều này, đang làm thay đổi nhanh chóng môi trường tác nghiệp, phương thức tiếp cận và thu nhận thông tin của bạn đọc; đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền.
Các báo địa phương đã không ngừng đổi mới từ nội dung đến hình thức để cung cấp cho công chúng các sản phẩm báo chí chất lượng cao, qua đó quảng bá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa ẩm thực, chính sách phát triển du lịch, cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch…
Một số báo địa phương đã tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để thúc đẩy năng lực của báo chí trong việc thông tin nhanh nhạy, đa chiều, thiết thực tới công chúng đã được đặt ra. Trên cơ sở đó, tận dụng ưu thế, tính năng của mạng xã hội
nhiều cơ quan báo đảng đã lập các fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải các bài viết trên báo điện tử theo hướng tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu của người trẻ, vừa tiếp nhận phản hồi của độc giả về nội dung bài viết một cách nhanh chóng, từ đó nắm bắt sự quan tâm của độc giả đối với nội dung phản ánh.
Tuy nhiên, vấn đề quảng bá du lịch ĐBSCL còn tồn tại một số vấn đề. Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch của vùng thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, như sau:
Thứ nhất, chủ trương của tỉnh/thành ĐBSCL đối với công tác quảng bá du lịch mỗi nơi khác nhau.
Một số tỉnh, khi xây dựng đề án phát triển du lịch đã cơ cấu lãnh đạo cơ quan báo làm thành viên ban chỉ đạo đề án, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá du lịch. Tuy nhiên, không phải báo địa phương nào cũng thuận lợi như trên, nên dù xây dựng các chuyên trang, chuyên mục định kỳ, vẫn phải chủ động thực hiện vấn đề quảng bá du lịch bằng kinh phí được cấp chung cho tờ báo hàng năm. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề quảng bá du lịch trên các báo địa phương.
Thứ hai, người làm báo du lịch cần phải có những tư duy mới về nghề, luôn vận động suy nghĩ về đề tài và cách thể hiện.
Cần thấy rằng, du lịch vùng ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong phát triển các tour, tuyến du lịch trong Vùng. Một số tour du lịch kém hấp dẫn, các sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL còn đơn điệu, trùng lắp và chồng chéo;… Từ thực tiễn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương. Dù thời gian qua, các báo địa phương đã mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch, tuy nhiên nội dung bài viết, hình ảnh thường đơn điệu theo dạng “đến hẹn lại lên”. Ví dụ, đến mùa nước nổi, các báo địa phương lại tập trung thực hiện hàng loạt các bài viết khai thác các điểm du lịch vào mùa lũ như: Rừng Trà Sư, Tràm Chim, Đồng Sen…; hoặc khai thác, quảng bá ẩm thực trong mùa nước nổi như: cá linh, bông điển điển… Điều này, cho thấy, tin bài, hình ảnh thì nhiều nhưng nội dung lại trùng lắp. Chính vì vậy, khi tác giả thực hiện khảo sát vấn đề quảng bá du lịch ĐBSCL đối với câu hỏi giải pháp nhằm nâng cao nội dung có đến 75,4%
bạn đọc tham gia khảo sát cho rằng cần mở rộng đề tài du lịch. Thực tế này đòi hỏi người làm báo du lịch cần phải có những tư duy mới về nghề, luôn vận động suy nghĩ về đề tài và cách phản ánh, nhất là trong chức năng quảng bá tốt hơn được hình ảnh du lịch đến với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, còn phải nhanh nhạy, có óc quan sát, nắm bắt vấn đề và kịp thời đưa ra những kiến giải để giải quyết vấn đề và góp phần nâng cao được chất lượng du lịch của vùng.
Với vai trò định hướng dư luận, báo địa phương đã phản ánh những tồn tại, hạn chế của ngành du lịch, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả vùng ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, những thông tin trái chiều chưa chú trọng đúng mức, nên số lượng tin, bài phản ánh những mặt hạn chế trong hoạt động du lịch còn thấp. Chính vì vậy, qua khảo sát có đến 30,4% công chúng được khảo sát cho rằng trên báo địa phương cần có những thông tin mang tính phản biện.
Thứ ba, cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức thể hiện trong quảng bá du
lịch.
Theo khảo sát của tác giả thực hiện luận văn, một số vấn đề đặt ra đối với
quảng bá du lịch là các báo địa phương cần tiếp tục nâng chất cả về nội dung và hình thức trình bày trên báo in và cả báo điện tử. Riêng về hình thức, có 7% cho rằng hình thức trình bày các bài viết quảng bá du lịch chưa hấp dẫn, 37% đánh giá ở mức trung bình. Đối với hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, 81,2% bạn đọc được khảo sát cho ý kiến cần đầu tư hình ảnh đẹp hơn; 39,7% yêu cầu thay đổi bố cục trình bày và 27,1% đề xuất thay đổi cách đặt tít.
Đối với việc khảo sát bạn thường ưu tiên đọc/xem thể loại báo chí nào khi tìm hiểu thông tin về du lịch ĐBSCL trên các báo địa phương thì có đến 69,8% bạn đọc tham gia khảo sát chọn video clip, 54% chọn phóng sự ảnh. Tuy nhiên, hiện nay, trên báo điện tử, số lượng phóng sự ảnh, video còn khá khiêm tốn. Cụ thể, 3 báo địa phương tác giả chọn khảo sát trong 2 năm 2018-2019, chỉ có hơn 220 phóng
sự ảnh và khoảng 60 video clip. Điều này đòi hỏi các báo địa phương có sự thay đổi phù hợp hơn, khảo sát nắm bắt tâm lý, nhu cầu bạn đọc để có những bước chuyển phù hợp hơn.
3.2. Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương
Để có thể nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, theo tác giả luận văn cần có giải pháp đồng bộ từ phía các tỉnh/thành, cơ quan báo chí và cả đội ngũ biên tập viên, phóng viên trên lĩnh vực du lịch.
3.2.1 Nhóm giải pháp từ phía các tỉnh/thành
Thực tế, trong thời gian qua, tùy theo ưu điểm nổi trội, đặc trưng của tỉnh, thành mà từng địa phương vùng ĐBSCL cụ thể hóa việc quảng bá du lịch bằng việc xây dựng các chương trình, nghị quyết phù hợp. Tiêu biểu tại 3 địa phương: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp tác giả chọn khảo sát, các cấp, các ngành đã xây dựng, ban hành các văn bản, nghị quyết, chương trình phát triển du lịch thiết thực, phù hợp, tạo chuyển biến tích cực trên nhiều mặt.
Tại Cần Thơ, năm 2016, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Nghị quyết số 03- NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch. Đến năm 2018, UBND thành phố Cần Thơ tiếp tục ban hành Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Đối với Đồng Tháp, tỉnh có Quyết định số 03/QĐ-UBND-HC về phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Riêng An Giang có Chương trình hành động số 59/CTr-UBND của UBND tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020".
Dù mỗi tỉnh/thành ban hành những Nghị quyết, kế hoạch, chương trình sát tình hình thực tế, nhưng tựu chung lại lãnh đạo các địa phương đều đánh giá cao công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương và xem đây là một những những kênh thông tin quảng du lịch hiệu quả, được công chúng quan tâm.
Tuy nhiên, để đạt yêu cầu trong công tác quảng bá du lịch, các tỉnh, thành cần có chủ trương phù hợp trong xây dựng các chương trình, nghị quyết, đặc biệt là
đối với công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương. Cụ thể, lãnh đạo các tỉnh, thành cần quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo các cơ quan báo địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, dài hạn. Bởi chỉ khi chúng ta xác định được sẽ phát triển du lịch đến khu vực nào? Chủ đề du lịch là gì? sức hấp dẫn của điểm đến của sản phẩm du lịch ra sao? và hướng tới đối tượng khách hàng, thị trường gì thì mới có thể xây dựng được kế hoạch truyền thông phù hợp.
- Các tỉnh/thành quan tâm chỉ đạo báo địa phương tập trung đổi mới công tác quảng bá du lịch. Bên cạnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên báo địa phương thì cần thực hiện nhiều sản phẩm báo chí trên các trang thời sự nhằm thường xuyên cập nhật thông tin về điểm đến, dịch vụ du lịch tại địa phương cho du khách cũng như quảng bá về các vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, chất lượng. Cụ thể, tại Cần Thơ, lãnh đạo thành phố cần chỉ đạo báo địa phương đặc biệt quảng bá các sản phẩm đường sông; mở mới các tuyến bay; tăng cường mở rộng liên kết, đổi mới phương thức xúc tiến quảng bá đa dạng, có trọng điểm; tạo thêm điều kiện đầu tư hạ tầng về du lịch, đào tạo nguồn nhân lực; chú trọng xây dựng môi trường du lịch… nhằm góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá hình ảnh, đất nước, con người ĐBSCL nói chung, Cần Thơ nói riêng nhằm bảo đảm du lịch là một trong những nội dung thường xuyên, tập trung trong chương trình quảng bá của các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là Báo Cần Thơ.
Hiện tỉnh Đồng Tháp tiếp tục Xây dựng Đề án Phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030. Trên cơ sở đó, tỉnh cần quan tâm chỉ đạo báo chí địa phương, tập trung quảng bá, cung cấp đến bạn đọc những thông tin về chuyển hướng chiến lược, tập trung phát triển du lịch nông nghiệp, mở rộng không gian du lịch về các địa bàn nông thôn, khai thác các giá trị văn hoá bản địa, gắn với giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP hàng đặc sản, quà lưu niệm từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đề án phát triển du lịch An Giang nêu rõ, giai đoạn 2021 - 2025, du lịch An Giang đặt mục tiêu khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của địa phương trong liên kết
vùng và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh An Giang cũng chỉ đạo báo địa phương tập trung quảng bá rộng rãi về các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, sự khác biệt vùng miền, những địa danh, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực miền sông nước nhằm thu hút du khách. Trong nước, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; ngoài nước tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang - Campuchia - Thái Lan - Lào, các nước châu Á (tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới.
- Về kinh phí để các báo thực hiện công bá quảng bá du lịch, lãnh đạo các tỉnh thành cần quan tâm chỉ đạo sử dụng nguồn kinh phí từ các đề án phát triển du lịch và lồng ghép các nguồn kinh phí khác của các sở, ngành và địa phương.
- Lãnh đạo các tỉnh thành, ngành, du lịch cũng xác định chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho các báo địa phương. Cụ thể là liên hệ với các báo, đưa thông tin liên tục cho các cơ quan báo chí, chứ không phải đợi có sự kiện nổi bậc mới mời báo chí đến. Thông tin càng minh bạch, công khai càng tốt, nhất là xảy ra khủng hoảng truyền thông thì phải nhanh chống cung cấp thông tin cho báo chí để giảm thiện hại đến mức thấp nhất, không nên tìm cách che dấu thông tin.
3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan báo địa phương
-Nghiên cứu nhu cầu của công chúng để đổi mới nội dung, hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương.
Phát huy vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, những năm qua, Báo Cần Thơ không ngừng đổi mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Riêng với vấn đề quảng bá du lịch luôn được BBT chú trọng. Bởi BBT xác định, thông qua công tác này, Báo Cần Thơ sẽ góp phần thiết thực khơi dậy tiềm năng, thu hút đầu tư phát triển du lịch, tăng thu ngân sách cho địa phương” [PVS 2]. Vì vậy, cùng với việc đăng tải nhiều thông tin du lịch trên trang thời sự, BBT Báo Cần Thơ đã xây dựng chuyên mục du lịch, kịp thời cổ vũ các điển hình tập thể cũng như cá nhân trong công tác phát huy giá trị văn hoá, lịch sử cho chủ trương phát triển du lịch; đồng thời, phản ánh ý kiến các nhà chuyên môn, bạn đọc quanh việc quản lý, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh tự nhiên…
Nhằm đổi mới nội dung, hình thức quảng bá du lịch, BBT Báo Cần Thơ luôn có chủ trương nghiên cứu nhu cầu của công chúng. Thông qua các buổi họp báo hàng tuần, BBT luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, đề đạt của cán bộ chủ chốt để tiến hành cải tiến các trang mục, trong đó có trang mục “Du lịch và cuộc sống” cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay, BBT đã xây dựng kế hoạch, tiến hành thành lập Đoàn đến tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành thành phố, tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp cho tất cả các trang mục trên Báo Cần Thơ. Với tinh thần cầu thị, lãnh đạo báo ghi nhận nhiều ý kiến của lãnh đạo địa phương, các ban, ngành, đoàn thể nhằm cải tiến nội dung, hình thức trang mục trên Báo Cần Thơ sát hợp hơn. Cụ thể, năm 2018, qua đóng góp ý kiến, BBT đã quyết định đổi chuyên mục “Du lịch” thành “Du lịch và cuộc sống”. Đến với trang mục này, công chúng sẽ cảm nhận được về cảnh quang, phong tục tập quán, văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, BBT Báo Cần Thơ cũng chú trọng đăng tải những thông tin về chính sách phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch cũng như sự đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch của chính quyền địa phương để công chúng nắm bắt.
Hiện nay, BBT tiếp tục cho in các mẫu khảo sát, lấy ý kiến bạn đọc về việc cải tiến các trang mục; đồng thời theo dõi sát sao, ghi nhận lại những ý kiến đóng góp của bạn đọc thể hiện qua các bình luận trên Báo điện tử. Trên cơ sở đó, BBT tiếp tục điều chỉnh, cải tiến trang mục.
Tại Đồng Tháp, báo địa phương có được thuận lợi là được tỉnh cơ cấu vào thành viên ban chỉ đạo Đề án. Bên cạnh thực hiện các nội dung quảng bá du lịch theo yêu cầu của đề án, lãnh đạo địa phương, thì lãnh đạo Báo Đồng Tháp luôn chú trọng công tác nghiên cứu nhu cầu của công chúng, trong đó có thông tin du lịch ĐBSCL. Viết nhiều, đăng nhiều thông tin chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao. Điều quan trọng là thông tin phải trúng và đúng với nhu cầu của bạn đọc. Chính vì vậy, tôi nghĩ, báo chí cần nghiên cứu nhu cầu của công chúng [PVS 1]. Riêng đối với vấn đề quảng bá du lịch, Báo Đồng Tháp một mặt đăng tải những thông tin về thành quả của ngành công nghiệp không khói, những tour, điểm du lịch mới, góp