Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 12


phần mang lại nhiều lợi nhuận, phát triển kinh tế, năng cao vị thế địa phương; mặt khác, Báo Đồng Tháp cũng chú trọng khai thác, đăng tải những thông tin mà công chúng quan tâm, thậm chí là những thông tin trái chiều, những hạn chế của ngành du lịch, điểm du lịch. Qua đó, một mặt góp ý trên tinh thần xây dựng để ngành du lịch sớm khắc phục hạn chế, phục vụ tốt hơn cho du khách; một mặt cũng thông tin để du khách có sự chọn lựa thỏa đáng.

Với sự chú trọng các giải pháp nghiên cứu nhu cầu của công chúng về thông tin du lịch ĐBSCL, BBT Báo Đồng Tháp thường xuyên kiểm tra các thông tin công chúng cung cấp, phản hồi. Từ sự quan tâm nghiên cứu nhu cầu của công chúng về thông tin du lịch ĐBSCL, Báo Đồng Tháp tập trung cải tiến về nội dung, tập trung quảng bá các chương trình du lịch đặc giới thiệu cho các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh nhằm thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm Đồng Tháp. Về mặt hình thức, BBT cũng chỉ đạo phóng viên đầu tư hình ảnh, tăng cường phóng sự ảnh, video clip. Qua đó, giúp bạn đọc nắm bắt, trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc hơn về 3 loại hình du lịch đặc trưng: “du lịch sinh thái - tham quan - nghỉ dưỡng”, “du lịch sông nước - ngắm cảnh - canh nông - trải nghiệm”, “du lịch tham quan di tích văn hóa - lịch sử - tâm linh thiền học” đang được khai thác và nhận được sự yêu thích của đông đảo du khách gần xa.

Ngoài những thông tin đăng tải trên trang thời sự, Báo An Giang phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang thực hiện định kỳ mỗi tháng 4 kỳ, mỗi kỳ ½ trang để đăng tải thông tin, quảng bá các sự kiện, hoạt động du lịch An Giang. Quan tâm nhu cầu thông tin du dịch của công chúng, BBT Báo An Giang có chủ chương đổi mới cả nội dung, hình thức trên trang mục “Văn hóa Du lịch”. Cụ thể, BBT chỉ đạo, trên báo in, trang mục “Văn hóa Du lịch” được in màu. Dung lượng chữ ít, thay vào đó đăng tải nhiều hình ảnh nhằm tạo được cảm hứng cho bạn đọc tìm hiểu về du lịch địa phương. Báo An Giang điện tử bên cạnh những tin bài, trình bài màu sắc bắt mắt, thì báo điện tử ưu tiên sử dụng nhiều thể loại phóng sự ảnh và video clip [PVS 3].

-Đổi mới hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL


Báo chí thế giới và trong nước đang thay đổi từng ngày. Ngoài báo giấy truyền thống, báo chí truyền thông trên nền tảng công nghệ số đang phát triển rầm rộ, mạng xã hội ngày càng lấn ướt báo chí chính thống. Báo Cần Thơ đang hướng tới xây dựng tòa soạn hội tụ, cơ quan báo chí đa phương tiện, có thể truyền tải thông tin một cách hữu hiệu nhất đến độc giả. Vì vậy, trên con đường phía trước, là phải tăng tốc; cải tiến báo in tốt hơn, phát triển báo điện tử thật sự là báo đa phương tiện. Muốn thế phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện qui trình tác nghiệp [ PVS 2].

Để thực hiện chủ trương trên, đội ngũ Báo Cần Thơ phải chuyên nghiệp hơn, từ tác nghiệp của phóng viên, biên tập đến khâu mỹ thuật, kỹ thuật… Trước bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Báo Cần Thơ luôn quan tâm đổi mới về phương thức nghề nghiệp, cải tiến mạnh mẽ hơn nữa, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, xây dựng cơ quan báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng” [PVS 4]. Để đạt mục tiêu đề ra, Phòng Báo Điện tử Báo Cần Thơ đã tham mưu, đề xuất và phối hợp chặt chẽ với BBT, các đoàn thể khác tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, từng bước xây dựng đội ngũ làm báo “3 trong 1” (vừa viết, vừa quay phim, vừa chụp ảnh). Các nhà báo sẵn sàng tiếp cận với công nghệ mới, thực hiện nhiều thể loại mới cho truyền hình Internet, video clip, cải tiến nội dung và hình thức cho báo điện tử. Đối với chuyên mục “Du lịch và cuộc sống”, Phòng Báo Điện tử tăng cường các thể loại phóng sự ảnh, video clip, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Từ một phóng viên chuyên viết báo in, nhờ tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo báo chí đa phương tiện, tôi đã thực hiện được các sản phẩm cho cả báo in lẫn báo điện tử. Giờ đây, đồ nghề tác nghiệp của phóng viên không chỉ là cây viết, quyển sổ, mà còn là điện thoại thông minh dùng để quay phim, sau đó viết và đọc lời bình rồi bắt tay vào dựng phim ngay trên điện thoại [PVS 8].

Nói về việc đổi mới hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, lãnh đạo Báo Đồng Tháp cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ với cơ quan báo chí. Để bắt kịp xu thế, BBT đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ, BTV, PV, nhất là các thành viên Phòng báo điện tử tham gia nhiều lớp bồi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

dưỡng nghiệp vụ, tự học, tự rèn, chia sẻ và giới thiệu những công nghệ mới, ứng dụng đa phương tiện vào các chương trình [PVS 1]. Bên cạnh sự hỗ trợ của Hội nhà báo, mỗi nhà báo phải nhận thức được những thách thức trong thời đại truyền thông kỹ thuật số để chuẩn bị một tâm thế cần thiết từ đó thấy được nhu cầu phải đổi mới, phải cải tiến, nâng cao chất lượng của các sản phẩm báo chí” [PVS 7]. Cụ thể, Báo Đồng Tháp đã năng động quảng bá du lịch, tạo dựng hình ảnh về một tỉnh Đồng Tháp tươi đẹp, mến khách, chính quyền thân thiện, kiến tạo, khởi nghiệp, người dân năng động, sáng tạo, hiền hoà, mến khách… Bước đầu cải thiện hình ảnh du lịch Đồng Tháp nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung, khẳng định vị thế du lịch của tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nước, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát.

-Tạo ra các sản phẩm báo chí có chất lượng cao về du lịch ĐBSCL trên các báo địa phương.

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 12

Với sự phát triển của ngành du lịch và thời đại công nghệ hiện nay, việc làm “báo chí du lịch” ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhưng đó đồng thời cũng là thách thức đối với những người làm nghề này như việc phải thích ứng với sự phát triển của công nghệ trong việc tạo ra các tác phẩm báo chí có độ trung thực cao, cập nhật và thời sự.

Để sản phẩm báo chí có chất lượng cao, trước hết cần có đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp. Nhà báo hiện nay phải có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học-công nghệ trong tác nghiệp. Để làm một nhà báo đa năng và tạo ra một sản phẩm báo chí tốt, chất lượng cao, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp [PVS 3]. Những yếu tố nói trên đòi hỏi nhà báo phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Cùng với đó, bản thân nhà báo trẻ phải ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình để sẵn sàng dấn thân, cống hiến cho nền báo chí cách mạng nước nhà.

Về chuyên môn, nghiệp vụ, phòng bám sát kế hoạch của BBT, thực hiện nghiêm quy chế cơ quan cùng các yêu cầu nhiệm vụ của phòng, chủ động trang


mục, nâng chất tác phẩm, tăng cường các thông tin thời sự và thực hiện cải tiến trang mục. Cùng với việc nâng cao năng lực tác nghiệp cho PV, thì trước hết phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiệp vụ biên tập cho cán bộ phòng, BTV. Để làm tốt điều này, bên cạnh lòng nhiệt tình, có chuyên môn nghiệp báo chí làm tốt việc lập kế hoạch đề tài hằng tuần, hằng tháng cũng như kế hoạch đề tài cho các sự kiện lớn; hướng dẫn đề tài cho PV thì đòi hỏi người biên tập phải có kinh nghiệm, vốn sống, nhất là niềm đam mê với du lịch” [PVS 5]. Hiện nay, tại các báo địa phương, khó khăn nhất trong công tác quảng bá du lịch là phòng chỉ có 1 hoặc 2 PV thực hiện lĩnh vực này. Khi bước vào các đợt lễ hội, thì phòng trưng dụng thêm PV, tuy nhiên đó chỉ là người phụ trách mạng gần, chứ không chuyên về du lịch. Vì vậy, bên cạnh việc nâng chất tác phẩm của PV, cán bộ phòng phải xây dựng đội ngũ cộng tác viên các báo đảng khu vực ĐBSCL, nhằm tăng cường thông tin chuyên sâu và chính xác.

Phòng Kinh tế, Báo Đồng Tháp xác định phải tập trung đổi mới nội dung và hình thức nhằm tạo ra các sản phẩm báo chí có chất lượng cao về du lịch ĐBSCL cũng như địa phương. Để có được điều này, một mặt, phòng phải nâng cao trách nhiệm từ khâu chỉ đạo PV khai thác đề tài, biên tập nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ, độ ngũ những người làm báo, nhất là các phóng viên trẻ cần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí vừa có giá trị về nội dung tư tưởng, vừa phong phú, hấp dẫn trong cách thể hiện [PVS 6]. Để làm được điều đó, những phóng viên trẻ phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm báo để ngày càng trưởng thành.

Nếu như trước đây, phóng viên chỉ chuyên về chụp ảnh hoặc viết tin, bài cho báo in thì nay mô hình chuyên biệt hóa như vậy không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, phóng viên phải tham gia và việc thực hiện các tác phẩm thuộc các loại hình báo chí khác nhau: vừa quay phim, vừa chụp ảnh, vừa viết bài, vừa dàn dựng, lồng ghép âm thanh… [PVS 8]. Nói như thế để thấy, nhà báo hiện đại không thể chỉ hoàn


tất một khâu trong quá trình thực hiện một tác phẩm báo chí mà phải thực hiện trọn vẹn tất cả các công đoạn trong quá trình này, tức là có tính độc lập rất cao khi tác nghiệp.

Các loại hình báo chí dù truyền thống hay hiện đại đều đòi hỏi nhà báo phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, bài học hay từ bạn bè, đồng nghiệp; không ngừng rèn luyện kỹ năng phân tích, lập luận, nhận biết vấn đề để có thể xử lý một cách thấu đáo. Bên cạnh đó, việc tham gia các giải báo chí, nhất là giải báo chí chuyên ngành được tổ chức định kỳ sẽ tạo động lực để các PV tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm.


Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả luận văn đã tập trung làm rõ hai vấn đề: Một số vấn đề đặt ra đối với quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL. Đối với phần nội dung một số vấn đề đặt ra đối với quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, tác giả nêu nhận định, báo địa phương đã tích cực tham gia quảng bá phát triển du lịch. Cụ thể báo địa phương với hai hình thức báo in, báo điện tử, đã mở các chuyên trang, chuyên mục du lịch. Hình ảnh về du lịch ngày càng phong phú; thông tin về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra. Bên cạnh những thành công, tác giả cũng nêu quảng bá du lịch của Vùng thời gian qua đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân khách quan và chủ quan những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế. Trong đó, tập trung một số vấn đề chính như: Chủ trương của tỉnh thành ĐBSCL đối với công tác quảng bá du lịch mỗi nơi mỗi khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quảng bá du lịch trên các báo địa phương. Đội ngũ thực hiện quảng bá địa phương vừa thiếu vừa chưa chuyên nghiệp. Người làm báo du lịch cần phải có những tư duy mới về nghề, luôn vận động suy nghĩ về đề tài và cách thể hiện. Cả về nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong quảng bá vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.


Theo đó, để có thể nâng cao chất lượng thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, cần có giải pháp đồng bộ từ phía các tỉnh thành, cơ quan báo chí và cả đội ngũ biên tập viên, phóng viên trên lĩnh vực du lịch. Đối với các tỉnh thành cần có chủ trương phù hợp trong xây dựng các chương trình, nghị quyết, đặc biệt là đối với công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương; đồng thời, cũng cần xác định chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho các báo địa phương. Về phía cơ quan báo địa phương, phải nghiên cứu nhu cầu của công chúng để đổi mới nội dung, hình thức quảng bá du lịch ĐBSCL; Tiếp tục đổi mới hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin quảng bá du lịch; Tận dụng ưu thế, tính năng của mạng xã hội, các báo địa phương lập các fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải các bài viết theo hướng tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu của độc giả; Tạo ra các sản phẩm báo chí có chất lượng cao về du lịch ĐBSCL


KẾT LUẬN

Luận văn có thể có thiếu sót nhất định, để thỏa mãn được những vấn đề trong luận văn đòi hỏi những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Sau khi nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, tác giả văn đưa ra một số kết luận dưới đây:

- Tác giả luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến luận văn, bao gồm: các khái niệm liên quan đến đề tài; quan điểm của Đảng và Nhà nước về quảng bá du lịch; vai trò của du lịch ĐBSCL đối với phát triển kinh tế - xã hội;

- Với số lượng tin, bài, ảnh, video clip quảng bá về du lịch ĐBSCL trên các báo khảo sát, tác giả khảo sát được: Cụ thể trong năm 2018, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng 519 tin, 245 bài, 13 phóng sự ảnh về quảng bá du lịch. Năm 2019, Báo in Cần Thơ Việt ngữ đã đăng khoảng hơn 681 tin, 255 bài, hơn 18 phóng sự ảnh về du lịch. Báo điện tử Cần Thơ năm 2018, đăng tải 296 tin, 50 bài, 30 phóng sự ảnh, 8 video clip. Năm 2019, có 547 tin, 70 bài, hơn 30 phóng sự ảnh, 10 video clip. Đối với Báo Đồng Tháp, qua khảo sát của tác giả trong 2 năm 2018- 2019, trên báo in có khoảng 150 tin, 102 bài, 19 phóng sự ảnh về du lịch. Về Báo điện tử Đồng Tháp, có 288 tin, 84 bài, 25 phóng sự ảnh, 10 video clip được đăng trên chuyên mục Du lịch Đồng Tháp. Tại Báo An Giang, qua khảo sát cho thấy, năm 2018 và 2019, trên Báo in An Giang đã thực hiện trên 610 tin, 209 bài, 35 phóng sự ảnh về du lịch. Báo điện tử An Giang đã thực hiện trên 650 tin, 350 bài, 50 phóng sự ảnh và 30 video clip quảng về du lịch. Theo tác giả nhận xét thì đây là số lượng lớn sản phẩm báo chí. Qua đó, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin về du lịch các địa phương này của công chúng

- Trong các nội dung thông tin quảng bá du lịch ĐBSCL trên các báo địa phương khảo sát thì sự thành công là góp phần đưa hình ảnh du lịch ĐBSCL đến công chúng. Thông qua các thể loại báo chí như: tin, bài, phóng sự ảnh, video clip trên báo địa phương, các thông tin, hình ảnh về du lịch đồng bằng đã được giới thiệu đến công chúng, khách du lịch thật phong phú, đa dạng, giúp mọi người nắm bắt, cảm


nhận về tiềm năng du lịch, vùng đất, con người ĐBSCL. Nội dung thông tin thể hiện tính chân thật, chính xác, phong phú, đáp ứng tính thời sự nhanh chóng, kịp thời.

Cùng với việc nâng chất về nội dung, các báo địa phương luôn đổi mới hình thức thể hiện, chuyển tải thông tin quảng bá hình ảnh du lịch ĐBSCL. Thể hiện rõ nét nhất trên báo điện tử. Bên cạnh những tin bài trình bài bắt mắt, thì báo điện tử còn thể sử nhiều thể loại báo chí là phóng sự ảnh và video clip thu hút công chúng.

Đối với báo in, đã có sự thay đổi hình thức trình bày. Cụ thể, thể loại tin ảnh được sử dụng nhiều. Các bài viết bố cục ngắn gọn, cô động. Ngôn ngữ trong bài viết nhìn chung là chính xác, ngắn gọn, gần gủi với đời sống. Chính điều này giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ cảm, từ đó đạt hiệu quả tuyên truyền. Đa số ảnh minh họa đáp ứng được những yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ…

Qua khảo sát đánh giá của công chúng về hoạt động quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương, chúng tối thấy rằng, dù còn nhiều tranh luận nhưng đa số công chúng thể hiện sự hài lòng. Cụ thể với câu hỏi “Ý kiến của bạn về nội dung quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên báo địa phương hiện nay?” thì có 45% trong tổng số 398 người tham gia khảo sát, đánh giá nội dung đa dạng phong phú; 31,4% đánh giá rất đa dạng, phong phú, 16% đánh giá nội dung ở mức trung bình và 7% đánh giá ở mức chưa đa dạng phong phú.

Sự cạnh tranh của các kênh thông tin khác, trong đó các mạng xã hội buộc báo địa phương phải tìm hướng đi mới. Trong đó, các báo đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá du lịch, qua đó gia tăng lượng bạn đọc, tìm cách thể hiện thông tin mới có hiệu quả hơn, kết hợp nhiều hình thức truyền tải thông tin như: chữ viết, ảnh, video,…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023