Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vấn Đề Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay


Mặc dù vậy, cung điện chỉ cho khách tham quan 10/12 tháng trong năm và hạn chế lượng khách không quá 600.000 người/năm. Thời gian còn lại để phục vụ sinh hoạt của Hoàng gia và tu bổ định kỳ. Ngoài ra, họ còn sử dụng đất đai sẵn có để phát triển trang trại, tạo thêm nguồn thu cho hoạt động của Cung điện chứ không nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.

Qua một số kinh nghiệm của nước ngoài về giữ gìn và phát huy DSVH, chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau:

- DSVH nói chung là tài sản của mỗi quốc gia, là cơ sở hình thành nên bản sắc dân tộc. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, việc giữ gìn và phát huy DSVH ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc vẫn có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, dù theo cách thức nào thì vai trò của chủ thể văn hóa cũng quyết định lớn đến thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH của mỗi nước.

- Trong việc giữ gìn và phát huy DSVH, chú ý vai trò chủ đạo của Nhà nước. Cần có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước, trong đầu tư chú ý cân nhắc kỹ lưỡng về thứ hạn, mức độ như kinh nghiệm của Trung Quốc. Cần có sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý DSVH như kinh nghiệm từ Vương quốc Anh. Đồng thời, Nhà nước phải thật sự quan tâm đến vấn đề quy hoạch giữ gìn DSVH, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về văn hóa cho công tác này, phải xem DSVH như là tài sản quý báu quốc gia từ kinh nghiệm của nước Nhật Bản.

- Cần thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giữ gìn các di tích nói riêng và xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Đây là kinh nghiệm rất quý giá để Việt Nam lưu tâm vì chỉ có cách xã hội hóa các yếu tố văn hóa truyền thống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thể dưới dạng “sống” trong cơn lốc của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạng mẽ hiện nay.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc giữ gìn di sản dân tộc trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về giá trị của DSVH. Thông qua, giáo dục cộng đồng để thúc đẩy việc giữ gìn DSVH trong quá trình hội nhập thế giới.


- Gắn giữ gìn và phát huy DSVH với phát triển du lịch xanh và hợp tác quốc tế. Trong quá trình trao đổi văn hóa, cần chú ý nổ lực trong việc truyền bá DSVH dân tộc, ”xuất khẩu” các hình ảnh mang tính thương hiệu của dân tộc ra khắp bạn bè thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là các quốc gia nói trên đều phát triển du lịch để tái đầu tư cho công tác giữ gìn di sản. Đây là kinh nghiệm để Việt Nam nói chung và TTH nói riêng có thể phát huy tác dụng của DSVH trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước.

Kết luận chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Trong chương 2, luận án đã dẫn chứng một số định nghĩa về văn hóa và giới hạn khái niệm văn hóa của luận án hướng đến giải quyết. Giữa con người và văn hóa đã, đang và sẽ mãi mãi có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Chương 2, luận án cũng phân tích các định nghĩa về DSVH và cho rằng DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. DSVH tồn tại như một thực thể khách quan, bởi nó luôn gắn kết yếu tố truyền thống với hiện đại. Nó là hình bóng của quá khứ trong đời sống hiện tại, luôn luôn tác động, ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm của con người. DSVH đóng vai trò như một “mã di truyền xã hội” hay “một hệ thống các giá trị” những nhân tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Luận án đưa ra được những chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước ta trong việc giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc; kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn và phát huy DSVH. Đồng thời, khẳng định ở Việt Nam nói chung và TTH nói riêng hiện nay, cần tập trung nhận thức vai trò, vị trí của DSVH đối với đời sống xã hội, giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy DSVH. Nói cụ thể hơn là cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa quá trình đổi mới, phát triển với vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 10


Chương 3

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ

Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa

- Về vị trí địa lý.

TTH là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. TTH có diện tích 503.320,53 ha nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc- Nam, trục hành lang Đông- Tây nối Thái Lan- Lào- Việt Nam theo đường chính. TTH ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển chính của Việt Nam, nằm ở khu vực tập trung nhiều di sản của miền Trung Việt Nam hội tụ những tinh hoa văn hóa nhân loại và được UNESSCO công nhận là các DSVH thế giới như Quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế [126].

Với vị trí địa lý như vậy, TTH trở thành trung tâm của các di sản “trong con đường di sản miền trung”. Tạo điều kiện cho DSVH ở đây có điều kiện giao lưu, hội nhập, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế du lịch với các tỉnh khác. Vì thế mà các DSVH của tỉnh TTH cần phải được gìn giữ và phát huy tốt hơn, để trở thành điểm thăm quan, viếng cảnh, ẩm thực của du khách và đủ sức cạnh tranh với DSVH của các tỉnh lân cận.

- Về địa hình, khí hậu

Thừa Thiên Huế là một dãi đất hẹp với địa hình khá phức tạp và bị chia cắt mạnh: phía Tây chủ yếu là núi, đồi (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên); vùng đồng bằng và trung du có 129.620ha (chiếm 25,6% diện tích đất tự nhiên); tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, đồng bằng


ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá Tam Giang có diện tích 22.000 ha, được xem là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật [126].

Nằm ở giữa Việt Nam, TTH có vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lụt. Đặc điểm nổi bật của khí hậu TTH là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn.

Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85%- 86%. Đặc điểm mưa ở TTH là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở...đã tác động nghiêm trọng đến đời sống của tỉnh TTH [135].

Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hội tụ đầy đủ tất cả những điều kiện bất lợi về thời tiết và khí hậu của cả nước, đã và đang là vấn đề lớn đối với giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH. Đa số các DSVH chịu tác động mạnh từ yếu tố tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm càng làm cho các di tích của tỉnh xuống cấp trầm trọng. Ngay cả việc tu bổ tôn tạo di tích cũng bị hạn chế vì ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Do vậy, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH cần phải được quan tâm đúng mức, để thế hệ mai sau còn biết đến TTH với hai DSVH thế giới và chứa đựng trong đó là những bước thăng trầm của lịch sử văn hóa dân tộc.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội.

Về tốc độ phát triển kinh tế: Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong các giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh TTH khá cao và ổn định. Bình quân tốc độ tăng tưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2010 là 12,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,4%, công nghiệp- xây dựng tăng 15,7% và nông lâm- ngư nghiệp tăng 2,1% [131]; năm 2011 đạt 11,1%, trong đó dịch


vụ tăng 12,7%, công nghiệp- xây dựng tăng 11,6% và nông lâm- ngư nghiệp tăng 3,3%; năm 2012 đạt 9,7%, trong đó dịch vụ tăng 12,8%, công nghiệp- xây dựng tăng 8,5% và nông lâm ngư nghiệp tăng 2,2% [142].

Về tiềm năng du lịch: TTH có tiềm năng du lịch phong phú bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Những tài nguyên này là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu... Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biển rất kỳ thú và hấp dẫn: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân và Hải Vân Quan, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, đầm phá Tam Giang... Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ, đặc sắc tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam; là địa bàn vừa có quần thể di tích được UNESCO xếp hạng DSVH nhân loại với những công trình về kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng; vừa có Nhã nhạc cung đình Huế cũng được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể nhân loại. "Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam" (UNESCO). Ngoài ra, TTH còn có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật chất đồ sộ với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình...

TTH còn là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối cũng như nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ như chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới; đường mòn Hồ Chí Minh...

Trong cơ cấu kinh tế, du lịch của TTH chiếm một vai trò chủ đạo trong việc thu ngân sách phát triển của tỉnh nhà. Đặc biệt du lịch đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TTH theo hướng du lịch- dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế tỉnh TTH liên tục tăng cả về tổng giá trị và tỷ lệ phần trăm trong GDP. Năm 1995,


doanh thu du lịch toàn tỉnh đạt 116,64 tỷ đồng, trong đó, 98% doanh thu du lịch được tạo ra tại Thành phố Huế đạt 114,3 tỷ đồng. Đến năm 2000 đã đạt hơn 290 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 1995. Đến năm 2005, doanh thu đã tăng lên 380 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2000. Năm 2008, đạt 738 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng doanh thu bình quân hằng năm đạt 12,7%/ năm trong giai đoạn 2000- 2008. Đến năm 2010, doanh thu du lịch ước đạt 917,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%.

Lĩnh vực du lịch tiếp tục được duy trì phát triển, đặc biệt năm Du lịch Quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ năm 2012, trọng tâm là Festival Huế, đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc tạo ra sự tăng trưởng cao trong phát triển du lịch. “Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 24,9%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tiếp tục duy trì phát triển ổn định, một số dự án mới đi vào hoạt động như dự án Laguna Huế đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh” [143].

Mặc dù tiềm năng du lịch ở TTH là rất lớn nhưng do kinh tế phát triển còn chậm, thu nhập còn thấp, các ưu đãi đối với DSVH còn hạn chế cộng với nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc giữ gìn, phát huy DSVH ở TTH còn thiếu so với nhu cầu cũng là một trong những khó khăn khiến các DSVH của tỉnh chưa phát huy hết tác dụng.

3.1.2. Về nhận thức của các cấp chính quyền Trung ương và tỉnh

Thừa Thiên Huế đối với công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa

Có thể nói, việc UNESSCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là DSVH thế giới đã đem lại một cơ hội lớn cho Việt Nam và TTH mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, lựa chọn bổ sung những yếu tố thích hợp làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc trên con đường hội nhập và phát triển. DSVH ở TTH đã trở thành một ví dụ tiêu biểu, sâu sắc cho chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Đồng thời, giúp các cấp chính quyền Trung ương và tỉnh TTH nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết cũng như vai trò của việc giữ gìn và phát huy các DSVH đối với phát triển và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.


Trong nhiều năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giữ gìn phát huy DSVH ở TTH. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành cùng với nỗ lực của tỉnh TTH, năm 1996, dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế, giai đoạn 1996- 2010” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với mục tiêu bảo tồn và phát huy các DSVH của cố đô Huế trên cả 3 lĩnh vực: DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và cảnh quan môi trường trong nghị quyết 105/TTg ngày 12.2.1996. Đây là cơ sở tiền đề đầu tiên cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH. Sau đó, Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam ngày 25.8.2008, Quyết định 1085/TTg về việc xây dựng Huế thành một trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước ngày 12.8.2008. Đặc biệt là với kết luận 48KL/TW ngày 25.5.2009 của Bộ Chính trị về việc xây dựng, phát triển tỉnh TTH và đô thị Huế đến năm 2020, sự nghiệp giữ gìn DSVH ở TTH đã có những điều kiện thuận lợi để thành công trong bối cảnh phát triển chung của đất nước. Cùng thời gian đó, 17.6.2009, chính phủ cũng ra quyết định số 86/2009/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh TTH đến năm 2020. Và quyết định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020, đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong thời gian qua và định hướng cho nhiệm vụ của thời gian tới.

Cùng với các quyết định chỉ đạo của các cấp trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH trong nhiều năm qua cũng đã có nhiều chiến lược cho vấn đề giữ gìn và phát huy các DSVH, tạo điều kiện để làm sống lại mọi tiềm năng văn hóa, xem đó là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng tưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nhiều quyết định quan trọng nhằm chỉ đạo công tác này của tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH được ban hành như:

- Ngày 20/1/1998, Tỉnh ủy TTH đã ra Nghị quyết số: 06-NQ/TV về công

tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; trong đó khẳng định bảo tồn


DSVH phi vật thể cung đình Huế là một trong 3 mục tiêu chính của công cuộc

bảo tồn DSVH Cố đô Huế.

- Ngày 18/6/1999, UBND tỉnh TTH đã ra Quyết định số: 1264/QĐ-UB về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; trong đó khẳng định bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống văn hóa cung đình Huế... để không ngừng nâng cao khả năng hưởng thụ văn hóa của nhân dân và phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. Đồng thời cho phép thành lập Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế để bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế.

- Ngày 30/7/2001, Tỉnh ủy TTH đã ra Nghị quyết số: 04-NQ-TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong thời kỳ 2001-2005 theo Quyết định 105/TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đó mục tiêu bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy giá trị.

- Ngày 9/4/2002, UBND tỉnh TTH đã có công văn số 731VH-UB về việc lập hồ sơ Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc, đề nghị UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (đợt 2) để tạo điều kiện phục hồi nền âm nhạc truyền thống Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

- Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 15/5/2011 về thực hiện Quyết định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020.

- Định hướng phát triển văn hóa được đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh TTH tiếp tục khẳng định: Xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Xây dựng môi truờng văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH truyền thống. Nghiên cứu, từng buớc hoàn thiện nét đặc trưng và bản sắc văn hoá Huế để xây dựng TTH trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam... Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tập trung

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí