Thực Trạng Hoạt Động Của Các Tác Nhân Sản Xuất Đầu Vào Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát

Lãnh có liên quan đến hoạt động sản xuất, thu mua, sơ chế và xuất khẩu Xoài cát (Xoài cát Chu Cao Lãnh) gồm: Cung cấp đầu vào: giống, phân bón, thuốc BVTV,…; Thương lái; Vựa đóng gói trong tỉnh; Vựa phân phối ngoài

tỉnh; bán lẻ; HTX; ..và tác nhân hỗ mối.

trợ: Tín dụng; Vận chuyển, chợ

đầu

4.2.1 Thực trạng hoạt động của các tác nhân sản xuất đầu vào trong chuỗi giá trị Xoài cát

4.2.1.1 Trại cây giống

Qua kết quả khảo sát các chủ trại giống ở Đồng Tháp, tuổi trung bình 43 tuổi (cao nhất 54 tuổi và thấp nhất 32 tuổi). Hầu hết, các trại cây giống

chủ yếu lấy công làm lời, không có thuê lao động. Loại giống Xoài sản

xuất chủ yếu là Xoài cát Chu Cao Lãnh, Xoài Cao Lãnh và Đài Loan. Hình thức sản xuất giống chủ yếu là ghép cành. Đa số chủ trại giống học kỷ thuật ghép của các chủ trại giống khác, từ bạn bè và hội làm vườn.

Tình hình kinh doanh: Loại giống Xoài được kinh doanh tại các trại cây giống: Xoài Cao Lãnh, Xoài cát Chu Cao Lãnh và Đài Loan. Đây là 3 giống Xoài hiện nay được cho là phát triển nhất. Một số trại cây giống tự sản xuất cây giống ra để kinh doanh (50%), tuy nhiên cũng có một số (50%) trại giống nhận hàng từ các trại giống ở Bến Tre về bán lại cho nhà vườn. Hiện tại giá giống Xoài Cao Lãnh giao động từ 17000 – 18000 đồng/cây; Xoài cát Chu Cao Lãnh giá từ 13000 – 17000 đồng/cây. Hiện nay giống Xoài Đài Loan đang bị sốt giá từ 18000 ­ 19000 đồng/cây, vì thị trường Trung

Quốc đang tiêu thụ Xoài này với lượng rất lớn nên người dân đua nhau

trồng Xoài Đài Loan. Nguy cơ cây Xoài cát Chu Cao Lãnh sẽ bị thay thế.

Khó khăn khi kinh doanh cây giống: Giao thông vận chuyển khó khăn, phải lấy hàng từ Bến Tre về, nguồn cây giống ở tỉnh chưa phát triển nhiều. Theo chia sẽ của các trại giống thì việc kinh doanh nhiều giống cây ăn trái khác nhau giúp trại giống đa dạng và ổn định được nguồn thu nhập. Vì thực tế thì nhu cầu Xoài giống không nhiều, do đó cần phải kinh doanh thêm các loại giống cây ăn trái khác cũng như kinh doanh thêm các loại hoa kiểng.

4.2.1.2 Cửa hàng Vật tư Nông nghiệp (VTNN)‌

Kết quả cho ta thấy, tuổi chủ cửa hàng VTNN trung bình 44,4 tuổi

(thấp nhất 27 tuổi cao nhất 56 tuổi). Kinh nghiệm buôn bán VTNN trung bình trên 10 năm (thấp nhất 3 năm cao nhất 27 năm). Đối với đại lý cấp 1 thì số lao động cao nhất 7 người (trong đó lao động thuê 4 người, 2 lao động nữ) vì phải giao thuốc, đứng bán, bốc vác,…nên cần nhiều lao động trong khi đó đại lý cấp 2 cao nhất chỉ cần 4 người trong đó lao động thuê một và một lao động nữ.

ảng 4.2 Thông tin chung của chủ cửa hàng Vật tư Nông nghiệp ‌

Tiêu chí

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Tuổi

27

56

44,40

Trình độ học vấn

5

14

9,00

Kinh nghiệm

3

27

10,25

Lao động

1

7

2,42

Lao động nữ

0

2

1,00

Lao động thuê

0

4

0,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Tình hình mua thuốc BVTV và phân bón của nhà vườn tại cửa hàng VTNN: Qua kết quả xử lý số liệu khảo sát cho thấy, có đến 75% nhà

vườn mua phân bón, vật tư

nông nghiệp từ

các đại lý cấp 2 kinh doanh

VTNN, có 25% mua vật tư từ các đại lý lớn (đại lý cấp 1). Khi mua vật tư

ở các đại lý cấp 1 giá thấp hơn và sản phẩm đa dạng hơn ở đại lý cấp 2, ít

gặp tình trạng thiếu hàng hay hàng kém chất lượng. Tuy nhiên từ chỗ nhà vườn trồng Xoài đến đại lý cấp 1 xa hơn đại lý cấp 2 nên phải tốn thêm khoảng chi phí đi lại, vận chuyển, và thời gian. Đa phần đại lý cấp 2 lấy hàng từ đại lý cấp 1 (chiếm 83%) đại lý cấp 1 nhận hàng từ công ty và một phần nhỏ chia hàng từ các đại lý cấp 1 khác (17%). Theo mặt bằng chung hiện nay, hầu như các công ty có uy tín, chất lượng và những công ty lớn rất ít khi bán nợ cho các đại lý. Qua kết quả khảo sát, hình hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt chiếm trên 65%, hình thức gối đầu chiếm 25%.

Về khả năng đánh giá chất lượng các sản phẩm vật tư nông nghiệp, có khoảng 66,7% các chủ đại lý VTNN đều có khả năng đánh giá được chất lượng sản phẩm dựa theo nhận biết từ kinh nghiệm, uy tín và nguồn gốc của nhà cung cấp. Quan trọng hơn, hầu hết các chủ đại lý VTNN đều được tập huấn để nhận dạng và phân loại chất lượng sản phẩm nông dược. Đơn vị tổ chức tập huấn là các công ty phân, thuốc BVTV chiếm 42% bằng cách tổ chức những cuộc hội thảo khách hàng, hội nghị, giao lưu. Bên cạnh đó,

phòng Nông nghiệp cũng tổ chức tập huấn cho các cửa hàng đại lý chiếm 42% và quản lý thị trường tập huấn chiếm 16%. Theo các chủ đại lý chia

sẽ, sau khi kết thúc tập huấn có thể ứng dụng vào thực tế khoảng 30%.

công việc

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các đại lý VTNN đều cung ứng đầy đủ được lượng VTNN cho nhà vườn cần (75%), chỉ khoảng 16% cho rằng không đáp ứng đủ, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất thường thì

nhu cầu sử

dụng VTNN của nhà vườn tăng về

số lượng và đa dạng về

chủng loại. Do đó, lượng sản phẩm tại các đại lý không đáp ứng đủ. Hình thức thanh toán giữa nhà vườn với các đại lý VTNN là tiền mặt chiếm khoảng 42%, chỉ khoảng 25% thanh toán một phần (từ 50% đến 80% tổng số tiền nhà vườn mua). Nhìn chung, các đại lý đều có vay thêm vốn để kinh doanh, khoảng 50% các đại lý VTNN vay tiền từ ngân hàng và 50% sử dụng vốn tự có. Bình quân một đại lý đóng thuế khoảng 8 triệu đồng/năm tùy vào quy mô kinh doanh của từng đại lý mà có mức đóng thuế khác nhau. Hai loại thuế chủ yếu là thuế môn bài đóng theo năm và thuế kinh doanh khoán theo hàng tháng.

4.2.1.3 Nhà vườn

Qua kết quả khảo sát, tổng 200 nhà vườn trồng Xoài cát thì có đến 96,6% chủ hộ là nam, 16,5% chủ hộ dưới 40 tuổi, 27,5% chủ hộ từ 41 đến 50 tuổi, 30,5% chủ hộ từ 51 đến 60 tuổi và 25,5% chủ hộ trên 60 tuổi. Như vậy phần lớn chủ hộ trồng Xoài cát có tuổi đời khá lớn, có đến 83,5% chủ hộ trên 40 tuổi. Tuổi trung bình của chủ hộ khoảng 52 tuổi (cao nhất 75 tuổi và thấp nhất 24 tuổi).

Bảng 4.3 Phân bố tuổi chủ hộ sản xuất Xoài cát‌

Tuổi chủ hộ

Tần số

Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi

6

3,0

Từ 31­40 tuổi

27

13,5

Từ 41­50 tuổi

55

27,5

Từ 51­60 tuổi

61

30,5

Trên 60 tuổi

51

25,50

Tổng cộng

200

100,0

Trung bình

52,03


Giá trị nhỏ nhất

24


Giá trị lớn nhất

75


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)


Kết quả

phân tích cho thấy, trình độ

học vấn của chủ

hộ sản xuất

Xoài cát phân bố ở cấp 1 là 29,5%, cấp 2 là 38,0% và cấp 3 là 30,0%, tỷ lệ học cao đẳng và đại học rất ít chỉ có 2,0%, mù chữ 0,5%.

ồng Tháp là tỉnh có truyền thống canh tác Xoài lâu đời và diện tích‌

canh tác Xoài lớn nhất vùng ĐBSCL, nhà vườn ở

đây chủ

yếu tự

nhân

giống (nhất là 2 loại giống Xoài cát Chu Cao Lãnh và cát Xoài Cao Lãnh), chiếm 59% nông hộ, có 23% nông hộ vừa tự nhân giống và mua cây giống, chỉ có 18% nông hộ mua cây giống về trồng. Điểm mua cây giống của nhà vườn phần lớn mua ở những trại bán cây giống, chiếm 73,3%, nhà vườn mua cây giống trôi nổi chiếm tỷ lệ 12,3%, mua giống từ Trung tâm giống của tỉnh 14,4%.

Nhà vườn trồng Xoài mua phân bón, thuốc BVTV tại các đại lý cấp 1 chiếm 44%, đại lý cấp 2, cấp 3 chiếm 52%, chỉ có 4% nông hộ mua tại các điểm bán lẻ ở các chợ. Qua khảo sát có 65% số hộ chọn điểm mua vật tư đầu vào do có quen biết từ trước. Do nhà vườn thường xuyên mua vật tư đầu vào qua các mùa vụ nên giữa nhà vườn và đại lý cung cấp vật tư hình thành sự kết nối khá chặt chẽ.

Kết quả từ Bảng 4.4 cho thấy, kinh nghiệm sản xuất Xoài của chủ hộ dưới 10 năm là 27%, từ 10 đến 20 năm là 49,5%, từ 21 đến 30 năm là 13% và trên 30 năm là 10,5%. Kinh nghiệm trồng Xoài ít nhất là 01 năm và nhiều nhất là 50 năm, kinh nghiệm trung bình là 16,37 năm.

Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất Xoài của nông hộ ‌


Kinh nghiệm Sản xuất Xoài

Tần số

Tỷ lệ (%)

Dưới 10 năm

54

27,0

Từ 10 đến 20 năm

99

49,5

Từ 21 đến 30 năm

26

13,0

Trên 30 năm

21

10,5

Tổng

200

100,0

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Từ kết quả phân tích trên cho thấy nhà vườn ở đây đã canh tác Xoài khá lâu, đa phần nhà vườn đã có kinh nghiệm canh tác trên 10 năm (chiếm

73%), và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, xử lý nghịch vụ, phòng trừ dịch hại… nên giúp cho hiệu quả sản xuất Xoài cát sẽ được nâng cao. Diện tích đất trồng Xoài cát của nhà vườn tại vùng nghiên cứu có quy mô tương đối nhỏ, số hộ có diện tích dưới 0,5 ha là 57,5%, diện tích từ 0,5 đến 1,0 ha là 27,5%, trên 1 ha là 15%. Diện tích đất trồng Xoài cát nhỏ nhất là 0,07 ha, lớn nhất là 4,0 ha, diện tích trung bình là 0,66 ha. Trong đó diện tích trồng Xoài cát Chu Cao Lãnh trung bình 0,42 ha/hộ (thấp nhất là 0,02 ha/hộ và cao nhất là 4 ha/hộ). Trong tổng số 200 nhà vườn nông hộ được phỏng vấn, có 169 nhà vườn có máy phun thuốc chiếm 84,5%, 163 nhà vườn có môtơ/máy bơm nước chiếm 81,5%, 120 hộ có dụng cụ cắt cành chiếm 60,0%, 94 nhà vườn có dụng cụ hái trái chiếm 47%, 133 số hộ có sọt đựng trái chiếm 66,5%.

Kết quả điều tra từ Bảng 4.5 cho thấy, loại hình được tập huấn phổ‌

biến nhất là kỷ

thuật xử

lý kích thích ra hoa, đậu trái (46,9%), sản xuất

Xoài theo tiêu chuẩn VietGap cũng được chuyển giao rộng rãi (43%). Tiền đề để hình thành thói quen cho sản xuất theo hướng GAP là sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn.

Bảng 4.5 Hình thức tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ ‌


Hình thức chuyển

giao kỹ thuật

Tần số


Tỷ lệ (%)

Không được tập huấn



72

36

Được tập huấn



128

64

Tổng



200

100

Tiêu chuẩn an toàn



44

34,4

VietGap



55

43,0

GlobalGap



34

26,6

Kỹ thuật bao trái



49

38,3

Kỹ thuật xử lý trái



60

46,9

Kỹ thuật trồng Xoài



6

4,9

Tổng cộng



248


(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Do đó, thường nhà vườn được tập huấn sản xuất theo hướng an toàn trước, giúp nhà vườn làm quen với kỹ thuật mới và hình thành nên một số kỹ năng cần thiết để giúp nhà vườn dễ thích ứng với phương pháp sản xuất

theo VietGap và GlobalGap hơn. Vì vây tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn cũng chiếm khá cao (34,4%). Tình hình tham gia các tổ chức Hội, Đoàn của nông hộ cho thấy đa phần nông hộ tham gia Hội nhà vườn, chiếm 57,9% số hộ, tham gia Hợp tác xã 9,8% số hộ, Tổ tư vấn GAP chiếm 15,7%

số hộ, Đoàn Thanh niên chiếm 16,7%. Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy, đa

phần nhà vườn sản xuất Xoài cát có ít hơn 4 nhân khẩu, với 113 hộ chiếm tỷ lệ 56,5%, có 23% nông hộ có từ 4 đến 5 nhân khẩu và 20,5% nông hộ có trên 5 nhân khẩu.

Bảng 4.6 Số nhân khẩu của nhà vườn sản xuất ‌


Số nhân khẩu

Số nhân khẩu

Tỷ lệ (%)

Dưới 4 người

113

56,5

Từ 4 đến 5 người

46

23,0

Trên 5 người

41

20,5

Tổng cộng

200

100.0

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Kết quả từ Hình 4.2 cho thấy nhà vườn trồng nhiều nhất là giống‌

Xoài cát Chu Cao Lãnh, có 46% nhà vườn sản xuất, đây là giống Xoài dễ canh tác, cho năng suất khá cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương và xu thế thâm canh tăng năng suất hiện nay, kế đến là giống Xoài Cao Lãnh (thường gọi Xoài Hòa Lộc) có 26% hộ canh tác, đây cũng là giống Xoài đặc sản tại địa phương, Xoài Cao Lãnh khó xử lý trái hơn Xoài cát Chu Cao Lãnh, năng suất cũng thấp hơn nhưng giá bán cao hơn Xoài cát Chu Cao Lãnh. Do vậy, một số nhà vườn có kinh nghiệm xử lý trái vụ tốt mới chọn giống Xoài Cao Lãnh. Giống Xoài Ghép (Xoài 3 mùa mưa) và Đài Loan cũng được nhà vườn chọn trồng, hai giống Xoài này được nhà vườn trồng xen vào vườn Xoài Cao Lãnh, Xoài Chu Cao Lãnh nhằm đa dạng chủng loại Xoài và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.


Hình 4 2 Cơ cấu giống Xoài cát được nhà vườn sản xuất‌‌ Nguồn số 1

Hình 4.2 Cơ cấu giống Xoài cát được nhà vườn sản xuất‌‌

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Kết quả từ Bảng 4.7 cho thấy có 54% nhà vườn được phỏng vấn có sử dụng bao trái Xoài trong sản xuất, 46% số hộ không sử dụng bao trái.

Bảng 4.7 Ưu điểm khi sử dụng bao trái của nhà vườn trồng Xoài


Khoản mục

Tần số

Tỷ lệ (%)

Không sử dụng bao trái

92

46,0

Có sử dụng bao trái

108

54,0

Tổng cộng

200

100,0

Xoài đẹp, tỷ lệ loại I cao

101

93,5

Bán được giá

39

36,1

Giảm số lần phun thuốc

86

79,6

Trái ít sâu bệnh

41

37,9

An toàn cho người sử dụng

11

10,1

(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Ưu điểm của kỹ thuật bao trái qua phỏng vấn có 93,5% số hộ cho rằng khi bao trái trái Xoài đẹp, tỷ lệ Xoài loại 1 cao, 79,6% số hộ trả lời nếu sử dụng bao trái sẽ giảm số lần phun thuốc và chi phí thuốc BVTV, 36,1% số hộ cho rằng bán được giá hơn không bao trái, 37,9% số hộ cho rằng trái ít sâu bệnh và 10,1% cho rằng khi bao trái sản phẩm sẽ an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Theo kết quả phân tích cho thấy, trong số 46% hộ không bao trái Xoài là do vườn Xoài xưa ­ lâu năm không được tạo tán, tỉa cành tốt nên cây khá cao (35,5%), nguyên nhân khác được đưa ra là tốn chi phí thuê nhân công bao trái và tiền mua bao trái (26%), một số nhà vườn có diện tích nhỏ, sản lượng ít nên thấy không cần thiết phải bao trái (21,7%) và nhà vườn cho rằng không có khác biệt về giá bán giữa Xoài có bao trái và không bao trái (16,3%).

ảng 4.8 Nguồn tiêu thụ Xoài của hộ sản xuất Xoài ‌

Xoài cát Chu Cao Lãnh

Đối tượng

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Thương lái

1.064,0

64,2

Vựa đóng gói trong tỉnh

539,9

32,6

Vựa phân phối ngoài tỉnh

53,0

3,2

Nhà vườn

­

­

Tổng

1.656,9


(Nguồn, số liệu điều tra thực tế tỉnh Đồng Tháp, 2013)

Nhà vườn sản xuất Xoài có rất nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm, qua kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ Xoài của nhà vườn trồng Xoài ở Bảng 4.8 cho biết Xoài cát Chu Cao Lãnh thì kết quả cho thấy tỷ lệ mà nhà vườn bán cho thương lái và các vựa đóng gói trong tỉnh tương đương. Lượng bán Xoài cát Chu Cao Lãnh của nhà vườn cho các vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối thấp 3,2% vì Xoài cát Chu Cao Lãnh ít được người tiêu dùng ở thị trường bán lẻ TP HCM ưa thích. Đa phần nông hộ tiêu thụ Xoài phải qua rất nhiều khâu trung gian, từ thương lái, vựa đóng gói trong tỉnh và vựa phân phối ngoài tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022