hoá, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo với sự cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan. Người đứng đầu Cục Văn hóa Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật. Nếu chính quyền các địa phương các cấp muốn tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH, phải được uỷ quyền của Cục Văn hoá. Ngân sách cho những hoạt động của Cục Văn hoá cũng không ngừng tăng theo các năm.
Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sách dồi dào của chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai các hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH một cách hiệu quả.
Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩy mạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng ra thế giới. Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi văn hoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế)của các hoạt động nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhân trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản còn gửi các nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài học tập, giới thiệu võ thuật Nhật Bản ra nước ngoài. Nhật Bản đã nỗ lực truyền bá các hoạt động nghệ thuật tuyền thống của mình ra khắp thế giới, đầu tư nhiều tiền của cho nỗ lực đẩy mạnh các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hoá. Đó là thực hiện các triển lãm tài sản văn hoá Nhật Bản tại nước ngoài, tổ chức các liên hoan mời các đoàn nghệ thuật dân gian từ các nước đến biểu diễn cùng với các nhóm nhạc dân gian Nhật Bản. Qua đó, những giá trị văn hoá truyền thống của Nhật Bản được truyền bá rộng rãi ra khắp thế giới, trở thành tài sản chung của văn hoá nhân loại. Trong số các nước châu Á, Nhật Bản có lẽ là nước đã thành công nhất trong việc “xuất khẩu” các hình ảnh văn hóa mang tính thương hiệu, mà mỗi khi nó xuất hiện, lập tức khiến người ta nghĩ ngay đến nền văn hóa Nhật. Đó là các biểu tượng mang tính truyền thống như hoa Anh đào, Trà đạo, các môn võ thuật Sumo, Judo, Karate, Kendo... “Chính
những nét văn hóa của người Nhật Bản đã giúp cho những thương hiệu Nhật
Bản trở nên có giá trị cao hơn” [113, tr.71].
Thứ ba, kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển cũng như việc giữ gìn DSVH. Trong giai đoạn hiện nay, Thái Lan đã có bước phát triển nhanh về kinh tế, đặc biệt là kinh tế - du lịch. Riêng ngành công nghiệp không khói này mỗi năm đóng góp vào GDP của Thái Lan hàng tỷ USD.
Thái Lan có diện tích lãnh thổ là 513.520 km2, dân số hơn 60 triệu người. Với văn hóa gần 1000 năm, các triều đại người Thái đã xây dựng nên một kho tàng DSVH lớn, rải khắp các miền của vương quốc Thái Lan. Vào khoảng nữa cuối thế kỷ XX, nền dân chủ của Thái Lan phát triển rất mạnh, nhờ đó mà nền kinh tế cũng có cơ hội vươn lên, lúc này nhiều thành tốn văn hóa có giá trị của Thái Lan đã trở thành “những cổ máy in tiền” khổng lồ đóng góp cho nền kinh tế Thái Lan hành tỷ nghìn USD mỗi năm nhờ vào công nghiệp du lịch. Trong nhiều năm qua, ngành du lịch của Thái lan được đánh giá có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Góp phần đưa Thái Lan lên một vị trí chưa từng có trong lịch sử nước này,trở thành một trong những “con hổ Châu Á” bên cạnh Singapore và Malaysia.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 6
- Vị Trí Và Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Đối Với Sự Phát
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Trong Việc
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vấn Đề Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Về Nhận Thức Của Nhân Dân Thừa Thiên Huế Trong Việc Giữ
- Thực Trạng Của Việc Giữ Gìn Di Sản Văn Hóa Vật Thể Ở Thừa
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
Một kinh nghiệm lớn của Thái Lan là từ nguồn tài chính thu được trong công cuộc phát triển, Thái Lan đã dành một khoảng đầu tư lớn cho các dự án văn hóa. “Một số dự án đầu tư này đã thành công mỹ mãn như cung điện Hoàng gia, vườn du lịch Noongnook, khu du lịch Pattaya, khu du lịch biển Phukhet…Những trung tâm kinh tế du lịch này thu hút hàng triệu lượt khách và hàng tỷ USD cho Thái Lan” [109, tr.75]. Cùng với việc đầu tư vào trung tâm du lịch, Thái Lan cũng đã dành nhiều khoảng đầu tư cho các công trình văn hóa khác như hàng vạn ngôi chùa, hàng trăm di tích khảo cổ, hàng trăm bảo tàng được đầu tư tôn tạo. Sự đầu tư đúng đắn này không chỉ góp phần biến Thái lan thành một “thiên đường du lịch” của thế giới mà còn góp giữ gìn và phát huy những nét đặc trưng của người
Thái. Có thể thấy rằng, việc sử dụng nét đặc trưng và biểu tượng văn hóa để chấn hưng du lịch, phát triển văn hóa và quảng bá văn hóa là một trong những thành công lớn nhất của Thái Lan trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, Thái Lan cũng đã và đang hứng chịu những mất mất không thể cân, đo, đong, đếm được. Đó là, với tốc độ phát triển quá nhanh và rộng khắp, sự phát triển kinh tế của Thái Lan đang để lại những di chứng nặng nề cho nền văn hóa Thái Lan. Từ một đất nước thanh bình, trầm mặc với những ngôi chùa cổ kính, Thái Lan đã biến thành một kinh đô du lịch sex. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều người dân ở khu vực thành thị đã khiến số lượng ôtô ở khu vực này tăng lên nhanh chóng, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ Thái lan cũng đã chi nhiều tỷ USD cho việc xây dựng đường sắt trên cao và gần đây là tàu điện ngầm trong nội đô. Tuy nhiên, những đường sắt được đặt trên các trụ bê tông khổng lồ trong khu vực trung tâm đô thị đã vô tình biến thành những lô cốt phá vỡ cảnh quan của thành phố. Đây là vấn đề rất nan giải đối với Thái Lan trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn và phát triển.
Thứ tư, kinh nghiệm từ Ấn Độ.
Ấn Độ là một quốc gia giàu DSVH vào loại bậc nhất trên thế giới và có nền văn hóa trải qua hơn 5000 năm phát triển và ra đời từ các tôn giáo.Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là chính phủ Ấn Độ hầu như không quan tâm đến nhiều khía cạnh khai thác nguồn tài nguyên to lớn này. Dù vậy, những DSVH của Ấn Độ rất ít bị hủy hoại (ngoại trừ những ảnh hưởng của thiên tai). Vậy điều kỳ lạ gì đang diễn ra ở các DSVH của Ấn Độ từ hơn 5000 năm qua và vẫn đang tồn tại một cách sống động trong thời đại ngày nay.
Thực tế cho thấy ở Ấn Độ, tất cả các hoạt động văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng luôn diễn ra một cách đều đặn như không quan tâm đến những biến đổi của thời cuộc. Khác với cách quản lý chặt chẽ, thống nhất của Trung Quốc, Ấn Độ hầu như không có một thiết chế chung nào cho hệ thống DSVH dày đặc của đất nước mình. Việc quản lý các khu di tích phụ thuộc vào từng
bang, từng quận, từng tôn giáo hoặc từng tổ chức có mối quan hệ với DSVH đó. Việc quản lý Bồ đề đạo tràng là do chính quyền bang Bilar, Tajmahal là do chính quyền bang Utah Pradesh...Tuy nhiên, chính quyền cũng chỉ quản lý về mặt hành chính, còn hoạt động của các di tích liên quan đến tôn giáo thường do giáo đoàn đảm nhiệm. Điều này có vẽ như “bỏ phí” một nguồn thu lớn của chính phủ nhưng thật ra lại có một tác dụng vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ các di tích tránh khỏi sự tàn phá của thiên nhiên và con người. Ở đây, chúng tôi sẽ phân tích về tính hai mặt của một vấn đề trong cách bảo tồn mang tính tự nhiên này.
Ở Ấn độ, DSVH phi vật thể tồn tại một cách gần như tự nhiên. Các loại hình sinh hoạt văn hóa tự chúng đã tạo ra môi trường tồn tại ngay trong một xã hội hiện đại. Hiếm thấy một quốc gia nào phát triển nhanh về mặt kinh tế mà lại bảo tồn một cách gần như “nguyên trạng” các sinh hoạt văn hóa dân gian như Ấn độ.
Ý thức của người dân Ấn Độ trong việc bảo tồn các hoạt động văn hóa rất cao, một buổi hành lễ của một tôn giáo sẽ làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động của một khu vực buôn bán và họ sẵn sàng nghĩ việc để chờ các hoạt động đó kết thúc rồi mới tiếp tục. Thậm chí những hoạt động hành chính pháp quyền...cũng nhường chỗ cho các sinh hoạt văn hóa. Chẳng hạn, trường Đại học Delhi, một trong những trường đại học lớn nhất Ấn Độ, có tới ¼ số ngày học chính thức phải nghỉ do trùng với các ngày lễ của các tôn giáo. Tại các gia đình, người Ấn có thể trình diễn bất cứ loại hình nhạc cụ nào để phục vụ các nghi lễ gia đình của họ, thậm chí có gia đình còn phóng đại âm thanh đó lên giàn loa có công suất lớn. Tất nhiên, cảnh sát và chính quyền không bao giờ can thiệp vào những hoạt động đó. Ở Ấn Độ rất hiếm khi chúng ta thấy các phương tiện thông tin nói về vấn đề bảo tồn khôi phục không gian sống của các DSVH phi vật thể một cách cấp thiết và nóng hổi như Việt Nam, mà dường như cả nước Ấn Độ dường như đã là một sân khấu dân gian lớn. Đặt biệt, sân khấu đó vẫn luôn “sáng đèn” trong hơn 5000 năm qua.
Lấy ví dụ hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Đây là những bộ sử thi gắn liền với kinh Vera- bộ kinh đóng vai trò nền tảng của văn hóa Ấn Độ. Theo tiến trình phát triển chung của nhân loại, các bộ sử thi nói trên đều dược văn bản hóa thành sản phẩm văn chương. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của hai bộ sử thi này tới đời sống của người Ấn Độ là vô cùng to lớn. Tại đất nước này, các nghi lễ sinh hoạt văn hóa và rất nhiều tác phẩm thuộc nhiều ngành nghệ thuật khác nhau có nội dung liên quan đến các nhân vật trong hai bộ sử thi này như: Sita, Rama, hanuman,v.v...
Việc xã hội hóa hai tác phẩm sử thi cổ đại đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc bảo tồn và phổ biến các DSVH phi vật thể của Ấn Độ. Có thể khẳng định rằng, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã giữ gìn DSVH phi vật thể bằng biện pháp xã hội hóa các di sản đó ở mức độ toàn dân. Đây là kinh nghiệm rất đáng để chúng ta lưu tâm vì chỉ có cách xã hội hóa các yếu tố văn hóa truyền thống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thể dưới dạng “sống” trong cơn lốc của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Thứ năm, kinh nghiệm từ Vương quốc Anh
Vương quốc Anh quy định chặt chẽ về giữ gìn di sản, thể hiện ở những văn bản luật, như quy định khi cấp phép xây dựng những công trình mới, chủ đầu tư phải tuân thủ quy hoạch, phải đảm bảo sự hài hòa với vốn kiến trúc cổ hiện có. Nhà nước quan tâm đến vấn đề quy hoạch bảo tồn di tích. Tùy theo giá trị của từng loại hình di sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà họ có phương án ứng xử (bảo vệ, khai thác) cho phù hợp. Chẳng hạn, khu đá ở Stonehenge được bảo vệ rất nghiêm ngặt, khi xây dựng đường cao tốc họ thiết kế đường tránh nhằm hạn chế độ rung, tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây ra. Di tích trên vốn nổi tiếng thế giới nên thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Vì vậy, khi thiết kế, xây dựng hầm ngầm dưới đường cao tốc, người ta tính rất kỹ đến khoảng cách giữa di tích với vùng phụ cận (bãi đậu xe, nơi bán vé, bán hàng lưu niệm…), đảm bảo tối đa sự phù hợp giữa cảnh quan, không gian và môi trường, không để tác động xấu đến di tích. Ngược lại, tại
Cung điện Blenheim là nơi ở của Công tước đời thứ 11 của Hoàng gia Anh, trưng bày những kỷ vật về cuộc sống Hoàng tộc từ những thế kỷ trước, du khách được đến gần chiêm ngưỡng hiện vật, được sống trong không gian sinh hoạt như chủ nhân của nó đã và đang sinh sống...
Sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý di sản ở Vương quốc Anh đã phát huy tốt vai trò của Trung ương - địa phương, Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Nhà nước hoạch định chính sách, Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng xây dựng và phát triển văn hóa. Nhà nước quản lý các khoản trợ cấp của Chính phủ đối với các Hội đồng di sản, Bảo tàng quốc gia, Hội đồng Nghệ thuật, Thư viện nước Anh, cũng như các DSVH quốc gia khác. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao cũng quản lý ngành phim và âm nhạc, phát thanh - truyền hình và báo chí, xổ số quốc gia, kinh doanh đánh bạc và cấp phép xuất khẩu các sản phẩm văn hóa... Cơ quan quản lý nhà nước thành lập các hội đồng vùng và sẽ chuyển giao trách nhiệm của chính phủ Trung ương cho các cơ quan này hoặc là giao cho các địa phương - nơi sở hữu di sản đó quản lý (như ở thành phố Bath, Oxford...); hoặc là giao cho gia đình quản lý (trường hợp Lâu đài Blenheim). Các tổ chức phi chính phủ ở lĩnh vực giữ gìn DSVH, khảo cổ học, tư vấn... hoạt động khá sôi động, giữ một vai trò quan trọng, hỗ trợ Nhà nước ở lĩnh vực này. Công ty sổ số kiến thiết là đơn vị hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giữ gìn di sản từ lợi nhuận của hoạt động này...
Việc giữ gìn DSVH ở nước Anh thể hiện rõ: Tính năng động, hiệu quả trong hoạt động của hệ thống bảo tàng. Cách trưng bày, giới thiệu di vật, hiện vật trong hệ thống bảo tàng ở Vương quốc Anh vừa đảm bảo tính khoa học vừa sinh động, hấp dẫn người xem. “Ngoài việc đưa những nội dung giáo dục lịch sử vào chương trình học các cấp, hoạt động của hệ thống bảo tàng với chức năng vừa lưu giữ hiện vật quốc gia lại vừa minh họa lịch sử” [146]. Nước Anh luôn đổi mới cách trưng bày bảo tàng để cho khách tham quan không cảm thấy nhàm chán. Chẳng hạn, tại Bảo tàng Máy móc công nghiệp tại thành phố Manchessto,
các loại máy móc mà người Anh chế tạo từ những thế kỷ trước như máy dệt, máy hơi nước được trưng bày dưới trạng thái động. Người xem biết được sự hình thành một tấm vải khi nó còn ở dạng sợi bông; bên ngoài trưng bày đầu máy xe lửa, cứ khoảng hai tiếng đồng hồ, đầu máy hơi nước lại chạy xung quanh Bảo tàng…Phần trưng bày Phòng truyền thống của Câu lạc bộ Manchetsto có sự kết hợp giữa hình ảnh, hiện vật của các cầu thủ nổi tiếng với hình ảnh, tiếng nói của huấn luyện viên...
Bảo tàng Nhân học Pit Rivers trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm của các nước có niên đại cách đây hơn 5.000 năm. Trong đó phải kể đến khu trưng bày gốm sứ, tranh nghệ thuật... với đa số hiện vật có xuất xứ từ nhiều nền văn minh trên thế giới như Ai Cập cổ đại, Trung Hoa, Nhật Bản... được lưu giữ cẩn thận, khoa học và cách trưng bày hiện đại. Trong không gian rộng, hiện vật được trưng bày theo khu sản phẩm (kim loại, gốm sứ, tranh nghệ thuật…) luôn có sự so sánh về niên đại, xuất xứ, giá trị của từng hiện vật, giúp người xem hiểu được trình độ tay nghề của thợ thủ công ở từng châu lục...
Nước Anh nổi tiếng với chính sách phát triển du lịch từ việc giữ gìn, phát huy giá trị DSVH, lượng khách du lịch đến đất nước xứ sở sương mù du lịch văn hóa ngày càng tăng. Các di tích khảo cổ ở Vương quốc Anh như: Bãi đá Stonehenge, làng Avebury, thành phố lịch sử Bath, cung điện Blenheim (đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới) được bảo tồn và khai thác trên cơ sở nghiên cứu khoa học (khảo cổ học, tiến hành phục dựng từng phần). Thậm chí có thể dừng khai thác du lịch, nếu cảm thấy hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến di tích.
Nằm ở vùng Wiltshire, phía Nam nước Anh, bãi đá Stonehenge được xây dựng và thay đổi qua nhiều thế kỷ, từ khoảng năm 2850 - 2200 Tr CN, trên diện tích 111 ha (bao gồm cả một phần làng Avebury) gồm hai vòng tròn đá cao 30m, rộng 160m. Đây là một trong những di sản được dùng làm biểu tượng của nước Anh. “Avebury là một ngôi làng mang kiến trúc cổ truyền thống. Vòng đá tiền cổ của làng lớn nhất thế giới có tổng chu vi là 1.3 km”
[146]. Trong đó, 180 viên đá lớn, dựng thẳng đứng tạo nên một vòng tròn bên ngoài và hai vòng tròn nhỏ bên trong. Mục đích xây dựng cũng như kỹ thuật vận chuyển, sắp đặt điêu luyện này, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Khi làng Avebury trở thành điểm du lịch thì cư dân ở đây trở thành chủ nhân của các hoạt động dịch vụ du lịch, họ được hưởng thành quả từ ngôi làng nhỏ nhưng cổ kính của mình. Cả khu vực bãi đá Stonehenge và làng Avebury còn là nơi chôn cất hàng trăm ngôi mộ gắn liền với nghi lễ chôn cất, thờ cúng của người thời tiền sử. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, việc sử dụng Stonehenge như một nghĩa trang hỏa thiêu. Stonehenge còn được biết đến như như là ngôi mộ cất chứa bằng đá lớn nhất tại phía Nam nước Anh.
Thành phố lịch sử Bath, được người La Mã xây dựng như một trung tâm nghỉ dưỡng. Thời Trung cổ là một trung tâm quan trọng sản xuất len. Thế kỷ XVIII trở thành một thành phố nghỉ ngơi với những phòng tắm lấy từ nước nóng thiên nhiên. Hiện nay đây là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của nước Anh với 4 triệu lượt du khách/năm. Nét nổi bật của Thành phố Bath là việc tái hiện những giá trị về khảo cổ học và kiến trúc hiện đại, giúp du khách hình dung được khung cảnh của các bể tắm thời Trung cổ một cách sinh động. Hiện nay, các bể tắm được sử dụng để phục vụ khách du lịch. Trong quá trình khảo cổ, nơi đây vừa giữ được nét hoang sơ, cổ kính dưới lòng đất vừa xây dựng, cải tạo để phục vụ nhu cầu du lịch thời hiện đại.
Cung điện Blenheim là một trong 5 DSVH đầu tiên của nước Anh được tổ chức UNESCO công nhận năm 1997. Cung điện xây dựng từ năm 1795, hoàn thành năm 1822 trên diện tích 7/2000 ha. Hiện nay, Cung điện Blenheim là nơi ở của Công tước đời thứ 11 của Hoàng gia Anh, trưng bày những kỷ vật về cuộc sống Hoàng tộc từ những thế kỷ trước. Đây là di sản duy nhất của Anh do tư nhân quản lý và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Anh vì nó gắn liền với lịch sử của Hoàng gia Anh và vì phong cảnh tuyệt vời của nơi này. Cung điện Blenheim là di sản duy nhất trong số 28 di sản thế giới ở Anh không nhận được sự tài trợ của Nhà nước. Kinh phí bảo dưỡng, duy trì các hoạt động, được sử dụng từ số tiền khoảng 1 triệu bảng thu được hàng năm qua bán vé du lịch.