Vì vậy, điều cốt lõi là làm sao xử lý đúng mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của phát triển xã hội, phải dựa vào các yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc để kế thừa và tiếp biến các giá trị văn hóa mới. Cách xử lý này làm cho xã hội phát triển bền vững, văn hóa dân tộc biến đổi phù hợp với thời đại mà không mất đi tính độc đáo và bản sắc riêng của mình; vừa biết tiếp nhận những yếu tố mới từ bên ngoài vừa không để mình bị tha hóa, biến mất trong xu thế phát triển. Sự giao lưu hợp tác trong việc giữ gìn và phát huy DSVH tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, hình thành tinh thần hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc và nhân loại.
Trong giao lưu văn hóa, DSVH luôn giữ vai trò như màng lọc có tác dụng để ngăn chặn những nguy cơ làm băng hoại các DSVH, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Với vai trò của mình, DSVH thúc đẩy quy luật giao lưu, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc và toàn nhân loại, đồng thời phát huy tính đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc làm cho văn hóa phát triển vừa mang tính đa dạng, vừa mang tính nhân văn độc đáo.
Trong giao lưu văn hóa, DSVH còn góp phần tạo lập các quan hệ kinh tế
- xã hội giữa các nước với nhau. Để hợp tác, kinh doanh các nhà doanh nghiệp nước ngoài cần phải hiểu biết về văn hóa, tính cách, truyền thống và năng lực tinh thần của các dân tộc. DSVH là lăng kính, nguồn cung cấp thông tin quan trọng và đáng tin cậy nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để họ đề ra kế hoạch, chính sách đầu tư, quản lý phù hợp. Đồng thời, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại cộng với sự phát huy của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tất yếu tạo ra được những mối quan hệ tốt đẹp giúp cho việc hợp tác kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆC
GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
Thứ nhất, kinh nghiệm từ Trung Quốc.
“Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số đông nhất thế giới
(khoảng 1,3 tỉ người) bao gồm 56 tộc người khác nhau” [trích theo 107,
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quan Điểm Của Unesco, Đảng Và Nhà Nước Việt Nam Về Giữ Gìn, Phát Huy Di Sản Văn Hóa
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 6
- Vị Trí Và Vai Trò Của Di Sản Văn Hóa Đối Với Sự Phát
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 9
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vấn Đề Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Về Nhận Thức Của Nhân Dân Thừa Thiên Huế Trong Việc Giữ
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
tr.55]. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có sự thay đổi rất quan trọng trong việc chú trọng thực thi xây dựng nền văn hóa hiện đại. Với 20 công trình được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác DSVH của nhân loại, Trung Quốc trở thành một cường quốc về văn hóa, du lịch.
Nổi tiếng với các DSVH mang tính toàn cầu, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của người dân trên thế giới. Ngoài mức độ hoành tráng của các công trình cùng các giá trị nghệ thuật, khoa học, lịch sử, các DSVH ở Trung Quốc đã luôn nhận được sự quan tâm của mỗi người dân với ý thức dân tộc rất cao. Tuy nhiên, những DSVH đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử của người Trung Hoa cũng không tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của những biến động chính trị - xã hội diễn ra trong thế kỷ XX, đặc biệt là sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới trong giai đoạn này. Sự xuống cấp của DSVH là do DSVH ở Trung Quốc đa phần được hình thành từ giai đoạn lịch sử phong kiến nên chủ yếu được làm bằng sức người và những công nghệ thô sơ. Trong khi đó, tác động của những cuộc cách mạng trong thế kỷ XX là sử dụng những thành quả của khoa học và công nghệ mới để tạo ra những cuộc chiến tranh khủng khiếp mang tính hủy diệt, nên sức tàn phá những DSVH nhanh hơn rất nhiều.
Sau tổn thất nặng nề do cuộc “Đại cách mạng văn hóa” đưa lại, Trung Quốc rất kiên trì trong cải cách văn hóa. Chủ trương được quán triệt xuyên suốt qua nhiều hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và Đại hội Đảng Cộng sản là: “Phải nắm hai tay cho thật chắc, không được cứng trong văn minh vật chất và mềm trong xây dựng văn minh tinh thần” [trích theo 61, tr.72]. Cũng từ đây, các DSVH của người Trung Hoa đã nhận được sự quan tâm thích đáng, sự quản lý ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các DSVH được đầu tư nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu một cách tích cực với một chính sách đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, với chính sách bảo tồn trùng tu kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch nên các DSVH Trung Quốc đã vừa phát huy được tiềm năng kinh tế, vừa đảm bảo các giá trị về văn hóa.
Đối với các DSVH vật thể, chính quyền trung ương đã chi một khoảng kinh phí lớn để nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo. Mặc dù vậy, Nhà nước Trung Quốc không đầu tư ồ ạt, dàn trải mà luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thứ hạng, mức độ. Thẩm chí, ở mỗi DSVH từng hạng mục cũng cân nhắc đầu tư ở các mức độ khác nhau. Một trong những hướng đi đúng đắn tạo tiền đề cho công tác bảo tồn và phát huy DSVH của Trung Quốc thành công là sự đầu tư cho nghiên cứu. Chính những kết quả nghiên cứu hết sức chi tiết mà việc trùng tu DSVH luôn đạt được kết quả cao. Ví dụ: Trung Quốc có hàng ngàn công trình nghiên cứu về đấu củng mặc dù đây chỉ là một dạng kết cấu kiến trúc gỗ. Thậm chí, còn có một viện nghiên cứu mang tên Viện củng học với một tạp chí chuyên ngành mang tên Củng học tạp chí để nghiên cứu vấn đề này. Đối với các di khảo cổ, Trung Quốc đã chú trọng đến công tác điều tra, thám sát, khai quật và trưng bày: Điển hình cho trường hợp này là di chỉ Tây An. Đây là một di sản khổng lồ với khối lượng hiện vật thu được lên tới hàng chục triệu. Đặc biệt hơn, những hiện vật này đa số đều được tác chế từ triều đại nhà Tần, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của Trung Hoa. Thông qua công tác điều tra, khảo sát, các nhà khoa học Trung Hoa khẳng định phần di chỉ đã khai quật mới chỉ chiếm 1/3 trong tổng số diện tích. Một thành công lớn nữa của Trung Quốc là đã khai thác rất hợp lý các DSVH trong giai đoạn mở cửa. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan, ban ngành chủ quản, các chuyên gia, các nhà khoa học và các hãng du lịch lữ hành đã giúp cho Trung Quốc có một hệ thống các “nhà khai thác di sản” hùng hậu. Số lượng du khách và nhiều tỷ USD thu được trong những năm qua đủ để nói lên hiệu quả kinh tế của việc khai thác tiềm năng DSVH Trung Quốc. Bên cạnh đó, người Trung Hoa còn biết “tái đầu tư” cho công tác bảo tồn nên các
DSVH vật thể Trung Quốc luôn được bảo vệ một cách có hiệu quả.
Đối với các DSVH phi vật thể, Trung Quốc lại có biện pháp bảo vệ đặc biệt để phù hợp với bối cảnh chung của Trung Quốc và thế giới. Có một thực tế là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, môi trường không gian dành cho các hoạt động văn hóa truyền thống ngày càng bị thu hẹp và mất dần đi. Một số loại
hình nghệ thuật dân gian đã bị “hiện đại hóa, sân khấu hóa” tới mức không thể nhận ra. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những chính sách đầu tư đích đáng cho các loại hình DSVH phi vật thể.
Đầu năm 1979, Bộ văn hóa phối hợp với Ủy ban quốc gia về các vấn đề dân tộc và Liên đoàn văn nghệ sĩ Trung Quốc khởi xướng biên soạn 10 bộ sưu tập về các dân tộc và nghệ thuật dân gian Trung Quốc, kết quả là 298 tập sách đã được xuất bản vào cuối năm 2004. Hội đồng quốc gia Trung Quốc đã lên danh 200 kiệt tác thủ công và nghệ thuật, nhờ đó nhiều loại DSVH phi vật thể đã được bảo tồn [trích theo 113, tr.59].
Trung Quốc cũng đã thành lập ủy ban Phục hồi nhạc kịch Bắc Kinh và Kinh kịch. Để bảo tồn kinh kịch không có nghĩa là chỉ phục dựng một vài vai diễn mà còn phải phục dựng toàn bộ sân khấu, đạo cụ, lớp- vở…bên cạnh sự tập luyện thường xuyên của các nghệ nhân. Thẩm chí khi đã phục dựng được tất cả các yếu tố nói trên thì một công việc vô cùng khó khăn cần phải làm là khôi phục khán giả. Có khán giả tức là có không gian tồn tại và hoạt động của kinh kịch, đó chính là môi trường sống của di sản này. Để khôi phục khán giả, Nhà nước Trung Quốc đã bỏ ra khá nhiều công sức, tiền của cho công tác tuyên truyền, phát vé miễn phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo về kinh kịch và giá trị văn hóa của nó.
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc đẩy việc bảo vệ DSVH thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cương về chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ DSVH của đất nước” do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và thực hiện trong cả nước. Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quan bảo vệ DSVH đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình về bảo vệ DSVH. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cập nhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của DSVH Trung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ DSVH. Chính phủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên, chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó
mới có những giá trị đích thực. Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá DSVH dân tộc của Trung Quốc càng được coi trọng. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trình xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, vấn đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoá bằng cách tạo ra cấu trúc các ngành công nghiệp, cách thức tăng trưởng và phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trên hiệu quả về năng lượng và tài nguyên, thân thiện với môi trường.
Như vậy, trong quá trình giữ gìn và phát huy DSVH, ở Trung Quốc đã có những chính sách hợp lý, không những đã giữ gìn được các giá trị DSVH mà còn phát huy nó một cách hiệu quả: Kinh tế phát triển, quảng bá du lịch, nâng cao tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc trong mỗi người dân Trung Quốc.
Thứ hai, kinh nghiệm từ Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới và có một nền văn hóa với bề dày lịch sử hàng nghìn năm ở Châu Á. Nhật Bản và Việt Nam có chung một hằng số cho sự phát triển văn hóa dân tộc, đó là nền văn minh lúa nước. Cho nên việc xác lập dự án giữ gìn và khai thác DSVH của Việt Nam hiện nay thì sự biểu hiện tiếp thu những kinh nghiệm từ Nhật Bản là hết sức cần thiết.
Người Nhật có lòng tự tôn dân tộc rất cao nên các di sản lịch sử ở Nhật luôn được họ coi trọng, được quan niệm và được xã hội đối xử như một tài sản- tài sản văn hóa.
Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vậy, người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đất nước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức mạnh của toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. Ở thời kỳ đầu, những thành tựu của văn minh phương Tây đã hấp dẫn người Nhật, khuynh hướng
Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền thống bị mai một. Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc lịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệ thuật truyền thống, hiện tượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn DSVH ra đời. Kể từ đấy, các yếu tố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một định hướng giá trị mới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc. Đối với Nhật Bản, quan niệm DSVH là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn được cụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luật bảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷ trước. Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn DSVH trên cơ sở xác lập quyền sở hữu và bảo trợ của nhà nước. Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sản văn hoá đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản văn hoá bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấy chứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sở hữu và quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy, từ một khái niệm triết học (DSVH), các vật thể mang các giá trị văn hoá được gọi là tài sản văn hoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu. Khi DSVH được công nhận là tài sản văn hoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động nhằm bảo tồn và phát huy các DSVH. Bởi vì, việc giữ gìn và khai thác tài sản văn hoá chỉ có thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó. Nếu chưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bị thất thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượng đã xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những được coi là tài sản văn hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt, thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia. Khoản 2 điều 4 của Bộ luật ở Nhật Bản quy định: “Các chủ sở hữu tài sản văn
hoá cùng những người hữu quan sẽ chịu trách nhiệm bảo quản chúng một cách tốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủ rằng: đó là những tài sản quý báu của quốc gia”.
Vai trò của Nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thực hiện các quyền trong quyền sở hữu. Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc bán các tài sản văn hoá ra nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhà nước bỏ tiến mua lại các tài sản văn hoá quan trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phương tiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá thuộc tư nhân đối với các tài sản hữu hình. Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động bảo tồn và khai thác tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội. Do đó, các DSVH hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển. Việc đảm bảo giữ nguyên cảnh quan trong đó DSVH đuợc bảo vệ chỉ có thể tiến hành một cách hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phí đầu tư thích đáng, với sự hợp tác của các ngành, các tổ chức liên quan. Qua đó, các hoạt động bảo tồn văn hoá được tiến hành dưới một hành lang pháp lý. Các DSVH ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn hiệu quả, tránh được mọi mất mất, thất thoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nước và nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan. Sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phí cho các hoạt động khai thác DSVH. Các công ty tư nhân tăng lượng đầu tư cho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảng cáo cho thương hiệu của họ. Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư bằng việc áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này. Cùng với việc hợp tác như trên, hoạt động khai thác văn hoá truyền thống còn được mở rộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước. Tại các địa phương, văn phòng hỗ trợ văn hoá
vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá trị văn hoá thâm nhập vào cộng đồng nhân dân nơi đây. Qua việc tổ chức các chương trình liên hoan văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiện thông tin đại chúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được “tái sinh” trong sự khẳng định giá trị của mình ngay trong đời sống hiện tại. Các hoạt động trên thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếp nhận một cách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn hoá truyền thống.
Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản văn hoá chuyển từ cơ quan nhà nước sang nhân dân. Sự hợp tác rộng rãi của các lực lượng toàn xã hội trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tăng lên mạnh mẽ sức sống của những giá trị truyền thống. Với các hình thức tồn tại khác nhau, được khai thác từ những mối quan tâm khác nhau, vô số tài sản văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại, trở thành một bộ phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng.
Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngôi nhà cổ, công trình kiến trúc, DSVH có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, đường cao tốc chạy dài hay những cây cầu...trong các dự án phát triển. Bài toán đặt ra cho Việt Nam là cần tìm ra được giải pháp thỏa đáng dung hòa giữa giữ gìn DSVH với phát triển kinh tế, biến DSVH thành nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai trò chủ đạo của nhà nước trong công tác giữ gìn và khai thác các DSVH là một bài học quý cho nước ta trong quá trình phát triển hiện nay.
Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc giữ gìn, khai thác các DSVH là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành pháp luật. Cục Văn hoá Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều hành các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá, bảo tồn và sử dụng các tài sản văn