Mức Độ Hài Lòng Của Người Học Đối Với Đội Ngũ Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Đào Tạo Du Lịch Ở Đbscl


Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhận được mức độ hài lòng khá cao từ người học. Qua khảo sát của tác giả đối với 400 học viên, sinh viên đang học tại các trường đào tạo du lịch ở ĐBSCL, số phiếu thu về 389 phiếu hợp lệ thì có 92 phiếu rất hài lòng về đội ngũ giảng giảng viên, 257 phiếu hài lòng, 14 phiếu không hài lòng và 26 phiếu rất không hài lòng.


3%

7%

24%

66%

Rất hài lòng Hài Lòng Không hài lòng

Rất không hài lòng

Hình 3.1: Mức độ hài lòng của người học đối với đội ngũ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Trong quá trình đào tạo, nhìn chung đội ngũ giảng dạy đã nỗ lực cơ bản hoàn thành mục tiêu chính là trang bị cho người học những kiến thức căn bản và chuyên ngành liên quan đến nghề du lịch. Bên cạnh đó việc thỉnh giảng các chuyên gia, giám đốc kinh doanh du lịch cũng phổ biến giúp cho người học cập nhật kiến thức và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.

Thứ hai, về đối tượng đào tạo, hầu hết người học các chuyên ngành trung cấp, cao đẳng, đại học du lịch ở ĐBSCL đều có hộ khẩu thường trú tại các địa phương trong vùng. Điều này góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực tại chổ cho phát triển du lịch của địa phương và cho toàn vùng.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 11


Phần lớn sinh viên được hỏi qua khảo sát của tác giả đối với 400 học viên, sinh viên đang học tại các trường đào tạo du lịch ở ĐBSCL, số phiếu thu về 389 phiếu hợp lệ thì có 241 sinh viên lựa chọn ngành học vì yêu thích hoạt động du lịch, 38 học viên, sinh viên lựa chọn ngành học theo người thân và 78 học viên, sinh viên lựa chọn theo bạn bè và lý do khác là 32 học viên, sinh viên.

8%

20%

Yêu thích du lịch

10%

62%

Theo người thân

Theo bạn bè lý do khác

Hình 3.2: Cơ cấu lý do học viên, sinh viên lựa chọn ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL

Việc từ rèn luyện thể chất, thể lực được đa số học viên, sinh viên chú trọng rèn luyện tương đối thường xuyên. Có không ít học viên, sinh viên say mê rèn luyện thể chất, thể lực. Trước xu thế của sự phát triển, đa số học viên, sinh ngày càng ý thức rõ hơn việc cải thiện phương pháp học tập, làm việc khoa học và thích ứng với môi trường ngành du lịch, không ngừng tu dưỡng rèn luyện. Có phương pháp làm việc tốt thì người học sau khi ra trường xin việc làm dễ hơn. Nhiều học viên, sinh viên ra trường đã xin đi làm trong lĩnh vực du lịch nhờ những kiến thức, phương pháp làm việc được trang bị trong nhà trường, đã giúp họ dần dần thích ứng với công việc ở đây.

Thứ ba, về nội dung, chương trình đào tạo ngày càng đa dạng, đã thực hiện tương đối hợp lý, dần đáp ứng những nhu cầu đào tạo các chuyên ngành du lịch cơ bản ở ĐBSCL


Nội dung đào tạo đối với các chương trình đào tạo về du lịch ở các cơ sở đào tạo có liên quan đến du lịch của vùng đảm bảo yêu cầu theo trình độ đào tạo, từ bậc trung cấp đến trình độ cao đẳng, đại học.

Nội dung chương trình đào tạo bám sát mục tiêu chung về phát triển hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, thể chất, cụ thể hóa đối với từng đối tượng, từng cơ sở đào tạo. Thông qua hệ thống chương trình nội dung đào tạo đã trang bị tri thức, kỹ năng cho người học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Các cấp học, bậc học mà trực tiếp bậc đại học, cao đẳng, trung cấp đã phát huy tốt vai trò trong phát triển và hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển ngành du lịch ĐBSCL.

Các nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống giá trị văn hóa dân tộc con người Việt Nam truyền thống, văn hóa các dân tộc ĐBSCL được đưa vào giảng dạy với thời lượng khá phù hợp, chiếm tỉ lệ thỏa đáng. Điều này đã tác động sâu sắc và tạo cơ sở hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL.

Cơ sở giáo dục đào tạo ngành du lịch ngày càng phát triển đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Nhiều ngành, nghề đào tạo mới xuất hiện đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cũng như nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế, trong đó, có những chuyên ngành được đào tạo phổ biến ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong vùng như: Nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch và lữ hành, Việt Nam học... (Xem thêm phụ 4 - Các chuyên ngành đào tạo về du lịch ở vùng ĐBSCL hiện nay).

Chương trình đào tạo được thiết kế theo hệ thống đào tạo tín chỉ. Các chuyên ngành đào tạo cơ bản đều đáp ứng yêu cầu về nội dung, đảm bảo


những kiến thức chung, đến những kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện về thể chất, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ. Đơn cử như mục tiêu đào tạo ngành cao đẳng Việt Nam Học, trường đại học An Giang xác định: “Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất:

Kiến thức khái quát, phương pháp và cơ sở lý luận để thực hiện công tác nghiên cứu (trong lĩnh vực du lịch, văn hóa);

Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn vào hoạt động văn hóa và du lịch nói chung; đảm bảo đáp ứng những phẩm chất cần thiết khi hành nghề, nghiên cứu và nâng cao trình độ;

Khả năng làm việc theo nhóm với các chuẩn mực giao tiếp xã hội trong các hoạt động thuộc môi trường du lịch và văn hóa;

Năng lực thực hành nghề nghiệp trong các lĩnh vực văn hóa, lữ hành và các tổ chức nghề nghiệp có liên quan.

Trong chương trình đào tạo ngành Việt Nam học của trường ĐH Đồng Tháp gồm 132 tín chỉ. Trong đó kiến thức giáo dục đại cương là 38 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 94 tín chỉ. (xem thêm phụ lục 8).

Trong quá trình đào tạo, do đặc thù ngành du lịch nên trong chương trình các cơ sở đã tổ chức cho người học tham gia các chuyến thực tế du lịch: miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, xuyên Việt…Qua đó người học ngành du lịch có điều kiện khảo sát thực tế các điểm du lịch, trải nghiệm các dịch vụ, học hỏi phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa các dân tộc và địa phương. Bên cạnh đó, cuối khóa đào tạo, người học phải trải qua đợt thực tập tại các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn…góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.


Thứ tư, về hình thức đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch vùng ĐBSCL rất đa dạng. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng được thực hiện xen kẽ các hình thức, từ việc đào tạo chính quy và không chính quy tại các cơ sở đào tạo, đến việc đào tạo tại các doanh nghiệp và kết hợp với quá trình tự học của người lao động.

Trình độ đào tạo cũng đa dạng: trình độ đại học để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, và phổ biến chủ yếu tập trung vào hai trình độ là trung cấp và cao đẳng.

Hệ đại học liên quan đến ngành du lịch được đào tạo chủ yếu ở các trường như: Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Bạc Liêu, Phân hiệu Trường ĐH Bình Dương tại Cà Mau, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Kiên Giang, Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, Trường ĐH Tiền Giang, Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Bên cạnh đó các trường đại học tư thục cũng tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch như: Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Võ Trường Toản

Hệ Cao đẳng, trung cấp liên quan đến ngành du lịch được đào tạo chủ yếu ở các trường như: Trường CĐ nghề An Giang, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu, Trường CĐ Bến Tre, Trường CĐ nghề Đồng Khởi, Trường CĐ cộng đồng Cà Mau, Trường CĐ Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Trường CĐ Kiên Giang, Trường CĐ Tiền Giang, Trường CĐ nghề Trà Vinh, Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long và một số trường tư thục như: Trường TC Việt – Hàn Phú Quốc, Trường CĐ FPT Cần Thơ.

Những cơ sở có khoa, ngành liên quan trực tiếp đến đào tạo về du lịch ở trình độ đại học (như khoa Văn hóa - Du lịch của Trường Đại học Đồng Tháp) luôn hướng đến trở thành một trung tâm giảng dạy, nghiên cứu chất


lượng cao trong nước và quốc tế, đóng vai trò tích cực trong nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa - du lịch trong vùng ĐBSCL; phát triển và nâng cao chất lượng dạy và học; thường xuyên cập nhật chương trình và nội dung giảng dạy nhằm phục vụ theo nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Hình thức liên kết, hợp tác trong đào tạo đang được hình thành và phát triển.

Về liên kết, hợp tác quốc tế: việc hợp tác quốc tế, nhất là vấn đề huy động nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực ngành du lịch cả nước nói chung, của ĐBSCL nói riêng trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng kể, nhất là về kinh phí, kinh nghiệm và công nghệ.

Đó là việc hợp tác để nhận tài trợ từ Chính phủ Luxembourg (dự án đào tạo nhân lực du lịch - khách sạn; với Liên minh châu Âu (dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch; với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong dự án “Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng” triển khai Hợp phần “Phát triển nhân lực du lịch Việt Nam”. Ngoài ra, còn có sự hợp tác nhằm nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức của các quốc gia và các tổ chức quốc tế như Tây Ban Nha, Singapore, Bỉ, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Áo, EU, GMS, ESCAP, ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3...

Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tổ chức nhiều chương trình nghiên cứu, khảo sát, tư vấn, cấp học bổng đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các khóa đào tạo về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, kết hợp đào tạo trong nước và chuyển tiếp chương trình tại nước ngoài, mời chuyên gia, trao đổi thực tập sinh… cũng được các cơ sở đào tạo đặc biệt chú ý quan tâm, và được coi là một một phần nội dung chủ yếu và quan trọng trong chương trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.


Về liên kết trong nước: UBND các tỉnh cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong vùng đều quan tâm đến việc thúc đẩy, tăng cường chỉ đạo tiến hành thực hiện chủ trương đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội đối với các cơ sở đào tạo có liên quan. Ngoài ra, từng địa phương đang xây dựng chương trình phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Ví dụ: Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch TP. Cần Thơ, giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...).

Đối với các cơ sở đào tạo: nhiều cơ sở đào tạo du lịch đã và đang thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo thông qua hoạt động liên kết với nhau, liên kết với doanh nghiệp qua việc đặt hàng của doanh nghiệp về nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của quá trình đào tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp được mời tham gia biên soạn, thẩm định và đánh giá chương trình đào tạo, hợp tác trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy, trong khảo sát chất lượng sau đào tạo…

Điển hình như Trường ĐH Trà Vinh đang áp dụng chương trình Co- operative Education Programs (viết tắt là Co-op) vào đào tạo, đây là chương trình được thiết kế giống như một môn học có tín chỉ, là hình thức liên kết giữa 3 bên: Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên trong mọi hoạt động thực tập nghề và thực tế giảng dạy. Theo định nghĩa của World Association: Giáo dục Co-op là sự kết hợp giữa việc học trên lớp với thực tiễn ngoài lớp thông qua việc vận dựng lý thuyết đã học trong thực hành công việc liên quan đến lý thuyết và gần giống với môi trường làm việc thật và được trả lương, mang đến các thách thức và nhận thức thực tế tại lớp học, nâng cao kỹ năng phân tích và tư duy. Đây là một trong những chương trình thành công nhất, là sự kết hợp hoàn hảo giúp cho sinh viên nắm vững các kiến thức học thuật song song với tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sinh viên sẽ được hỗ trợ mức lương xứng đáng với năng lực


của mình. Trường ĐH Trà Vinh là một trong những trường đại học đã và đang thực hiện chương trình Co-op với mục tiêu vì lợi ích sinh viên, vì gắn kết cộng đồng, vì việc học gắn với nghề nghiệp và kinh nghiệm tương lai.

Đặc biệt, nhiều cơ sở đào tạo có những hoạt động sáng tạo trong việc hợp tác và liên kết giữa các cơ sở có đào tạo những ngành về du lịch và liên quan đến du lịch. Ví dụ như, để giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, trong xây dựng chương trình, giáo trình, trao đổi giảng viên, giáo viên, sinh viên, hợp tác hỗ trợ nhau đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo chặt chẽ hơn.

Nhiều cơ sở đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và uy tín, đã chủ động thành lập Ban Hướng nghiệp và Tư vấn việc làm để tư vấn, giới thiệu ngành nghề, chuyên ngành đào tạo, phương pháp học tập, các chính sách ưu đãi, cơ hội việc làm, cung cấp hệ thống thông tin việc làm… cho học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp cho đối tượng tuyển sinh của trường cũng như thông tin cho các doanh nghiệp về “sản phẩm” mà đơn vị mình đào tạo.

Một số cơ sở đào tạo về du lịch trong vùng đã và đang tham gia với địa phương về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm, đào tạo theo yêu cầu xã hội.

Thứ năm, về phương pháp đào tạo ngày càng phong phú, đáp ứng gần với mục tiêu và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng.

Đối với các cơ sở đào tạo, bên cạnh việc thực hiện các phương pháp đào tạo truyền thống, như giảng dạy thuyết trình trên lớp để người học nắm được lý thuyết, các chương trình đào tạo đã đan xen và tăng cường các phương pháp tích cực, như tham quan thực tế, thực hành đặc biệt là sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đa số giảng viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng (công nghệ trình chiếu power point).

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí