Hạn Chế Trong Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Dịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Nguyên Nhân


giác, chủ động của người lao động trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo tại các doanh nghiệp, địa phương cũng như các cơ sở đào tạo.

Năm là: Đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa. Xu hướng tuyển dụng và hợp đồng giáo viên từ các doanh nghiệp đối với những ngành phù hợp ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch đã chủ động xây dựng chương trình, giáo trình. Một số khoa và bộ môn du lịch ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề đã và đang xây dựng chương trình các chuyên ngành, các nghề du lịch; biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo, chuyên khảo.

3.2.2. Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực du dịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên nhân

3.2.2.1. Hạn chế trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ nhất, hạn chế của chủ thể đào tạo: việc trang bị bồi dưỡng tri thức, trình độ chuyên môn, trình độ tư duy, phương pháp làm việc cho người học của đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục còn hạn chế.

Đội ngũ giảng viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo du lịch đang tự một mâu thuẫn rất khó giải quyết giữa đảm bảo cuộc sống bình thường với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nếu tập trung giảng dạy, học tập nghiên cứu thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu dành thời gian giải quyết cuộc sống thì lại ảnh hưởng về chất lượng giảng dạy nâng cao trình độ. Đây là vấn đề các cấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng cần lưu tâm giải quyết, cải thiện, tạo điều kiện cho giảng viên làm việc tốt hơn. Tình trạng không ít giảng viên chỉ chú trọng dạy kiến thức, chưa thật sự quan tâm đào tạo rèn luyện trình độ tư duy, kỹ năng nghề, phương pháp cho người học. Bản thân trình độ tư duy lý luận phương


pháp của một số giảng viên còn hạn chế, đặc biệt là giảng viên trẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành du lịch.

Hiện tại, số lượng giảng viên còn ít, một giảng viên phải dạy rất nhiều tiết. Một năm học nhiều giảng viên có tổng số tiết thực tế lên đến 770 tiết. Một số chủ thể đào tạo của vùng ĐBSCL còn hạn chế trong việc tác động tích cực, tự giác đến đối tượng đào tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vì thiếu số lượng giảng viên, nên một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL đã tiến hành ghép lớp (hai lớp thành một lớp học chung một môn học) nên số lượng sinh viên trong lớp có trường hợp gần 150 sinh viên. Việc thỉnh giảng giáo viên giảng viên từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là một cách làm hiệu quả để bổ khuyết cho lực lượng chủ thể đào tạo bị thiếu hụt nhưng cũng làm phát sinh một số vấn đề về kinh nghiệm giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm và xếp thời khóa biểu theo lịch trống của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng.

Theo khảo sát của tác giả và báo cáo của các cơ sở đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác giảng dạy thì phần lớn giáo viên giảng viên giảng dạy du lịch ở ĐBSCL có chuyên môn từ các ngành khác như địa lý, văn hóa học, văn học, lịch sử…

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 13

Theo khảo sát của tác giả tại 11 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL có 169 giáo viên, giảng viên. Trong số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch chỉ có 93 giáo viên giảng viên chiếm 55 % (34 giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; 59 giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch từ đại học trở lên. Số lượng giáo viên được đào tạo các chuyên ngành du lịch ở nước ngoài là 18 giảng viên. Đa số là giảng viên của


trường ĐH Cần Thơ (15 giảng viên). (Xem thêm phụ lục 5 - Thống kê số lượng giảng viên đào tạo du lịch theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch ở một số cơ sở đào tạo ĐBSCL năm học 2019-2020).

Mức lương của giáo viên, giảng viên đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhìn chung còn rất thấp. Điều này gây khó khăn cho việc chuyên tâm cho công tác giảng dạy, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Qua khảo sát tác giả nhận thấy nhiều giảng viên sau khi học sau đại học ở nước ngoài có xu hướng chuyển đơn vị công tác lên các cơ sở đào tạo ở TP. Hồ Chí Minh để làm việc.

Lực lượng giáo viên, giảng viên đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL có tuổi đời còn khá trẻ, số năm công tác trong ngành giáo dục còn chưa nhiều nên kinh nghiệp giảng dạy cũng còn hạn chế.

Thứ hai, hạn chế của đối tượng đào tạo: tình trạng thiếu ý chí, quyết tâm vươn lên, ngại khó ngại khổ, thiếu quyết tâm cống hiến của học viên, sinh viên vẫn diễn biến phức tạp. Đối tượng đào còn hạn chế trong việc phấn đấu, rèn luyện văn hóa, kinh tế, chuyên môn chính trị, ngoại ngữ… Người học cũng nặng về lý thuyết, điểm số, ít để ý đến việc chọn những công việc làm thêm hay cơ hội thực tập trước khi ra trường.

Định hướng ngành nghề cho người học là tìm học ngành nghề kiếm được nhiều tiền, dễ xin việc làm, dễ sống, còn tồn tại tình trạng bệnh thành tích trong một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL.

Chất lượng đầu vào của đối tượng đào tạo một số trường nhìn chung còn thấp. Nhiều cơ sở đào tạo áp dụng hình thức xét tuyển theo học bạ nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Việc nới rộng công tác xét tuyển nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 nên càng tạo tâm lý cho học viên thích học đại học, hơn học nghề. Từ đó, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL muốn tồn tại phải tiến hành tăng cường công tác tuyển sinh “vét”


từng thí sinh một qua nhiều đợt xét tuyển nên chất lượng đầu vào ở một số cơ sở đào tạo nhìn chung không cao.

Một số cơ sơ không tuyển sinh được, các chuyên ngành du lịch phải tạm ngưng do không có người học như ngành CĐ Việt Nam Học trường CĐ Bến Tre, ngành CĐ Văn hóa du lịch trường ĐH Bạc Liêu…

Theo khảo sát của tác giả tại 11 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL năm học 2019-2020 tuyển sinh được 1.723 chỉ tiêu (Trong đó có 785 sinh viên đại học, 770 sinh viên cao đẳng, và 168 học viên trung cấp du lịch). Đây là con số khá thấp. Số lượng người học du lịch tốt nghiệp năm học 2019-2020 là 770 người (trong đó có 374 người tốt nghiệp đại học, 333 người tốt nghiệp cao đẳng, và 63 người tốt nghiệp trung cấp du lịch).

Số lượng sinh viên bỏ học giữa chừng ở các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL là khá lớn. Đơn cử như trường CĐ Cần Thơ ngành CĐ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2019-2020 tuyển được 157 sinh viên như thực học hiện nay chỉ còn 124 sinh viên. Ngành CĐ Việt Nam Học năm 2019-2020 tuyển được 152 sinh viên như thực học hiện nay chỉ còn 105 sinh viên. (Xem thêm phụ lục 6 - Thống kê số lượng học viên, sinh viên du lịch ở một số cơ sở đào tạo ĐBSCL năm học 2019-2020).

Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học còn rất hạn chế. Theo khảo sát của tác giả đối với 30 giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL về khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, sinh viên thì chỉ có 5 giảng viên lựa chọn hài lòng, 14 giảng viên chọn không hài lòng và 11 giảng viên chọn rất không hài lòng


0%

17%

37%

Rất hài lòng

Hài Lòng

46%

Không hài lòng

Rất không hài lòng

Hình 3.3: Cơ cấu mức độ hài lòng của giáo viên, giảng viên về khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch

ở ĐBSCL

Thứ ba, hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo: các cấp đào tạo đang trong quá trình hoàn thiện về chương trình, giáo trình đào tạo và chưa thực sự hoàn chỉnh về yêu cầu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Có những giáo trình ở một số trường chưa đạt tiêu chuẩn. Tính liên thông của chương trình đang là vấn đề cần giải quyết. Chương trình đào tạo ít thực tế và nặng lý thuyết. Các chương trình đào tạo về du lịch ở các trường của vùng không phong phú, thậm chí nhiều ngành liên quan trực tiếp đến du lịch không có.

Các chuyên ngành đào tạo còn theo xu hướng chung chung chưa hướng vào các ngành nghề nghiệp vụ cụ thể. Phần lớn các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL tập trung vào 2 ngành chính là Việt Nam học và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Sinh viên ra trường được xác định sẽ làm hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch nên không chuyên sâu. Ví dụ về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học nhiều trường xác định:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng đảm nhiệm vị trí công việc như sau: thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch


sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh,…; hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành; làm việc trong các bộ phận nghiên cứu và phát triển du lịch, điều hành, kinh doanh lữ hành, tiếp thị du lịch; làm việc trong những lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, văn phòng du lịch hoặc các lĩnh vực liên quan: Tổ chức sự kiện, quảng cáo, tiếp thị,...

Các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp có chương trình đào tạo ngành học du lịch cũng chưa thống nhất cơ bản được chương trình khung đào tạo. Việc đào tạo nghề du lịch cũng đang tồn tại nhiều hệ thống trên chuẩn khác nhau: Hệ thống trên chuẩn nghề quốc gia có 8 nghề thuộc nhóm du lịch, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; Hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS gồm 10 nghề do dự án EU hỗ trợ xây dựng; hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề ASEAN gồm 6 nghề đã được Bộ trưởng các nước ASEAN ký cam kết thực hiện.Việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống trên chuẩn như vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như lúng túng cho các doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch.

Bên cạnh đó, tình trạng cơ sở đào tạo du lịch còn thiếu nhạy bén, linh hoạt, hình thức, chưa xuất phát từ nhu cầu xã hội trong xây dựng chương trình đào tạo còn phổ biến, cho nên danh mục các ngành nghề đào tạo còn lạc hậu, chậm sửa đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về nhân lực cũng như yêu cầu phát triển của khoa học – công nghệ và hội nhập quốc tế.

Trong quá trình xây dựng các chương trình đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo chưa ý thức được nét đặc trưng văn hóa miền Tây Nam Bộ trong đào tạo nhân lực du lịch vốn được xem là “đại sứ văn hóa” nhằm giới thiệu đặc trưng văn hóa địa phương cho du khách. Chương trình đào tạo về ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm chưa thực sự được quan tâm để người học có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.


Thứ tư, hạn chế về hình thức đào tạo: hình thức liên kết đào tạo trong nước và quốc tế còn nhiều hạn chế. Hạn chế trong hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch được biểu hiện cụ thể như sau:

Việc liên kết quốc tế trong đào tạo phát triển nhân lực ngành du lịch chủ yếu mới dừng ở việc ký hiệp định hợp tác; nội dung hợp tác mới tập trung vào khai thác công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, nên chưa được cụ thể hóa và chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Ngoài ra, chương trình hợp tác quốc tế chưa được các cơ sở đào tạo chuẩn bị xây dựng một cách chủ động, nên phần lớn các đơn vị còn lúng túng trong tìm đối tác và thường là thụ động trông chờ hỗ trợ của Nhà nước. Trên thực tế, đã có một số cơ sở đào tạo xây dựng các quan hệ hợp tác với cơ sở đào tạo ngoài nước, nhưng còn hạn chế về nhiều mặt cả về nhân lực, trang thiết bị và các điều kiện khác nên còn khó khăn trong triển khai.

Đối với hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch trong nước, thì đào tạo theo nhu cầu xã hội chưa được thực hiện tốt. Hơn nữa, mặc dù hoạt động liên kết giữa 3 nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động) đã khắc phục được một số hạn chế, nhưng vẫn còn rời rạc. Việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo về du lịch trong vùng chưa hiệu quả. Thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch, như thông tin về dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề…từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thường xuyên, mà chủ yếu do cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên còn có hiện tượng cung không gặp cầu. Chưa có chính sách cụ thể, hiệu quả và bền vững để gắn kết cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng nhân lực và những chính sách ưu tiên đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp du lịch tham gia đào tạo tại các cơ sở đào tạo. Các thông tin về định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch (nhất là thông tin dự báo


cụ thể về nhu cầu lao động, các chuẩn ngành nghề) chưa thực sự được “chuyển giao” thông suốt giữa các bên liên quan khiến cho nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động chưa được nhận biết một cách chính xác. Các cơ sở đào tạo chưa quan tâm nhiều hoặc chưa tìm được phương thức hữu hiệu và cơ sở dữ liệu chính xác để đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nhà trường trong việc tiếp nhận học viên, sinh viên tham quan, thực tập cũng như sắp xếp cho họ công việc phù hợp ngành nghề đào tạo trong thời gian thực tập. Việc bố trí thực tập trái chuyên ngành đào tạo còn nhiều…, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ nghề nghiệp của người học.

Hình thức liên kết đào tạo với doanh nghiệp trong nước còn những hạn chế như sau:

Mặc dù các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp về du lịch ở ĐBSCL hiện nay đã và đang nâng cao nhận thức cũng như có những chủ trương, hoạt động cụ thể trong việc đẩy mạnh liên kết đào tạo, nhưng trên thực tế, hoạt động này vẫn chưa thực sự mang tính phổ biến, hiệu quả. Hiện trạng vẫn phổ biến là các cơ sở đào tạo tương đối độc lập trong đào tạo, từ nội dung chương trình đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, đội ngũ làm công tác đào tạo, trong xây dựng chiến lược, mục tiêu phát triển… Còn các doanh nghiệp thường tiến hành tuyển dụng một cách độc lập, ít có sự gắn kết, ràng buộc hay phối hợp với các cơ sở đào tạo.

Các hình thức liên kết chưa phong phú. Theo kết quả khảo sát của tác giả đối với 20 cán bộ phóng Đào tại cơ sở đào tạo có liên quan đến du lịch, thì hình thức liên kết chủ yếu là gửi sinh viên thực tập, thực tế, mời chuyên gia vào giảng dạy … Các hình thức khác như tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp về mục tiêu, chương trình, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ học bổng… còn hạn chế.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí