Các phương pháp đào tạo gắn lý thuyết với thực hành được chú trọng. Trong quá trình đào tạo người học được trải qua các đợt thực tế. Đó những chuyến đi học tập, tham quan qua các tuyến điểm du lịch phổ biến ở ĐBSCL, Tây Nguyên, hành trình di sản miền Trung hay hành trình xuyên Việt. Giúp người học trải nghiệm các dịch vụ trên thực tế: như vận chuyển, điểm tham quan, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng, khách sạn. Cuối mỗi chương trình đào tạo người học phải trải qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp du lịch. Thực tập là giai đoạn học tập thực tế hết sức quan trọng để sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào công việc thực tiễn, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề và tiếp cận thêm các phương pháp đào tạo tại doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập cũng được các cơ sở đào tạo quan tâm. Nhiều mức điểm trong tiến trình đào tạo nhằm đánh giá toàn diện người học được áp dụng. Phổ biến như cách đánh giá theo thang điểm: trong quá trình học tập trên lớp: 4.0 điểm (chuyên cần: 1.0 điểm, kiểm tra giữa môn học: 1.0 điểm, kiểm tra thường xuyên môn học: 4.0 điểm) và điểm thi kết thúc môn học: 6.0 điểm
Thứ sáu, về môi trường đào tạo, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch không ngừng mở rộng và nâng cấp
Theo trích dẫn của tác giả Nguyễn Văn Lưu (2014) trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực – yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam”, trên địa bàn vùng ĐBSCL có 24 trường trong tổng số 284 cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước, trong đó có 9 trường đại học tham gia đào tạo du lịch, 7 trường cao đẳng tham gia đào tạo và dạy nghề du lịch và 8 trường trung cấp đào tạo và dạy nghề du lịch. [64, tr.246].
09 trường đại học là: trường ĐH An Giang, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Tây Đô, trường ĐH Đồng Tháp, trường ĐH Võ Trường Toản,
trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, trường ĐH Tiền Giang, trường ĐH Trà Vinh, trường ĐH dân lập Cửu Long; 07 trường cao đẳng là: trường CĐ Bến Tre, trường CĐ Cần Thơ, trường CĐ Sư phạm Kiên Giang, trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang, trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Tiền Giang, trường CĐ Sư phạm Trà Vinh, trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long; 08 trường trung cấp là: trường TC Văn hóa Nghệ thuật Bến tre, trường TC Văn hóa Nghệ thuật Bạc Liêu, trường TC Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau, trường TC Du lịch Cần Thơ, trường TC Bách Nghệ Cần Thơ, trường TC Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, trường TC nghề Du lịch Kiên Giang, trường TC Văn hóa Nghệ thuật Tiền Giang. [64, tr.258]. Trong đó theo thống kê không có cơ sở đào tạo du lịch nào Sóc Trăng.
Hiện nay, quy mô đào tạo về nguồn nhân lực ngành du lịch đã tăng lên. Theo khảo sát thống kê của tác giả luận án, hiện nay ở ĐBSCL có 15 trường đại học đào tạo du lịch: Trường ĐH An Giang, Trường ĐH Bạc Liêu, Phân hiệu Trường Đại Học Bình Dương tại Cà Mau , Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường Đại học FPT Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Võ Trường Toản, Trường ĐH Kiên Giang, Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, Trường ĐH Tiền Giang, Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Cửu Long.
Toàn vùng có 13 trường cao đẳng đào tạo du lịch và các ngành có liên quan: Trường CĐ nghề An Giang, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu, Trường CĐ Bến Tre, Trường CĐ nghề Đồng Khởi, Trường CĐ cộng đồng Cà Mau, Trường CĐ Cần Thơ, Trường CĐ Du lịch Cần Thơ, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Trường CĐ FPT Cần Thơ, Trường CĐ Kiên Giang, Trường CĐ Tiền Giang, Trường CĐ nghề Trà Vinh, Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
Có thể bạn quan tâm!
- Con Người –Nhân Tố Quyết Định Của Quá Trình Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch
- Thống Kê Lượt Khách Du Lịch Nội Địa Và Quốc Tế Đến Đbscl Năm 2016 – 2019
- Mức Độ Hài Lòng Của Người Học Đối Với Đội Ngũ Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Đào Tạo Du Lịch Ở Đbscl
- Hạn Chế Trong Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Dịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Nguyên Nhân
- Các Hình Thức Liên Kết Doanh Nghiệp Tại Các Cơ Sở Đào Tạo Du Lịch Ở Đbscl
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Phải Có Môi Trường Đào Tạo Tiên Tiến Với Sự Lạc Hậu Của Môi Trường Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Các Cơ Sở
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Các trường trung cấp đào tạo du lịch ở ĐBSCL có xu hướng nâng cấp thành trường cao đẳng hoặc sáp nhập với các trường khác. Ví dụ: sáp nhập Trường TC Văn hóa nghệ thuật Bến Tre vào Trường CĐ Bến Tre năm 2018; sáp nhập Trường TC Văn hóa nghệ thuật Bạc Liêu vào Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu năm 2018; Sau khi Trường TC Văn hóa - Thể thao và Du lịch Cà Mau giải thể năm 2015, toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, hiện trạng tổ chức cùng nhân sự đang làm việc tại khoa văn hóa du lịch chuyển sang Trường CĐ Cộng đồng Cà Mau; Năm 2017, thành lập Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ tiền thân là Trường TC Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ nhưng chỉ tập trung đào tạo các ngành về nghệ thuật, quản lý văn hóa; Năm 2019, Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Tiền Giang, Trường TC nghề Giao thông vận tải Tiền Giang và Trường TC Văn hóa nghệ thuật Tiền Giang được sáp nhập vào Trường CĐ Tiền Giang.
Hiện tại, toàn vùng có 3 trường trung cấp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Trường TC nghề Châu Đốc, Trường TC Việt – Hàn Phú Quốc, Trường TC Sài Gòn - Phân hiệu Sóc Trăng.
Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học đều chú trọng đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng hiện đại để thiết lập hệ thống quản lý tiên tiến.
Đặc biệt, Trường CĐ Du lịch Cần Thơ là trường cao đẳng duy nhất tại ĐBSCL trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Hiện trường đang đào tạo 04 ngành thuộc hệ cao đẳng (Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng) và 05 ngành thuộc hệ trung cấp (Hướng dẫn Du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ Lễ tân, Quản lý và kinh doanh khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng). Trường được trang bị đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy lý
thuyết và phòng học thực hành đạt chuẩn do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và dự án EU cung cấp và tài trợ… Trường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND TP Cần Thơ đầu tư xây dựng cơ sở mới của trường, có diện tích 4,2 ha tại khu vực Cồn Khương, quận Ninh Kiều.
3.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Một là, Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng, quan tâm đến sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và phát triển du lịch của vùng nói riêng.
ÐBSCL là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, trong đó sẵn có tài nguyên đất, ÐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ÐBSCL. Cụ thể như: Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ÐBSCL đến năm 2020; Đề án phê duyệt vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL, số 492/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ. Đặc biệt là Quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ÐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2018. Theo đó, phát triển vùng ÐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á; trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước. Bên cạnh đó, còn có
Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ÐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016…
Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch của vùng đã tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong vùng xây dựng và thực hiện những chiến lược, kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành du lịch.
Hai là, trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cao.
Trong thời gian qua, vùng ÐBSCL đã có sự phát triển rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, đảm bảo phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện; đã khẳng định được vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ phát triển đất nước. vùng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục so với bình quân chung của cả nước; Nhiều cơ chế chính sách đúng đắn đã tạo điều kiện sản xuất phát triển, đặc biệt là các ngành sản xuất gắn với tiềm năng thế mạnh của vùng; Cơ cấu kinh tế của tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ gia tăng và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để đầu tư, giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực ngành du lịch.
Ba là, sự đổi mới trọng nhận thức, tư duy, hành động của cả hệ thống chính trị cũng như người dân ở các địa phương trong vùng về phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch của vùng.
Du lịch vùng ÐBSCL ngày càng tiến bộ vượt bậc. Một trong những nguyên nhân chính là cả hệ thống chính trị cùng nhân dân các địa phương đều nâng cao nhận thức về vai trò của ngành du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng, trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Từ đó, các địa phương không chỉ tích cực quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, như huy động nguồn vốn rất lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng (cảng hàng không, cảng biển, hệ thống đường thủy nội địa quốc gia, quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống giao thông nông thôn…), mà đặc biệt là luôn có những chính sách ưu tiên trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch của địa phương.
Các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng cũng rất phong phú, đa dạng: Từ những hoạt động riêng lẻ của từng địa phương, doanh nghiệp, đến các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương. Theo đó, các địa phương đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, khóa đào tạo do Tổng cục Du lịch, Cục công tác phía Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và dự án EU tổ chức. Phối hợp với các cơ sở đào tạo (như trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn) hoàn chỉnh đề cương Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức của TP. Cần Thơ; phối hợp với dự án EU tổ chức buổi thảo luận nâng cao năng lực tổ chức công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch 3 tỉnh/thành ÐBSCL: An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang…Bên cạnh đó, các địa phương đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các buổi hội thảo liên quan, như hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”...
Sự nhận thức đúng đắn và những hành động tích cực của các địa phương là nguyên nhân quan trọng cho những kết quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng.
Bốn là, nhận thức của các cơ sở đào tạo về việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nhận thức của các doanh nghiệp du lịch và người dân về vai trò của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ngày càng được phát huy.
Trước những đòi hỏi, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như những tác động của những thành tựu về khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các nhà quản lý các cơ sở đào tạo, cũng như nhận thức của đội ngũ giảng viên, giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây là nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở ĐBSCL hiện nay.
Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch các trình độ trong Vùng được hình thành và mở rộng. Theo đó, số lượng cơ sở đào tạo tăng nhanh và được thực hiện ở hầu hết các tỉnh với cơ cấu đa dạng về loại hình và cấp đào tạo, ngành nghề đào tạo. Các cơ sở đào tạo phần lớn tập trung ở các đô thị, trung tâm du lịch trọng điểm, địa bàn đông dân cư, nên tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Đặc biệt, thực hiện Công văn số 4929 /BGDĐT-GDĐH ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch, một số trường đại học trong vùng đã xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học với các ngành đặc thù như ngành Du lịch (7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (7810103); Quản trị khách sạn (7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (7810202) và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của ngành du lịch, trong những năm gần đây, một số cơ sở đào tạo bậc đại học của vùng đã tập trung phát triển những khoa liên quan đến đào tạo về du lịch trở thành những đơn vị hàng đầu trong đào tạo: Từ quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ, đến hoạt động hợp tác - liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, hợp tác với các cơ quan - doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước và tham gia xuất khẩu lao động làm du lịch.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo.
Theo đó, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đã có nhiều tiến bộ, ngày càng hiện đại hóa dù các cơ sở còn khó khăn về kinh phí đầu tư, như đầu tư xây dựng cơ sở thực hành (xưởng trường, khách sạn trường…), xây dựng trung tâm thực hành nghề... Ngoài ra, một số đại học, cao đẳng cũng ngày càng được xây dựng và mở rộng nhiều hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển của đơn vị mình.
Cùng với đó, bản thân mỗi người lao động cũng được nâng cao nhận thức về vai trò của việc học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để có thể tồn tại và phát triển nghề nghiệp trong xu thế thay đổi, phát triển chung của ngành du lịch cũng như của địa phương. Từ đó góp phần nâng cao tính tự