Con Người –Nhân Tố Quyết Định Của Quá Trình Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch


nêxia, Singapore…. Vì thế để tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngành du lịch, Việt Nam không thể không nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực ngành du lịch và phải xem đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Nhân lực du lịch cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nguồn nhân lực ngành du lịch.

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đã và đang có những phát triển vượt bậc. Thời đại ngày nay được xem là thời đại của cuộc cách mạng đại công nghệ. Đây là điều kiện thuận lợi, tạo điều kiện góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cần có tư duy mới về chiến lược và phương thức đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, phải không ngừng đổi mới mục tiêu, hiện đại hóa nội dung, đổi mới phương pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

2.3.2.5. Con người –nhân tố quyết định của quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch

Nhân tố con người trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ngoài các cán bộ quản lý phải kể đến hai nhân tố trung tâm là người thầy

– chủ thể của hoạt động đào tạo và người học – đối tượng của hoạt động đào


tạo. Phẩm chất năng lực của người thầy và phẩm chất năng lực của học viên, sinh viên sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Ở đây cần chú ý là số lượng nguồn nhân lực đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chất lượng đào tạo. Nếu số lượng nguồn nhân lực không tương xứng với sự phát triển đào tạo, phát triển ngành du lịch (hoặc thiếu, hoặc thừa) đều tác động không tốt đến sự phát triển đào tạo và chính nguồn lực con người trong công tác đào tạo của ngành du lịch quyết định đến chất lượng đào tạo. Ở đây, chất lượng nguồn lực con người trong đào tạo của ngành du lịch vừa có tính chất chung, vừa có tính chất đặc thù.

Tính chung: đó là người lao động mang đầy đủ phẩm chất, đức tính, tâm lý truyển thống của người lao động Việt Nam. Đó là con người có bản chất nhân văn, nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng, có đầu óc khoa học, có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu cho xã hội và cho bản thân mình.

Tính đặc thù của người lao động trong công tác đào tạo ngành du lịch được xét dưới góc độ sau: đây là những người có trình độ dân trí cao, có năng lực hiểu biết, trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng khám phá, có hiểu biết sư phạm và phương pháp sư phạm. Họ là những người lao động trí tuệ vừa chính xác, khoa học vừa đòi hỏi gương mẫu cao (thầy cô giáo là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo), đào tạo các thế hệ học viên, sinh viên có khoa học, có kỹ thuật, có đạo đức, năng động sáng tạo.

Như vậy nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, chúng ta phải có đội ngũ thầy cô giáo giỏi. Để có thầy cô giáo giỏi phải chăm nom, vun trồng một cách toàn diện. Có thể nói, trong đào tạo vấn đề giáo viên là vấn đề “đại sự”, họ luôn luôn là lực lượng “hạt nhân”, bởi không giống như các ngành nghề khác sản phẩm của họ là con người. Chất lượng của đội ngũ


giáo viên sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, thậm chí còn là nhân tố tác động sự tồn tại và phồn vinh của cả một quốc gia. Vì thế, con người là nhân tố quyết định trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng.

Mặt khác, học viên, sinh viên vừa với tư cách là đối tượng, vừa với tư cách là chủ thể của đào tạo (tự đào tạo). Kết quả học tập là sự thống nhất giữa những nhân tố tác động bên ngoài với sự vận động bên trong của mỗi cá nhân, giữa chủ quan với khách quan, cá nhân với xã hội. Sự tác động tích cực của môi trường xã hội thuận lợi chỉ có ý nghĩa khi bản thân người học biết tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Sửa đổi lối làm việc” đã từ căn dặn: “việc học phải lấy tự học làm cốt”. Vì vậy để công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch được hiệu quả thì việc tự giác học tập, tiếp thu, kế thừa, cũng như rèn luyện tư tưởng, nhân cách là vấn đề quyết định trực tiếp. Thực chất đây là chủ quan hóa cái khách quan trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Văn Lưu mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng

22.000 học viên, sinh viên ngành du lịch. Theo số liệu thống kê năm 2014, cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo, dạy nghề du lịch, trong đó có

2.000 giáo viên, giảng viên du lịch (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp và 2.579 đào tạo viên du lịch (có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam). Giảng viên, giáo viên ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm khoảng 29%, từ 31 -50 tuổi chiếm 60%, trên 50 tuổi chiếm 11%. Trong số giảng viên, giáo viên có 2 giáo sư, 11 phó giáo sư, 1 tiến sĩ khoa học, 36 tiến sĩ, 210 thạc sĩ và 5 chuyên gia, nghệ nhân [64, tr.140-141]. Đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Khái niệm nguồn nhân lực được tác giả luận án hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động. Theo đó khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam là một bộ phận trong cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia, là tổng hòa những khả năng của lực lượng lao động hiện có trong ngành du lịch và tiềm năng có thể huy động thể hiện qua các yếu tố về số lượng, chất lượng, cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực của con người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch là sự tác động tích cực, tự giác của chủ thể vào đối tượng đào tạo nhằm trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo cho người lao động trong ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngành và của đất nước .

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay phải hướng vào phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển ngành du lịch của đất nước; đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu, ngành nghề và trình độ đào tạo; và phải thống nhất giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề du lịch.

Quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch luôn chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố: cơ chế chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội, xu thế phát triển ngành du lịch, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, xu thế hội nhập quốc tế và quá trình ứng dụng khoa học – công nghệ vào trong đào tạo và nhân tố con người. Trong đó con người là nhân tố quyết định của quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.


Chương 3

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ NGUỒN NHÂN LỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1.1. Một số khái quát về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ gồm TP. Cần Thơ và 12 tỉnh: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Phía Đông Bắc tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; Phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia; phía Tây Nam, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan và biển Đông.

Với diện tích 40.816,4 km2, chiếm 12,3 % diện tích cả nước (số liệu

của Tổng cục Thống kê năm 2019), ĐBSCL là đồng bằng phù sa lớn nhất nước do hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nên.

Tính sông nước là đặc trưng nổi bật của tự nhiên vùng ĐBSCL. Dòng sông Mêkông chảy vào lãnh thổ Việt Nam mang tên gọi sông Cửu Long, phân thành 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, cùng một hệ thống kênh rạch chằng chịt bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, nhiều nơi ở nội đồng cũng như ven biển đồng bằng đang trong quá trình hình thành, tạo nên những cảnh quan đặc sắc. Cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng thấp với một vùng sông nước hữu tình, từ đó tạo nên hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn, sân chim, những cánh đồng cò bay thẳng cánh, rộng mênh mông trong mùa nước nổi, những xóm thôn cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong


lành chạy dọc theo các bờ kênh, vừa là những trục lộ cho ghe xuồng ngược xuôi, mang nhiều sản vật, hoa trái tập trung tại các ngã ba, ngã tư sông họp thành chợ nổi lạ mắt, cuốn hút và hấp dẫn du khách. Từ đó hình thành một nền văn hóa diệu kỳ mà nhiều người dùng cụm từ “văn minh sông nước và văn hóa miệt vườn” để chỉ về nét đặc sắc ấy của vùng ĐBSCL, là tiềm năng về du lịch độc đáo, không giống bất cứ với vùng miền nào của cả nước.

ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, gồm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Thời tiết ít biến động. ĐBSCL cũng có 3 khu dự trữ sinh quyển, 5 vườn quốc gia, 3 khu bảo tồn tự nhiên, 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ sinh cảnh và 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Tổng cục Thống kê năm 2019, ĐBSCL có dân số là 17.282.500 người chiếm 17,91% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình của vùng là 423 người/km2.

Bảng 3.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các địa phương ĐBSCL năm 2019


STT


Địa phương

Diện tích

(km2)

Dân số

(nghìn người)

Mật độ dân số

(Người/km2)

1

TP.Cần Thơ

1.439,0

1.236,0

859,0

2

An Giang

3.536,7

1.907,4

539,0

3

Kiên Giang

6.348,8

1.723,7

272,0

4

Cà Mau

5.221,2

1.194,3

229,0

5

Bạc Liêu

2.669,0

908,2

340,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 9


6

Hậu Giang

1.621,7

732,2

451,0

7

Sóc Trăng

3.311,9

1.199,5

362,0

8

Trà Vinh

2.358,3

1.009,3

428,0

9

Vĩnh Long

1.525,7

1.022,6

670,0

10

Tiền Giang

2.510,6

1.766,3

704,0

11

Long An

4.494,9

1.695,1

377,0

12

Bến Tre

2.394,8

1.289,1

538,0

13

Đồng Tháp

3.383,8

1.598,8

472,0

ĐBSCL

40.816,4

17.282,5

423,0


Nguồn: Số liệu thống kê trên website của Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm thì người Khmer là những lưu dân đầu tiên đến chiếm lĩnh vùng đất Tây Nam Bộ. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer sinh sống đông nhất ở vùng ĐBSCL với 1.183.476 người, chiếm 93,8% tổng số người Khmer ở Việt Nam và chiếm 6,88% dân số toàn vùng. Người Khmer cư trú tập trung đông nhất ở ba tỉnh: Sóc Trăng với 397.014 người (chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Khmer ở Việt Nam), Trà Vinh với 317.203 người (chiếm 31.6 % dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Khmer ở Việt Nam), và Kiên Giang với 210.899 người (chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 16,7% tổng số người Khmer ở Việt Nam) [99, tr. 80-81].

Người Kinh bắt đầu tới ĐBSCL làm ăn sinh sống từ đầu thế kỉ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và trở thành lực lượng quan trọng nhất


làm biến đổi vùng đất Tây Nam Bộ. Năm 2009 số lượng người Kinh ở ĐBSCL là 15.811.571 chiếm 92 % dân số toàn vùng [99, tr.81].

Từ thế kỉ XVII, bên cạnh người Kinh, người Hoa cũng đến ĐBSCL cư ngụ. Đây là nhóm người Hoa trung thành với nhà Minh, không thuần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu… Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Người Hoa sinh sống ở vùng ĐBSCL chỉ có

177.178 người, chiếm 21,5 % tổng số người Hoa ở Việt Nam và chiếm 1,03

% dân số toàn vùng. Ở ĐBSCL, người Hoa cư trú tập trung đông nhất ở ba tỉnh: Sóc Trăng với 64.910 người, Kiên Giang với 29.850 người và Bạc Liêu với 20.082 người [99, tr. 81-82].

Tiếp theo người Hoa là người Chăm. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chăm ở ĐBSCL là 15.823 người chiếm 9,8% tổng dân số người Chăm ở Việt Nam và chiếm 0,09% dân số toàn vùng. Trong đó đông nhất là ở An Giang với 14.209 người [99, tr.83]

Ngày nay, ĐBSCL đã đạt được những thành tựu to lớn, bình quân hàng năm sản xuất hơn 90% lượng gạo, 62% lượng thủy sản và 70% lượng trái cây xuất khẩu cả nước [111, tr.6].

Theo báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện thì tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ ở ĐBSCL đã giảm từ mức rất cao là 36,9% vào năm 1998 xuống chỉ còn 12,6% vào năm 2010 và 5,2% vào năm 2016, và tỷ lệ này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016-2019. Tuy nhiên, tình trạng di cư của người dân đồng bằng về TP Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ đáng báo động. Kết quả là so với các vùng khác trong cả nước, ĐBSCL có tỷ lệ nhập cư thấp nhất, tỷ lệ xuất cư cao nhất, và do đó là vùng duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí