25
20
15
10
5
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Hài Lòng Của Người Học Đối Với Đội Ngũ Giảng Dạy Tại Các Cơ Sở Đào Tạo Du Lịch Ở Đbscl
- Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Đạt Được
- Hạn Chế Trong Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Dịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Và Nguyên Nhân
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Phải Có Môi Trường Đào Tạo Tiên Tiến Với Sự Lạc Hậu Của Môi Trường Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Các Cơ Sở
- Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Vùng Phải Quán Triệt Quan Điểm Đồng Bộ Nhưng Có Trọng Tâm Trọng Điểm
- Phát Triển Số Lượng, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Làm Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Hiện Nay
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
0
Gửi HS/SV thực Hỗ trợ học bổng Liên kết trong Xây dựng đề Hỗ trợ việc làm Mời thỉnh giảng tập NCKH cương
Hình 3.4: Các hình thức liên kết doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL
Thứ năm, hạn chế về phương pháp đào tạo
Với những yêu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch ngày càng cao hiện nay, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở đào tạo cũng như doanh nghiệp du lịch của vùng đã có có những chuyển biến tích cực trong phương pháp đào tạo, nhưng sự chuyển biến đó chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được thực hiện phổ biến, nhưng đôi khi giảng viên quá lạm dụng công cụ trình chiếu PowerPoint nên việc giảng dạy chỉ chuyển từ “thầy đọc, trò chép” sang “thầy chiếu, trò chép” hay “thầy chiếu, trò chụp”. Nhiều giảng viên chưa chú ý hay chưa biết cách thiết kế các slides bài giảng, có khi slides chứa quá nhiều chữ, kích cỡ chữ nhỏ khó nhìn, bị chiếu quá nhanh, khiến sinh viên không theo dõi được. Khi việc trình chiếu bị lạm dụng thì trong lớp thiếu sự giao lưu, tương tác giữa thầy và trò. Có những môn học chỉ cần lắng nghe hoặc cần thảo luận để mở rộng kiến thức, thì việc trình chiếu chữ bằng công cụ PowerPoint sẽ làm tiết học trở nên khô cứng, nhàm chán khiến sinh viên không hứng thú học tập.
Nhiều giảng viên còn hạn chế về phương pháp sư phạm nên chưa có những bước lên lớp bài bản để dẫn dắt sinh viên, gợi mở tính sáng tạo trong học tập của các em. Sau giờ giảng trên lớp, thường giữa giảng viên và sinh viên ít có sự tương tác để giải đáp kịp thời thắc mắc của sinh viên cũng như để kiểm tra mức độ tiếp thu bài giảng của sinh viên.
Do đặc thù của ngành là cần đào tạo lý thuyết gắn với thực hành nhưng các cơ sở đào tạo, nhất là khối cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thường thiên về lý thuyết và thiếu thực hành so với các trường nghề. Đây là vấn đề vừa thuộc về nội dung chương trình, nhưng cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề phương pháp đào tạo. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Một hiện thực rất đáng quan tâm hiện nay là các nhà tuyển dụng rất khó có thể tuyển được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Hầu hết nhân lực được tuyển dụng phải tiến hành đào tạo lại.
Thứ sáu, hạn chế về môi trường đào tạo
Hiện nay trên cả nước nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng chưa có trường đại học đào tạo chuyên ngành du lịch. Đặc biệt ĐBSCL chưa có cơ sở đào tạo ngành du lịch ở bậc sau đại học nên ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch của vùng, nhất là đối với việc nâng cao trình độ của các chủ thể đào tạo.
Một trong những hạn chế về môi trường đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là tình trạng thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc thực hành. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là đào tạo nghiệp vụ nên rất cần có các cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy thực hành như: mô hình quầy lễ tân, phòng khách sạn, các dụng cụ nhà hàng, thiết bị hướng dẫn viên…Tuy nhiên đây là những thiết bị khá đắc tiền nên các cơ sở đào tạo thường thiếu các trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo.
Phần lớn học viên, sinh viên đang học các ngành du lịch được hỏi qua khảo sát của tác giả đối với 400 học viên, sinh viên tại các trường đào tạo du lịch ở ĐBSCL, số phiếu thu về 389 phiếu hợp lệ về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo thì chỉ có 23 người chọn rất hài lòng (chiếm 5,9 %), 82 người chọn hài lòng (chiếm 21,1%), 211 chọn không hài lòng (chiếm 54, %) và 73 người học lựa chọn rất không hài lòng (chiếm 18,7 %).
Hỏi về đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL, nhiều người học được khảo sát đều đề xuất đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động dạy và học, giúp cho người học được thực hành nhiều hơn, trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
19%
6%
21%
54%
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Rất không hài lòng
Hình 3.5: Cơ cấu mức độ hài lòng của học viên, sinh viên về cơ sở vật chất kỹ thuật ại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm mà chủ yếu giao trọng trách cho các cơ sở đào tạo.
Những hạn chế về hình thức, nội dung chương trình cũng như phương pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng ĐBSCL ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng đào tạo, cụ thể là sản phẩm của quá trình đào tạo, đó là trình độ, năng lực, kỹ năng của nguồn nhân lực ngành du lịch.
3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất: nhận thức về vai trò của đào tạo nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã được nâng cao nhưng vẫn còn những hạn chế, nhiều bất cập. Việc nhận thức xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu dù đã được quán triệt nhưng sự quan tâm và tổ chức thực hiện của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa thật quan tâm đầy đủ đến phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều địa phương chưa chia đủ định mức, ngân sách, chưa giành đủ quỹ đất cho việc đào tạo. Nhiều trường chưa thật sự quan tâm đầy đủ đến đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chính sách nhằm khuyến khích phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chưa đủ và tổ chức triển khai chưa tốt, còn có sự buông lỏng quản lý, nhất là ở vùng nông thôn, nơi có nhiều tiềm năng, tài nguyên du lịch.
Ngoài ra, chất lượng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch còn có sự cách biệt lớn về chất giữa đô thị, một số vùng sâu, vùng xa, nhưng biện pháp để giải quyết chưa thực sự hiệu quả. Có sự chênh lệch lớn giữa đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch giữa TP. Cần Thơ và các tỉnh khác như Sóc Trăng, Cà Mau…
Đồng thời, đào tạo nhân lực ngành du lịch còn thiếu cơ chế cạnh tranh, nên hạn chế trong việc tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo vẫn chưa được kiểm soát và chưa thực hiện được vai trò định hướng đào tạo, liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực của ngành.
Bên cạnh đó, giữa cơ quan quản lý với nhau và với các cơ sở đào tạo, cơ sở sử dụng nhân lực ngành du lịch còn thiếu những quy định và cơ chế phối hợp.
Ngoài ra, nội dung cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và ngành, nghề còn thiếu chính sách dài hạn; sự bất hợp lý và không có tính hệ thống về cơ cấu đào tạo chưa có giải pháp để điều chỉnh, chưa quan tâm và tập trung tăng đào tạo nghề dài hạn.
Hơn nữa, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo du lịch công lập vẫn còn tiếp tục ỷ lại, trông chờ kinh phí cấp phát do vẫn còn một số chính sách hiện hành vẫn mang tính bao cấp của Nhà nước.
Thứ hai: chính sách đãi ngộ, sử dụng đối với đội ngũ tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Vùng còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên, nên chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể. Thu nhập thấp là nguyên nhân chính dẫn đến việc không chuyên tâm trong công tác chuyên môn, hiện tượng chảy máu chất xám cũng như việc hạn chế trong học tập nâng cao trình độ của giảng viên, giáo viên.
Thứ ba: qui mô đào tạo mới mặc dù tăng mạnh, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Công tác tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo mới đáp ứng được hơn 65% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội, khoảng 75% nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp của Ngành. Các doanh nghiệp thiếu nhân lực lành nghề, phần lớn phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đào tạo nghệ nhân, giám đốc, chức danh quản lý cao cấp và chuyên gia chưa được chú trọng. Hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, các trung tâm đào tạo ở các doanh nghiệp cũng như các lớp đào tạo lại, bồi dưỡng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chưa đáp ứng được số lượng lớn lao động của ngành phải tham gia đào tạo lại.
Thứ tư: đặc điểm tâm lý nặng về bằng cấp thích, con cái học đại học và “làm thầy” của người dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến dẫn tới tình trạng “thừa
thầy, thiếu thợ”. Đều này cũng gây khó khăn cho công tác tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch đặc biệt là các ngành cao đẳng, trung cấp.
Thứ năm: chưa có chính sách phù hợp và hiệu quả để thống nhất chương trình đào tạo giữa các cơ sở, gắn kết cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và với hoạt động nghiên cứu khoa học về phát triển nhân lực ngành du lịch của vùng. Đồng thời, cơ chế để huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nhân lực du lịch một cách tích cực, thiết thực chưa được xây dựng và thực hiện một cách chính thống.
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
“Mâu thuẫn là sung lực nội tại của mọi sự sống” Hêghen - nhà triết học lỗi lạc cổ điển Đức đã nói. Như vậy, điều đó cũng hoàn toàn đúng khi nói về quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL hiện nay. Có thể khái quát một số mâu thuẫn như sau:
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch với những hạn chế của đội ngũ này trong các cơ sở đào tạo du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Quan điểm chung trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 xác định: “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [103]. Đối với vùng ĐBSCL, mục tiêu phát triển du lịch để tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khẳng định vị trí quan trọng của vùng đối với du lịch Việt Nam; từng bước nâng cao vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh
tế - xã hội của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá hình ảnh vùng ĐBSCL với cả nước và quốc tế.
Kết quả của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Ở đây, đội ngũ làm công tác đào tạo giữ vai trò quan trọng. Chủ thể đào nguồn nhân lực ngành du lịch gồm chủ thể ở tầm vĩ mô (tác động gián tiếp), và chủ thể ở tầm vi mô (tác động trực tiếp). Ở tầm vĩ mô là sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Bộ liên quan…Chủ thể đào tạo tầm vi mô là hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch phải có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn năng lực đào tạo theo đúng qui định của Nhà nước. Bởi vì sẽ không thể có được sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng tốt và hiệu quả nếu không có đội ngũ làm công tác đào tạo đáp ứng theo yêu cầu. Nói cách khác để thực hiện thành công mục tiêu phát triển ngành du lịch cả nước nói chung, của ĐBSCL nói riêng, một trong những giải pháp trọng tâm của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là xây dựng đội ngũ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ làm công tác quản lý giáo dục và giảng viên, giáo viên trong các cơ sở đào tạo phải được đảm bảo và phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Ông Rajai Roy Singh, nguyên giám đốc UNESCO châu Á - Thái Bình Dương đã phát biểu: “Không có một nền giáo dục của quốc gia nào lại có thể phát triển cao hơn trình độ đội ngũ giáo viên của quốc gia đó” [4, tr.166] và trình độ của nhà giáo là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ của nền giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, ở ĐBSCL hiện nay còn có những hạn chế về nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác đào tạo.
Nhận thức của chủ thể đào tạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Vấn đề đặt ra về nhận thức từ phía các chủ thể đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch là một số cơ quan chưa nhận thức rõ về vai trò của kinh tế du lịch từ đó chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch vì vậy thiếu về số lượng, không bảo đảm về chất lượng, chổ thừa chổ thiếu, một số cơ sở chưa quan tâm cho đào tạo đội ngũ giảng viên, chưa cử người đi bồi dưỡng cập nhật kỹ năng nghề.
Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng ĐBSCL vẫn còn thiếu và nhiều hạn chế. Đây là một mâu thuẫn cần nhận thức đúng, thấu đáo và phải có chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch phù hợp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này là yêu cầu, đòi hỏi cấp bách, có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch là đòi hỏi cấp bách. Điều này phải được xem xét là một mũi đột phá quan trọng trong khâu đột phá phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của ĐBSCL trong thời kỳ mới.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, phương pháp hiệu quả với những hạn chế về nội dung, chương trình, phương pháp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Yêu cầu trong việc phát triển ngành cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng là phải có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao về năng lực, trình độ, cùng với những kỹ năng mềm tương ứng, giỏi về ngoại ngữ, khả năng thích ứng…Do vậy, đòi hỏi nội dung chương trình đào tạo phải luôn gắn