Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Phải Đảm Bảo Số Lượng, Chất Lượng, Cân Đối Về Cơ Cấu, Ngành Nghề Và Trình Độ Đào Tạo


mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Trong đó năm 2025 sẽ tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm. Đến năm 2030, tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm” [103]. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải hướng vào và góp phần quan trong trong việc thực hiện mục tiêu đến năm 2030 “du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững” [103].

2.3.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải đảm bảo số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu, ngành nghề và trình độ đào tạo

Nhu cầu đào tạo có thể được xem xét từ 2 phía: Từ phía xã hội, địa phương, tổ chức và từ phía người lao động. Trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, cần xuất phát từ dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của ngành du lịch ở các cấp độ: quốc gia, vùng miền, ngành…, từ đó đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như mục tiêu phát triển chung.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm, toàn ngành cần khoảng 40.000 lao động, song thực tế hiện nay lượng sinh viên ra trường lĩnh vực du lịch hằng năm chỉ đạt khoảng 15.000 người, hơn 12% trong số này có trình độ cao đẳng, đại học trở lên [64].. Điều này đặt ra yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo ngành du lịch, cơ cấu lại mạng lưới cơ sở đào tạo, đang dạng hóa cơ sở đào tạo, ưu tiên đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hạt nhân đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở tất cả các cấp đào tạo tại các trung tâm du lịch trong điểm Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Đà Lạt,


Vũng Tảu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ…và các cơ sở đào tạo khác có đào tạo du lịch [64].

Cần đa dạng hóa ngành nghề tại các cơ sơ đào tạo: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ sale và marketing, nghiệp vụ thiết kế và điều hành tour, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa và quốc tế…Bên cạnh đó cần nghiên cứu dự báo nhu cầu nhân lực của từng bộ phận cụ thể để điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo cho phù hợp.

2.3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải thống nhất giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề du lịch

Để đào tạo thật sự có ý nghĩa cần hướng đến sử dụng nhân lực sau đào tạo vì vậy các cơ sở đào tạo cần chú trọng kết hợp việc đào tạo lý thuyết với việc kỹ năng thực hành nghề. Theo đó, những kiến thức và kỹ năng mà người lao động đạt được trong quá trình đào tạo phải được ứng dụng trong thực tiễn. Người học được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Là ngành phi sản xuất vật chất, du lịch thông qua cung cấp dịch vụ vật chất để thỏa mãn nhu cầu của du khách. Vì vậy, có thể cung cấp dịch vụ tốt hay không là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của ngành du lịch, và điều đó được quyết định bởi tố chất, kỹ năng thực hành nghề của cán bộ, nhân viên ngành du lịch. Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch ngành du lịch càng phải nhấn mạnh yếu tố thực hành, ngoại ngữ và kỹ năng. Đây là những yếu tố đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo.

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 8

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước; điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ phát triển ngành du lịch; truyền thống văn hóa, phong tục tập


quán; xu thế hội nhập quốc tế và quá trình ứng dụng khoa học – công nghệ; tác động của yếu tố con người.

2.3.2.1. Cơ chế chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Đào tạo nguổn nhân lực cho ngành du lịch là quá trình mang tính tự giác, tích cực, chủ động với những cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, có tính khả thi được Đảng và Nhà nước xác định. Trong đào tạo nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước là chủ thể hành động quản lý, quyết định cơ chế chính sách pháp luật, quy định phương hướng, mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực trong từng thời kỳ sát với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây, cơ chế chính sách quy định phương hướng, mục tiêu và quy mô đào tạo, nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng tính chủ động , tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, trọng dụng thu hút nhân tài. Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định phải “phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…Đổi mới căn bản công tác quản lý, giáo dục,…tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo” [67, tr.59].

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của nước ta chịu ảnh hưởng của chính sách về phát triển du lịch với những mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch theo ngành, lãnh thổ liên quan đến số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực du lịch.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch còn chịu ảnh hưởng của chính sách về đào tạo, dạy nghề du lịch, xác định những quy chuẩn


về cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo, chương trình đào tạo, về tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên và chế độ của giảng viên, giáo viên tham gia đào tạo, về quy định tuyển sinh, tốt nghiệp… [64, tr.97].

Cơ chế chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước quyết định hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam. Nó tác động đến đào tạo nguồn nhân lực thể hiện trên tất cả các mặt, các khâu của quá trình đào tạo. Cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút người tài giỏi, tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Cơ chế chính sách không phù hợp gây cản trở quá trình đào tạo, kìm hãm sự cống hiến của người lao động, triệt tiêu động lực của chủ thể cũng như đối tượng đào tạo, làm thui chột tài năng, kìm hãm quá trình chấn hưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà nói chung, ngành du lịch nói riêng.

2.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, xu thế phát triển ngành du lịch

Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những địa phương có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch và đến lượt mình, trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Ở Việt Nam du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, với tốc độ tăng trưởng cao và mang lại doanh thu đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các số liệu thống kê trên website http://thongke.tourism.vn/ cho thấy tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 726.000 tỉ đồng (khoảng 31 tỉ USD), tăng hơn 17% so với năm 2018. Năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế - tăng 16,2 % so với năm 2018. Số liệu cho thấy gần


80% khách quốc tế đến Việt Nam từ châu Á, với hơn 14,3 triệu lượt và tăng hơn 19% so với cùng kỳ; khách từ châu Âu xấp xỉ 2,17 triệu lượt - tăng 6,4% và khách từ châu Mỹ 973.800 lượt - tăng 7,7%. Điều này đặt ra yêu cầu phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch ngày càng tăng. Tổng cục Du lịch ước tính ngành du lịch Việt Nam trực tiếp sử dụng khoảng 750.000 lao động năm 2017 và sẽ cần đến

870.000 lao động vào năm 2020 để bắt kịp với nhu cầu tăng trưởng.

Xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay cũng có nhiều thay đổi. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm. Các dịch vụ du lịch được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung.

Thị hiếu của du khách cũng có nhiều chuyển biến. Khách du lịch ngày càng quan tâm tìm hiểu và muốn trải nghiệm giá trị văn hóa độc đáo, chân thật của các điểm đến, quan tâm đến bảo vệ mội trường, đóng góp cho cộng đồng địa phương nơi họ đến du lịch. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực ngành du lịch.

2.3.2.3. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán

Trong truyền thống văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp, tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một


dân tộc được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Nó giống như nền tảng vững chắc, điểm tựa cho mỗi dân tộc trên hành trình phát triển của nhân loại. Đảng ta khẳng định những giá trị văn hóa nổi bật của bản sắc Việt Nam là “lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, là đức tính hy sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống” [26,tr.10-11].

Giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng. Nó là cơ sở nền tảng cho việc đề ra mục đích, nội dung chương trình, hình thức trong đào tạo nguồn nhân lực. Nó là động lực ngọn nguồn phát triển dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho các thế hệ nguồn nhân lực ngành du lịch học tập, rèn luyện và tu dưỡng vươn lên trong giai đoạn mới.

Các giá trị văn hóa truyền thống sẽ là cơ sở giúp các học viên, sinh viên đang học tại các trường đào tạo ngành du lịch đứng vững trước những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và sự chống phá của các thế lực thù địch.

Các giá trị văn hóa truyền thống với tư cách là hệ chuẩn giá trị có vai trò như một “màng lọc” giúp chủ thể đào tạo cũng như đối tượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phân biệt đúng sai, tốt xấu, giúp họ nên hay không nên trong hành vi ứng xử. Từ đó họ có khả năng lựa chọn tiếp thu những giá trị tiến bộ văn minh của nhân loại, cũng như loại bỏ những phản giá trị góp phần quan trọng trong việc phát triển hoàn thiện nhân cách của mình.

Cùng với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có vai trò nhất định ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Nó là “cái giá”


mang nội dung giá trị đạo đức và đạo đức. Nó thường thể hiện qua các lễ hội, tục lệ ma chay, cưới xin… Những tư tưởng tâm lý không muốn người khác hơn mình, chủ nghĩa bình quân cục bộ địa phương, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu dân chủ, háo danh hám lợi...nếu không kịp thời khắc phục sẽ kìm hãm cả sự phát triển con người và quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tác động đến việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực: điều kiện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán mang tính tích cực, phù hợp sẽ là cơ sở quan trọng để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con người. Trên những nền tảng cơ sở đó, nguồn nhân lực được phát triển. Đó là những giá trị, chuẩn mực chân chính ở các cơ sở giáo dục như: tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công việc, chuyên nghiệp, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực… tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một thế hệ trung thành với Tổ quốc.

Về mặt tiêu cực: những phong tục tập quán lạc hậu bảo thủ, không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện tại như tư tưởng cục bộ, tiểu nông, bình quân chủ nghĩa… sẽ tạo ra những lực cản trở cho việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành du lịch nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài‟ [67, tr.64]

Xét về khía cạnh kinh tế du lịch, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán với ý nghĩa những giá trị vật chất và tinh thần là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc phục vụ du khách. Trong quá trình đào tạo ngành nguồn nhân lực ngành du lịch, các cơ sở đào tạo cần tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương nhằm đem đến


các sản phẩm hấp dẫn, độc đáo đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, khám phá của khách du lịch.

2.3.2.4. Xu thế hội nhập quốc tế và quá trình ứng dụng khoa học – công nghệ vào trong đào tạo

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế dẫn tới hình thành xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng này, các quốc gia muốn phát triển thì hội nhập kinh tế, xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác là điều tất yếu. Quá trình toàn cầu hoá hội nhập quốc tế đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động.

Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục đào tạo. Trên cơ sở nhận thức về vai trò vô hạn của nguồn nhân lực, các quốc gia đã không ngừng phát triển đổi mới giáo dục đào tạo trong quá trình hội nhập. Để tránh nguy cơ tụt hậu, chúng ta không thể nằm ngoài xu hướng đó. Từ đây, đặt ra nội dung chương trình, phương thức đào tạo cho ngành du lịch phải không ngừng cải tiến, bổ sung cho phù hợp xu hướng chung.

Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhiều đối tác nước ngoài đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh du lịch ở Việt Nam thì khiếm khuyết của nguồn nhân lực ngành du lịch ngày càng bộc lộ rõ. Mặc dù nguồn nhân lực ngành du lịch đang tạm thời bù đắp những khiếm khuyết đó nhưng về lâu dài lao động ngành du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ lao động của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Inđô

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí