Thống Kê Lượt Khách Du Lịch Nội Địa Và Quốc Tế Đến Đbscl Năm 2016 – 2019


0,0% trong giai đoạn 2009 - 2019. Số lượng di cư ròng khỏi ĐBSCL trong thập niên vừa qua là gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả vùng.

Phát triển du lịch của vùng những năm qua đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả kinh doanh du lịch năm 2019 toàn vùng đón được 45.765.141 lượt khách, tăng 12,3 % so với năm 2018 và tăng 55,7% so với năm 2016. Trong đó khách quốc tế là 3.444.873 lượt, khách nội địa là 42.320.268 lượt.

Bảng 3.2: Thống kê lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến ĐBSCL năm 2016 – 2019

ĐVT: Lượt khách


Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Khách du lịch nội địa

26.819.502

32.022,599

37.325.187

42.320.268


Khách du lịch quốc tế


2.571.257


2.854.683


3.420.109


3.444.873


Tổng lượt khách


29.390.759


34.877.282


40.745.296


45.765.141

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 10

Nguồn: số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Doanh thu từ hoạt động du lịch của vùng ĐBSCL nhìn chung còn khiêm tốn. Năm 2019 chỉ đạt 30.012.2 tỉ đồng, tăng 26,19 % so với năm 2018 và tăng 120,86 % so với năm 2016.

Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch ĐBSCL cũng chịu tác động năng nề và suy thoái. 6 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thì các chỉ số lượt


khách và doanh thu đều giảm khoảng một nửa so với cùng kỳ năm 2019: Tổng lượt khách đến là 12.661.458 lượt, giảm: 50,22 %. Khách lưu trú là 2.800.674 lượt, giảm: 49 %. Tổng thu từ hoạt động du lịch là 6.253,993 tỉ đồng, giảm 52,15 %.

Bảng 3.3: Thống kê doanh thu du lịch ĐBSCL năm 2016 – 2020

ĐVT: Tỉ đồng



Năm 2016


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

6 tháng đầu năm

2020

Doanh thu


13.588,418


17.228,912


23.782,744


30.012,2


6.253,993

Nguồn: số liệu thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long


Cũng theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thì hiện toàn vùng có 2.821 cơ sở lưu trú và 488 siêu thị đáp ứng nhu cầu lưu trú và mua sắm cho du khách. Các cơ sở lưu trú đạt chuẩn 5 sao phần lớn tập trung ở Phú Quốc như: khách sạn MườngThanh Luxury Phú Quốc, Resort Novotel Phú Quốc, Resort & Spa Salinda Phú Quốc Island, Resort La Veranda Phú Quốc –Vinpearl Phú Quốc, Resort & Spa The Shells Phú Quốc. JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay… và TP. Cần Thơ như: Mường Thanh, Vinpearl Cần Thơ.

Năm 2020, ĐBSCL có 12 khu và điểm du lịch cấp quốc gia: Thới Sơn nằm trong trong cụm cù lao Long, Lân, Quy, Phụng (Tiền Giang và Bến Tre); Khu Phức hợp giải trí Xứ sở Hạnh phúc (Long An); Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp); Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long); Ao Bà Om – Trà Vinh; Bến Ninh Kiều (Cần Thơ); Núi Sam (An Giang); Cù lao Ông Hổ (An Giang);


Khu lưu niệm Đờn ca tài tử và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu); Năm Căn – Mũi Cà Mau (Cà Mau); Hà Tiên (Kiên Giang) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Travel and Leisure bình chọn ĐBSCL đứng thứ 11 trong số 20 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Trong tương lai, ĐBSCL sẽ nổi lên như một điểm đến thu hút, nhiều triển vọng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của vùng.

3.1.4. Đặc trưng văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch

Đặc trưng văn hóa ĐBSCL được tạo nên từ lối sống cộng cư, hòa hợp của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm trong bối cảnh vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.

Cộng đồng cư dân ở ĐBSCL sớm đón nhận văn hóa của Ấn Độ, rồi văn hóa Trung Hoa... và thời kỳ cận hiện đại là văn hóa phương Tây. Điều đó đã tạo nên nên nét văn hóa riêng cho vùng ĐBSCL, là nơi gặp gỡ của văn hóa bản địa và quốc tế, nên nó vừa có cái chung của văn hóa Việt Nam, vừa có nét riêng, có tính vùng miền của đất phương Nam với tính thoáng và dễ hội nhập.

Trong lịch sử những con người ĐBSCL đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý như: trung thực, khẳng khái trong cuộc sống, cần cù sáng tạo trong lao động, khoan dung, nhân ái trong giao tiếp, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đoàn kết gắn bó trong cộng đồng và sống hòa mình với cây cỏ, sông nước” [111, tr.6].

Đây là nơi hình thành nhiều tôn giáo bản địa như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo…, là cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đờn ca tài tử Nam bộ.


Một nét văn hóa đặc sắc của ĐBSCL là hình thức họp chợ trên sông với nhiều chợ nổi nổi tiếng: chợ nổi Cái Răng – TP. Cần Thơ (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), chợ nổi Cái Bè ( Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng)…

ĐBSCL có nhiều lễ hội, trong đó có những lễ hội thu hút nhiều du khách như Lễ hội vía Bà Chúa Xứ từ ngày 23/4 đến 27/4 ÂL tại núi Sam, An Giang; Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực vào 27 đến 29 tháng 8 ÂL tại Rạch Giá, Kiên Giang; Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ khoảng ngày 8 đến 12 tháng 3 ÂL hàng năm tại TP. Cần Thơ; Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang ngày 12 tháng 9 đến 15 tháng 9 hàng năm tại Bạc Liêu; Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer như: Lễ Chôl Chnăm Thmây, là Tết cổ truyền của người Khmer diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch; Sene Dolta là Lễ Cúng ông bà từ 29 tháng 8 đến mùng 01 tháng 9 ÂL; Lễ Ok Om Bok là lễ hội cúng trăng vào đêm rằm tháng 10 ÂL hàng năm…

Ẩm thực độc đáo của ĐBSCL với những món ăn dân dã mang đậm tính chất ẩm thực “khẩn hoang”, gần gũi thiên nhiên cũng hết sức hấp dẫn du khách. Là xứ sở của lúa gạo và miệt vườn nên ĐBSCL không thể thiếu các món ăn từ hương đồng cỏ nội. Từ lúa gạo và sự sáng tạo tài tình của cư dân đã tạo ra hàng trăm món bánh dân gian khác nhau. Mỗi dân tộc anh em lại có những nét ẩm thực đặc trưng góp phần làm nên sự đa dạng của ẩm thực ĐBSCL. Ngoài món “Tung lò mò” (lạp xưởng bò) nổi tiếng, người Chăm ở ĐBSCL (chủ yếu sinh sống ở tỉnh An Giang) còn có rất nhiều những món ăn đặc sắc hấp dẫn như cơm nị ăn với “cà púa”, món “ cà ri chà” bò hoặc dê, cừu, gà, cá... và rất nhiều loại bánh như “đin-pà-gòn”, “ha-nàm-căn”...Người Khơ-me cũng có nhiều nét ẩm thực riêng như món mắm prahok (tiếng Khơ - me nghĩa là mắm cá) là thứ không thể thiếu của món bún nước lèo và làm đồ chấm cho món bò leo núi Tân Châu. Bên cạnh đó, với hương vị độc đáo, món


cốm dẹp là món ăn khá phổ biến, đặc trưng của đồng bào Khơ-me Tây Nam Bộ. Cốm dẹp còn gắn với lễ hội Ok om bok (cúng trăng) một trong ba lễ hội lớn nhất của người Khơ-me. Người Hoa thì nổi tiếng với các món hủ tiếu, heo quay, trứng vịt muối, canh thuốc bắc, mì vịt tiềm, phá lấu...

Tất cả những nét văn hóa đều là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, là nền tảng cho việc phát triển du lịch của vùng. Từ đó, đặt ra yêu cầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch phải nắm rõ đặc trưng văn hóa và có kỹ năng khai thác để phục vụ khách du lịch đến ĐBSCL.

3.1.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Về lực lượng lao động nói chung theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi ở ĐBSCL là 10.102,1 nghìn người (chiếm 18,1% so với cả nước) xếp 4 trong 6 vùng của cả nước. Tuy nhiên nếu chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được thì ĐBSCL thấp nhất cả nước với 18,4 % chưa tốt nghiệp tiểu học, 34,6% tốt nghiệp tiểu học, 26% tốt nghiệp THCS, 11,3 % tốt nghiệp THPT và 9,7 % trên THPT. [2, tr.124].

Bảng 3.4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương năm 2019

Vùng

Nghìn người

Cơ cấu

CẢ NƯỚC

55.767,4

100 %

Đồng bằng sông Hồng

12.438,2

22,3 %

Trung du và miền núi phía Bắc

7.736,2

13,9 %

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

11.830,5

21,2 %

Tây Nguyên

3.486,0

6,2 %

Đông Nam Bộ

10.174,4

18,2 %

Đồng bằng sông Cửu Long

10.102,1

18,1 %


Nguồn: Số liệu thống kê trên website của Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/


Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của ĐBSCL theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thấp nhất cã nước. Trong đó lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 90,3 %; trình độ sơ cấp chiếm 1,1 %; trình độ trung cấp chiếm 1,8%; trình độ cao đẳng chiếm 1,6% và trình độ từ đại học trở lên chiếm 5,2 %.

Bảng 3.5: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo vùng kinh tế - xã hội năm 2019

ĐVT: %


Tổng số

Không có trình độ

CMKT

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

CẢ NƯỚC

100,0

80,8

3,1

3,5

3,3

9,3

Đồng bằng sông

Hồng

100,0

72,1

5,3

4,7

4,4

13,5

Trung du và miền

núi phía Bắc

100,0

81,9

3,4

4,8

3,2

6,7

Bắc Trung Bộ và

DH miền Trung

100,0

81,5

2,4

4,1

3,7

8,3

Tây Nguyên

100,0

86,1

1,6

3,1

2,6

6,6

Đông Nam Bộ

100,0

79,2

3,3

2,6

3,3

11,6

Đồng bằng sông

Cửu Long

100,0

90,3

1,1

1,8

1,6

5,2

Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 [2, tr.125]


Trong lĩnh vực du lịch, số lượng lao động toàn ĐBSCL trong thời gian gần đây cũng tăng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 là 47.209 người; và năm 2019 số liệu lao động ngành du lịch của 12 tỉnh ĐBSCL là 52.439 người (tỉnh An Giang không có thống kê); ước tính năm 2020 lao động trong ngành du lịch của 12 tỉnh ĐBSCL là 51.867 người (tỉnh An Giang không có thống kê) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.


Số lượng này vẫn còn thấp hơn nhiều so với con số dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch về nhu cầu nhân lực du lịch ĐBSCL năm 2020 là 75.400 nhân lịch du lịch trực tiếp và 132.500 nhân lực du lịch gián tiếp. Điều này đặt ra yêu cầu cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL.

Một thực trạng đáng lưu ý là chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của ĐBSCL còn rất thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất lớn. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch ĐBSCL ước trên 40%; năm 2019 lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch của 11 tỉnh ĐBSCL là 21.843 người (tỉnh An Giang và Kiên Giang không có thống kê) đạt 41,65%; năm 2020 lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch của 11 tỉnh ĐBSCL ước tính là 22.902 người (tỉnh An Giang và Kiên Giang không có thống kê) đạt 44,15%. Như vậy có thể thấy có hơn một nữa (từ 56 đến 60%) lao động ngành du lịch ĐBSCL chưa qua đào tạo. Điều này là thách thức rất lớn cho việc phát triển du lịch của vùng, cũng như yêu đòi hỏi phải nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL cả về số lượng lẫn chất lượng..

3.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY

3.2.1. Những kết quả đạt được trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên nhân

3.2.1.1. Những kết quả đạt được trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ nhất, về chủ thể đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa, nhìn chung bước đầu đáp ứng những yêu cầu trang bị tri thức, trình độ chuyên môn


cho người học. Xu hướng tuyển dụng và hợp đồng giáo viên từ các doanh nghiệp đối với những ngành phù hợp ngày càng tăng.

Phần lớn giảng viên du lịch ở ĐBSCL là lực lượng trẻ, tuổi đời tập trung từ 30 đến 40 tuổi. Theo khảo sát của tác giả tại 11 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL có 169 giáo viên, giảng viên. Trong đó có 64 giáo viên, giảng viên nam (chiếm 37,9 %), 105 giáo viên, giảng viên nữ (chiếm 62,1 %). Tuổi đời dưới 30 tuổi là 37 người (chiếm 21,9%), tuổi đời từ 30 tuổi đến 40 tuổi là 96 người (chiếm 56,8 %), tuổi đời từ 41 tuổi đến 50 tuổi là 28 người (chiếm 16,6 %) và tuổi đời trên 50 tuổi là 8 người (chiếm 4,7 %). (Xem thêm phục lục 2 - Thống kê số lượng giảng viên đào tạo du lịch theo độ tuổi và giới tính ở một số cơ sở đào tạo ĐBSCL năm học 2019-2020)

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giảng dạy không ngừng được nâng cao. Theo khảo sát của tác giả tại 11 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL có 169 giáo viên, giảng viên. Trong đó trình độ đại học là 29 giáo viên, giảng viên (chiếm 17,2 %), trình độ thạc sĩ là 117 giáo viên, giảng viên (chiếm 69,2 %), trình độ tiến sĩ là 23 giáo viên, giảng viên (chiếm 13,6 %). (Xem thêm phục lục 3 - Thống kê số lượng giảng viên đào tạo du lịch theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở một số cơ sở đào tạo ĐBSCL năm học 2019-2020)

Lực lượng làm công tác giảng dạy không ngừng nâng cao trình độ qua các cuộc thi, thực tế nhà giáo. Hàng năm theo quy định cán bộ giảng dạy cao đẳng nghề phải tham gia thực tập tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề, cập nhật kiến thức mới. Một số giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ở ĐBSCL có điều kiện trao đổi, nâng cao kinh nghiệm giảng dạy như Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2018”, “ Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VI, năm 2019”…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023