Thẩm Định Các Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể


Những nhà nghiên cứu đã bắt tay vào tìm kiếm những “mảnh vỡ” của bài Nhã nhạc Tam Thiên trước khi nó biến mất hoàn toàn, báo Thừa Thiên Huế đã đồng hành cũng các nhà nghiên cứu và giới thiệu đến công chúng bài nhạc đang có nguy cơ thất truyền này

Sau khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, âm nhạc cung đình cũng mất đi môi trường diễn xướng nguyên thủy và lan tỏa về với dân gian. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử những bài bản Nhã nhạc như bài Tam thiên không tránh khỏi “tam sao thất bổn”. Ngoài ra, do việc dạy và học trước đây chủ yếu được thực hiện theo phương pháp truyền ngón, truyền nghề nên người học phải trực tiếp tai nghe, mắt thấy người thầy của mình trình diễn mới có thể “thẩm thấu” được giai điệu một cách hoàn chỉnh để nhớ và ghi lại.

....Tam thiên là bài bản Nhã nhạc thường được sử dụng trong các lễ tế của triều Nguyễn nhưng vì nhiều lý do nên bài bản này bị mai một. Việc đi tìm những “mảnh vỡ” của bài bản này chính hành trình truy tìm lại những bài bản Nhã nhạc đã một thời tồn tại trong chốn hoàng cung xưa, nhằm phục dựng và đưa nó trở về với môi trường nguyên thủy.” (Trọng Bình, Tìm lại những "mảnh vỡ" của bài bản Nhã nhạc Tam thiên, Báo Thừa Thiên Huế)

Những bài viết như thế này sẽ tạo điều kiện cho giới nghiên cứu và những người quan tâm,muốn tìm hiểu về loại hình âm nhạc này có thêm kiến thức và hướng đi để tìm hiểu, sưu tầm và thu thập những bản nhạc đã thất truyền trong dân gian. Bên cạnh âm nhạc, lễ hội, làng nghề, ấm thực cũng là một nét rất độc đáo của văn hóa di sản phi vật thể, đặc biệt là ở Huế. Ở đây, có rất nhiều văn hóa ẩm thực từ ẩm thực dân gian tồn tại trong mỗi ngóc ngách của làng quê Huế đến thứ ẩm thực cao sang hơn là ẩm thực cung đình. Trước đây, khi chưa được quan tâm, quảng bá và lưu giữ, ẩm thực dân gian vẫn tồn tại trong mỗi làng quê Huế, trong tâm thức của người Huế nhưng khó vượt ra khỏi lũy tre làng và đến được với du khách. Ẩm thực cung đình thì khó khăn hơn nhiều, rất nhiều món ăn của cung đình xưa bị thất truyền do các đầu bếp cung đình qua đời, không truyền được nghề và bí kíp cho thế hệ sau. Từ sau khi Huế bắt đầu tổ chức lễ hội Festival, văn hóa ẩm thực cũng được


xem trọng hơn, ẩm thực cung đình được tái hiện trong các đêm Hoàng cung, ẩm thực dân gian thì đến với các Hội chợ ẩm thực mùa lễ hội, thậm chí, người ta về tận địa phương để thưởng thức những món quà quê ấy. Trên báo chí những năm gần đây, các bài viết về ẩm thực cũng được đầu tư hơn rất nhiều, chính các bài viết này đã giúp người dân và du khách biết thêm về văn hóa ẩm thực Huế, biết được rằng, mỗi món ăn không chỉ đơn thuần là thứ ăn để no mà con mang trong đó hương vị, tâm hồn, cung cách, văn hóa của cả một vùng miền

Trong phóng sự Chuyên đề của đài Phát thanh TRT tháng 9/2013, có bài viết về “Bánh xèo cá kình làng An Truyền”: Cá ngon có mùa. Với loài cá kình, tháng 6, tháng 7 âm lịch là mùa của loài cá này. Vào hai tháng này, con cá kình thịt dày, da vàng ươm, thịt cá mềm, béo và ngọt. Ở chợ An Truyền có đến 5 hàng bán bánh xèo cá kình. Buổi sáng, nhiều mẹ dắt con đi chợ ăn sáng bằng món này, nhưng phần lớn đều mua về nhà ăn. Nếu muốn thật ngon, nhiều người đi chợ, mua cá kình xong đem đến hàng bánh xèo đúc bánh. Người bán hàng chỉ lấy tiền công đúc. Cách đúc bánh xèo cá kình cũng đơn giản. Chị Hết- người có thâm niên đúc bánh xèo cá kình ở chợ An Truyền hơn 20 năm này cho biết cách đúc bánh:Đun chảo nóng lên, người thợ đúc bánh sẽ phết một lớp dầu mỏng lên chảo, xong xuôi người thợ sẽ đặt con cá kình ngay điểm giữa của chảo và đổ một lớp bột gạo khuấy sẵn thật mỏng bao bọc con cá. Đậy nắp chảo, bánh chín là chiếc bánh vừa đủ lóc ra khỏi chảo và con cá cũng vừa chín. Bánh xèo cá kình thường ăn với nước mắm ruốc.

Hay phóng sự về Ẩm thực chay trong chuyên mục Huế xưa và này trên sóng truyền hình TRT đã dẫn khán giả đến không gian của những món ăn chay, thứ ẩm thực rất được ưa chuộng ở mảnh đất có hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường này: “Cơm chay Huế là một trong những nghệ thuật nấu ăn lâu đời và nổi tiếng. Cơm chay giữ vị trí chủ đạo trong chùa chiền và trong không ít gia đình đạo hữu thường tổ chức vào những ngày cúng kỵ và ăn chay kỳ hàng tháng (ngày rằm và mồng một). Nghệ thuật nấu cơm chay tồn tại và không ngừng được phát triển, nâng cao cùng với sự phát triển của đạo Phật ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng. Các thế hệ đầu bếp Phật tử nối tiếp nhau đã bổ sung và làm cho các món ăn chay ngày càng thêm phong phú”


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Những phóng sự này đã góp phần giúp khán giả hiểu thêm về những món ăn mà họ đã được thưởng thức trên mảnh đất cố đô, hiểu thêm về ý nghĩa và tinh hoa của những món ăn này. Bài viết về ẩm thực còn là một cách quảng bá hữu hiệu cho ngành du lịch cũng như giữ cho các món ăn này có thể tồn tại qua thời gian, bởi khi đã được biết, đã được yêu, người nghệ nhân ẩm thực hay đơn thuần là người phụ nữ của căn bếp làng quê sẽ tìm mọi cách để gìn giữ và thể hiện món ăn cho những người muốn thưởng thức.

Bên cạnh việc tìm hiểu, quảng bá, lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương, các cơ quan báo chí cũng đặc biệt lưu ý đến một trong những yếu tố để lưu giữ, lan truyền các di sản văn hóa phi vật thể để nó có thể vượt qua trở ngại về thời gian, không gian đến được với mỗi chúng ta hiên nay đó chính là các nghệ nhân văn hóa. Họ chính là người giữ hồn cho những văn hóa phi vật thể. Sẽ rất thiếu sót nếu báo chí chỉ mang đến những thông tin về văn hóa di sản phi vật thể mà quên mất những người này. Chính vì vậy, trong rất nhiều chuyên mục trên báo, đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã dành rất nhiều bài viết về những nghệ nhân này

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 8

Chuyên mục Âm sắc Huế tháng 4/2012 đã có phóng sự Những nghệ nhân vàng ca Huế viết về các nghệ nhân lâu năm trong nghề, tuy tuổi đã cao nhưng niềm đam mê dành cho loại hình âm nhạc này vẫn luôn tồn tại, và họ chính là những người thắp lửa cho thế hệ sau, để ngọn lửa ca Huế được lưu truyền cho muôn đời

“...Ca Huế đã được bao thế hệ nghệ nhân giữ gìn. Trong lịch sử phát triển của bộ môn này, ca Huế có lúc thăng, lúc trầm nhưng chưa bao giờ bị gián đoạn. Ngày nay, ca Huế đã khẳng định được giá trị văn hóa đặc sắc của mình. Trong nhiều tấm lòng với ca Huế từ xưa đến nay, có một thế hệ nghệ nhân xưa, nay tuổi đã cao nhưng vẫn giữ một tình yêu trọn vẹn với ca Huế...”

Hay bài viết về nghệ nhân 100 tuổi trên chương trình chuyên đề trên sóng phát thanh của Đài TRT ngày 16/7/2013: “ Một trăm tuổi đời và có đến hơn 90 năm tuổi nghề, nghệ sĩ ưu tú La Cháu quả là người xưa nay hiếm. Trong nghề, cụ được xem là “báu vật nhân văn sống” của nghệ thuật Tuồng Huế.


Nặng lòng với tuồng, cụ ý thức rằng để thu hút người xem và giữ gìn nét cổ của tuồng Huế, người nghệ sĩ không chỉ hát hay, múa đẹp mà còn phải có trang phục diễn thích hợp. Từ năm 1976, cùng với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, cụ bắt tay vào việc phục chế trang phục tuồng từ áo mão cân đai cho đến hia hài. Khi nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục hồi các trang phục cung đình. Không còn tuổi diễn trên sân khấu, nghệ nhân La Cháu trở thành người thầy giảng dạy tuồng và múa hát cung đình tại Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế

Những “báu vật sống” này của văn hóa di sản phi vật thể Huế chính là những vốn quý mà nếu không có họ quá trình lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa này sẽ khó có thể thực hiện được. Việc thông tin để khán giá biết, hiểu, và trân trọng công việc và niềm đam mê giữ lửa cho văn hóa truyền thông của nghệ nhân xưa chính là cây cầu nối để những bạn trẻ có niềm đam mê với văn hóa di sản phi vật thể Huế có địa chỉ để tìm đến học tập, tìm hiểu về loại hình văn hóa mà họ yêu thích. Sự tôn vinh này của báo chí dành cho các nghệ nhân cũng thể hiện được sự mong muốn bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của Đảng và chính quyền nhà nước, địa phương.

Có thể thấy rằng, với chức năng thông tin và giáo dục của mình, báo chí địa phương trong đó cụ thể là Báo Thừa Thiên Huế và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc không ngừng cung cấp các thông tin về mọi mặt của các loại hình văn hóa phi vật thể. Những thông tin này không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà còn giáo dục mỗi người dân địa phương về lòng tự hào, về trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong việc cùng chung tay để lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

2.3.2 Thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể

Không chỉ dừng lại ở việc thông tin, trên báo chí địa phương còn rất chú trọng đến việc đăng tải các bài nghiên cứu về di sản văn hóa Huế. Trên các tạp chí chuyên ngành như: Huế xưa và nay hay Tạp chí sông hương..con số các bài nghiên cứu dày đặc và chiếm dung lượng lớn. Không có quá nhiều đất đăng bài như các tạp chí trên, nhưng trên báo Thừa Thiên Huế cũng đã bắt đầu chú trọng đến việc đăng các bài viết


nghiên cứu về văn hóa di sản phi vật thể. Có thể nêu con số cụ thể trong hai năm 2012 – 2014 như sau: trong tổng số 55 tin bài có các bài nghiên cứu như sau: Sự hình thành của ca Huế; Lễ cúng âm hồn – di sản văn hóa tâm linh độc đáo của dân tộc; Sự lan tỏa của ca Huế; Tìm lại những "mảnh vỡ" của bài bản Nhã nhạc Tam thiên ; Ngôn ngữ trong mặt nạ tuồng Huế; Những điệu chiêng la của đồng bào Pako; Giữ Thài cho lễ tế làn; Một nét văn hóa của Làng Kế Vò. Con số 8 bài không phải là con số lớn, nhưng cần phải xét ở vai trò và nhiệm vụ của báo Thừa Thiên Huế là thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của địa phương, mặc khác do hạn chế về mặt dung lượng nên các bài viết này thường ngắn, mang tính báo chí khi đưa ra vấn đề hơn là mang tính nghiên cứu chuyên sâu. Ưu điểm là khiến công chúng dễ tiếp nhận hết toàn bộ nội dung một cách ngắn gọn nhưng khá đầy đủ thông tin, những bài nghiên cứu trên báo chí sẽ dẫn dắt người đọc đến với những bài nghiên cứu lớn hơn nếu họ thực sự quan tâm đến vấn đề này

Tuồng Huế là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể ít được biết dến tại Huế, mặc dù Huế là nơi tập trung nhiều kịch bản tuồng nhất. Tuồng bản Hán Nôm chỉ xuất hiện khi văn học kịch nghệ cùng kỹ thuật in ấn mộc bản phát triển. Vào giai đoạn đầu, diễn viên tuồng "diễn cương", không có kịch bản. Ông bầu gánh hát sẽ soạn một sườn theo nội dung tích truyện rồi phân vai diễn viên theo nội dung đó mà tự tạo lời thoại, tương tự như diễn dân gian chèo ở miền Bắc.

Tuồng Huế được diễn cương đến trước nửa thế kỷ 18. Cuối thế kỷ 18, văn học dần dần phát triển và giới nho sỹ, trí thức xem tuồng như phương tiện giải trí hội đủ các yếu tố văn học nghệ thuật nên đã quan tâm đến các lời thoại, lời hát trong khi trình diễn, do đó kịch bản tuồng đã dần hình thành. Thời kỳ kịch bản tuồng được sáng tác mạnh mẽ nhất là từ thời Minh Mạng đến Tự Đức. Riêng pho tuồng Vạn bửu trình tường đã có hơn 100 hồi. Thời Tự Đức có một tổ chức sáng tác tuồng được thành lập, đó là Ban Hiệu Thư, gồm các tiến sỹ và cử nhân cũng các thành phần trí thức chuyên việc sáng tác kịch bản và hiệu đính các phường bản (bản tuồng trong dân gian) thành kinh bản (bản tuồng ở kinh đô) cho phù hợp với quan điểm đạo lý và chính trị của nhà nước đương thời.


Trải qua nhiều biến cố lớn như: biến cố thất thủ kinh đô năm 1885, giai đoạn 1945-1946 (Cách mạng Tháng Tám), giai đoạn1954-1963...kho tàng tuồng bản ở Huế đã bị mất mát lớn. Vào năm 1975, lại một lần nữa dân Huế lại di tản, đa phần dân Huế đưa gia đình, tài sản, gia vật vào Đà Nẵng và các thành phố khác. Các bản tuồng, nếu có cũng như các sách vở khác thường bị bỏ lại. Chính điều này đã làm nghệ thuật Tuồng Huế trở nên xa lạ với đa số người dân.

Những bài nghiên cứu xuất hiện trên báo chí đã dần dần giúp người dân tìm về lại với loại hình nghệ thuật này, tìm hiểu những bí mật, ý nghĩa và ngôn ngữ ẩn dấu sau lớp mặt nạ được vẽ cầu kì trên mặt các nghệ nhân tuồng

Bài viết “Ngôn ngữ trong mặt nạ tuồng Huế” ngày 2/5/2013 đã cho biết: Mặt nạ tuồng Huế với ba tông màu chủ đạo là đen - đỏ - trắng và thêm một số màu phụ trợ như: xanh, xám… Mỗi tông màu gắn với từng mô típ nhân vật cụ thể, như: mặt đen - đại diện cho sự rắn chắc; mặt trắng - vẽ sự bạc bẽo; mặt mốc - dành cho kẻ xu nịnh, phản trắc; mặt rằn – kẻ tướng mạo xấu xí, tính tình nóng nảy; mặt đỏ - tỏ rò sự trung can nghĩa khí...

Theo các nhà nghiên cứu về tuồng, mỗi mặt nạ tuồng khi được vẽ đều mang tính cách điển hình, tính cách ấy theo nhân vật đồng hành xuyên suốt từ đầu đến cuối vở diễn. Do đó, các nét vẽ thường lấy từ các hình tượng như: long, ly, quy, phượng tương ứng để tượng trưng cho vua, quan, sự vĩnh cửu và vẻ đẹp sang quý. Riêng các họa tiết trên khuôn mặt các nghệ nhân xưa căn cứ vào tướng số của con người như: “Những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người...”, “Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà” hay “Râu rìa, lông ngực đôi bên, Chẳng phường phản bạn, cũng tên nịnh thần”…”

Bài nghiên cứu đã phần nào giúp công chúng có thể hiểu được những tầng ý nghĩa ẩn dấu sau mỗi mặt nạ để người xem khi đứng trước người nghệ sĩ có thể biết được tính cách, đặc trưng của nhân vật họ đang thủ vai, từ đó hiểu được ý nghĩa của các vở tuồng, nắm được cái thần của người nghệ sĩ.

Ca Huế, loại hình âm nhạc truyền thống được biết đến từ xưa đến nay ở mảnh đất cố đô, những tưởng mỗi người dân Huế, những người từ lúc sinh ra đến lớn lên


đã được nghe ca Huế ngấm vào trong huyết mạnh, đã hiểu hết về loại hình âm nhạc này. Thế nhưng, khi xem và đọc những bài nghiên cứu về ca Huế mới thấy hóa ra kiến thức chúng ta còn hạn hẹp quá. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã dành tâm huyết và công sức cho loại hình âm nhạc này, báo in, truyền hình của địa phương cũng dành không ít “đất” để nghiên cứu sâu về ca Huế

Trên báo Thừa Thiên Huế, số ra ngày 27/12/2012 đã có bài viết nghiên cứu tầm ảnh hưởng và sức sống của ca Huế trong đời sống dân tộc: “ ... Vì sao ca Huế có sức lan tỏa ra ngoài xã hội và ảnh hưởng đến các dòng âm nhạc khác như vậy? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời đó là ca Huế đã hội tụ được giá trị tinh hoa của hai dòng ca nhạc bác học, chuyên nghiệp và dân gian. Giáo sư, nhạc sĩ Tô Vũ đã có nhận xét: “Ca Huế mang nhiều yếu tố chuyên nghiệp, “trí thức” về cấu trúc và phong cách biểu diễn, nhưng về nội dung âm nhạc thì bộ phận đặc nhất lại chịu ảnh hưởng rò rệt của Hò, Lý dân gian. Chính sự kết hợp hài hòa của hai luồng giao thoa đó đã làm cho ca Huế có một phong vị đặc biệt, không những thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của giới “quý tộc phong lưu”, các sĩ phu phong kiến “ngày trước” mà còn được quần chúng nhân dân hâm mộ nâng niu” (Sức sống của nền âm nhạc Việt Nam- NXB Âm nhạc 1996. Tr.130).

Có thể nói khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, ca Huế đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng lan rộng ra cả phía Bắc và phía Nam. Riêng phía Nam (Nam Bộ) các bài bản của Ca Huế đã làm nền tảng để ca nhạc tài tử ra đời. Dân gian gọi “ca nhạc tài tử” Nam Bộ với hàm ý khiêm tốn để phân biệt với ca Huế là âm nhạc chuẩn; các nghệ nhân, nghệ sĩ Nam Bộ trên cơ sở ấy sáng tạo ra một dòng âm nhạc “tài tử” mà thôi....” (Sự lan tỏa của ca Huế, Minh Khiêm)

Chuyên mục Huế xưa và nay trên sóng truyền hình TRT lại dành rất nhiều số để phỏng vấn các nghệ nhân, chuyên gia nghiên cứu về ca Huế những vấn đề mà công chúng quan tâm, và cả những tranh cãi còn mơ hồ về loại hình này

Chẳng hạn, xưa nay, nếu không phải chuyên gia, công chúng vẫn đang mơ hồ không hiểu ca Huế là âm nhạc dân gian và bác học, do đó, để làm rò vấn đề này,


chuyên mục Huế xưa và nay đã tìm đến nhà nghiên cứu Bửu Ý để cùng tìm hiểu về các loại hình của ca Huế trong đó có Ca Huế thính phòng

Theo chuyên mục Huế xưa và nay: Ca Huế là một loại hình ca nhạc đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế. Trong nền âm nhạc cổ truyền Huế, Ca Huế thính phòng - bộ phận thứ hai của dòng nhạc bác học- là nhịp cầu nối giưã cung đình - dân gian và Ca Huế thính phòng đã đi vào đời sống của người dân Huế như là một nếp sống văn hóa của đất thần kinh.

... Theo sự phát triển và lan tỏa của âm nhạc, nhạc thính phòng cũng đã đến với cuộc sống của người dân Huế. Không chỉ những gia đình quý tộc mà những gia đình tương đối khá giả nhưng có tâm hồn nghệ thuật cũng có thể tổ chức những buổi Ca Huế thính phòng tại gia của mình. Chính thú tiêu khiển vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính tri thức, lại rất nhẹ nhàng, sâu lắng, thâm tình như Ca Huế thính phòng lại rất phù hợp với tính cách của người dân Huế nên loại hình nghệ thuật này được giữ gìn và phát triển cho đến ngày nay, cho dù Ca Huế cũng có một giai đoạn trầm lắng vì đời sống khó khăn...”

Bên cạnh đó, những phóng sự về các làng nghề, về lễ hội, về nghệ thuật ẩm thực...đều có bóng dáng của các nhà nghiên cứu, riêng chuyên mục Huế xưa và nay trên sóng truyền hình TRT, mỗi tháng ra 1 số, tính từ năm 2012 đến 2014 có 36 số, thì tất cả các số của chuyên mục này đều là các bài nghiên cứu, thẩm định các giá trị của văn hóa di sản phi vật thể Huế. Hình thức của chuyên mục này có thể là trực tiếp mời các nhà nghiên cứu cùng chuyện trò về một vấn đề nào đó của văn hóa di sản phi vật thể như: bàn luận về một ca khúc trong Nhã nhạc cung đình, về loại hình âm nhạc trong các lễ tế...hoặc là những phóng sự có sự cố vấn của các nhà nghiên cứu hoặc các nghệ nhân. Tất cả những phóng sự này không chỉ đơn thuần mang đến thông tin cho công chúng mà còn chứa đựng cả những công trình nghiên cứu về các loại hình văn hóa di sản phi vật thể

Các bài nghiên cứu thường tập trung ở nhiều vấn đề, có bài đi sâu vào nghiên cứu một tác phẩm nổi tiếng, chẳng hạn bài viết: Tìm lại những mảnh vỡ của bài bản Nhã nhạc Tam Thiên (13/9/2012, Trọng Bình). Bài viết này đã được trình bài

Ngày đăng: 24/07/2022