Đánh Giá Của Công Chúng Về Chất Lượng Nội Dung Các Chương Trình Chuyên Mục Về Văn Hóa


Bảng 3: Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung các chương trình chuyên mục về văn hóa

TÊN CƠ QUAN

Rất hay

Tạm được

Còn sơ sài, trùng lặp

Không trả lời

Tổng ***

Đài Phát thanh TTH

4

29

119

0

152

Đài Truyền hình TTH

11

48

93


152

Báo TT H

8

9

45

0

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 10

***: Số lượng người được khảo sát có theo dòi các chương trình về văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

Như vậy có thể thấy, nội dung thiếu đổi mới, lặp đi lặp lại, chưa đi đến những vấn đề công chúng thật sự quan tâm là hạn chế lớn nhất được công chúng đề cập nhiều khi nhận xét về nội dung của các chương trình văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Đây là điều mà mỗi một phóng viên, biên tập viên cũng phần nào cảm nhận được, tuy nhiên, do những nguyên nhân của quan và khách quan khác nhau mà những hạn chế này vẫn tiếp tục tồn tại, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế.

2.4.2 Hạn chế về mặt hình thức

Thông qua kết quả điều tra xã hội học, có thể thấy rằng, ý kiến nhiều nhất là về hình thức tác phẩm báo chí chưa đủ sức thu hút đối với độc giả công chúng. Hiện nay, về mặt hình thức tác phẩm, công chúng hiện đại có yêu cầu khá cao và khác biệt so với công chúng truyền thống.

Đối với tác phẩm báo in, hiện nay về mặt hình thức tác phẩm, công chúng đòi hỏi mỗi một tác phẩm báo chí cần phải có hình thức rò ràng, bắt mắt, cân bằng giữa thông tin và giải trí, đáp ứng được cả thông tin và tư vấn chỉ dẫn. Cụ thể là: hình ảnh bắt mắt, dung lượng chữ viết vừa phải, mỗi bài viết cần có mục tư vấn chỉ dẫn rò ràng để đáp ứng nhu cầu của công chúng

Theo kết quả điều tra xã hội học, chỉ có 9,68% trong số 41,9% người có quan tâm đến mảng văn hóa trên báo Thừa Thiên Huế của 37% tổng số người được hỏi (400 người) có đọc báo Thừa Thiên Huế cho rằng hình thức của các bài viết trên Báo Thừa Thiên Huế là đáp ứng được thị hiếu của công chúng, 29,02% đánh giá tạm được, và


đến 61,3 % đánh giá thấp về mặt hình thức tác phẩm trên Báo Thừa Thiên Huế. Đa số ý kiến đều cho rằng, các bài viết nặng về dung lượng chữ viết, ít hình ảnh minh họa, thông tin đồ họa hầu như không có, box tư vấn chỉ dẫn cũng hạn chế khiến công chúng khó theo dòi nội dung và tìm ra được nội dung thông tin mà họ cần theo dòi

Đối với phát thanh và truyền hình, điều công chúng quan tâm hiện nay là những chương trình với hình thức phong phú, mới mẻ, hiện đại, tương tác tốt với công chúng là những chương trình có sưc hút lớn nhất hiện nay. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hình thức các chương trình phát thanh và truyền hình về mảng văn hóa trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế chủ yếu theo ba hình thức sau: phóng sự, phỏng vấn, chương trình ca nhạc...Mặc dù những người làm chương trình cũng đã cố gắng để thay đổi để hình thức chương trình phong phú hơn, chẳng hạn, chương trình Huế xưa và nay liên tục thay đổi từ phóng sự sang phỏng vấn chuyên gia hay chương trình ca nhạc, nhưng vẫn chỉ xoay quanh những kiểu hình thức đã cũ, quen thuộc và nhàm chán đối với công chúng. Theo kết quả điều tra, chỉ có 16,44% trong số 38% có theo dòi các chương trinh trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đánh giá là hài lòng đối với hình thức tác phẩm của các chương trình phát thanh và truyền hình về văn hóa trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 40 tuổi và khu vực nông thôn. Có 24,4% đánh giá là tạm được, tập trung lớn ở khu vực nội thành của thành phố và khu vực nông thôn, lứa tuổi trung bình là 34,5 tuổi. Và có đến 59,22% đánh giá là không hài lòng với hình thức của các tác phẩm phát thanh và truyền hình về mảng văn hóa trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế.

Bảng 4: Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức các chương trình, chuyên mục về văn hóa

TÊN CƠ QUAN

Rất tốt

Tạm được

Còn cũ kĩ, lỗi thời

Không trả lời

Tông***

Đài Phát thanh TTH

25

37

90

0

152

Đài Truyền hình TTH

25

37

90

0

152

Báo TT Huế

6

18

38

0

62

***: Số lượng người được khảo sát có theo dòi các chương trình về văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế


Việc chưa đầu tư để thay đổi format chương trình mới lạ hơn, phong cách của người dẫn chương trình, thời lượng và thời gian phát sóng là những hạn chế mà công chúng nêu ra khi đánh giá về mặt hình thức tác phẩm. Format chương trình hầu như không thay đổi kể từ khi ra mắt chương trình đến nay, thiếu đầu tư về cảnh quay, góc quay, kĩ thuật quay dẫn; chưa nghiên cứu những dạng format chương trình thu hút được công chúng, tương tác tốt giữa công chúng và chương trình; người dẫn chương trình là những gương mặt quá quen thuộc trong các chương trình khác của Đài, phong cách dẫn thiếu chuyên nghiệp; thời gian phát sóng chưa phù hợp, thường phát đi phát lại vào nhiều khung giờ khác nhau khó để theo dòi...là những điểm bất hợp lý, dẫn đến công chúng không còn hứng thú khi theo dòi các chương trình của Đài

2.4.3 Hạn chế về công chúng

Bên cạnh những hạn chế về mặt nội dung và hình thức tác phẩm, sự chậm thay đổi trong hình thức tác phẩm, sự nhàm chán về mặt nội dung, những hạn chế bắt nguồn từ chính công chúng báo chí cũng là một trong những hạn chế cơ bản dẫn đến sự thiếu hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phí vật thể trên báo chí địa phương hiện nay

Trước hết là tâm lý tiếp nhận của công chúng. Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là của truyền thông đa phương tiện, sự nở rộ của truyền hình cáp và truyền hình kĩ thuật số trên thế giới và ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI. Bên cạnh đó, sự ra đời của internet đã khiến thế giới trở nên phẳng hơn, công chúng dễ dàng tiếp cận với các loại hình giải trí đa dạng và hấp dẫn của truyền thông hiện đại như các game show, truyền hình thực tế, ca nhạc, phim truyền hình, điện ảnh....Những phương tiện giải trí từ smart phone, thiết bị điện tử hiện đại cũng chiếm khá lớn thời gian của công chúng, do đó, họ không muốn bỏ thời gian giải trí ít ỏi của mình cho các chương trình tìm hiểu di sản văn hóa nhàm chán, thiếu hấp dẫn và thiếu tính sáng tạo trên các kênh truyền hình địa phương.

Thứ hai, đó là trình độ hiểu biết của công chúng về các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương còn nhiều hạn chế, cá nhân công chúng địa phương cũng chưa ý


thức được hết việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Như đã đề cập đến trong phần mở đầu, bảo tồn và phát huy được di sản văn hóa phi vật thể của địa phương không phải là việc của riêng một cá nhân hay tổ chức nào mà đó là công việc của toàn xã hội, mỗi một cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mình. Tuy nhiên nền tảng của ý thức đó chính phải là sự tự hào, khi công chúng tự hào về vốn quý của quê hương, đất nước mình sẽ có mong muốn được tìm hiểu, được nghiên cứu sâu về các vốn quý đó nhằm mang những hiểu biết đó giới thiệu cho bạn bè, du khách. Vấn đề của công chúng ở thành phố Huế đó là sự thiếu quan tâm đến các di sản văn hóa nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung. Chính sự thiếu quan tâm này dẫn đến thiếu quan tâm đến các chương trình liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

Tuy nhiên có thể thấy, thái độ của công chúng cũng bắt nguồn từ truyền thông, do chúng ta làm truyền thông chưa tốt, chưa khiến công chúng hiểu để tự hào và yêu quý kho báu văn hóa của đất nước mình. Hiện nay, ở các nước Châu Á khác ví dụ: Hàn Quốc, Trung Quốc,...họ khá chú trọng việc lồng ghép quảng bá các giá trị văn hóa của đất nước vào các bộ phim truyền hình, điện ảnh. Ví dụ: các bộ phim về ẩm thực Hàn Quốc, các phim về lịch sử của Trung Quốc, lồng ghép các ngày lễ truyền thống vào các bộ phim thần tượng hiện đại... cách truyền thông này khá hiệu quả không chỉ quảng bá cho công chúng trong nước mà còn đem văn hóa của đất nước mình đến toàn thế giới, khiến công chúng tiếp nhận một cách tự nguyện và hứng thú các vấn đề về văn hóa của đất nước. Đây là những bài học mà chúng ta cần học tập và ứng dụng linh hoạt trong điều kiện cụ thể của địa phương.

2.4.4 Một số hạn chế khác

Cùng với hạn chế về mặt nội dung, hình thức tác phẩm và công chúng truyền thông, trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu và các phóng viên văn hóa, chúng tôi còn thu thập được khá nhiều ý kiến liên quan đến những khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về mặt truyền thông


Với đặc thù nghề nghiệp, thường các phóng viên văn hóa sẽ không đủ điều kiện để tự đề xuất các hướng nghiên cứu và tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể mà chủ yếu là theo chân các nhà nghiên cứu, phản ánh quá trình nghiên cứu và lấy ý kiến của công chúng liên quan đến các vấn đề di sản văn hóa phi vật thể. Do đó, về mặt tư liệu để sản xuất các chương di sản văn hóa phi vật thể phụ thuộc hoàn toàn vào các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Với đặc thù và tính chất của di sản văn hóa phi vật thể, tư liệu về loại hình văn hóa này thường không cố định, tính chính xác của nguồn tư liệu cũng khó để chứng minh. Do đặc trưng là loại hình văn hóa “truyền khẩu” nên có khi, nguồn tư liệu này sẽ bị sai khác so với nguồn tư liệu khác cùng nói về một đối tượng. Do đó, nếu không có đủ kinh nghiệm của một phóng viên mảng văn hóa sẽ khá lúng túng trong việc sử dụng nguồn tài liệu nào là hợp lý. Mặc khác, do phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu nên việc đúng sai của nội dung chương trình cũng phụ thuộc vào kết quả của công trình nghiên cứu

Nguồn tài chính để làm chương trình cũng là một trong những hạn chế lớn hiện nay của các chương trình di sản văn hóa phi vật thể trên báo và đài địa phương. Một chương trình văn hóa buộc người làm chương trình phải có đầu tư thích đáng, kinh phí để về cơ sở, tiếp xúc với nhân vật,...phục vụ cho chương trình khá lớn, thời gian làm chương trình cũng kéo dài hơn các chương trình khác, số lượng khán giả xem chương trình lại không cao nên kinh phí quảng cáo hay tài trợ cho chương trình không nhiều, do đó, đây là khó khăn khá lớn cho những phóng viên, biên tập viên mảng văn hóa. Áp lực phải mang đến những thông tin chất lượng, có chiều sâu cho công chúng trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn hẹp khiến các chương trình truyền hình về mảng văn hóa cũng như các bài báo về mảng văn hóa chưa thực sự làm hài lòng công chúng, độc giả

2.5 Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan từ chính các cơ quan báo chí. Tìm hiểu các nguyên nhân là cơ sở để đưa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp và có hiệu quả thực tiễn cao nhất


2.5.1 Nguyên nhân khách quan

Việc công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên báo và đài địa phương hiện nay ở Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao xuất phát từ các nguyên nhân khách quan sau

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan đầu tiên bắt nguồn từ chính đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể. Đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa phi vật thể là nó không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể mà tiềm ẩn trong trí nhớ, tâm thức của con người và chỉ bộc lộ thông qua hành vi và hoạt động của con người . Văn hóa nói chung nhất là văn hóa phi vật thể đều là của cộng đồng (gia tộc, làng xã, địa phương, tộc người), nhưng tiềm ẩn trong trí nhớ và tâm thức của từng con người cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con người, nên nó mang dấu ấn cá nhân và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rò rệt. Bởi thế, sự sáng tạo, bảo tồn và trao truyền của văn hóa phi vật thể lại phụ thuộc vào cuộc đời của từng cá nhân. Vì vậy, nó vừa mang tính bền vững (trong tâm thức dân tộc) lại vừa sinh động, dễ thay đổi (theo thời gian và cuộc sống của một cá nhân nào đó nắm giữ và lưu truyền nét văn hóa đó). Đơn cử như văn học dân gian, ca dao, hò vè, có thể tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng cũng có thể thất truyền hoặc có nhiều dị bản theo thời gian.

Chính đặc trưng này khiến các tài liệu liên quan đến văn hóa phi vật thể khá khó tìm, một số loại hình đã bị thất truyền trong dân gian do các nghệ nhân lớn tuổi đã qua đời, một số nghệ nhân không còn nhớ rò hoặc nhớ không chính xác dẫn đến nguồn tài liệu “tam sao thất bản”, mất đi bản gốc của loại hình. Nguyên nhân này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần cả một công trình nghiên cứu, theo dòi trong thời gian dài nhưng kết quả chưa chắc đã đạt được như ý muốn. Đây là hạn chế khách quan lớn nhất hiện nay mà các bài viết, phóng sự về văn hóa gặp phải.

Thứ hai, sau đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế của đất nước đã phát triển rò rệt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá trình đổi mới và mở cửa, toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, mà ngược lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà


nó đưa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang đến nhiều thách thức cho chúng ta đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa. Chúng ta còn chịu những áp lực lớn từ bên ngoài. Đó là sự áp đặt có chủ đích lối sống phương Tây xa lạ với phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mặt khác xu thế “đua đòi”, tiếp thu thiếu chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai trong lớp trẻ hiện nay cũng là một thách thức không nhỏ. Đây là nguyên nhân khiến công chúng đặc biệt là công chúng trẻ quay lưng lại với các chuyên mục, bài viết về văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể của dân tộc nói riêng. Các giá trị truyền thống của dân tộc khó vượt qua được các phương tiện giải trí hiện đại, thu hút và thay đổi liên tục theo nhu cầu của công chúng hiện nay

Thứ ba, áp lực từ việc tự hoạch toán tài chính khiến cho các cơ quan báo chí địa phương trong đó có Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế không thể đầu tư quá lớn vào mảng văn hóa, ví dụ: Báo Quảng Trị trong suốt 6 tháng cuối năm 2014 chỉ có 1 bài báo, 2 tin về đề tài văn hóa... Chính việc phải tự thu tự chi nên các cơ quan báo chí phải cân đối ngân sách cho các mảng khác nhau, trong đó một thực tế mà phóng viên mảng văn hóa nào cũng biết khi viết về văn hóa đặc biệt là văn hóa phi vật thể đó là thời gian để dành cho một đề tài văn hóa phi vật thể rất nhiều, kéo theo đó là kinh phí và công sức của phóng viên, lý do là bởi nguồn tư liệu như đã đề cập ở trên. Do đó, áp lực về kinh phí, khoán chỉ tiêu tin bài khiến phóng viên không thể nào tập trung và đầu tư thật sự có hiệu quả và chất lượng cho các bài báo của mình.

Bên cạnh đó, do eo hẹp về mặt kinh phí, nên phương tiện kỹ thuật cũng chưa được đầu tư đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của truyền thông hiện đại, đặc biệt là ở phát thanh và truyền hình. Vì vậy, khó có được những cảnh quay đẹp, âm thanh chuẩn để phục vụ công chúng.

Trên đây là ba nguyên nhân khách quan lớn dẫn đến những hạn chế lớn của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong quá trình thực hiện vai trò của mình đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Địa phương. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân tồn tại ngoài năng lực của con người, do


đó việc giải quyết cũng rất khó khăn và khó có thể giải quyết triệt để, tuy nhiên vẫn có những giải pháp có thể hạn chế những tác động của các nguyên nhân khách quan này để nâng cao hơn nữa vai trò của Báo và Đài Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, vẫn còn tồn đọng không ít những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ chính phóng viên và cơ quan báo chí. Những nguyên nhân này khiến chất lượng của các chuyên mục, chương trình về di sản văn hóa phi vật thể địa phương sụt giảm, thiếu hấp dẫn, không thu hút được công chúng

Thứ nhất, do năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn hạn chế. Chính hạn chế về mặt năng lực này dẫn đến nội dung và hình thức của các bài viết, chuyên mục văn hóa chậm thay đổi, chưa bắt nhịp được với nhu cầu của công chúng. Sự thiếu sáng tạo, nhanh nhạy, thiếu kiến thức sâu rộng về mảng văn hóa phi vật thể của phóng viên, biên tập viên là cản trở lớn khiến họ không thể mang đến các tác phẩm báo chí thật sự có chất lượng để đáp ứng công chúng. Một số phát thanh viên còn thiếu chuyên nghiệp trong cách thể hiện các tác phẩm báo phát thanh và truyền hình khiến công chúng quay lưng với chương trình.

Việc biên tập các chương trình lên sóng thiếu khoa học, sử dụng lặp đi lặp lại chương trình, tâm lý “khoán”, sức “ì” phóng viên quá lớn, nên họ không chủ động để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình, đó cũng là những nguyên nhân khiến chương trình chưa thật hay và phục vụ tốt nhất công chúng

Thứ hai, do đội ngũ lãnh đạo vẫn chưa nhanh nhạy trong việc thay đổi tư duy. Công nghệ truyền thông trên thế giới đang bước những bước rất dài, tuy nhiên, báo địa phương vẫn còn chưa thoát khỏi cơ chế “ bao cấp”, lúng túng với “tự hoạch định kinh tế” nên hoạt động báo chí chưa đạt hiệu quả cao. Đội ngũ lãnh đạo của các cơ quan báo chí này cũng không nắm hết nhu cầu của công chúng địa phương nên không có những quyết định mang tính định hướng để thay đổi nội dung và hình thức các chương trình văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, việc coi trong các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế cũng khiến mảng văn hóa chưa được đội ngũ lãnh đạo đầu tư đúng mức. Chưa khơi dậy và phát huy được tính sáng tạo của

Ngày đăng: 24/07/2022