Giám Sát Và Thúc Đẩy Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thê Của Huế


ở phần trên của luận văn, nó vừa mang chức năng thông tin về bản nhã nhạc đã thất truyền còn tồn tại trong dân gian, vừa là một bài nghiên cứu thật sự có chất lượng khi đi tìm nguồn gốc và dấu ấn của bản nhã nhạc này để đem nó trở về với đời sống nhã nhạc của những người yêu thích loại hình văn hóa này.

Ngoài ra, để lưu giữ các nét văn hóa truyền thống của làng quê Huế, rất nhiều các bài nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu từng đặc trưng của văn hóa làng xã, mang đến cho công chúng cách nhìn sắc sắc hơn về mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên. Những bài nghiên cứu này đã cho thấy được cái gốc rễ văn hóa của làng quê Huế.

Các bài nghiên cứu trên báo Thừa Thiên Huế khác với các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: Huế xưa và nay hay Tạp chí sông Hương. Do đặc trưng là nhật báo nên thông tin trên báo Thừa Thiên Huế thường ngắn gọn, xúc tích, có tính vấn đề và mang tính thời sự cao. Thông tin trên báo chí còn mang tính định hướng và thể hiện rò chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương về văn hóa. Chính vì vậy đây là các bài nghiên cứu mang tính báo chí. Những bài viết này đã thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của báo chí, từ chức năng thông tin đến chức năng giáo dục và thẩm mỹ, hướng công chúng tới những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc cần được bảo tồn và lưu giữ

2.3.3 Giám sát và thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thê của Huế

Những bài viết này thường xoay quanh các vấn đề như: phương hướng phát triển các loại hình văn hóa phi vật thể, cảm nhận của mỗi tác giả về các loại hình văn hóa này, những bất cập xung quanh công tác biểu diễn, tổ chức các lễ hội, hay đơn thuần là đưa ra thông tin về các buổi biểu diễn nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người, từ đó tạo lập dư luận xã hội, hướng mọi người cùng chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến từ đó hình thành các diễn đàn công cộng để thảo luận về di sản văn hóa phi vật thể tạo nên một không gian giao lưu văn hóa trên nhiều kênh khác nhau như: mạng xã hội, trao đổi trực tiếp tại các điểm sinh hoạt, bàn luận trong gia đình. Muốn làm được điều này, các bài viết đưa ra phải thật sự sắc xảo, gây được sự chú ý và có tính vấn đề để hấp dẫn được cả giới chuyên môn và những khán giải có trình độ hiểu biết trung bình về các loại hình văn hóa này


Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, công chúng dần lãng quên đi âm nhạc dân tộc, đây là một trong những trăn trở và lo lắng của những làm văn hóa, bởi nếu tình trạng này còn tiếp diễn, tương lai của âm nhạc dân gian sẽ không biết đi về đâu. Nhằm khắc phục hạn chế này, rất nhiều chủ trương và biện pháp đã được đưa ra, trong đó có biện pháp “sân khấu hóa âm nhạc dân gian”, đưa âm nhạc dân gian đến với các sân khấu lớn, dàn dựng lại để nó gần gũi hơn với đời sống của người dân trong thời đại toàn cầu hóa. Biện pháp này đã phần nào đạt hiệu quả khi công chúng bắt đầu đón nhận âm nhạc dân gian dưới những góc nhìn mới, hiện đại hơn, “tây hóa” hơn. Tuy nhiên, điều này có thực sự mang lại hiệu quả hay không, nó có làm “biến chất” dân gian của các loại hình âm nhạc hay không vẫn còn là câu hỏi để ngỏ, thậm chí công chúng cũng quên mất phải quan tâm đến điều đó. Nhưng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 11/4/2013 có bài phỏng vấn GS – TS Tô Ngọc Thanh về vấn đề “ Sân khấu hóa sẽ lệch lạc dân ca”. Tác giả bài viết đã đặt ra câu hỏi cho GS

– TS Tô Ngọc Thanh: “Hiện, nhiều làn điệu dân ca đã được cải biên cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Theo GS, chúng ta nên giữ dân ca nguyên bản hay cải biên, cải tiến?”. Theo GS – TS Tô Ngọc Thanh: “Với dân ca nên giữ nguyên bản, không nên cải biên, cải tiến. Dân ca có vị trí riêng của nó. Nó nói lên cuộc sống của con người trong quá khứ. Nếu bắt nó phản ánh cuộc sống ngày nay làm sao nó làm được.

Tiếp thu các cụ không nhất thiết chúng ta phải hát đúng như cũ. Tuy nhiên, phải giữ được nguyên bản, để có cái gốc mà so sánh, bởi đâu phải cứ cải tiến là tốt.”. Cá nhân GS – TS Tô Ngọc Thanh cho rằng, việc tổ chức các cuộc thi như Liên hoan dân ca tại các vùng miền là điều cần thiết: “Liên hoan Dân ca Việt Nam có một ý nghĩa lớn, đặc biệt là với chủ trương tiếp cận với cái chân chất, hồn nhiên và mộc mạc của dân ca, tức là dân ca nguyên bản... Đừng vội cải biên theo kiểu bây giờ, là lấy làn điệu ra, không cần biết nó có ý nghĩa trong cuộc sống thế nào cả, rồi mấy ông âm nhạc sửa đi sửa lại. Đấy là giả hoá dân ca.. “, ông có ý kiến “Để giữ gìn những giá trị của dân ca Thừa Thiên Huế, cần phải tổ chức dạy cho trẻ con, tổ chức các CLB hát dân ca. Hàng năm, tổ chức cuộc thi hát dân ca giữa các


làng. Nếu làng nào hát tốt, có điều kiện thì đưa vào tour du lịch. Giữ dân ca là phải làm cho nó sống.”

Cũng theo tác giả bài phỏng vấn cho biết: “GS-TS Tô Ngọc Thanh cho rằng: Dân ca đang bị lấn át bởi các loại hình sân khấu khác, lâu dần người ta quên những loại hình truyền thống. Người ta hay mắng giới trẻ quay lưng với truyền thống, tôi thì nghĩ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người trẻ không yêu thích dân ca cũng vì người lớn không có điều kiện truyền dạy cho họ những ngọt bùi cay đắng trong dân ca.”

Bài phóng vấn đã khiến các cơ quan tổ chức biểu diễn, những nghệ sĩ nhìn nhận lại công tác tổ chức và biểu diễn của mình xem thử như vậy đã thực sự có hiệu quả tốt, thực sự bảo tồn được các giá trị văn hóa dân gian đã tồn tại từ lâu trong tâm thức của người dân. Bài viết cũng đã đưa ra nhiều ý kiến thiết thực, có thể tham khảo được nhất là trong công tác giáo dục ý thức của thế hệ con cháu ngay từ khi còn thơ ấu. Ý thức tiếp thu tự nguyện văn hóa dân gian, ý thức tôn trọng, yêu quý và giữ gìn vốn quý của cha ông trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa

Việc tôn vinh những người có công trong việc giữ gìn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương cũng là một trong những vai trò của Báo và Đài địa phương trong nỗ lực thúc đầy việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Năm 2014, phóng sự “Người giữ lửa ca Huế” đã đạt giải nhì Giải báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (không có giải nhất), nói về nhà thơ Vò Quê – một người con của đất cố đô, tác giả đã soạn nhiều bản ca Huế nổi tiếng được nhiều người biết đến. Phóng sự đã đi từ những bước thăng trầm của ca Huế trong lịch sử, “Trong hành trình phát triển của mình, ca Huế có lúc thăng lúc trầm, nhưng lúc trầm nhất là những năm 1975 – 1980. Trong giai đoạn buồn hiu đó nhà thơ Vò Quê là phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên đã tập hợp anh chị em nghệ sĩ, động viên mọi người tập luyện, ông đi đến từng gia đình nghệ sĩ, động viên họ trở lại với nghề. Ban đầu là biểu diễn trong các đám hiếu hỉ, sau đó là thành lập câu lạc bộ, đưa nghệ nhân, nghệ sĩ vào câu lạc bộ, biểu diễn có định kì. Từ buổi đầu nhen nhóm đầy vất vả ấy,ca Huế đã vượt qua giai đoạn khó khăn và


dần trở thành một loại hình hấp dẫn....” Những năm sau giải phóng, đất nước còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết hậu quả của chiến tranh, đối phó với khủng hoảng kinh tế, đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài đã khiến những chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước chưa thật sự đi sâu, đi sát vào từng địa phương, do đó, rất nhiều các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể bị quên lãng. Nếu không có những người thật sự tâm huyết với nghề, tâm huyết với việc giữ gìn các giá trị văn hóa quê hương như nhà thơ Vò Quê, chắc hẳn bước “trầm” của ca Huế sẽ còn kéo dài. Vậy nên, tôn vinh những người đang hàng ngày, hàng giờ giữ lại các giá trị văn hóa này chính là việc làm quan trọng của báo và Đài địa phương trong việc thể hiện vai trò của truyền thông đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể địa phương, bởi lẽ, họ không chỉ là người giữ lửa mà còn là người “truyền lửa” cho cả cộng đồng và các thế hệ sau.

Trong phóng sự kể trên về nhà thơ Vò Quê – người giữ lửa ca Huế, ông đã đề cập đến một vấn đề đó là “ca Huế thính phòng”, một hình thức biểu diễn ca Huế mới nhằm đưa ca Huế trở lại với đời sống văn hóa ở mảnh đất cố đô, đến gần hơn với công chúng. Hình thức này là một trong những phương thức bảo tồn ca Huế trong đời sống hiện đại được giới truyền thông rất quan tâm. Báo và Đài địa phương cũng đã có nhiều bài viết về vấn đề này, thể hiện sự quan tâm sâu sát đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vậy thể của địa phương. Trên Báo Thừa Thiên Huế, ngày 25/9/2013 có bài viết: Ca Huế thính phòng: thử nghiệm và kỳ vọng, tác giả Văn Toàn – Văn Cương đã trích đăng ý kiến của nhà thơ Vò Quê: “Ý tưởng về những đêm diễn ca Huế thính phòng có bài bản về đội ngũ lẫn không gian biểu diễn thực ra đã được Câu lạc bộ Ca Huế nghĩ ra từ lâu. Nhưng đến giờ phút này, nhờ được sự hỗ trợ của Thành ủy Huế, UBND TP Huế và Bảo tàng Văn hóa Huế nên ước mơ này mới được thực hiện. Tiếp theo, đêm diễn thử nghiệm này, từ tháng 9 năm nay, chúng tôi sẽ phục vụ ca Huế thính phòng 2 đêm một tuần vào các ngày thứ 3 và thứ 6, thời gian biểu diễn từ 19h30 đến 21h. Và nếu du khách có yêu cầu thì chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh để phục vụ hiệu quả. Nhưng sau này có thu phí cũng là tượng trưng vì chủ yếu đây là mô hình mẫu để ca Huế tồn tại một cách


đúng nghĩa và các nghệ nhân lớn tuổi vẫn muốn cống hiến cho ca Huế có thể đến để biểu diễn và phát huy tài năng”.

Bài viết cũng đã lấy ý kiến của các nghệ nhân, những người trực tiếp tham gia đêm trình diễn cũng như ý kiến của các cơ quan tổ chức biểu diễn: “Bảo tàng Văn hóa Huế cũng cho biết, mục đích việc thử nghiệm ca Huế thính phòng và tổ chức các đêm diễn về sau là nhằm đưa ca Huế trở lại sinh hoạt truyền thống, đồng thời tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ có tâm huyết, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực ca Huế có cơ hội bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế, đồng thời tạo ra một điểm nhấn từng bước mời gọi khách đến với Bảo tàng.”

Vai trò của báo chí đôi khi chỉ đơn thuần là việc đưa thông tin về các chương trình văn hóa đang diễn ra trên địa bàn Tỉnh, các lễ hội văn hóa dân gian, giới thiệu các hoạt động làng nghề đang được chính quyền địa phương khôi phục và tổ chức định kỳ phục vụ cho nhu cầu du lịch cũng như bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua đó, công chúng, người dân địa phương nắm được công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cũng qua đó, người dân có thể tham gia giám sát công tác này, đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất

2.4 Nhận xét, đánh giá hạn chế của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế

Qua phần khảo sát ở trên có thể thấy, trong những năm qua, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trên 400 người, trong đó có 100 người tại TP Huế, 50 người tại Thuận An, 50 người tại Hương Thủy, 50 người tại Phú Lộc, 50 người tại Hương Trà, 50 người tại Phong Mỹ, 50 người tại Nam Đông là các thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng đến miền núi kế quả cho thấy: chỉ có 37% đọc báo Thừa Thiên Huế, 100% người được hỏi đều có xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, nhưng chỉ có 87% thường xuyên xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế, tuy nhiên, chỉ có 41,9% trong tổng số 37% đọc báo Thừa Thiên Huế quan tâm đến các chuyên mục văn hóa trên báo và 38 % trong tổng số người xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế theo dòi các chương


trình di sản văn hóa phi vật thể của Đài. Tuy nhiên, con số đáng báo động hơn nữa là chỉ có 18,4 % trong số đó xem các chương trình Ca Huế, Âm sắc Huế.

Bảng 1: Mức độ xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế và đọc Báo Thừa Thiên Huế của công chúng

TÊN CƠ QUAN

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

Không

trả lời

Tổng*

Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

348

52

0

0

400

Báo Thừa Thiên Huế

52

96

252

0

400

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 9

*: Số lượng người tham gia khảo sát

Bảng 2: Mức độ quan tâm của công chúng đối với các chương trình văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên

TÊN CƠ QUAN

Rất quan

tâm

Thường xuyên

quan tâm

Ít quan

tâm

Chưa quan

tâm

Không

trả lời

Tổng

**

Đài PT – TH Thừa

Thiên Huế

14

53

85

248

0

400

Báo TT Huế

8

35

19

86

0

148

**: Số lượng người được khảo sát có theo dòi Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

Theo các con số điều tra này, có thể thấy, mức độ quan tâm của công chúng đối với các chương trình còn rất hạn chế, thậm chí ở mức đáng lo ngại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, bởi nếu không quan tâm sẽ không hiểu, khi công chúng không hiểu không nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và chính quyền địa phương về việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể thì công tác này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi hiện nay, có thể thấy, bảo tồn các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng không phải là công việc của một cơ quan, cá nhân, tổ chức nào mà của toàn xã hội. Nếu không xã hội hóa công tác này thì hiệu quả của việc bảo tồn sẽ rất thấp, thậm chí khó thực hiện được, đặc biệt là với đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể - một loại hình văn hóa được lưu giữ chủ yếu thông qua việc lưu truyền trong dân gian.


Việc công chúng thiếu quan tâm đến các chuyên mục, chương trình về văn hóa phi vật thể trên báo và Đài địa phương bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân từ chính bản thân công chúng và nguyên nhân từ phía các cơ quan báo chí là chủ yếu nhất. Đặc biệt là những hạn chế về mặt nội dung và hình thức tác phẩm báo chí, chưa đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của công chúng, ngoài ra còn có nhiều vấn đề liên quan như: tâm lý tiếp nhận của công chúng, hạn chế về mặt tài chính của cơ quan báo chí, ảnh hưởng của văn hóa hiện đại....

2.4.1 Hạn chế về mặt nội dung

Nhìn chung, nội dung của các tác phẩm báo chí về di sản văn hóa phi vật thể của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này khiến Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế chưa phát huy được tối đa vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương.

Đối với báo Thừa Thiên Huế, trong số 41,9% người quan tâm đến mảng văn hóa trên báo của 37% người được hỏi (trên tổng số 400 người) có đọc báo Thừa Thiên Huế, chỉ có 27,4% đánh giá tốt về mặt nội dung trên báo Thừa Thiên Huế. Theo đó, có thể thấy, con số công chúng đánh giá cao về nội dung các chuyên mục về di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế còn khá khiêm tốn, thậm chí là rất thấp nếu so với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Báo Thừa Thiên Huế - cơ quan ngôn luận của Đảng và chính quyền địa phương. Một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là báo Thừa Thiên Huế vẫn còn mang nặng tính bao cấp, báo chủ yếu bán cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh để phát cho cán bộ, viên chức lao động chứ không bán như các tờ nhật báo khác, do đó, tính cạnh tranh chưa cao. Chính vì vậy, các bài viết trên Báo Thừa Thiên Huế đa số đều là bài viết đặt hàng, PR, hoặc viết theo chủ điểm của tuần, tháng. Điều này khiến nội dung các bài viết không có tính đột phá, cá nhân các phóng viên cũng viết bài theo kiểu “khoán chỉ tiêu”. Điều này khiến công chúng không đặt nhiều kì vọng vào việc tìm kiếm những bài viết thực sự có chất lượng trên Báo Thừa Thiên Huế


Về mục tin tức văn hóa trên báo Thừa Thiên Huế, với ưu thế là cơ quan ngôn luận chính của địa phương, theo lý thuyết, tin tức về các hoạt động văn hóa diễn ra trên báo Thừa Thiên Huế phải nhanh nhạy và phong phú hơn các báo khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì báo Thừa Thiên Huế không phải là nơi cung cấp thông tin nhanh nhất, chuyên sâu nhất và đáp ứng nhu cầu nhất. Ví dụ: trong dịp Festival làng nghề 2013 và Festival 2014 - là hai dịp lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm của Tỉnh nhưng số lượng tin bài trên Báo Thừa Thiên Huế chỉ chiếm số lượng ít ỏi, thua rất nhiều so với các báo khác không phải báo địa phương như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động, Dân trí, Vnexpress,....

Về ưu điểm, Báo Thừa Thiên Huế đã làm khá “tròn vai” trong việc thực hiện chức năng thông tin, nội dung đề cập đến tất cả các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra trên địa bàn Tỉnh, tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất đó là chưa thật sự đi sâu sát vào một mảng nào, cũng như chưa có đầu tư đúng mức cho các nội dung trên

Tương tự như báo Thừa Thiên Huế, số lượng khán thính giá đánh giá cao về nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cũng rất thấp, 21,7% trong tổng số những người có nghe phát thanh của Đài đánh giá nội dung từ mức khá trở lên, 38,8 % trong tổng số những người có xem truyền hình đánh giá nội dung từ mức khá trở lên. Như vậy so với phát thanh, mảng văn hóa trên truyền hình được đánh giá cao về nội dung hơn, tuy nhiên con số vẫn còn rất khiêm tốn nếu không muốn nói là thấp. Đa số ý kiến cho rằng, nội dung của phát thanh và truyền hình ở mảng văn hóa không có nhiều thay đổi trong khoảng 15 năm trở lại đây, các vấn đề phản ánh trên các chuyên mục có thay đổi về hình thức nhưng nội dung vẫn như vậy. Thậm chí, điều khiến khán giả không hải lòng nhất đó là việc sử dụng lặp đi lặp lại một nội dung cho nhiều chuyên mục, hay trong cùng một chuyên mục. Sự trùng lặp về đề tài của phát thanh và truyền hình cũng gây nhàm chán do thiếu thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề

Ngày đăng: 24/07/2022