Tuổi Nhưng Là Người Đã Có 60 Năm Với Nghề. Cả Hai Ông Bà Bây Giờ Vẫn Sống Với Nghề Rèn. Trong Gia Đình Ông, Các Con Ông Làm Nghề Nông, Thỉnh Thoảng


và cố vấn của các nhà văn hóa Huế đem đến cho người xem những kiến thức và hiểu biết nhất định về các lễ hội này

Phóng sự Lễ tế bà Tơ phát trong chuyên mục Huế xưa và nay tháng 5/2012 đã dẫn người xem đi từ truyền thuyết về bà Tơ đến những kiến thức về giá trị tồn tại của văn hóa tín ngưỡng dân gian này: “... Chuyện rằng bà Trần Thị Tơ là một người phụ nữ có tài bơi thuyền rất giỏi, chuyên làm nghề trên phá. Trong một trận thủy chiến trên phá Tam Giang khoảng chừng 400 năm trước, chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã phải một phen bôn tẩu. Bị truy đuổi gắt gao, lại gặp lúc sóng to gió lớn, thuyền của Chúa lại bị đứt quai chèo. Tình thế thật nguy cấp. Đúng vào lúc ấy, bà Trần Thị Tơ đang chèo thuyền làm nghề trên mặt nước, bà đã không ngần ngại dâng lên Chúa mớ tơ (còn gọi là tay lưới) giúp chúa Nguyễn bện lại quai chèo và thoát hiểm. Cảm kích trước tấm lòng người phụ nữ đã cứu mình trong lúc nguy nan, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã ban cho bà Tơ một đặc ân là bà hãy thả một bã mía từ dòng sông Bồ phía trước làng Bác Vọng. Bả mía xuôi theo dòng đến đâu thì bà được quyền cai quản đến đó. Và bả mía đã dừng lại ở vùng Hà Đồ- Hà Lạc (Phá Tam Giang) bây giờ. Cho nên người dân làng Bác Vọng, Hà Đồ, Hà Lạc đã tôn thờ bà là người có công khai canh vùng mặt nước này, mà hai câu đối trước miếu thờ Bà Tơ đã nói rò về công lao của Bà:

“ Mặt nước hưởng nhờ ơn vũ lộ Dây tơ cứu khỏi trận phong ba”.

.....

Miếu thờ bà Tơ- xét về mặt tín ngưỡng- cũng nằm trong tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt. Người Việt với truyền thống tôn thờ nữ thần, ban đầu là những nữ thần xuất phát từ những truyền thuyết và huyền thoại, sự sùng bái các yếu tố tự nhiên. Về sau, nữ thần là những nhân vật nữ có công mà yếu tố lịch sử thường đan xen với yếu tố huyền thoại. Theo Tiến sĩ Trần Đình Hằng- phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Miền Trung tại Huế, trong hệ thống nữ thần Việt Nam, chỉ có hai người được tôn xưng là quốc tỉ Thánh Mẫu Nương Nương (chị vua), đó là bà Tơ

– quốc tỉ Chúa Nguyễn Hoàng và Thiên Y A Na- quốc tỉ Vua Đồng Khánh.


Những kiến thức này kèm hình ảnh minh họa cụ thể, phỏng vấn con cháu đời thứ 25 của bà Tơ và những nhà nghiên cứu của Huế đã thực sự cung cấp những góc nhìn mới thật sự rò nét hơn về lễ hội này.

Một số lễ hội lớn được phục dựng sau này trong mỗi đợt Festival như Đại lễ cầu quốc thái dân an hay Lễ tế Nam Giao tuy không còn mới mẻ nữa, nhưng để người dân thật sự hiểu vì sao chính quyền địa phương lại phải đầu tư nguồn nhân lực và tài chính để tổ chức long trong lễ hội này là điều không dễ. Trong suốt quá trình nung nấu ý tưởng phục dựng lễ hội cũng như tổ chức các lễ hội, đã không ít thành phần chống phá vin vào lễ hội này để đánh đồng với việc lãnh đạo địa phương công khai tổ chức mê tín dị đoan. Nhưng với sự tham gia, giải thích và minh chứng của báo chí, dư luận xã hội ngày càng hiểu rò mục đích và ý nghĩa của những lễ hội này và tình nguyện đóng góp sức người, sức của để phục dựng lễ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

“ Tế Giao là lễ tế trời, đất và các vị thần linh quan trọng trong bờ còi quốc gia. Dưới thời quân chủ, hầu như ở tất cả các nước phương Đông đều có tục tế giao. Đây là một hình thức để con người có thể giao tiếp được với trời, đất và các bậc thần, bày tỏ lời cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Vì thế, lễ tế này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, được xếp vào hàng Đại tự

Tế Nam Giao là một nghi lễ tế tự mang tính cộng đồng. Lịch sử lễ tế giao dưới thời quân chủ cho thấy, một đất nước độc lập, có chủ quyền mới tổ chức lễ tế Nam Giao. Ngày nay, đất nước độc lập, phục dựng lễ tế Nam Giao cũng là một cách khắng định ý nghĩa độc lập, hòa bình, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Đó là những giá trị cao quý nhất mà tất cả mọi người dân luôn hướng đến.” (Tế Nam Giao trong tâm thức người Viêt, Chuyên mục Huế xưa và nay, tháng 4/2012)

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 7

Việc cung cấp kiến thức, thông tin về những lễ hội văn hóa dân gian - hoạt động chưa đựng rất nhiều bản sắc văn hóa vùng miền từ âm nhạc, tín ngưỡng, trang phục....đã góp phần rất lớn không chỉ quảng bá du lịch mà còn khiến cho người dân địa phương thêm tự hào về mảnh đất với nhiều những chiến tích, nhiều những con người bình dị mà anh hùng. Những lễ hội mang đặc trưng làng nghề như lễ hội cầu ngư, lễ hội làng rèn, hội hoa Thanh Tiên ...xuất hiện trên báo chí đã giúp người dân


địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm về mục đích ý nghĩa của những lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dân gian này, từ đó nhận thức rò trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn các giá trị này cho thế hệ mai sau

Bên cạnh các lễ hội, sự tồn tại của các làng nghề truyền thống là một trong những nét đặc trưng không thể không kể đến ở Huế. Nơi đây, mảnh đất ghi dấu ấn 13 đời vua triều Nguyễn đã có không ít các làng nghề thủ công có giá trị, chuyên làm các sản phẩm tiến vua như làng nghề đúc Đồng, nghề rèn, nghề làm hoa giấy....Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các làng nghề dần mai một thậm chí biến mất trong dòng chảy sôi động của cuộc sống hiện đại. Điều này để lại không ít nỗi niềm cho những người con đã gắn bó với Huế, những nhà nghiên cứu và cả thế hệ trẻ sau này. Với chính sách văn hóa của nhà nước và địa phương, các làng nghề đang dần “sống lại” . Nhằm giúp người dân hồi tưởng và hiểu thêm về một thời hoàng kim của các làng nghề này, báo chí đã không ngừng cung cấp các bài viết tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở Huế trên cả báo in và phát thanh – truyền hình

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều phóng sự làng nghề trong chuyên mục Huế xưa và nay như: Gốm Phước Tích, Làng Hiền Lương, Làng Chuồn, Làng Thanh Tiên....Với ưu thế riêng có của truyền hình, ống kính của phóng viên TRT đã về từng ngò ngách của các làng nghề, kiếm tìm những nghệ nhân còn lưu giữ kỹ thuật làm nghề, dẫn khán giả đến xem cận cảnh những công đoạn làm nghề, khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Khi những sản phẩm từ tay các nghệ nhân xuất hiện trước ống kính trên màn ảnh truyền hình sau các công đoạn, công chúng thật sự vỡ òa vì thích thú, vì khâm phục bởi bàn tay tài hoa của người làm nghề. Sự khâm phục ấy mang theo cả niềm tự hào vì được là người con của mảnh đất có những con người tài hoa ấy. Mang theo niềm tự hào, mỗi một người dân địa phương sẽ thấy rò trách nhiệm của mình trong việc nối dài sự tài hoa đó, gìn giữ nó cho thế hệ con cháu

Đây là lò rèn của gia đình ông Hoàng Hứa. Bếp lửa lò rèn nhà ông là một trong ba nhà còn đỏ lửa với nghề rèn ở làng Hiền Lương. Ông Hoàng Hứa năm nay


70 tuổi nhưng là người đã có 60 năm với nghề. Cả hai ông bà bây giờ vẫn sống với nghề rèn. Trong gia đình ông, các con ông làm nghề nông, thỉnh thoảng cũng giúp ông quai búa..” (Làng rèn Hiền Lương, chuyên mục Huế xưa và nay, 11/2012)

“Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên được dùng để trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, trang ông, am, bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp....

Ưu điểm của hoa giấy Thanh Tiên chính là sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp.... Theo các nhà nghiên cứu, màu sắc của hoa giấy Thanh Tiên cũng chính là gam màu mà người dân Huế ưa chuộng, rực rỡ nhưng luôn có một sự đằm thắm, với 5 màu sắc chủ đạo là đỏ, xanh, vàng, trắng, tím. Trong sắc đỏ có nhiều cung bậc như đỏ da cam, đỏ tường vi, đỏ đậm.”

(Làng Hoa giấy Thanh Tiên, Chuyên mục Huế xưa và nay, 12/2013)

Ngoài việc mang đến cho khán giả cảnh quang về làng nghề, phóng viên của chương trình cũng mang cả những trăn trở, băn khoăn trong con đường bảo tồn và phát huy những làng nghề này trong dòng chảy công nghiệp

“Năm nay 62 tuổi, làm nghề hơn 40 năm, ông Thêm có thể nhìn lửa mà biết điều chỉnh nhiệt độ của lò. Tài năng thế nhưng ông cũng đành chịu thua khi không thể cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng máy, sản phẩm ra hàng loạt nên giá cả thấp hơn. Nghề rèn Hiền Lương trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường đã dần tắt lửa, người có tay nghề giỏi đi làm ăn xa và chuyển sang nghề cơ khí. Số còn lại làm nông. Nghề rèn nóng nảy, lại suốt ngày lem nhem với than củi nên nhiều thanh niên trong làng không mặn mà với nghề rèn. Nhưng nguyên nhân chính để làng rèn không đỏ lửa là do không cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp”

Hay “Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên cũng có những lúc thăng trầm. Ông Nguyễn Chắt, năm nay hơn 80 tuổi- là người cao tuổi của làng đã gắn bó với nghề làm hoa giấy từ khi còn nhỏ, kể rằng làm hoa đã cực mà đi bán còn cực hơn, có năm hoa bán ế, không ai mua, ông phải để hoa lại ở chân Cầu Trường Tiền rồi ra về. Lòng buồn nhiều nỗi trong đó có nỗi buồn lớn nhất là làng nghề sẽ tồn tại sao đây nếu hoa giấy Thanh Tiên không còn


đủ sức thu hút người mua. Rồi có năm khi hoa nhựa, hoa kẽm xuất hiện, người làm hoa giấy Thanh Tiên cũng lao đao

Những trăn trở này khiến khán giả phải suy nghĩ khi những thứ đẹp đẽ vốn thuộc về mình đang dần mất đi. Nếu không được biết về những làng nghề này qua những phương tiện truyền thông, có lẽ họ sẽ để cho nó cứ thế mất đi mà không phải bận tâm vì họ chưa từng biết đến. Nhưng khi đã được biết, đã hiểu, đã đam mê đã trân trọng, có lẽ họ sẽ những cách thức riêng để lưu giữ và bảo tồn nó, như một nhân vật trong phóng sự về làng hoa Thanh Tiên đã làm

“Trăn trở với nghề truyền thống của làng, nhiều người con của làng Thanh Tiên đã tìm nhiều cách để giới thiệu về giá trị và vẻ đẹp của hoa giấy Thanh Tiên. Những người trong số đó là hoạ sĩ Thân Văn Huy và em trai của ông là thầy giáo Thân Đình Hoài. Tại ngôi nhà rường này, hoạ sĩ Thân Văn Huy đã tổ chức làm hoa giấy Thanh Tiên trong các dịp Festival Huế. Ông là người đã thổi một luồng gió mới cho sinh khí của làng nghề khởi sắc. Người ta tìm về làng Thanh Tiên nhiều hơn. Rồi cũng chính hoạ sĩ Thân Văn Huy là người phục hồi lại nghề làm hoa sen đã thất truyền của làng Thanh Tiên.

Không chỉ những ngôi làng có nghề truyền thống, mỗi một làng quê Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng đều cất giữ trong mình nó rất nhiều những nét văn hóa tốt đẹp, tất cả những điều đó đã làm nên cái hồn của làng quên Việt, làng quê xứ thần kinh. Ngày nay, với cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất nhiều người đã từ bỏ làng quê để đến sống tại những thành phố lớn. Những bản sắc văn hóa làng xã cũng vì thế dần mất đi, nếu cứ tiếp tục như vậy, trong tương lai không xa những nét văn hóa này sẽ không còn tồn tại nữa. Ý thức được vai trò của văn hóa làng xã trong văn hóa chung của địa phương, chính quyền địa phương, các cơ quan báo chí cũng tìm mọi cách giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp đó. Một trong những giải pháp mà báo chí đang sử dụng là về lại các ngôi làng, tìm hiểu, “đánh thức” những nét văn hóa đang dần bị lãng quên ấy, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương của những người con đã sinh ra và lớn lên trên những mảnh đất đó.


Hương Cần là ngôi làng ngày xưa Đại thi hào Nguyễn Du từng dừng chân lập trạm trường đình, làm thơ tiễn người bạn già làm quan Kinh đô Huế nghỉ hưu về quê cũ. Bài thơ có tên Tiễn bạn, trích trong tập “Nam Trung tạp ngâm”: “Dọc đường cái quan qua Hương Cần, sắc liễu xanh xanh. Kẻ phía Bắc sông, người phía Nam sông, tình vô hạn”...” (Huế xưa và nay, tháng 3/2013)

“Về La Chữ, câu ca dao “ Thình thình như cột đình La Chữ” cho thấy ngày xưa đây là một trong những ngôi đình lớn của Huế xưa. Các câu đối ở đình làng cũng cho thấy đây là một cuộc đất tốt: “ Đình tiền hữu cửu khúc/ Thuỷ đáo thuỷ tụ hồi đầu” (nghĩa là trước đình có chín khúc uốn quanh, nước đến nước ngưng đọng ở đầu hồi).” (Huế xưa và nay, 10/2013)

Cùng với làng nghề lễ hội, âm nhạc dân gian, nhã nhạc là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể không thể không nhắc đến ở Huế,do đặc trưng của loại hình âm nhạc dân gian, việc lưu giữ và truyền bá nó gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn là do tài liệu không cung cấp chính xác, có nhiều dị bản, phần nữa là do nhịp sống hiện đại đã khiến âm nhạc dân gian đang dần bị lãng quên. Nhằm tôn vinh loại hình âm nhạc truyền thống và lưu giữ nó cho các thế hệ sau này, đã có rất nhiều các bài viết trên báo chí và truyền hình tham gia vào công tác này. Phát thanh và truyền hình với thế mạnh là âm thanh sống động đã có rất nhiều chuyên mục chuyên phát các bài ca Huế, hò Huế, nhã nhạc cung đình Huế như: Chương trình ca Huế trên sóng phát thanh, ca Huế trên sóng truyền hình, Tình khúc Huế. Đặc biệt là chương trình Âm sắc Huế, một chương trình chuyên phân tích nghiên cứu ca Huế, các điệu múa cung đình, hò Huế, các bản nhã nhạc dưới góc nhìn của chuyên gia nhằm đem đến những kiến thức chính thống về các loại hình ca múa nhạc dân gian của Huế

Trong số Âm sắc Huế tháng 12/2012, những người làm chương trình đã giúp khán giả hiểu và phân biệt được giữa ca Huế, dân ca Huế và nhã nhạc cung đình Huế - những kiến thức mà không phải ai cũng, và đôi khi, ngay cả người dân địa phương vẫn còn mơ hồ chứ không riêng gì du khách:

Kiểu cách, sang trọng nhưng không hẳn là nhạc cung đình. Gần gũi, quen thuộc, nhưng không hoàn toàn là nhạc dân gian. Nằm giữa hai tầng âm hưởng ấy,


Ca Huế - thể loại nhạc đặc biệt có tên gọi gắn liền với địa danh Huế, đã trải qua hơn 200 năm tồn tại và phát triển để trở thành loại hình nghệ thuật dân tộc đặc trưng của xứ Huế.

Trong chương trình âm sắc Huế hôm nay, nhằm giúp quý vị và các bạn yêu thích Ca Huế hiểu rò hơn về thể loại âm nhạc này, chúng tôi đã mời nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng- nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa- thể thao và du lịch TTH- người có nhiều năm nghiên cứu về Ca Huế đến tham gia chương trình.”

Những phóng sự như thế này thật sự có chất lượng và mang đến thông tin bổ ích không chỉ cho người dân mà còn cho cả giới nghiên cứu. Không chỉ dừng lại ở kiến thức chung, những phóng sự trên truyền hình còn cung cấp cho khán giả những kiến thức cụ thể về các loại hình âm nhạc sử dụng trong các lễ hội, điều này tăng thêm sự hiểu biết của khán giả về các lễ hội văn hóa dân gian mang màu sắc tâm linh, ý nghĩa của từng bài nhạc trong các lễ tế

Nếu như ở Lễ tế giao: “Âm nhạc trong lễ tế giao được trình diễn theo những nguyên tắc, quy định có tính chuẩn mực của Nhã nhạc, vẫn quán xuyến trong thể chế của thể loại nhạc lễ triều Nguyễn nói chung và Giao nhạc nói riêng. Các nguyên tắc đó được biểu hiện bằng cơ chế của 2 loại dàn nhạc mang tính chất khác nhau, nếu không muốn nói là đối lập, đảm trách trong các lễ thức tế Giao. Đó là dàn Tiểu nhạc với dàn Đại nhạc.” (Âm sắc Huế, 07/2012)

Thì nhạc trong lễ cúng cầu ngư của người dân các vùng biển ở Huế là: “Hát bả trạo là một điệu hát được dùng trong lễ cúng cầu ngư của bà con miền biển.

Bả có nghĩa là cầm, trạo là chèo. Như vậy, tên gọi của điệu hát này đã chỉ rò một phần nội dung của điệu hát. Hát bả trạo là cầm chèo mà hát. Đây là một loại hình múa hát nghi lễ của cư dân dọc duyên hải, phổ biến ở nhiều tỉnh, từ Thừa Thiên Huế đến tận Phú Quốc. Lối hát này rất sinh động và lôi cuốn mọi người vì nó tổng hợp nhiều thể điệu dân ca từ nói lối, hò, vè, đến lý và hát tuồng.

(Âm sắc Huế, 04/2013)

Còn loại hình âm nhạc sử dụng trong tín ngưỡng thờ mẫu là hát Chầu Văn hay còn gọi là hát Văn: “ Nội dung của những bài ca chầu văn là ngợi ca thiên nhiên


tươi đẹp, ngợi ca công lao các vị thần linh, những vị anh hùng dân tộc đã hóa thánh trong lòng người dân, cho nên ngôn ngữ trong các bài ca chầu văn mang tính ước lệ, giàu sức biểu cảm, gợi hình cao. Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát. Người múa ăn mặc khăn chầu áo ngụ rất lộng lẫy, tay cầm bơi chèo (khi thủ vai Thuỷ Cung Thánh Mẫu) hoặc cầm kiếm (khi thủ vai các ông hoàng, các vị tướng quân) khi thì cầm hoa, cầm hương... Theo Giáo sư- Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, hát văn có giá trị về mặt văn bản học rất lớn, trong những bài văn có lời trau chuốt, cũng có thể tìm thấy trong đó dấu ấn ngôn ngữ mang tính địa phương, vùng miền rò nét. Hát chầu văn là một loại hình sinh hoạt folkor đặc sắc đáng ghi nhận về nhiều mặt: âm nhạc, vũ đạo, dân tộc học v.v..”.

Tất cả những kiến thức này đã được truyền thông hóa, đi vào đời sống xã hội và tâm thức của mỗi người dân Huế và du khách thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó báo chí với thế mạnh của mình đã làm rất tốt công tác này.

Bên cạnh việc cung cấp các thông tin cần thiết về các văn hóa di sản phi vật thể, báo chí còn góp phần đồng hành cùng các nhà nghiên cứu trong việc tìm tòi, khám phá những dấu tích của di sản văn hóa phi vật thể đã tồn tại nhưng thất truyền trong dân gian. Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể được biết đến nhiều nhất ở mảnh đất cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Huế không chỉ gắn liền với triều Nguyễn mà thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong tư tưởng và nghệ thuật Việt Nam đương thời. Ngày nay, đó là một di sản hết sức quý giá của cha ông để lại cho thế hệ hôm nay.

Âm nhạc dân gian nói riêng và nghệ thuật biểu diễn dân gian nói chung đã từng có mặt hoặc ảnh hưởng vào môi trường diễn xướng của nghệ thuật cung đình và ngược lại, âm nhạc cung đình nói riêng, nghệ thuật cung đình nói chung cũng đã từng lan tỏa, tác động vào nghệ thuật dân gian trên nhiều vùng văn hóa trong cả nước. Do đó, có một số bài bản thuộc hệ thống Nhã nhạc cung đình đã bị mai một và “lưu lạc” vào dân gian trong đó có bài bản Nhã nhạc Tam thiên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022