Thực Trạng Hoạt Động Thông Tin Của Báo Và Đài Pt - Th Thừa Thiên Huế Về Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Huế


TIỂU KẾT CHƯƠNG I

1. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo ra và được sử dụng phục vụ cho đời sống của con người, từ đó hình thành,khẳng định các giá trị của chúng về lịch sử, văn hóa, khoa học…Di sản văn hóa bao gồm: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

Có nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiên có thể khái quát như sau: Văn hóa phi vật thể đó là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại khách quan trong không gian và thời gian, mà nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội trong hoạt động tư tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra, khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó

2. Huế là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, ở Huế hiện nay tồn tại rất nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó, đáng chú ý nhất là - di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity) ngày 7/11/2003. Bên cạnh đó, còn có các di sản văn hóa phi vật thể khác cũng đang được Chính quyền và nhân dân địa phương lưu giữ và phát huy như: các làng nghề truyền thống, lễ hội, âm nhạc và văn học truyền thống, tín ngưỡng dân gian, ẩm thực,...Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế đang còn gặp nhiều khó khăn và thách thức xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó cần có sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức cá nhân nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp này, trong đó, báo chí là phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng nhất

3. Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là phương tiện chủ lực để thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn. Một trong những chức năng quan trọng của báo chí là góp phần nâng cao dân trí, khai sáng dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho công chúng. Nhiệm vụ đặt ra cho báo chí bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên đối với vấn


đề bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể có thể tập trung vào ba mảng sau ba mảng sau:

- Giới thiệu và truyền bá các giá trị văn hóa phi vật thể

- Tham gia vào công tác thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

- Phản ánh quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể


Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 5

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA BÁO VÀ ĐÀI PT - TH THỪA THIÊN HUẾ VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA HUẾ


2.1 Vài nét về Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

2.1.1. Báo Thừa Thiên Huế

Báo Thừa Thiên Huế là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, là tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng như các tờ báo khác, báo Thừa Thiên Huế chịu sự lãnh đạo sâu sát về đường lối của Đảng và Nhà nước trong hệ thống quản lý hoạt động báo chí Việt Nam.

Được hình thành từ các bài viết trên báo Con đường đấu tranh do Tỉnh ủy xuất bản, tờ báo đã sát cánh cùng nhân dân Thừa Thiên Huế qua những chặng đường thăng trầm của lịch sử cách mạng Việt Nam. Trước khi có tên Thừa Thiên Huế, tờ báo đã có nhiều tên gọi khác nhau, tên gọi Báo Thừa Thiên Huế ra đời năm 1971

Ngày 26/11/1999 Bộ Văn hóa Thông tin có công văn số 5012/ VHTT-BC cho phép báo Thừa Thiên Huế ra nhật báo hàng ngày từ ngày 01/01/2000.

Với khuôn khổ 42 x 57cm, 04 trang, hằng năm, Báo Thừa Thiên Huế cung cấp khoảng 14400 bài với khoảng 480 số báo hằng năm, Báo Thừa Thiên Huế đã phác thảo bức tranh toàn cục về cuộc sống, thực hiện chức năng cổ động, tuyên truyên thành công các chủ trương đường lối của Đảng đến với công chúng kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, chức năng định hướng dư luận quần chúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn được tòa soạn quan tâm và chấp hành triệt để. Để từ đó tạo nên những tác phẩm mang tính thời sự và ý nghĩa xã hội cao. Nhờ vậy, độc giả có được thông tin chính xác.

Mặc dù vẫn còn một số khiếm khuyết trong thời điểm phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều tờ báo khác nhưng bước đầu báo Thừa Thiên Huế đã tạo ra được bản sắc riêng của một tờ báo địa phương, sự khu biệt của chính mình với vị trí là một trong những trung tâm văn hóa của cả nước.


2.1.2. Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

Sự hình thành và phát triển qua các thời kỳ

+ Trước năm 1975: Đấu tranh để có Đài

Trước năm 1975, Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế do Mỹ - Ngụy nắm giữ. Năm 1968, Đài của địch bị quân và dân ta phá nát không dùng được. Chính vì vậy, để phục vụ cuộc nổi dậy Mậu Thân, Đài truyền hình Việt Nam Đài Phát thanh giải phóng A đã đưa một đài phát thanh vào Huế. Để tránh sự phá hoại của địch Đài đã di chuyển nhiều nơi như lên A Lưới, núi con Voi....Tuy là di chuyển nhiều nơi nhưng Đài vẫn bảo đảm nhiệm vụ tin tức, kêu gọi nhân dân cùng đứng dậy kháng chiến.

Đến ngày, 26.03.1975, Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng, Đài đã có bước chuyển mình cho phù hợp với tình hình mới.

+Giai đoạn 1975-1989: Hoàn thiện về cơ bản

Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế đã gắn mình vào cuộc kháng chiến của nhân dân trong tỉnh. Quá trình phát triển của Đài gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc nói chung và nhân dân tỉnh nhà nói riêng. Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế được tiếp quản từ các cơ sở: Đài tự do, Đài VOA, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Huế.

Vào ngày 26.03. Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế đã có buổi phát thanh thành công ngay trong ngày đầu tiên tiếp quản thành phố.

Ngày 30.06.1989, tỉnh Bình Trị Thiên đươc tách thành tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Ngày 01.07.1989, Đài phát chương trình đầu tiên trong ngày tái lập Thừa Thiên Huế.

+ Sau năm 1989: Giai đoạn phát triển

Ngày 29.06.1998, UBND tỉnh đã có quyết định 1180 đổi tên Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế thành Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT).

Lúc 19h45, ngày 19.05.1999, sau nhiều ngày chuẩn bị và thử nghiệm, Đài chính thức phát chương trình truyền hình đầu tiên. Và trở thành Đài Phát thanh - Truyền hình phát song song 2 chương trình Phát thanh và Truyền hình.


Vai trò và vị trí của Đài PT - TH Thừa Thiên Huế trong đời sống báo chí hiện nay

Ngay từ những ngày đầu mới giải phóng (ngày 26.03.1975, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống phát thanh - truyền thanh của Đài TRT ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu giải trí của nhân dân và là công cụ đắc lực của Đảng và Chính quyền. Đặc biệt trong giai đoạn Thừa Thiên Huế cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, trong mỗi thể loại báo chí của Đài đã luôn bám sát những định hướng của Tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của mảnh đất Thuận Hóa - Huế. Có thể nói mỗi nhiệm vụ của Tỉnh trên từng lĩnh vực đã được Đài cụ thể hóa bằng những hình ảnh, những bài viết sinh động.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, xã hội xuất hiện không ít tiêu cực, tệ nạn xã hội. Đài đã phát huy tính chiến đấu của báo chí cách mạng, có nhiều phóng sự điều tra sắc sảo nêu bật được những sự kiện, hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần cùng các cơ quan chức năng làm rò và giải quyết nhiều vấn đề, nhiều sự việc nóng bỏng, tạo niềm tin cho nhân dân vào Đảng, Chính quyền.

Từ những thực tế trên, có thể thấy, trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế đã có những đổi mới từ hình thức đến nội dung và từng bước trưởng thành và đóng góp cho tổng thể ngành Phát thanh Truyền hình của cả nước nói riêng và đời sống báo chí nói chung.

2.2 Toàn cảnh văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

2.2.1 Báo Thừa Thiên Huế

Trong quá trình khảo sát từ năm 2012 đến năm 2014, trên báo Thừa Thiên Huế có 80 tin và 109 bài viết liên quan đến vấn đề văn hóa địa phương trong các chuyên mục Đời sống – xã hội, Văn hóa – Nghê thuật, Ý kiến người dân, Di sản Giải trí. Các bài phóng sự, bài phản ánh, bình luận thường tập trung ở quý I,II và III – khoảng thời gian thu hút khách du lịch chủ yếu trong năm của Thừa Thiên Huế. Trong số 189 tin, bài liên quan đến văn hóa địa phương có 60 tin bài gắn liền với


văn hóa phi vật thể của Huế, chiếm 31,74 % tổng số tin bài (Xin xem thêm ở phần Phụ Lục 3)

Các tin bài về văn hóa phi vật thể trên báo Thừa Thiên Huế chủ yêu xoay quanh các nội dung sau:

Một là, thông tin về các sự kiện văn hóa phi vật thể đã và đang diễn ra

Hai là, Giới thiệu các chương trình, sự kiên văn hóa phi vật thể trên địa bàn Tỉnh Ba là, Cung cấp kiến thức về một số loại hình văn hóa phi vật thể

Bốn là, phê bình, bàn luận về các loại hình văn hóa phi vật thể

Thường các tin bài tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm, đây là khoảng thời gian diễn ra Festival và Festival làng nghề truyền thống định kỳ của Tỉnh

2.2.2 Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

2.2.2.1 Chương trình Ca Huế trên sóng Phát thanh và Truyền hình của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

Ca Huế là sản phẩm của giới thượng lưu, trí thức, được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa chuyên nghiệp, bác học nên đã phát triển đạt đến đỉnh cao cả về nội dung, nghệ thuật lẫn cấu trúc âm nhạc. Ngày nay, ở Huế vẫn còn lưu giữ được khoảng vài chục điệu ca Huế thuộc về ba điệu thức lớn: điệu Bắc, điệu Nam và điệu Dựng. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ VHTTDL công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ca Huế một chương trình xuất phát từ cung đình. Chỉ dành cho hoàng tộc. Thì giờ đây Ca Huế đã dần dần đi vào đời sống của người dân, và nó đã trở thành một thú chơi tao nhã trên những chuyến đò sông Hương. Hơn thế nữa, Ca Huế đang là một loại hình rất thu hút khách du lịch. Hiện nay, không chỉ trên dòng sông Hương mà ca Huế con được phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng để công chúng tiện theo dòi, và hiểu hơn về loại hình văn hóa này.

Đối với đài phát thanh, mỗi tuần sẽ có hai chương trình được phát mỗi tuần đó là vào lúc 19h30’ đến 20h00’ vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

Đối với truyền hình, chương trình Ca Huế được phát sóng vào 22h25 tối thứ sáu của ngày chủ nhật cuối tháng, phát lại vào các ngày thứ 2, thứ tư của các tuần


kế tiếp vào khung giờ 13h15 và 16h45 phút, khung giờ có thể thay đổi tùy vào thời lượng phát sóng các chương trình khác. Thời lượng chương trình là 15 phút mỗi chương trình. Ở mỗi chương trình ca Huế phát sóng khoảng bốn đến năm bài hát. Trước đây, chương trình chỉ đơn thuần sử dụng các bài hát không có người dẫn, từ cuối năm 2013 đầu năm 2014, bắt đầu sử dụng người dẫn chương trình để giới thiệu phần mở đầu, phần giới thiệu các bài hát và phần kết thúc chương trình. Với sự tham gia của người dẫn chương trình trẻ trung, xinh đẹp, chương trình đã phần nào có thêm sự mới mẻ và sức hút đối với khán giả theo dòi chương trình

2.2.2.2 Chương trình chuyên đề trên sóng phát thanh

Đối với đài phát thanh cũng như truyền hình các chương trình chuyên đề là các chương trình được phát thường xuyên cùng với các chương trình thời sự, bên cạnh các chương trình về kinh tế, quốc phòng thì các chương trình về văn hóa giáo dục cũng đang được Đài PT – TH Thừa Thiên Huế tổ chức thường xuyên với mỗi ngày có một chủ đề khác nhau. Bên cạnh đó còn có các chương trình chuyên đề trong các chương trình thời sự, đó là các sự kiện nổi bật trong ngày được dành một lượng thời gian khoảng 15 phút để phát chuyên đề trong các chương trình thời sự mỗi ngày.

Với đài phát thanh Thừa Thiên Huế ngoài tiếp sóng VOV1 và VOV3 lịch phát sóng chương trình địa phương mỗi ngày là 3h45’. Tuy thời gian không nhiều nhưng đài đã phát ba chương trình chuyên đề mỗi ngày, phản ánh những vấn đề nổi bật của địa phương trong ngày theo từng chuyên mục, lĩnh vực khác nhau.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có rất nhiều các chương trình về quảng bá văn hóa Huế trên đài phát thanh thông qua các chuyên đề như: chuyên đề kinh tế và phát triển, chuyên đề đời sống pháp luật, văn hóa Huế, chuyên đề giáo dục… Qua các chương trình đã giúp được bạn nghe đài hiểu hơn về văn hóa Huế. Các chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá các nét đẹp về văn hóa Huế đó là các chương trình: du lịch qua radio, chương trình giáo dục về bảo vệ văn hóa… Hay là trong chương trình 60 phút bạn và tôi với các chủ đề “ẩm thực vỉa hè”, “nét riêng con gái Huế”… là các chương trình về văn hóa Huế. Các chương trình đã góp phần vào bảo vệ văn hóa địa phương, nâng cao ý thức của công chúng về vai trò, ý nghĩa của các loại hình văn hóa gắn với đời sống địa phương từ xưa tới nay.


Trong 6 tháng đầu năm 2013, các chương trình chuyên đề được gắn liền trong các chương trình thời sự được công chúng theo dòi thường xuyên hơn, bởi đó là những chương nổi bật trên trong chương trình thời sự. Hay là các chương trình về văn hóa Huế gắn liền trong chủ đề của chương trình 60 phút bạn và tôi thu hút được các bạn trẻ nghe đài. Các chuyên đề về Festival làng nghề cập nhật thông tin liên tục giúp công chúng có cái nhìn toàn diện về văn hóa Huế.

Các phóng sự phát thanh cũng đang được phát thường xuyên trên sóng phát thanh để quảng bá, giới thiệu cùng với các vấn đề bất cập đang cần được quan tâm để công chúng theo dòi.

Bên cạnh các chương trình chuyên đề theo lịch thì trong 6 tháng đầu năm 2013 trong thời gian tổ chức Festival làng nghề đài phát thanh đưa tin và các chương trình trong Festival với số lượng chương trình nhiều hơn, các chương trình đang diễn ra thì đồng thời cũng được đài phát thanh, truyền hình cập nhật liên tục để công chúng tiện theo dòi. Quảng bá, giới thiệu các làng nghề truyền thống Huế đến với công chúng địa phương.

2.2.2.3 Âm sắc Huế

Đây là chương trình phát các phóng sự về những nghệ nhân, những người đã có công lưu giú, bảo tồn và phát triển ca Huế. Thời gian phát sóng 22h50 ngày thứ bảy cuối tháng và phát lại vào 13h15 ngày chủ nhật và 14h30 thứ tư tuần kế tiếp.

Là chương trình dành cho những người yêu âm nhạc dân tộc của Huế, yêu những làn điệu ca Huế và muốn tìm hiểu về cuộc đời các nghệ nhân của dòng nhạc này.

Bên cạnh ưu điểm, chương trình này cũng mắc phải những hạn chế giống như các chương trình ca nhạc khác trên, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế đó là phần đầu tư về mặt hình ảnh không được tốt, đặc biệt là cảnh quay, chính vì vậy vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều khán giả..

2.2.2.4 Huế xưa và nay

Huế xưa và nay là chương trình được phát sóng vào lúc 22h ngày chủ nhật đầu tiên của tháng và phát sóng lại vào 11h25 ngày thứ hai, 10h20 thứ tư và 6h50 sáng chủ nhật các tuần kế tiếp. Chương trình được xây dựng theo kiểu phóng sự về tất cả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022