đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Thiếu quan tâm và tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với cách làm báo hiện đại, tiên tiến.
Trên đây là hai nguyên nhân chủ quan lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hình thức của các chuyên mục, chương trình về di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ tự thân chủ thể nên có thể thay đổi cũng như giải quyết tốt nếu thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Tìm hiểu được nguyên nhân sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị đúng đắn và phù hợp nhất để nâng cao vai trò của Báo và Đài PT _ TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Qua khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động thông tin của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về việc bảo tồn và phát huy di sản của Huế bằng phương pháp quan sát, thống kê các tác phẩm trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế viết về di sản văn hóa phi vật thể của Huế trong hai năm 2012 – 2014 ; điều tra xã hội học đối với công chúng của 07 xã, thị trấn, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn sâu các đối tượng: phóng viên, biên tập viên, các chuyên gia văn hóa của Huế. Chúng tôi đưa ra một số kết luận sơ bộ sau:
1. Với điều kiện và khả năng cụ thể của mình, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã đảm nhiệm khá tốt nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế; không ngừng đổi mới và nâng cao cả về số lượng và chất lượng bài viết nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của công chúng. Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi chính sách văn hóa của Đảng và nhà nước, cùng với việc tiếp thu công nghệ truyền thông hiện đại, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển lớn trong việc làm tốt vai trò là loại hình truyền thông có sức ảnh hưởng lớn nhất của địa phương trong vấn đề truyền bá và lưu giữ văn hóa phi vật thể của Huế
2. Mặc dù đã có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội, tuy nhiên, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế. Nội dung còn đơn điệu, trùng lặp và thiếu đổi mới; hình thức đơn giản, thiếu sáng tạo; công chúng địa phương không quan tâm nhiều đến các chương trình hay bài viết về di sản văn hóa phi vật thể của hai cơ quan báo chí này; nguôn tư liệu không ổn đinh; tài chính khó khăn...Chính những hạn chế này khiến cho hiệu quả truyền thông về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế chưa cao.
3. Các hạn chế trên xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Định Các Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Giám Sát Và Thúc Đẩy Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thê Của Huế
- Đánh Giá Của Công Chúng Về Chất Lượng Nội Dung Các Chương Trình Chuyên Mục Về Văn Hóa
- Một Số Kiến Nghị, Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Vai Trò Của Báo Và Đài Pt – Th Thừa Thiên Huế Trong Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Văn Hóa Phi Vật Thể Của Huế
- Mức Độ Tương Tác Của Công Chúng Với Báo Và Đài Pt – Th Thừa Thiên Huế
- Nhóm Kiến Nghị, Giải Pháp Đối Với Lãnh Đạo Tòa Soạn, Cơ Quan Báo Chí
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
- Nguyên nhân khách quan bao gồm: đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể; tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng; áp lực về mặt tài chính ở các cơ quan báo chí
- Nguyên nhân chủ quan bao gồm: năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn hạn chế; đội ngũ lãnh đạo chậm đổi mới về mặt tư duy
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA BÁO VÀ ĐÀI PT – TH THỪA THIÊN HUẾ
TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
3.1 Một số bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế
Trong những năm qua, bên cạnh những nỗ lực không ngừng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể cũng đã được Đảng, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế quan tâm và có những động thái tích cực để đưa di sản văn hóa phi vật thể vào đời sống để hồi sinh toàn diện và phát triển bền vững. Trải qua hơn 20 năm, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế trong đó có văn hóa phi vật thể đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn và thách thức. Quá trình này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức – những đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế
Thứ nhất, về nhận thức quan điểm của lãnh đạo địa phương. Nếu so với trước đây, nhận thức của lãnh đạo địa phương đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể rò ràng đã có nhiều đổi mới. Có thể thấy rò, trong những năm gần đây, một trong những nguồn thu lớn của Tỉnh Thừa Thiên Huế là từ ngành du lịch. Năm 2013, doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 2.469 tỉ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 6.100 tỉ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2014,doanh thu du lịch ước đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 4.587 tỷ đồng. Ý thức được mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa để tạo nên nét đặc sắc riêng của du lịch Huế, chính quyền địa phương đã có nhiều động thái tích cực nhằm tôn tạo, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Huế trong đó có văn hóa phi vật thể. Nghị quyết 06, hội nghị lần thứ Năm, ban chấp hành Đảng bộ lần thứ XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 – 2015 và tâm nhìn đến năm 2020 nêu rò: “ Bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là Nhã nhạc Cung đình Huế và các lễ hội mang bản sắc văn hoá Huế. Khai thác giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian gắn với nghiên cứu, phát triển các loại hình nghệ thuật hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phát huy truyền thống văn hoá, cốt cách con người Huế; đưa văn hoá Huế thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hoá ở khu dân cư, văn hoá công sở. .." . [50]
Như vậy có thể thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên, trên thực tế, so với văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa được đầu tư đúng tầm. Giai đoạn 2010 – 2014, theo số liệu của TTBTDTCĐ, tổng kinh phí dùng để tu bổ các công trình di sản văn hóa Huế là 334,2 tỉ đồng rút từ ngân sách Tỉnh [49]. Trong khi đó, phần lớn nguồn kinh phí dành cho văn hóa phi vật thể đến từ các nguồn tài trợ của các quốc gia: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ba Lan... với tổng kinh phí tài trợ là 31 tỉ đồng. Sự chênh lệch rò ràng từ nguồn kinh phí đầu tư đó đã cho thấy được cách nhìn của lãnh đạo Tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương. Do đó, cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của lãnh đạo Tỉnh về tầm quan trọng và vai trò của văn hóa phi vật thể đối với đời sống cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh. Cần phải có sự đầu tư đúng mức từ chính địa phương chứ không phải dựa vào nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ chức khác trên thế giới để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh hiện nay, khi sự phát triển của xã hội, nền kinh tế thị trường đang dần làm mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp đó của địa phương và dân tộc. Để làm được điều này, truyền thông mà trực tiếp và gần gũi nhất là Báo và Đài PT – TH địa phương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp kiến thức nhằm thay đổi nhận thức và hành vi không chỉ của người dân mà còn của đội ngũ lãnh đạo địa phương.
Thứ hai, về nhận thức, quan điểm của lãnh đạo Báo, Đài PT – TH Tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo kết quả khảo sát ở chương II có thể thấy Báo và Đài PT – TH Thừa
Thiên Huế đã và đang khá quan tâm, chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng. Tuy nhiên, xuất phát từ những hạn chế đã nêu có thể thấy cách làm và hướng đi của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót. Lãnh đạo Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế cần nhận thức rò cách làm truyền thông của các cơ quan báo chí này đã lỗi thời, không bắt kịp với nhịp độ phát triển của báo chí cả nước và thế giới, chính điều này dẫn đến sự nhàm chán về mặt nội dung, chậm đổi mới về mặt hình thức của các tác phẩm báo chí như đã phân tích ở chương II. Bên cạnh đó, những khó khăn về tư liệu, nguồn kinh phí, thời gian ...cũng ảnh hưởng rất lớn những quyết định của lãnh đạo Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế khi duyệt những đề tài liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Để khắc phục điều này, lãnh đạo cơ quan báo chí địa phương cần phải linh hoạt và chủ động hơn trong việc tìm nguồn kinh phí, sử dụng tốt đòn bẩy truyền thông để công chúng cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh thấy được vai trò và ảnh hưởng của văn hóa phi vật thể đổi với sự phát triển văn hóa, xã hội, du lịch và cả kinh tế địa phương.
Thứ ba, về nhận thức, quan điểm, trình độ và kỹ năng tác nghiệp trong môi trường văn hóa phi vật thể của phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên. Trong những năm qua, số lượng phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên tác nghiệp trong môi trường văn hóa phi vật thể là khá lớn, tuy nhiên những người thật sự am hiểu và có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực này không nhiều. Phần đông các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên khi làm các chương trình về văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng sẽ chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ” (theo cách nói của Phóng viên Nguyễn Khoa Diệu Hà - trường phòng văn nghệ Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong buổi phỏng vấn sâu), có nghĩa là dựa vào những công trình nghiên cứu của các chuyên gia hoặc dựa vào chính các chuyên gia. Điều này đảm bảo cho chất lượng các bài viết, chuyên mục, chương trình của Báo và Đài. Nhưng ngược lại, cách làm này khiến các tác phẩm báo chí về vấn đề này thiếu tính mới lạ, thu hút bởi lẽ xét về độ sâu sắc, các tác phẩm báo chí không thể so sánh với các công trình nghiên cứu, do đó, báo chí cần phải đi theo những hướng khác chứ không thể đi trên con đường các nhà nghiên cứu đã
đi. Mặc khác, xét về đặc trưng của văn hóa phi vật thể, việc xuất hiện các dị bản, thất truyền, sai lệch so với bản gốc là rất phổ biến, chính vì vậy, các công trình nghiên cứu có thể khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, nhà nghiên cứu đôi khi cũng không thể cho ra câu trả lời chính xác. Những vấn đề này buộc người phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên tác nghiệp trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể phải nắm rò, hiểu sâu sắc nhằm định hướng và đem đến cho công chúng những cách nhìn đúng đắn nhất về loại hình văn hóa này. Đây là điều lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng như tự thân các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên phải ý thức để không ngừng trau dồi, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực mà mình tác nghiệp.
Thứ tư, về tiếp cận với giới chuyên môn, các chuyên gia và công chúng. Mục đích của việc tiếp cận này xuất phát từ hai góc độ khác nhau. Một là tiếp cận nhằm tìm kiếm thông tin. Hai là tiếp cận nhằm truyền tải thông tin. Ở góc độ nào, cơ quan báo chí cũng là phía chủ động, tuy nhiên, đạt được kết quả như thế nào thì phụ thuộc không chỉ vào phương thức, cách thức tiếp cận của cơ quan báo chí mà còn phụ thuộc vào tâm lý tiếp nhận, thái độ và ứng xử của công chúng. Với đặc trưng của văn hóa phi vật thể là loại hình văn hóa truyền khẩu, vai trò của công chúng càng trở nên quan trọng vì họ chính là đầu mối cung cấp thông tin, cũng thông qua công chúng để lưu giữ, bảo tồn và phát huy loại hình văn hóa này. Do đó, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế phải tăng cường hơn nữa việc tương tác với công chúng, nhận thức được tầm quan trọng của việc tương tác đối với hiệu quả thông tin truyền thông. Tương tác không chỉ thiết lập mối quan hệ giữa tòa soạn, cơ quan báo chí và công chúng mà tương tác còn mở ra khả năng và hướng đi mới cho cơ quan báo chí trong việc tạo ra các chương trình, chuyên mục, bài viết mới.
Thứ năm, về nhận thức của cá nhân tác giả luận văn. Bản thân là một người con của địa phương, là một người trực tiếp hoạt động báo chí, tác nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên, trước khi bắt tay vào làm luận văn, những hiểu biết của tác giả cũng chỉ như tất cả những công chúng có trình độ tiếp nhận trung bình. Sau khi được tiếp xúc nhiều hơn với các chuyên gia, phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa phi vật thể, tác giả nhận thấy rất rò hạn chế của những
người hoạt động trong lĩnh vực này nhưng không nắm rò kiến thức về văn hóa phi vật thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả truyền thông. Do đó, với những nỗ lực của mình, tác giả mong muốn đem đến cái nhìn khách quan hơn đối với những phóng viên, biên tập viên đang tác nghiệp trong lĩnh vực này, thấy được những khó khăn của nghề cũng như để bản thân và đồng nghiệp nhìn nhận rò hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể
3.2 Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế
Ngày 9/06/2014, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, theo đó, Nghị quyết nêu rò quan điểm của Đảng: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.... Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam”.[49],
Thực hiện chính sách văn hóa của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Thành phố Huế nói riêng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong đó có văn hóa phi vật thể cụ thể là hai hoạt động lớn: Festival vào các năm chẵn và Festival làng nghề vào năm lẻ, ngoài ra còn có vệc phục dựng các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc của Huế trong năm. Những hoạt động này đã phần nào quảng bá được hình ảnh của Huế cũng như văn hóa Huế đặc biệt là văn hóa phi vật thể của Huế - loại hình văn hóa còn nhiều điểm mới mẻ mà du khách trong nước và quốc tế của hiểu biết hết, tuy nhiên, rò ràng, hiệu quả của các hoạt động này còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng của Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Chia sẻ về điều này, nhà nghiên cứu văn hóa Huế - Trần Đắc Xuân đã có nhiều ý kiến, trước hết ông khẳng định: “Nghĩ về Festival Huế tôi nghĩ đến vị thế