Tình Hình Thực Hiện Quyền Trẻ Em Ở Tỉnh Bình Phước Hiện Nay


BPTV 1, BPTV 2 và phát thanh); Tạp chí Khoa học thời đại của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh; Tạp chí Văn nghệ Bình Phước của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Hội Nhà báo tỉnh có 86 hội viên được cấp thẻ nhà báo, chiếm 35,1% cán bộ, nhân viên các cơ quan báo chí. Toàn tỉnh có năm đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; có Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; 10 Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và 111 trạm truyền thanh ở xã, phường, thị trấn [152].

Đội ngũ cán bộ TTĐC thường xuyên được kiện toàn, củng cố. Thống kê cuối năm 2012, có 56,9% cán bộ các cơ quan báo chí có trình độ đại học; gần 0,4% cán bộ có trình độ trên đại học và 10,4% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 14,2% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 33,5% cán bộ là đảng viên. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính của các cơ quan báo chí được đầu tư. Trung tâm Phát thanh truyền hình Bà Rá là trung tâm phát thanh - truyền hình quốc gia. Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng đảm bảo việc phủ sóng phát thanh, truyền hình cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phủ sóng truyền hình mặt đất tới 100% dân cư toàn tỉnh. Năm 2007, kênh truyền hình BPTV 1 và năm 2010, kênh truyền hình BPTV 2 được đưa lên vệ tinh Vinasat-1. Công nghệ truyền dẫn truyền hình cáp đang sử dụng là công nghệ số (HFC)... Đến nay, 100% xã, thị trấn, thôn, ấp, khu dân cư có trạm và cụm loa truyền thanh. Đài truyền thanh

- truyền hình cấp huyện đã duy trì chương trình truyền thanh, tiếp âm VOV, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ huyện đến thôn, ấp [152].

Đến năm 2000, tỉnh cơ bản đã xóa được hộ đói và cuối năm 2013 số hộ nghèo đã giảm xuống còn 4,72% theo chuẩn mới [172]. 18,85/100 dân sử dụng internet. 100% hộ gia đình theo dõi được VOV, VTV và các kênh TTĐC của tỉnh. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Năm 1998, tỉnh được công nhận hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; năm 2009 đạt chuẩn phổ cập THCS. Cuối năm 2012, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 76,6% (tương đương 85 xã); đạt 28,2 giường bệnh/vạn dân; 60% trạm y tế có bác sỹ; 6,5 bác sỹ/vạn dân… [124]

Những thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình


hình thực hiện quyền trẻ em. Hoạt động của các cơ quan TTĐC ở Bình Phước hiện nay còn rất nhiều khó khăn, hạn chế khi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp chưa đủ mạnh, thiếu những nhà báo giỏi, các sản phẩm truyền thông dấu ấn địa phương chưa đậm nét. Khó khăn của hoạt động TTĐC ảnh hưởng đáng kể đến công tác truyền thông về quyền trẻ em ở địa phương.

2.2.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các quyền của trẻ em Bình Phước đã được cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội quan tâm thực hiện, song còn nhiều khó khăn, hạn chế, dù đã có một số kết quả rất đáng trân trọng.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (ngày 01-4-2009) [25], toàn tỉnh có 215.745/218.590 hộ có nhà ở, chiếm 99,99% số hộ toàn tỉnh. Nhưng chất lượng nhà ở chưa cao. Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chỉ chiếm 7,6% (cả nước là 46,3%); diện tích ở của các hộ đa số là từ 60 m2 trở lên (54,0%). Các điều kiện sinh hoạt cũng dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh cuối năm 2010 là 85,0%. Trên địa bàn tỉnh, có 86,9% gia đình có tivi, 38,3% có điện thoại cố định. Nhiều hộ gia đình đã mua sắm được các loại báo chí, máy vi tính có nối mạng internet tạo điều kiện cho trẻ em được tiếp cận thông tin nhiều nguồn.

Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 2.505 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ năm 2004 đến cuối năm 2012, đã có hơn 8.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được khám phân loại. Trên 294 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật, mang lại sự sống. Có trên 80,0% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc; hơn 95,0% trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật [124]. Việc phòng ngừa dịch bệnh được thực hiện tốt, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm và đầu tư ngân sách. Năm 2012, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi là 0,26%o; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới năm tuổi là 0,22%o; tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là 30,2%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân là 17,8%. Tính đến tháng 6-2012, 90,0% trẻ em dưới sáu tuổi trong toàn tỉnh được cấp thẻ bảo hiểm y tế [124]. Hoạt động đăng


ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn tỉnh được thực hiện kịp thời, đúng thời hạn, đảm bảo quyền lợi cho các em. Trẻ em sinh ra có yếu tố nước ngoài được đăng ký khai sinh theo quy định.

Trong lĩnh vực giáo dục, mạng lưới trường mầm non của tỉnh ổn định và tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục phù hợp các yêu cầu thực tế của địa phương và đáp ứng mục tiêu phổ cập trẻ mẫu giáo năm tuổi. Cuối năm 2012, tỷ lệ huy động trẻ em năm tuổi đến trường đạt 94,95%. Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 74,1%; trẻ em năm tuổi đi mẫu giáo đạt 93,4%. Tỷ lệ trẻ em nhập học tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,1%; tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 99,9%; nhập học THCS đúng độ tuổi đạt 75,0%; tốt nghiệp THCS đạt 96,0% [124]. Chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ em thuộc đối tượng chính sách đang đi học được thực hiện kịp thời và đầy đủ, đảm bảo được quyền lợi của trẻ em.

Trong những năm qua, các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em và các hoạt động trọng điểm dành cho trẻ em như Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Tết nguyên đán, các hội thi tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên, các hội trại hè, các cuộc thi vẽ tranh, hội thi tiếng hát “Hoa Phượng đỏ”... tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực cho trẻ em. Hầu hết các trường học đều có thư viện, báo Nhi đồng, báo Khăn quàng đỏ,… đáp ứng nhu cầu giải trí, phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ em. Trung tâm sinh hoạt thiếu nhi của tỉnh, huyện hoạt động tích cực. Số lượng sách dành cho trẻ em trên tổng số sách của địa phương tăng theo hàng năm, năm 2005 là 520 bản đến năm 2012 là 900 bản [124]. Tỷ lệ xã phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em năm 2012 đạt 61,0%.

Việc thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước còn nhiều tồn tại, hạn chế:

Sự quan tâm của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa sâu sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Các mục tiêu vì trẻ em ít được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, nên chưa mang lại hiệu quả cao. Kinh phí bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên toàn tỉnh chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ yếu tập trung cho các hoạt động tặng quà vào ngày lễ, chưa bố trí kinh phí tổng thể cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em [124].


Công tác phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu vì trẻ em vào hoạt động của các ngành, đoàn thể trong kế hoạch hoạt động hàng năm, đặc biệt là trong các hoạt động tuyên truyền, vận động chưa tốt. Hệ thống làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn biến động, đặc biệt là sau khi giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, làm cho công tác này bị ngưng trệ trong một thời gian dài [124].

Việc chăm lo sức khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em còn gặp không ít khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức. Công tác vận động trẻ em đến nhà trẻ, trường mẫu giáo, việc in cấp phát thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới sáu tuổi làm thực hiện đầy đủ. Việc quản lý kinh doanh các sản phẩm văn hóa và dịch vụ internet không chặt chẽ, không ít những ấn phẩm có nội dung đồi trụy, độc hại đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ em.

Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương vẫn không giảm. Số trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích vẫn cao. Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật còn nhiều. Số trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo còn cao (năm 2012 có 14.579 em sống trong gia đình hộ nghèo, chiếm 5,06% trẻ em trong toàn tỉnh). Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chỉ mới tập trung vào hoạt động nuôi dưỡng, trợ giúp về vật chất là chính, chưa có những hoạt động phòng ngừa và hỗ trợ khẩn cấp [124].

Trẻ em phải lao động sớm ở Bình Phước nhiều, nhưng chưa được thống kê đầy đủ. Tình trạng trẻ em bị bạo hành trẻ em, bị xâm hại tình dục hết sức phức tạp, xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Bình Phước hiện là một trong những tỉnh có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất cả nước 115 trẻ em trai/100 trẻ em gái.

Hoạt động vui chơi cho trẻ em trong ngày hè, lễ, tết vẫn còn đơn giản, chưa được tổ chức thường xuyên, chưa thực sự thu hút trẻ em. Trẻ em Bình Phước từ đô thị đến nông thôn đều thiếu sân chơi. Quyền được sở hữu tài sản, thừa kế của trẻ em chưa được thực hiện tốt. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế.

Đang có sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền trẻ em. Trẻ em trong gia đình nông thôn, gia đình nghèo không được chăm sóc tốt như ở các gia đình đô thị, gia đình khá giả. Không ít trẻ em nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có sách báo để đọc, chưa thường xuyên được xem các chương


trình phát thanh, truyền hình dành cho mình. Cũng có không ít trẻ em ở đô thị phải chịu nhiều áp lực học hành, không có thời gian vui chơi giải trí, theo dõi các chương trình cho trẻ em trên TTĐC. TTĐC không có kênh truyền thông dành riêng cho trẻ em và có rất ít sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em. Nghị quyết và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thật sự đi vào cuộc sống.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án xem xét vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trên năm khía cạnh: vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; hình thành, thể hiện dư luận xã hội; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em. Luận án sử dụng tổng tích hợp các lý thuyết: Mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson để phân tích quá trình truyền thông; Thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger giải thích sự tham gia của TTĐC trong việc kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; Lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton giải thích lý do không hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền thông về quyền trẻ em; Tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ cách tiếp cận quyền của trẻ em để xem xét hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về báo chí, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền quyền trẻ em của TTĐC.

Cơ sở thực tiễn nghiên cứu luận án là đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Phước và tình hình thực hiện quyền trẻ em hiện nay trên địa bàn tỉnh. Luận án khẳng định, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trẻ em Bình Phước đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc thụ hưởng các quyền của mình. Để Bình Phước sớm đạt được mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi phải quan tâm đến chiến lược nguồn nhân lực với lớp trẻ em từ hôm nay. Vì vậy, với tỉnh Bình Phước, nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em là vô cùng cần thiết.


Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY


3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ ĐỀ TÀI TRẺ EM Ở

TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

3.1.1. Số lượng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em

Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, theo kết quả khảo sát của tác giả, các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu có 2.222 sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, trực tiếp hoặc hướng tới phục vụ việc thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, có

1.344 sản phẩm dành cho trẻ em và 878 sản phẩm dành cho người lớn.

1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đứng đầu về số lượng và tỷ lệ sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, với 1.622 sản phẩm, chiếm 13,8% tổng sản phẩm truyền thông của Đài. Trong đó, có 1.344 sản phẩm cho trẻ em, chiếm 90,5% tổng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, chiếm 11,4% tổng sản phẩm truyền thông của Đài. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước nhiều hơn Đài Phát thanh

- truyền hình Bình Dương 1,3 lần về số lượng các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh - truyền hình Bình Dương chỉ có 1.239 sản phẩm, chiếm 5,9% tổng sản phẩm truyền thông được phát sóng.


10,4%

10,3%

10,3%

9,6%

8,8%

10.5

10

9.5

9

8.5

8

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Mỗi tháng trung bình Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có khoảng 325 sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em (trong đó có 268 sản phẩm dành cho trẻ em). Tháng 6 - tháng hành động vì trẻ em có nhiều sản phẩm nhất (333 sản phẩm, chiếm 10,4% tổng số sản phẩm phát sóng của tháng); thứ hai là tháng 7 -


tháng hè có 341 sản phẩm, chiếm 10,3%; nhưng tháng 9 - tháng đầu năm học mới chỉ có 292 sản phẩm. Như vậy, các sản phẩm về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không phải chỉ có vào các dịp cao điểm vì trẻ em.

Tổng thời lượng phát sóng các sản phẩm truyền thông về trẻ em, cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước trong 5 tháng là: 35.315 phút (tương đương 589 giờ), chiếm 22,2% tổng thời lượng phát sóng chương trình của địa phương, không kể tiếp âm, tiếp sóng. Thời lượng phát sóng của các chương trình cho trẻ em là 28.995 phút (tương đương 483 giờ), chiếm 82,1% tổng thời lượng phát sóng chương trình về đề tài trẻ em của Đài.

2. Báo Bình Phước: có 218 sản phẩm truyền thông về trẻ em, chiếm 4,4% tổng sản phẩm truyền thông của báo. Trong đó, báo in có 149 tin bài, chiếm 5,2% tổng tin bài của báo; báo mạng điện tử có 68 tin bài, chiếm 3,4% tổng tin bài của báo.

Trên báo in, tháng 8 - tháng hè, có nhiều sản phẩm truyền thông về trẻ em nhất, với 41 sản phẩm, chiếm 6,2% số sản phẩm truyền thông trong tháng. Nhưng ít nhất là tháng 7 - cũng là tháng hè, chỉ có 28 sản phẩm, chiếm 4,6%. Trên báo mạng điện tử, tháng 7 có ít sản phẩm truyền thông về trẻ em nhất, chỉ có 07 sản phẩm, chiếm 1,6% tổng sản phẩm truyền thông trong tháng. Ít thứ hai là tháng 6 với 12 sản phẩm, chiếm 3,0%. Nhiều nhất là tháng 10 với 19 sản phẩm, chiếm 4,7%.

Cả trên báo in và báo mạng điện tử đều không có sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em, không có chuyên mục cho trẻ em. Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em ít hơn rất nhiều so với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Có thể thấy, trẻ em với tư cách là độc giả, là đối tượng phản ánh đều chưa được Báo Bình Phước quan tâm đúng mức như trách nhiệm của một cơ quan TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em. Báo in bị hạn chế bởi số lượng trang, ngày phát hành… nhưng báo mạng điện tử lại còn có ít sản phẩm truyền thông hơn cả báo in.

3. Các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện

Đài thị xã Đồng Xoài quan tâm cho mảng đề tài trẻ em nhiều nhất, chiếm 10,3% trong tổng số sản phẩm truyền thông của Đài; thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài huyện Bù Đăng; ít nhất là Đài huyện Bù Gia Mập. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập - hai huyện có đông đồng bào


dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội phát triển chậm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn và tình hình vi phạm quyền trẻ em, nhất là tình trạng xâm hại trẻ em xảy ra nhiều nhất tỉnh. Công tác truyền thông về quyền trẻ em đặt ra bức thiết đối với hai huyện này nhất, nhưng lại có rất ít sản phẩm truyền thông về trẻ em.

Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanh về trẻ em trên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012



Đồng Xoài

Đồng Phú

Bù Gia Mập

Bù Đăng

Tổng sản phẩm truyền thông

1.706

1.022

773

499

Số lượng sản phẩm truyền

thông về trẻ em

176

109

39

56

Tỷ lệ %

10,3

10,7

5,0

11,2

Tổng thời lượng phát thanh

8.025’

9.000’

5.400’

5.400’

Thời lượng phát thanh về trẻ em

805’

639’

210’

285’

Tỷ lệ %

10,0

7,1

3,9

5,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 8

Các hoạt động truyền thông về trẻ em ở Đài thị xã Đồng Xoài không phải chỉ ưu tiên vào các dịp cao điểm, mà được thực hiện thường xuyên. Trong khi đó, Đài huyện Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Gia Mập không thực hiện thường xuyên các hoạt động truyền thông về trẻ em, ưu tiên vào thời gian cao điểm tháng 6 - tháng hành động vì trẻ em, hay tháng 9 - đầu năm học mới. (Xem bảng 1, 2, 3, 4 Phụ lục)

Tóm lại, có thể vấn đề trẻ em được thể hiện trong những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Nhưng trung bình mỗi tháng chỉ có 444 sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được đăng phát trên sáu cơ quan TTĐC của tỉnh, chiếm gần 11,0% sản phẩm trong chương trình truyền thông của tỉnh. Số lượng và tỷ lệ này là thấp, vấn đề trẻ em chưa thực sự được quan tâm trên TTĐC tỉnh Bình Phước. Cán bộ truyền thông ước tính số lượng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em hướng đến thực hiện quyền trẻ em chiếm khoảng 19,4% các chương trình của cơ quan họ đang công tác, là cao hơn nhiều so với thực tế.

3.1.2. Hình thức của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em

Nguồn đăng tải của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em: phần lớn là do các cơ quan TTĐC trong tỉnh tự thực hiện. Theo khảo sát của tác giả, 100,0% sản

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí