Khái Niệm Vai Trò Và Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em


diện cho Nhà nước có nhiệm vụ kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em. Trẻ em vừa là đối tượng được hưởng các quyền, vừa là đối tượng phản ánh, cũng đồng thời là một nhóm công chúng đặc thù của TTĐC.

Quyền trẻ em: là một bộ phận quan trọng của quyền con người, là quyền con người của trẻ em. Trong đề tài này, quyền trẻ em được hiểu là quyền con người của công dân Việt Nam dưới 16 tuổi, với 10 quyền cơ bản theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

2.1.1.3. Khái niệm vai trò và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em

Vai trò là một khái niệm then chốt trong xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy [24, tr. 639]. Theo I.Robentsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định. J.H.Fischer cho rằng, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế (vị trí xã hội) của họ [dẫn theo 126, tr.127].

Tác giả luận án thống nhất với quan điểm của R.Merton xem vai trò là chức năng mà hành vi cá nhân hay thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện. Hệ vai trò thực chất là hệ thống các chức năng và phản chức năng, chức năng trội và chức năng lặn có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì thực chất các chức năng cũng được quy định trên cơ sở vị thế. Theo đó, trong luận án có chỗ vai trò được hiểu theo nghĩa chức năng; có chỗ được hiểu theo nghĩa là vai trò - vị thế.

Trong luận án này, vai trò được quan niệm là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ gắn cho một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người mà xã hội mong đợi phải được thực hiện.

Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em được hiểu là một tập hợp các chức năng, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức TTĐC và những người làm truyền thông được Nhà nước quy định, xã hội và công chúng kỳ vọng, mong đợi phải thực hiện (gồm thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em) để


kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em theo CRC và luật pháp Việt Nam, thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em trong thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

2.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu

2.1.2.1. Tiếp cận lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 6

Nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson (1960) đưa ra mô hình truyền thông được xác định theo một chu kỳ như một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh, gồm bốn giai đoạn chính là phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi. Mô hình truyền thông theo chu kỳ của R.Jakobson nêu lên được những tính chất cơ bản của bất cứ quy trình truyền thông nào, dù là truyền thông liên cá nhân, tập thể hay đại chúng.

PHÁT TIN

NHẬN TIN

TRUYỀN TIN

Người phát tin

Phản hồi

Giải thích thông điệp

Phác thảo thông điệp trong đầu

Giải mã

Mã hoá

Kênh truyền tin

Thu nhận tin

Người phát tin

Người nhận tin

Bộ lọc

Bộ lọc

Tiếng động

Bộ lọc

Bộ lọc

Một thông điệp sau khi được phát ra từ người truyền luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận tin, và người nhận tin sẽ có thông điệp phản hồi (feedback) gửi về lại cho người phát tin ban đầu. Người nhận tin cũng trở thành một người phát tin. Như vậy, quá trình truyền thông thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin giữa người này với người khác trong cuộc sống.


Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson

Nguồn : Michel de Coster, Bernadette Bawin-Legros, Marc Poncelet (2006), ntroduction à la sociologie, 6 e ‘dition, De Boeck, Bruxelles, p 118; [110, tr.15]).


Giai đoạn phát tin (emission): Truyền thông là bộc lộ một ý tưởng của mình bằng một hệ thống tín hiệu (signs) dưới dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người phát tin có thể hiểu được, gọi là mã hóa (coding).

Giữa giai đoạn “phác thảo thông điệp trong đầu” và “mã hóa” thường xảy ra một hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung một thông điệp sau khi được “mã hóa”, nghĩa là sau khi được nói ra thành lời, được viết ra trên giấy, đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác ý tưởng định nói trong đầu. Hiện tượng này Jakobson gọi là “filtering” (bộ lọc). Nguyên nhân có thể do người phát tin chưa làm chủ được ngôn ngữ mà mình sử dụng, hoặc do bản thân ngôn ngữ không cho phép diễn đạt được hết những ý tứ, sắc thái tế nhị hoặc phức tạp mà người phát tin muốn bày tỏ.

Giai đoạn truyền tin (transmission): có thể diễn ra trực tiếp mặt đối mặt, nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó hay là một người thứ ba mà người truyền tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khi thông tin được chuyển qua một kênh trung gian thì rất có khả năng sẽ bị nhiễu bởi các loại tiếng ồn (noise) khác nhau như máy bị ồn, tiếng động ồn ào xung quanh... và do đó, nội dung thông điệp có thể bị sai lạc hoặc bị mất đi một phần nào đó. Còn trong trường hợp truyền thông tin qua người thứ ba nhờ nhắn lại thì rất có thể “bộ lọc” chủ quan của người này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.

Giai đoạn nhận tin (reception) thường mang tính chất cục bộ, chọn lọc và lý giải. Có thao tác đầu tiên là “thu nhận tin”. Việc ghi nhận có thể không được đầy đủ, một phần do tác động của các loại “tiếng ồn”, nhưng cũng có thể một phần do người nhận tin không nắm được đầy đủ trọn vẹn thông điệp. Người tiếp nhận thông điệp thường chọn lọc nội dung thông điệp theo những tiêu chuẩn như những vấn đề mà họ đang quan tâm, nội dung phù hợp với suy nghĩ, những điều mà họ cho là quan trọng, hoặc hấp dẫn... gọi là tri giác có chọn lọc.

Thao tác thứ hai là “giải mã” sẽ xảy ra khi người tiếp nhận hiểu sai mã hoặc khi mã số cần thiết phải được dịch ra để cho người nhận có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ bao gồm những từ, thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những biểu tượng đặc thù. Vì thế, nếu người nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thống mã” này, không hiểu hết ý nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong thông điệp thì rất có thể sẽ tiếp thu không đúng, “giải mã” không đúng nội dung thông điệp.


Thao tác thứ ba là “giải thích thông điệp” để hiểu được ý nghĩa của nó qua cái khung quy chiếu của người nhận tin. Cái khung này chủ yếu được quy định bởi nguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục, kinh nghiệm sống và trình độ học vấn (gọi là hành trang văn hóa) của người nhận tin. Cái khung này có hai trục, trục nhận thức và trục cảm xúc. Vốn kiến thức cũng như vốn sống sẽ cung cấp những yếu tố cần thiết để giải thích thông điệp, chính là trục nhận thức. Hành trang tâm lý, tâm trạng, tính khí lúc nhận thông điệp là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới cách giải thích nội dung thông điệp, chính là trục cảm xúc.

Giai đoạn phản hồi (feedback). Thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một kết quả là làm cho người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại người phát tin. Lúc này, người nhận tin cũng trở thành người phát tin.

Quá trình truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai nguồn thông tin. Truyền thông không thể được quan niệm như một quá trình tuyến tính, một chiều, xảy ra một lần là xong, mà phải được xem xét như một chu kỳ (cycle), trong đó có nhiều thông điệp được trao đổi qua lại với nhau giữa các nguồn thông tin. Nói cách khác, quá trình truyền thông luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân [110, tr.15-20]. Mối quan hệ giữa nhà truyền thông và công chúng là mối quan hệ biện chứng, nhà truyền thông cần đặt mình vào vị trí của công chúng khi tiến hành các thao tác của quá trình truyền thông. Công chúng phản hồi trở lại với nhà truyền thông, vai trò của công chúng được nhấn mạnh, trở thành yếu tố quyết định trong hoạt động TTĐC.

Mô hình này giúp chúng ta hiểu rằng, vai trò của nhà truyền thông rất quan trọng, nếu nhận thức, thái độ của họ về quyền trẻ em không đúng đắn, đầy đủ thì nội dung thông điệp truyền đi cũng không chính xác, chưa kể có thể bị sai lệch do hiện tượng “nhiễu”. Khi công chúng được truyền đạt lại qua thủ lĩnh ý kiến có thể thông điệp đã bị sai lạc qua bộ lọc chủ quan của người này. Nội dung thông điệp nhiều khi được công chúng đón nhận không đúng như ý của nhà truyền thông, nếu nội dung đó xa lạ với phông văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm hay khác xa với đời sống, tâm lý và đặc điểm xã hội của công chúng. Công chúng không nắm được đầy đủ trọn vẹn thông điệp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông về quyền trẻ em. Việc ghi nhận nội dung thông điệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự chọn lọc theo các đặc


điểm nhân khẩu xã hội, phông văn hóa, vốn kiến thức và vốn tâm lý của họ. Cho nên, công chúng khác nhau sẽ tiếp nhận nội dung thông điệp với hiệu quả khác nhau. Công chúng có những phản hồi trở lại với nhà truyền thông và trở thành người phát tin đến nhà truyền thông.

2.1.2.2. Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Peter L.Berger

Thuyết kiến tạo xã hội được phát triển từ khoảng những năm 60 của thế kỷ

XX. Mục tiêu chính của thuyết là khám phá các phương pháp mà cá nhân hay nhóm tham gia vào quá trình kiến tạo thực tế xã hội mà họ nhận thức được. Việc này bao gồm quá trình nghiên cứu những cách mà các hiện tượng xã hội được hình thành, thể chế hóa, biết đến và được con người đưa thành truyền thống.

Trong cuốn sách “Invitation to sociology, a humanistic perspective” (1963), Peter L. Berger cho rằng, lâu nay người ta thường có một quan niệm sai lạc coi cá nhân và xã hội như hai thực thể biệt lập và đối diện nhau, xã hội được nhìn như một thực tại bên ngoài cá nhân và có sức mạnh áp đặt và cưỡng chế lên trên cá nhân. Berger nhấn mạnh, nếu không thay đổi quan niệm này thì chúng ta không thể hiểu được tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại dễ dàng chấp nhận vác “cái ách của xã hội” (the yoke of society) [dẫn theo 114]. Theo Berger, sở dĩ chúng ta chấp nhận vác cái ách này là vì chính “chúng ta muốn tuân thủ các luật lệ”, và sở dĩ chúng ta muốn tuân thủ các luật lệ không phải vì sức mạnh của xã hội đã trở nên yếu ớt hơn, mà ngược lại, chính vì sức mạnh của xã hội đối với mỗi cá nhân chúng ta trở nên mạnh hơn là chúng ta tưởng. “Xã hội không chỉ định đoạt cái mà chúng ta làm mà cả cái mà chúng ta là” [dẫn theo 114].

Trong quá trình xã hội hóa, xã hội có những hình thức chế tài khác nhau (nghĩa là cả khen thưởng lẫn trừng phạt) để buộc từng cá nhân phải tuân thủ theo quá trình này. Quá trình xã hội hóa có đặc điểm là làm cho các cá nhân dần dần tự giác và tự nguyện tuân thủ các lề luật, quy tắc của xã hội. Họ thường “nội tâm hóa” tốt đến mức coi các lề luật và quy tắc đó như của chính mình mà mình phải bảo vệ và đấu tranh với người khác để hệ thống chuẩn mực này được tôn trọng.

Các cấu trúc xã hội tác động đến chúng ta thông qua các thể chế, tức là những khuôn mẫu hành vi buộc chúng ta phải tuân theo. “Một thể chế là một cơ


quan điều tiết, nó xây đường định hướng cho hành động của con người giống hệt như các bản năng vẫn xây đường định hướng cho hành vi động vật. Nói cách khác, thể chế cung cấp những thể thức thủ tục để qua đó đưa hành vi con người vào khuôn khổ, thành mẫu hình và buộc phải đi theo những lối mòn mà xã hội mong muốn. Và thủ thuật này được thực thi bằng việc làm cho những lối mòn này xuất hiện trước cá nhân như là cách thức khả dĩ duy nhất [dẫn theo 11].

Berger cho rằng, chính con người kiến tạo nên thế giới của mình, nhưng đó hoàn toàn không phải là chuyện của cá nhân, mà là một công trình kiến tạo của cả một tập thể, một cộng đồng xã hội. Cái nhìn về “thực tại xã hội” của mỗi người chúng ta không phải là cái nhìn chủ quan của từng cá nhân, mà đó là một cái nhìn mang tính xã hội, tức là một cái nhìn mà chúng ta đã học được, tiếp thu được từ xã hội [dẫn theo 114].

Peter L. Berger và Thomas Luckmann trong cuốn sách “The social construction of reality, a treatise in the sociology of knowledge” [202] cho rằng, tất cả mọi kiến thức đều được sinh ra và được duy trì bởi sự tương tác xã hội. Khi con người tương tác với nhau, họ tương tác với hiểu biết rằng nhận thức tương ứng của họ về thực tiễn có liên quan với nhau và khi đó họ hành động dựa trên hiểu biết này thì tri thức thực tế được củng cố thêm. Do tri thức theo lẽ thường được con người quy định, nên những trường hợp điển hình, tình trạng biểu thị và thể chế sẽ được trình bày như một phần của một thực tế chủ quan, nhất là đối với những thế hệ tương lai, những người không có liên quan đến quá trình quy định ban đầu.

Xuất phát từ sự thôi thúc muốn được chấp nhận trong nhóm, con người ta thu hẹp sự lựa chọn của mình cho khớp với nhận thức chung của những người cùng nhóm, và qua đó hạn chế tự do của mình lại. Và con người được dạy dỗ để chấp nhận, họ chấp nhận sự câu thúc của xã hội. “Xã hội thâm nhập vào bên trong chúng ta ngang với mức xã hội bao bọc bên ngoài chúng ta. Việc chúng ta bị sự câu thúc của xã hội được xác lập bằng sự chinh phục cũng như sự thông đồng ở mức độ ngang nhau. Dĩ nhiên đôi khi chúng ta bị xô đẩy phải phục tùng. Nhưng thường xuyên hơn nhiều thì chúng ta bị sập bẫy do chính bản chất xã hội của chúng ta. Những bức tường nhà giam của chúng ta đã sẵn có ở đó trước khi chúng ta xuất hiện trên sân khấu, nhưng chúng cũng được chính bản thân ta xây dựng lại. Chúng


ta bị phản bội đến nỗi sa vào trạng thái giam cầm với sự hợp tác của chính chúng ta” [dẫn theo 11].

Tuy nhiên, con người không phải hoàn toàn bị câu thúc bởi xã hội, mà chúng ta có sự chủ động, tích cực nhất định. “Thật đúng khi nói xã hội là một thực tế khách quan, cưỡng bức và thậm chí tạo ra chúng ta. Nhưng cũng đúng khi nói rằng những hành động có chủ đích của chính chúng ta đã giúp hỗ trợ tòa nhà của xã hội và nếu có dịp thậm chí còn giúp thay đổi nó… Các hệ thống kiểm soát thường xuyên cần sự thừa nhận và tái thừa nhận của những người mà chính chúng định kiểm soát. Có thể rũ bỏ sự thừa nhận đó theo nhiều cách”, đó là chuyển hóa, thoát ly, thao túng [dẫn theo 11].

Tiếp cận thuyết kiến tạo xã hội của Berger có thể hiểu, TTĐC là một trong những thiết chế xã hội quan trọng góp phần kiến tạo nên những kịch bản, khuôn mẫu thực hiện quyền trẻ em theo CRC, theo chủ trương, chính sách, pháp luật mà xã hội phải thực hiện. Tất nhiên, những khuôn mẫu, kịch bản thực hiện quyền trẻ em được TTĐC xây dựng dựa trên ý muốn của cơ quan chủ quản, cơ quan định hướng. Mỗi cá nhân tiếp nhận những tri thức, mẫu hình thực hiện quyền trẻ em một cách vô tình hay có chủ đích từ TTĐC. Nếu nhà truyền thông có nhận thức, thái độ tốt, kiến tạo được những khuôn mẫu tích cực, đúng đắn, thì công chúng sẽ có cơ hội để lĩnh hội được những khuôn mẫu, mô hình đúng đắn để thực hiện tốt quyền trẻ em trong thực tiễn; và ngược lại. Song, công chúng cũng tự kiến tạo nên thế giới và quan niệm của họ với những gì rất riêng, do sự khác biệt về trình độ học vấn, thế giới quan, kinh nghiệm sống, phong tục tập quán, phông văn hóa, quan hệ xã hội… Nhưng nhiều khi những yếu tố này cũng gây cản trở cho hoạt động TTĐC để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em.

Những tri thức, kinh nghiệm, khuôn mẫu hành vi thực hiện quyền trẻ em mà công chúng có được từ TTĐC tiếp tục được duy trì, củng cố bởi sự tương tác xã hội. Việc thực hiện quyền trẻ em và truyền thông về quyền trẻ em đều bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo của bối cảnh xã hội cụ thể, đáng chú ý là văn hóa và phong tục tập quán (sự va chạm văn hóa và pháp lý [10], [23]).


2.1.2.3. Tiếp cận lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton

Các ý tưởng về lý thuyết trung gian được Robert Merton (1910 - 2003) nêu ra năm 1947 và được ông áp dụng để đưa ra lý thuyết về tập hợp vai trò (role-set) hay vai trò - tập hợp (dẫn theo Lê Ngọc Hùng, trong [57]) trong bài viết đăng trên tạp chí The British Journal of Sociology năm 1957. Lý thuyết này ra đời khi thuyết hành vi về vị thế - vai trò do Linton đề xuất đã trở nên phổ biến trong xã hội học. Khác với Linton, Merton cho rằng mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà hàng loạt vai trò, gọi là tập hợp vai trò hay vai trò - tập hợp (role-set).

Merton phân biệt vai trò - tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt các vai trò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng, ví dụ, một người nắm giữ các vị thế như bác sỹ, giáo sư, người cha, đảng viên sẽ thực hiện các vai trò đa dạng tương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, tập hợp vai trò là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội. Điều quan trọng là Merton đã phân tích không phải một vai trò đơn lẻ mà một vai trò - tập hợp để làm rõ vai trò của vai trò qua đó chỉ ra các chức năng của lý thuyết trung gian trong khoa học xã hội [dẫn theo 57].

Lý thuyết này cho chúng ta biết rằng, với vị thế của mình, nhà truyền thông không phải chỉ có một vai trò truyền thông về quyền trẻ em, mà còn có vai trò truyền thông về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong quá trình thực hiện vị thế là nhà truyền thông về quyền trẻ em, họ lại có nhiều vai trò phải thực hiện. Họ có tập hợp vai trò thể hiện trong mối gắn kết nhà truyền thông với công chúng, với cơ quan chủ quản, các cán bộ nhân viên trong cơ quan, với cơ quan truyền thông khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, nhà truyền thông sẽ có thể gặp phải sự khủng hoảng, căng thẳng và xung đột vai trò.

2.1.2.4. Tiếp cận vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền trẻ em

Trẻ em là một thực thể con người, là thành viên của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, tương lai của dân tộc và nhân loại. Trẻ em là công dân của một quốc gia, là những công dân còn non nớt về thể chất, chưa trưởng thành về tinh thần và trí tuệ. Cho nên, quyền trẻ em cần được quan tâm hơn so với việc đảm bảo thực hiện quyền của người lớn và cũng có những

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí