Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Việt Nam Về Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Và Về Quyền Trẻ Em


điểm khác với quyền của người lớn. Những công dân đặc biệt này không thể tự thực hiện và bảo vệ các quyền của mình, mà chủ yếu phụ thuộc vào Nhà nước, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.

CRC có hiệu lực quốc tế từ ngày 02-9-1990, có 54 điều khoản và khoảng

6.000 từ với 15 quyền, được nhóm lại thành bốn nhóm quyền: nhóm quyền được sống; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền được tham gia, phát biểu đối với các vấn đề có liên quan. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em Việt Nam có 10 quyền cơ bản, là kết quả nhóm họp của 15 quyền từ CRC và căn cứ tình hình thực tiễn Việt Nam.

Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em


Theo CRC

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Việt Nam năm 2004

1. Được sống và phát triển

1. Được khai sinh và có quốc tịch

2. Được có họ tên và quốc tịch

2. Được chăm sóc, nuôi dưỡng

3. Được giữ gìn bản sắc

3. Được sống chung với cha mẹ

4. Được sống với cha mẹ

4. Được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân

phẩm và danh dự

5. Được đoàn tụ gia đình

5. Được chăm sóc sức khoẻ

6. Được tự do biểu đạt

6. Được học tập

7. Được giáo dục

7. Được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa

nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

8. Được hưởng an toàn xã hội

8. Được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

9. Được bảo vệ đời tư

9. Được có tài sản

10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh

hoạt văn hóa

10. Được phát triển năng khiếu

11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại


12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng

13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình

14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các

dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ

15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn (đã kiểm duyệt)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 7


Nét quan trọng của cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em: trẻ em là chủ thể của các quyền. Quyền trẻ em được dựa trên mối quan hệ cơ bản giữa trẻ em - với tư cách là người được hưởng quyền và có quyền yêu cầu với tất cả những người lớn trong bộ máy Nhà nước, cộng đồng và gia đình có trách nhiệm thi hành pháp lý các đòi hỏi đó [174, tr.22]. Trẻ em là chủ thể của các quyền, chứ không đơn giản chỉ là đối tượng của sự quan tâm chăm sóc như một sự ban ơn. Nói như Điều 12, 13 và 17 của CRC, trẻ em được quyền tiếp nhận thông tin và tham gia vào hoạt động truyền thông, có quyền được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng có hại từ truyền thông. TTĐC có trách nhiệm thực hiện các chương trình về đề tài trẻ em, đảm bảo những lợi ích tốt nhất được dành cho trẻ em, thúc đẩy sự sống và phát triển của trẻ em.

CRC có bốn nguyên tắc cơ bản xuyên suốt, có mối liên kết chặt chẽ, củng cố, hỗ trợ cho nhau. Đây là cơ sở quan trọng của cách tiếp cận quyền:

1. Không phân biệt đối xử: Đảm bảo mọi trẻ em được hưởng các quyền và các cơ hội ngang nhau, giảm sự phân biệt đối xử đối với cá nhân mỗi trẻ em, đối với các nhóm trẻ em, đối với toàn bộ dân cư.

2. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em: bất cứ khi nào đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thì bắt buộc phải đánh giá tác động của quyết định đó, phải được đặt lên hàng đầu, lên trên lợi ích của các đối tượng khác.

3. Sự sống còn, phát triển và bảo vệ trẻ em: Trẻ em hiển nhiên có quyền

được sống và phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, xã hội.

4. Sự tham gia của trẻ em: Mọi trẻ em có quyền phát biểu ý kiến về những quyết định ảnh hưởng đến các em và những ý kiến của các em phải được tôn trọng.

Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, xúc tiến và cung cấp các quyền cho trẻ em. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện CRC. Theo đó, TTĐC cũng có trách nhiệm pháp lý góp phần quan trọng thực hiện tốt quyền trẻ em. Điều 35 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ghi rằng: “Trách nhiệm của các cơ quan thông tin tuyên truyền là tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻ em vi phạm những việc không được làm”. Và Điều 32 của Luật này


cũng nêu rõ “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em...”.

Theo cách tiếp cận quyền trẻ em, truyền thông về quyền trẻ em là vai trò, trách nhiệm pháp lý của TTĐC. TTĐC phải đảm bảo rằng, quyền trẻ em có tính thống nhất, không thể phân tách, là bất khả xâm phạm, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nhà truyền thông cần đảm bảo thực hiện CRC và luật pháp quốc gia. Tuyệt đối không phân biệt đối xử với trẻ em, phải đảm bảo được lợi ích tốt nhất của trẻ em, trẻ em có quyền được sống và phát triển, phải có sự tham gia của trẻ em vào quá trình truyền thông.

2.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của truyền thông đại chúng và về quyền trẻ em

2.1.3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Đối với một đảng vô sản, tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất các chủ trương, phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản, làm thức tỉnh quần chúng [149, tr.8]. Lênin cho rằng, tờ báo không chỉ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn thu hút các đồng minh. Tờ báo “không những là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể”.

Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, báo chí vô sản không chỉ làm nhiệm vụ thông tin các sự kiện, mà qua đó còn hướng dẫn quần chúng tạo nên sự kiện có lợi cho cách mạng. Báo chí vô sản vừa truyền bá, vừa góp phần “sản xuất hệ tư tưởng” và “tái sản xuất hệ tư tưởng”, góp phần “vật chất hóa” hệ tư tưởng. Trong điều kiện có chính quyền, báo chí vẫn tiếp tục thực hiện chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ nhất của Đảng. Báo chí còn phải giáo dục chính trị và kinh tế cho quần chúng, tuyên truyền những cái mới, tiên tiến, biểu dương các điển hình tiên tiến, kiên quyết đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong công cuộc xây dựng đời sống mới… Mác đã nói, sản phẩm của TTĐC là dư luận xã hội [dẫn theo 83, tr.4].


Báo chí có tính khuynh hướng chính trị rõ nét. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội sử dụng báo chí để làm vũ khí chiến đấu bảo vệ địa vị chính trị và quyền lợi kinh tế của mình. Báo chí của giai cấp nào phản ánh tôn chỉ, mục đích, đường lối tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp đó. Trong xã hội có giai cấp, báo chí luôn thuộc về một giai cấp nhất định, thể hiện khuynh hướng chính trị, tư tưởng và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp đó. Phương tiện truyền thông tái sản xuất tư tưởng một cách có hệ thống và từ đó là sự bá chủ của giai cấp thống trị, gieo rắc các tư tưởng thống trị này vào ý thức của các nhóm phụ thuộc, và như vậy, định hướng hình thái và ảnh hưởng của các hệ thống giá trị của các nhóm đó [153, tr.388].

Đảng phải lãnh đạo báo chí. Lê nin yêu cầu “Báo chí phải trở thành những cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo - tất cả những cái đó đều phải thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng” [dẫn theo 149, tr.14].

Chủ nghĩa Mác-Lê nin yêu cầu, báo chí phải sống trong Nhân dân, hiểu sâu sắc cuộc sống của Nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của Nhân dân, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của Nhân dân vì sự công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội. Từ đó, đề nghị báo chí cần sử dụng ngôn ngữ của Nhân dân, giản dị, trong sáng, không dùng kiểu thuật ngữ uyên thâm thời thượng, những từ ngữ nước ngoài hay những khẩu hiệu rỗng tuếch mà quần chúng không hiểu.

Về trẻ em, chủ nghĩa Mác-Lê nin luôn khẳng định, thiếu niên, nhi đồng là những công dân tương lai, những người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đưa sự nghiệp của giai cấp vô sản và cả dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Trẻ em chính là người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khi các em trưởng thành. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và toàn thể nhân dân phải có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, để đào tạo họ thành những chủ nhân xứng đáng của nước nhà [20, tr.8] và “Quyền của nhi đồng và thiếu niên phải được bảo hộ. Các em không có khả năng tự mình bảo vệ lấy mình. Vì vậy nghĩa vụ của xã hội là phải bảo vệ các em” [20, tr.21]. Theo đó, các cơ quan TTĐC, đặc biệt là báo chí phải có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em. Bởi vì, báo chí là


một trong những công cụ tuyên truyền hết sức có nguyên tắc và toàn diện của Đảng.

Có thể thấy, chủ nghĩa Mác-Lê nin không bàn một cách trực tiếp về vai trò của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng đặc biệt quan tâm đến vị trí, vai trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Báo chí là một công cụ tuyên truyền quan trọng của đảng vô sản, nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ quyền trẻ em cũng là một trong những nghĩa vụ quan trọng của báo chí.

2.1.3.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo, sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: báo chí là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và tổ chức tập thể với tính chiến đấu rất cao. Người chỉ rõ, báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nhà nước, cho hòa bình thế giới [dẫn theo 148, tr.18]. Người đã nói: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu” [99, tr.64].

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động [99, tr.72]. Bác dạy cán bộ báo chí, muốn viết báo cần phải gần gũi quần chúng. Mỗi khi viết một bài báo thì cần tự đặt câu hỏi: viết cho ai xem, viết để làm gì, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc. Muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ, gọn gàng, dùng chữ thuần Việt, chớ ham dùng chữ nhiều và cách sắp xếp các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa.

Về sự tham gia của Nhân dân trong hoạt động báo chí, trên báo Nhân dân ngày 02-01-1955, Bác viết đại ý như sau: Báo có mục Ý kiến bạn đọc, bạn đọc thường hay gửi ý kiến cho báo là việc rất hay, vì đó là một cách phê bình và tự phê bình thiết thực, rộng rãi của nhân dân. Nhưng những người hoặc những cơ quan phụ


trách phải thực hiện những điều báo nêu ra. Nhà báo, bạn đọc và nhân dân cần kiểm tra xem những việc ấy đã làm chưa, làm đến đâu. Nếu làm được chu đáo thì báo phải có lời khen ngợi, nếu không làm chu đáo thì nhà báo và nhân dân phải tiếp tục phê bình, đấu tranh [99, tr.55]. Vui mừng trước sự kiện tờ Thiếu sinh - tờ báo đầu tiên viết về chủ đề trẻ em ra đời, Người động viên trẻ em gửi tin tức, tranh vẽ và viết bài để báo phát triển và các em có nơi để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và tin tưởng ở trẻ em: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em” [72, tr.33]. Vì vậy, trách nhiệm của trẻ em là: …Tuổi các cháu còn nhỏ thì các cháu làm những công việc nhỏ [73, tr.192-193]… Các cháu nhi đồng phải làm cho được năm tốt: đoàn kết tốt, học tập tốt, lao động tốt, kỷ luật tốt, vệ sinh tốt [75, tr.322]. Bác giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các cấp, các ngành, nhất là cơ quan làm công tác thiếu niên nhi đồng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà trường, gia đình và tất cả người lớn tuổi trong xã hội.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định, trẻ em cũng như mọi tầng lớp Nhân dân khác trong xã hội phải có quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc và quyền tự do. Tại Quốc dân đại hội năm 1945, Bác đã nói với các đại biểu: nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em bé có cơm no, có áo ấm, được đi học. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng năm 1949, Bác nhắc nhở “phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng”.

Không trực tiếp nói về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng những quan điểm của Bác về vị trí, vai trò của trẻ em, trách nhiệm chính trị xã hội của báo chí, yêu cầu đối với báo chí và cán bộ báo chí, sự cần thiết phải có sự tham gia của Nhân dân trong hoạt động của báo chí là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu và đánh giá vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay.

2.1.3.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, báo chí luôn đi đầu trong việc tuyên truyền, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; là công cụ sắc bén, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã


hội, là diễn đàn của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng.

Định hướng lớn về TTĐC được nêu rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [39, tr.76].

Đảng ta yêu cầu, cán bộ hoạt động báo chí, xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một cao, luôn luôn gắn bó với thực tiễn đất nước [15].

Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Quan tâm đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn chính là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này” [81, tr.66].

Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng các quyền trẻ em. Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định: “… trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ”. Trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 và hệ thống pháp luật Việt Nam, các quyền trẻ em ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, phát triển và được công nhận là một bộ phận quan trọng của quyền con người. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định 10 quyền của trẻ em và định rõ trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và toàn xã hội. Nhiều đề án, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em được tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Công tác tuyên truyền, vận động xã hội nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thực hiện các quyền trẻ em là một trong những hoạt động quan trọng trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Chỉ thị số 20-CT/TW


ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” nêu rõ: Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền trẻ em [17]. Đây là sự chỉ đạo của Đảng về trách nhiệm, vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ; phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh; phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia. Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.871.543 km2. Đến cuối năm 2012, dân số của tỉnh là 922.706 người, trong đó trẻ em chiếm 31,0%. Tỉnh có 41 dân tộc, đông nhất là người Kinh và S’tiêng. Bình Phước có gần 20,0% đồng bào tôn giáo [8].

Cuối năm 1972, phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Ngày 02-7-1976, Quốc hội nước ta ban hành quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 06-11-1996, kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX quyết định điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Tỉnh Bình Phước được tái lập ngày 01-01-1997 [8]. Tỉnh có 10 huyện, thị xã (Đồng Xoài là trung tâm tỉnh) với 111 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Bình Phước đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997- 2011 đạt 12,33%; năm 2013 đạt 9,59%. Năm 2013, thu ngân sách nhà nước đạt 3.900 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 41,63 triệu đồng [172].

Tỉnh Bình Phước có bốn cơ quan báo chí là Báo Bình Phước (có báo in và báo mạng điện tử); Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (có kênh truyền hình

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí