Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cntt Và Bồi Dưỡng Kỹ Năng Ứng Dụng Cntt Cho Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức


+ Thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính có liên quan trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh.

+ Thực hiện việc lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân theo quy định.

+ Thực hiện tốt đăng tải các thông tin liên quan đến tỉnh mang tính chất giới thiệu, quảng bá, định hướng, tuyên truyền bằng tiếng nước ngoài theo quy định.

+ Tiếp tục ứng dụng chứng thực điện tử, hóa đơn điện tử, giao dịch điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động tác nghiệp với các CQHCNN, người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng.

- Ứng dụng CNTT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp:

+ Ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính là giải pháp quan trọng để hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phục vụ, tạo sự tin tưởng và hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

+ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh là đầu mối tập trung để thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, cá nhân. Để tăng cường ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, cần thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

+ Xác định việc khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông của tỉnh (hệ thống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

iGate) để phục vụ người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ thủ tục hành chính thông qua hệ thống iGate.

+ Đảm bảo duy trì hệ thống iGate hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu; triển khai tích hợp chữ ký số trên hệ thống iGate; cập nhật chức năng công khai mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thực hiện liên kết, liên thông, tích hợp, chia sẽ thông tin giữa hệ thống iGate với các phần mềm chuyên ngành của Trung ương, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 12

+ Tổ chức tuyên truyền, quảng bá hiệu quả, lợi ích mang lại của dịch vụ công trực tuyến của CQNN cung cấp để người dân, doanh nghiệp thay đổi thói quen trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, dần từ bỏ phương thức liên hệ kiểu cũ với CQNN. Đồng thời, có kế hoạch hướng dẫn người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng các dịch vụ công mà CQNN cung cấp.

+ Rà soát, đánh giá sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính với triển khai dịch vụ công trực tuyến, lựa chọn các thủ tục hành chính phù hợp để đăng ký danh mục thủ tục hành chính xử lý mức độ 3, mức độ 4 trên hệ thống iGate. Thường xuyên rà soát, cập nhật, điều chỉnh kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên hệ thống Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông của tỉnh (hệ thống iGate).

+ Đầu tư trang bị thiết bị cần thiết như máy tính, máy scan tại Trung tâm để phục vụ người dân, doanh nghiệp đăng ký trực tuyến khi có nhu cầu; bố trí nhân sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện


dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

+ Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá về chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số lượng hồ sơ nộp trực tuyến của từng cơ quan, đơn vị phát sinh trên hệ thống và chất lượng, hồ sơ phát sinh qua dịch vụ bưu chính công ích.

3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức

Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quan trọng, có vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng và trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk nói chung. Đội ngũ cán bộ CNTT chuyên trách là điều kiện cần thiết để đảm bảo việc triển khai ứng dụng CNTT được ổn định và cải tiến thường xuyên; bao gồm cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT chuyên trách, đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT chịu trách nhiệm triển khai, phát triển các ứng dụng CNTT trong cơ quan. Tại Văn phòng UBND tỉnh, đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch, quy định, quy chế để triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan. Nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo các yêu cầu về thái độ, nhận thức, trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu về CNTT. Vì vậy, để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đủ số lượng, phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, có kỹ năng, kiến thức đảm bảo an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ CBCCVC có kỹ năng CNTT, sử dụng tốt các ứng dụng phục vụ cho nhu cầu công việc, tham gia vào thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao: Phải xác lập hệ thống chức danh và xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ chuyên trách CNTT phù hợp với đặc thù cơ quan. Có chính sách thu hút nhân tài CNTT; tạo điều kiện về vật chất, tinh thần và môi trường làm việc thuận lợi


để cán bộ CNTT phát huy được hết khả năng chuyên môn của mình. Có chính sách về tiền lương, các ưu đãi về ngành nghề đặc thù và đánh giá thành quả lao động, đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT. Tuyển dụng, bố trí đủ cán bộ chuyên trách CNTT; bố trí nhân lực chuyên trách CNTT đúng chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về CNTT chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ sẵn có.

- Quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ CBCCVC tham gia các khóa đào tạo về CNTT do cấp trên tổ chức; đồng thời, căn cứ tình hình, nhu cầu cơ quan phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, truy cập Internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng CNTT cho CBCCVC. Trong đào tạo, bồi dưỡng cần phân loại đối tượng, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể:

+ Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý: Bồi dưỡng các kiến thức tổng quát về CNTT; cập nhật các kiến thức, thông tin về xu hướng phát triển và định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN; các kỹ năng cơ bản cơ bản phục vụ cho công tác quản lý, điều hành; các kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

+ Đối với đội ngũ phụ trách CNTT: Bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu về công tác quản trị hệ thống mạng; quản lý vận hành các hệ thống thông tin chuyên ngành, các hệ thống dịch vụ công; kỹ năng, kỹ thuật chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin; kỹ năng quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT; kiến thức về kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh; chuyển đổi số trong các CQHCNN... nhằm khắc phục tình trạng chưa đảm bảo yêu cầu về trình độ CNTT của nhân sự chuyên trách CNTT hiện nay. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, cần khuyến khích việc tự nghiên cứu, tự học hỏi, cập nhật các kiến thức mới về CNTT cũng như việc ứng dụng công nghệ mới vào quá trình


công tác.

+ Đối với CBCCVC chuyên môn, nghiệp vụ: Đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tin học cơ bản; cách sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành của cơ quan; kỹ năng sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành; kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho CBCCVC có sử dụng thiết bị CNTT; tổ chức bồi dưỡng CNTT phù hợp với từng vị trí công tác. Xây dựng chuẩn trình độ CNTT theo quy định và triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức CNTT cho đội ngũ CBCCVC cơ quan.

- Tạo thói quen tác nghiệp trên môi trường mạng cho CBCCVC toàn cơ quan. Lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan phải gương mẫu trong học tập và thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và giải quyết công việc; tạo bước chuyển biến trong lề lối làm việc, gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

3.2.7. Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN, các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng của các CQHCNN để phá hoại hoặc thu thập lấy cắp thông tin ngày càng tăng; các hoạt động lấy cắp thông tin, tấn công phá hoại trên không gian mạng đang diễn ra phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Việc ứng dụng CNTT sâu rộng trong hoạt động của các CQHCNN sẽ nảy sinh vấn đề mất an toàn thông tin, vì vậy, việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin phải được thực hiện chặt chẽ và đồng bộ ở tất cả các phương diện:

- Tăng cường nhận thức, ý thức của người sử dụng: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về tình hình, các nguy cơ mất an toàn thông tin trong việc sử dụng thiết bị CNTT - viễn thông và trang bị kỹ năng


cơ bản về an ninh, an toàn thông tin cho CBCCVC trong toàn cơ quan thông qua việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, tổ chức các buổi tập huấn, giao ban… Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có kỹ năng, chuyên môn cao về an ninh, an toàn thông tin.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các quy định, quy chế về bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin; ban hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong nội bộ cơ quan.

- Tăng cường các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn và bảo mật thông

tin:


+ Từng bước triển khai các sản phẩm mã hóa thông tin; áp dụng giải

pháp chứng thực điện tử và chữ ký số.


+ Triển khai giải pháp phòng chống mã độc theo tinh thần Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trang bị phầm mềm diệt virus, phần mềm phòng, chống mã độc có bản quyền cho hệ thống máy chủ, máy trạm;

+ Thiết lập hệ thống thiết bị tường lửa để phòng, chống các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống CNTT cơ quan;

+ Trang bị các thiết bị lưu trữ để đảm bảo an toàn dữ liệu; thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng của hệ thống máy chủ; phần mềm ứng dụng; cơ sở dữ liệu... đảm bảo khả năng phục hồi khi có sự cố xảy ra.

+ Tăng cường quản lý truy cập; quy định chi tiết và tổ chức thực hiện nghiêm việc quản lý truy cập vào hệ thống thông tin, mạng máy tính, thiết bị, phần mềm ứng dụng của cơ quan.

- Bảo đảm an toàn phòng máy chủ: Trang bị các thiết bị lưu điện, thiết


bị chống sét, thiết bị phòng cháy chữa cháy để hệ thống hoạt động ổn định, an toàn thông tin và toàn vẹn dữ liệu.

3.2.8. Tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá

Bên cạnh việc tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT thì phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình ứng dụng CNTT để đảm bảo hoạt động ứng dụng CNTT đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT của các đơn vị trực thuộc, CBCCVC cơ quan để có biện pháp nhắc nhở, đôn đốc, chấn chỉnh, thúc đẩy việc ứng dụng CNTT; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế, quy định hoạt động ứng dụng CNTT; khen thưởng kịp thời đối với những gương điển hình trong hoạt động ứng dụng CNTT.

- Xây dựng quy định, tiêu chí cụ thể đánh giá việc ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan và định hướng ứng dụng CNTT của UBND tỉnh, của Chính phủ.

3.2.9. Giải pháp về tăng cường đầu tư cho CNTT

Định kỳ hàng năm, trên cơ sở quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của cơ quan, Văn phòng UBND tỉnh xây dựng dự toán kinh phí cho công tác ứng dụng CNTT.

Thực hiện có hiệu quả các quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước đối với dịch vụ CNTT thuộc các hạng mục cung cấp dịch vụ công, hạ tầng, an toàn thông tin, hosting... nhằm duy trì hiệu quả Cổng dịch vụ công và phần mềm một cửa điện tử tỉnh (thuộc Trung tâm


phục vụ hành chính công tỉnh), Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử Văn phòng UBND tỉnh, Công báo điện tử tỉnh, đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ họp trực tuyến... Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp triển khai thí điểm các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3.3. Kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk

- Đối với Sở Thông tin và Truyền thông:

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về CNTT và truyền thông.

+ Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo, tập huấn cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách CNTT; công chức, viên chức chuyên trách CNTT; CBCCVC là người sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm CNTT.

+ Thường xuyên rà soát, kiểm tra, khắc phục các sự cố trên các hệ thống CNTT, phần mềm ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh; tích hợp, cập nhật thêm các tính năng hữu ích như tính năng lưu trữ, chức năng điều hành... vào các phần mềm đã có sẵn. Xây dựng hệ thống lưu trữ các tài liệu tập huấn. Khắc phục việc không gửi/nhận được thư điện tử từ hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh qua các hệ thống thư điện tử khác như Gmail, Yahoo...

- Đối với các các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk:

+ Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm phù hợp với tình hình thực tiễn và chỉ đạo, định hướng của tỉnh, của Trung ương.

+ Tăng cường sử dụng các hệ thống CNTT, phần mềm ứng dụng CNTT dùng chung hiện có của tỉnh trong hoạt động công tác của cơ quan, đơn vị; phối hợp chặt chẽ trong triển khai các dự án CNTT có liên quan.

+ Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thuộc phạm vi quản lý.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí