Mức Độ Biết Và Truy Cập Trang Thông Tin Điện Tử Của Văn Phòng Ubnd Tỉnh Đắk Lắk


hành của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh và các văn bản pháp lý liên quan, các thông tin về đấu giá, đấu thầu, tuyên truyền Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột… Tuy có quy mô nhỏ nhưng được nhiều bạn đọc quan tâm (Đến nay đã có khoảng 2,1 triệu lượt truy cập, trung bình khoảng 24 nghìn lượt/tháng).

- Ngoài ra, Trang thông tin điện tử còn cung cấp các liên kết nhanh đến cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang Công báo tỉnh, trang Dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật và các cổng/trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, địa phương...

- Đã triển khai Công báo điện tử góp phần tiết kiệm chi phí in Công báo giấy hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng. Văn phòng UBND tỉnh đã xây dựng phần mềm để người sử dụng có thể khai thác, sử dụng trực tiếp từ file CD ảo chứa cơ sở dữ liệu Công báo của tỉnh.

9%

20%

19%

52%

Biết và thường xuyên truy cập Biết nhưng hiếm khi truy cập

Biết và thỉnh thoảng truy cập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Không biết

Biểu đồ 2.3: Mức độ biết và truy cập Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 10

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, câu 3, phụ lục 6)


Biểu đồ 2.3 cho thấy mức độ biết và truy cập Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk: Có 9% người dân được khảo sát biết và thường xuyên truy cập Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk; có 19% biết và thỉnh thoảng truy cập; có 52% biết nhưng hiếm khi truy cập và có 20% không biết. Điều này cho thấy Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cần có những giải pháp nhằm phổ biến và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trang thông tin điện tử để người dân biết, truy cập, tra cứu thông tin.

2.3.5. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

- Trung tâm Thông tin - Công báo là phòng được giao thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Văn phòng UBND tỉnh, triển khai thống nhất hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Công báo tỉnh; tham gia xây dựng và triển khai hoạt động trang thông tin điện tử.

- Hiện nay, Văn phòng UBND tỉnh bố trí 03 cán bộ chuyên trách CNTT thuộc Trung tâm Thông tin - Công báo giúp lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trong việc triển khai ứng dụng CNTT; đồng thời quản trị, vận hành hệ thống CNTT của cơ quan và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng khi cần thiết.

- 100% CBCCVC của Văn phòng UBND tỉnh sử dụng máy vi tính thành thạo, có chứng chỉ tin học A, B, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản đảm bảo cho việc sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT được Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên thực hiện: Bố trí công chức, viên chức tham dự các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho công chức phụ trách CNTT, công tác cải cách hành chính, văn thư về kỹ năng sử dụng các hệ thống phần mềm và một số nội dung về công tác an toàn


thông tin mạng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho công chức, viên chức, người lao động cơ quan về kỹ năng ứng dụng các phần mềm phục vụ cho công việc.

2.3.6. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin

- Nhằm đảm bảo công tác an toàn thông tin, đặc biệt trong bối cảnh việc xâm nhập và tấn công trên môi trường mạng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp; hàng năm Văn phòng UBND tỉnh trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền cho tất cả các máy tính. Hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, trang thiết bị mạng, thiết bị tường lửa được đầu tư hiện đại.

- Phòng máy chủ được trang bị các thiết bị lưu điện, thiết bị chống sét, thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn an ninh thông tin, toàn vẹn dữ liệu.

- Thường xuyên triển khai các đợt phòng, chống các phần mềm độc hại gây mất an toàn thông tin theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016-2020, ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

- Công tác ứng dụng CNTT luôn được cấp ủy, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ; xác định công tác ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, cải tiến hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của UBND tỉnh về công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN, từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về mặt nhận thức và hành động trong CBCCVC toàn cơ quan để tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ về CNTT đã đề ra.


- Về hạ tầng kỹ thuật: Tỷ lệ máy tính/CBCCVC cao, đạt 100%. Thực hiện kết nối mạng Lan và mạng Internet cho 100% máy tính. 100% máy tính được cài đặt phần mềm diệt virus bản quyền.

- Về nguồn nhân lực: Đảm bảo về trình độ tin học của đội ngũ CBCCVC; CBCCVC có khả năng sử dụng thành thạo các hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT có đủ trình độ chuyên môn để triển khai, vận hành hệ thống CNTT cơ quan. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng CNTT cho đội ngũ CBCCVC cơ quan.

- Về công tác ứng dụng CNTT: Đến thời điểm cuối năm 2020 thì 100% văn bản điện tử đã được ký số và trao đổi trực tuyến. 100% CBCCVC cơ quan sử dụng hệ thống iDesk, hệ thống iGate, hệ thống thư điện tử công vụ... vào phục vụ, giải quyết công việc hàng ngày.

- Trang thông tin điện tử của Văn phòng UBND tỉnh, Trang Công báo tỉnh hoạt động ổn định, thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại Trung tâm phục vụ hành chính công.

- Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin được triển khai nghiêm túc, hiệu quả.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế

- Các hệ thống/phần mềm chưa liên thông được với nhau nên CBCCVC phải dùng nhiều phần mềm cùng một lúc, làm tốn nhiều thời gian để thao tác, phát sinh dữ liệu trùng lặp.

- Việc lập hồ sơ điện tử, hồ sơ giải quyết công việc và lưu trữ điện tử chưa thực hiện được do hệ thống iDesk chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.


- Việc ký số văn bản điện tử bằng thiết bị thông minh thông qua SIM PKI thường gặp lỗi ảnh hưởng tới thời gian giải quyết công việc.

- Hệ thống iDesk, hệ thống thư công vụ tỉnh được cài đặt, quản lý tại Trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên bị quá tải, bị treo, tải chậm. Khi gặp sự cố phải liên hệ với Trung tâm để khắc phục gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc.

- Vẫn còn tình trạng một cố công chức, viên chức ngại sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm chuyên ngành để xử lý, giải quyết công việc; không khai thác hết được các tính năng của phần mềm, còn làm thủ công trên sổ tay hoặc phần mềm Microsoft Excel, dẫn đến tình trạng sót công việc, quên công việc.

- Chưa bố trí đủ số lượng cán bộ chuyên trách CNTT tại Văn phòng UBND tỉnh; trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm, kỹ năng xử lý công việc chưa tốt, trong khi hệ thống mạng, máy chủ, hệ thống an ninh, âm thanh, phần mềm của cơ quan ngày càng được trang bị theo công nghệ mới, hiện đại, phức tạp, yêu cầu về bảo mật, an toàn thông tin ngày càng cao.

* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Một số công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và hiệu quả của ứng dụng CNTT vào hoạt động công tác.

- Một số công chức, viên chức có trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT còn hạn chế; có tâm lý ngại đổi mới, vẫn muốn làm việc theo phương thức cũ; chưa khai thác được hết các tính năng mà các phần mềm mang lại; chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các công nghệ mới.

- Chưa có cơ chế chính sách cụ thể, thích hợp để khuyến khích ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của CBCCVC trong việc ứng dụng CNTT.

- Các phần mềm chưa hoàn thiện, trong quá trình sử dụng phát sinh lỗi


hoặc không phù hợp với thực tiễn, nên phải góp ý với cơ quan chuyên môn quản lý để chỉnh sửa, điều chỉnh nhiều lần.

- Hoạt động kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT vẫn chưa thường xuyên; hoạt động kiểm tra chủ yếu mang tính nhắc nhở, tuyên truyền, chưa có chế tài hoặc các biện pháp cụ thể xử lý các cá nhân, tổ chức chậm trễ, triển khai hình thức hoạt động ứng dụng CNTT.

- Kinh phí đầu tư cho CNTT còn hạn chế, chủ yếu là kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước. Quá trình đầu tư kéo dài, không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị với cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng. Hiệu quả của các dự án CNTT chưa cao một phần nguyên nhân là do thiếu hụt về đội ngũ CNTT chuyên trách giỏi.

Tiểu kết Chương 2

Ở Chương 2, luận văn đã tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk dựa trên các nội dung lý luận đã tiếp cận ở Chương 1.

Trọng tâm của Chương 2 là đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk thông qua các nội dung: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý CNTT; phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT; việc ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ, phục vụ người dân và doanh nghiệp; nguồn nhân lực CNTT; công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk. Luận văn đã xác định được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, cũng như nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh.

Những kết quả nghiên cứu ở Chương 2 cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1 là cơ sở để luận văn đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.


Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA‌

VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK


3.1. Mục tiêu, phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

3.1.1. Cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đắk Lắk

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 10717/KH-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025, với các mục tiêu như sau:

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn nhân lực số, nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển Đô thị thông minh theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân.

- Mục tiêu cụ thể:

+ 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

+ 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).


+ 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

+ Các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các CQNN để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

+ 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

+ 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

+ 100% trở lên máy tính CBCCVC trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống, mã độc.

+ 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

3.1.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của UBND tỉnh: Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Kế hoạch số 10717/KH-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025... Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 622/KH-VPUBND ngày 23/9/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí