Thực Trạng Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Của Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đắk Lắk


+ Giúp UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã;

+ Đề xuất với UBND tỉnh thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương;

+ Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng UBND tỉnh;

- Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:

+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh;

+ Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật giao tiếp cho đội ngũ công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và UBND cấp xã. [34], [35]

2.2.3. Cơ cấu tổ chức

Văn phòng UBND tỉnh có các đơn vị trực thuộc gồm:

- Đơn vị hành chính:

+ Phòng Tổng hợp;

+ Phòng Kinh tế;

+ Phòng Công nghiệp;

+ Phòng Nông nghiệp - Môi trường;

+ Phòng Khoa giáo - Văn xã;

+ Phòng Nội chính;

+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính;

+ Phòng Hành chính - Tổ chức;


+ Phòng Quản trị - Tài vụ;

+ Ban Tiếp công dân tỉnh;

+ Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh;

- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin - Công báo, Trung tâm quản lý Cổng thông tin điện tử tỉnh. [40]

Sơ đồ 2 2 Cơ cấu tổ chức Văn phòng UBND tỉnh Nguồn Quyết định số 91 QĐ 1


Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Văn phòng UBND tỉnh


(Nguồn: Quyết định số 91/QĐ-VPUBND, ngày 11/11/2020 của Văn phòng UBND tỉnh)

2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Cơ sở pháp lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Nhằm xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016- 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, với các mục tiêu: Tăng cường đầu tư cho phát triển CNTT, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành nhằm hiện đại công tác hành chính, nâng


cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải thiện môi trường làm việc và minh bạch thông tin; nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho mọi tổ chức, công dân cùng tham gia quản lý nhà nước và xây dựng Chính quyền cơ sở vững mạnh; phát triển hạ tầng và nhân lực CNTT đảm bảo triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng cơ quan điện tử, Chính quyền điện tử; 100% cơ quan, đơn vị trang bị đầy đủ máy tính làm việc cho cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ; 100% các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy nhà nước các cấp sử dụng Hệ thống Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp thông tin đầy đủ trên trang thông tin điện tử theo quy định; đến năm 2020 thực hiện thành công các mục tiêu cơ ban xây dựng Chính quyền điện tử tại địa phương theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử... [33]

Triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, nghị định của Trung ương; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh đã quán triệt triển khai thực hiện chủ trương, chính sách về ứng dụng CNTT đến đội ngũ CBCCVC nhằm nâng cao nhận thức về việc phát triển chính quyền điện tử, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ban hành các văn bản triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh, cụ thể như sau: Kế hoạch số 247/KH-VPUBND ngày 24/5/2017 về Kế hoạch thực hiện chỉ số mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông năm 2017; Kế hoạch số 618/KH-VPUBND, ngày 29/12/2017 về ứng dụng công nghệ thông tin của Văn phòng UBND tỉnh năm 2018; Kế hoạch số 754/KH- VPUBND, ngày 28/12/2018 về ứng dụng công nghệ thông tin của Văn phòng UBND tỉnh năm 2019; Kế hoạch số 1030/KH-VPUBND ngày 31/12/2019 về


Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020; Kế hoạch số 622/KH- VPUBND ngày 23/9/2020 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 891/KH-VPUBND, ngày 30/12/2020 về ứng dụng công nghệ thông tin của Văn phòng UBND tỉnh năm 2021.

Qua đó, Văn phòng UBND tỉnh đã đề ra các mục tiêu đến năm 2020 như sau: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức hiệu quả hơn; gắn kết, thúc đẩy cải cách hành chính; kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của tỉnh, Chính phủ, bộ, ngành có liên quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành của Văn phòng UBND tỉnh; thực hiện nghiêm túc các quy định của tỉnh về việc gửi nhận, xử lý văn bản điện tử; 100% văn bản điện tử được ký số hoặc số hóa, gửi nhận thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh; hệ thống thư điện tử công vụ tiến tới thay thế hoàn toàn văn bản giấy; xuất bản, sử dụng công báo điện tử thay thế hoàn toàn công báo giấy; đẩy mạnh sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh trong công tác chỉ đạo điều hành; thường xuyên rà soát, nâng cấp hạ tầng CNTT phù hợp, hiệu quả đáp ứng tiêu chuẩn quy định nhằm xây dựng cơ quan điện tử, chính quyền điện tử; đảm bảo nguồn nhân lực chuyên trách CNTT, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT cho CBCCVC cơ quan... [40]

Cơ bản, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk, sự hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk trong việc triển khai ứng dụng CNTT nhằm phục vụ các hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời ban hành các văn bản để làm cơ sở, hướng dẫn, định hướng cho các đơn vị trực thuộc, đội ngũ CBCCVC triển


khai thực hiện.

Năm 2018, Văn phòng UBND tỉnh đứng thứ 6 về chỉ số mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Bảng 2.1. Bảng xếp hạng về chỉ số mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2017

STT

TÊN ĐƠN VỊ

TỔNG ĐIỂM

XẾP HẠNG

1

Sở Tài chính

85,40

1

2

Sở Y tế

84,40

2

3

Sở Tư pháp

81,80

3

4

Sở Thông tin và Truyền thông

79,50

4

5

Sở Nội vụ

74,10

5


6

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


72,00


6


7

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội


72,00


6

8

Văn phòng UBND tỉnh

72,00

6

9

Sở Xây dựng

71,20

9

10

Sở Kế hoạch và Đầu tư

69,10

10

11

Sở Khoa học và Công nghệ

65,20

11

12

Sở Giáo dục và Đào tạo

65,20

11

13

Thanh tra tỉnh

64,40

13

14

Sở Ngoại vụ

64,40

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.



15

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

61,20

15

16

Sở Giao thông vận tải

60,60

16

17

Sở Công Thương

60,10

17

18

Sở Tài nguyên và Môi trường

59,00

18

19

Ban Dân tộc

49,90

19

(Nguồn: Quyết định số 2334/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk)

2.3.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

Hạ tầng kỹ thuật CNTT của Văn phòng UBND tỉnh cơ bản đáp ứng cho việc triển khai các hệ thống thông tin, các ứng dụng CNTT chuyên ngành để phục vụ hoạt động chuyên môn; đã đầu tư trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, an toàn thông tin, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng.

- Tính đến thời điểm cuối năm 2020, số máy tính được trang bị, sử dụng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn tại Văn phòng UBND tỉnh là 100 máy, trong đó 97 máy có kết nối Internet và 03 máy tính không kết nối Internet phục vụ cho việc soạn thảo văn bản mật, đảm bảo đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Tỉ lệ CBCCVC được trang bị máy tính phục vụ công việc đảm bảo 01 máy/01 người (đạt 100%). Để phục vụ công tác ký số văn bản điện tử, Văn phòng UBND tỉnh đã đầu tư, trang bị thiết bị điện tử chuyên dùng (máy tính bảng) cho lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh có thẩm quyền ký văn bản.

- Văn phòng UBND tỉnh đã triển khai hạ tầng CNTT với hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, trang thiết bị mạng hiện đại... đảm bảo 100% hạ tầng mạng, trang thiết bị, các hệ thống CNTT hoạt động tốt, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; tham mưu triển khai các đợt phòng, chống các phần mềm độc


hại gây mất an toàn thông tin theo yêu cầu, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

- Từ cuối năm 2018, Văn phòng UBND tỉnh đã đưa vào vận hành Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối từ Văn phòng UBND tỉnh đến Văn phòng HĐND&UBND các huyện, thị xã, thành phố thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- 100% máy chủ, máy trạm được triển khai áp dụng các giải pháp an toàn thông tin, chống virus và mã độc, được cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên. Triển khai các phần mềm nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Thường xuyên rà soát, đầu tư thay thế máy tính có cấu hình yếu, trang thiết bị CNTT cũ, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Hạ tầng mạng LAN, WAN và Internet được đầu tư đầy đủ, đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng CNTT.

- Triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung (SAN), dữ liệu được sao lưu hàng ngày nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu hệ thống, người dùng; dữ liệu được lưu trữ thống nhất, tập trung và có khả năng quản lý cao; đảm bảo an toàn dữ liệu, khôi phục dữ liệu nếu xảy ra sự cố.

Bảng 2.2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin Văn phòng UBND tỉnh


NĂM

TỔNG SỐ MÁY TÍNH

TỶ LỆ MÁY TÍNH/CBCC VC

SỐ MÁY TÍNH ĐƯỢC CÀI

PHẦN MỀN

DIỆT VIRUS

SỐ MÁY TÍNH CÓ KẾT NỐI INTERNET

2016

78 máy

100%

78 máy

76 máy

2017

86 máy

100%

86 máy

85 máy

2018

92 máy

100%

92 máy

91 máy

2019

94 máy

100%

94 máy

93 máy



2020

100 máy

100%

100 máy

97 máy

(Nguồn: Báo cáo về phát triển chính quyền điện tử năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk)

2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ


0%

26%

42%

32%

Nâng cao hiệu quả công việc Giảm thời gian xử lý công việc

Tăng năng suất công việc

Không mang lại hiệu quả nào

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của của CBCCVC về hiệu quả ứng dụng CNTT vào công việc

(Nguồn: Khảo sát của tác giả, câu 9, phụ lục 5)

Biểu đồ 2.1 cho thấy có 42% số người được khảo sát cho rằng ứng dụng CNTT giúp họ giảm thời gian xử lý công việc; có 32% cho rằng giúp tăng năng suất công việc; 26% cho rằng giúp nâng cao hiệu quả công việc. Qua đó có thể thấy ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả rất lớn trong xử lý công việc của CBCCVC của Văn phòng UBND tỉnh; giúp CBCCVC rút ngắn được thời gian xử lý công việc, trao đổi công việc, tài liệu, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của cơ quan Văn phòng UBND tỉnh đã được đẩy mạnh nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, gắn với quá trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành của Văn phòng UBND tỉnh. Văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023