Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Biện Pháp Nâng Cao Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên


địa vị, uy tín cao, chuyên môn giỏi, nhất là những người có những đặc điểm tương đồng với giảng viên. Với hướng nghiên cứu này, tiêu biểu có những tác giả sau:

Weaver (2008) [139], Mousavi (2014) [106], khẳng định: quan sát kinh nghiệm thành công của người khác là cách thức quan trọng để có thêm những kinh nghiệm cho tự đánh giá năng lực giảng dạy, đặc biệt quan sát những đồng nghiệp (cùng là giảng viên giảng dạy ở một môn học, một đối tượng giảng dạy, sẽ đem lại rất nhiều kinh nghiệm cho tự đánh giá năng lực giảng dạy và cải thiện rất nhiều việc giảng dạy của giảng viên.

Lent R.W và cộng sự (1991) nhấn mạnh: học hỏi kinh nghiệm của

những người xung quanh ảnh hưởng yếu hơn trải nghiệm trong hoạt động

giảng dạy của bản thân, nhưng khi người giảng viên không tự tin vào năng lực hay chưa hiểu rõ nhiệm vụ của mình do đó là một nhiệm vụ mới, hoặc nhiệm vụ khó, thì tác động của học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến tự đánh giá năng lực của giảng viên nhiều hơn là yếu tố trải nghiệm [97]. Ngược lại Anderson và Betz (2001), Hoy (2005), Hoy và Burke­Spero (2005) [dẫn theo 109] và Phan Thị Tuyết Nga và Terry Locke (109) nhấn mạnh, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh không phải là yếu tố ảnh hưởng quan trọng và tác động của yếu tố này là rất ít, chỉ là yếu tố mang tính chất bổ sung cho sự phát triển tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Qua các kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy với các cách tiếp cận khác nhau, các khách thể khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất với nhau ở một

điểm, đó là học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh là một trong

những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Sự ảnh hưởng này nhiều hay ít đến tự đánh giá năng lực nói chung và tự đánh giá năng lực


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

giảng dạy nói riêng thì tùy từng nhiệm vụ, từng hoàn cảnh, từng thời điểm thực hiện nhiệm vụ. Do đó, vai trò tác động của học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh cũng như trải nghiệm cá nhân không mang tính bất biến mà nó có thể thay đổi tùy từng đối tượng, nhiệm vụ mà con người, người giảng viên thực hiện, từ đó có những tác động nhất định đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên.

Ảnh hưởng sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 4

Sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh là sự nhận xét, đánh giá, tin tưởng, tôn trọng, không tôn trọng… của những người xung quanh, với người giảng viên có ảnh hưởng quan trọng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Tschannen­Moran và cộng sự

(1998) [130] cho rằng: Sự

đánh giá,

phản hồi không chỉ cung cấp thông tin cho giảng viên biết về kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy mà còn cung cấp thông tin cho sự tự nhận thức về năng lực giảng dạy ở giảng viên. Tác động của sự đánh giá, phản hồi

của những người xung quanh phụ thuộc vào người đưa ra nhận xét, đánh

giá. Phản hồi tích cực từ

một giảng viên cao cấp có thể

có ảnh hưởng

nhiều hơn đến hiệu quả của giảng viên so với phản hồi từ một giảng viên bình thường hoặc một giảng viên có năng lực giảng dạy thấp

Hampton (1998) cho rằng, hiệu quả của đánh giá, phản hồi đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên không chỉ phụ thuộc vào người thuyết phục mà còn phụ thuộc vào cách, nội dung họ đưa ra thuyết phục

[90]. Milner (2002) cho rằng: Những phản hồi tiêu cực về phong cách

giảng dạy của người giảng viên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tự đánh giá năng lực, ngược lại sẽ ngày càng được củng cố và nâng cao khi giảng viên nhận được những phản hồi tích cực từ những người xung quanh [102].

Cùng quan điểm đó, Hattie và Timperley (2007) khẳng định: Những


nhận xét đánh giá cụ thể chân thành có thể tác động mạnh mẽ đến tự đánh giá năng lực [91]. Như vậy, đa số các tác giả đã thừa nhận tác động của sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh đến tự đánh giá năng lực giảng dạy ở mỗi người giảng viên là khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, cách thức, tính chất, vị thế của người đánh giá, phản hồi.

Bên cạnh đó, Morris (2010) khẳng định: sự tác động của sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh không ảnh hưởng trực tiếp đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên mà thay vào đó được trung gian

bằng cách họ

tiếp nhận những đánh giá, phản hồi

đó. Ví dụ: việc được

công nhận là “giảng viên của năm” có thể khiến một số giảng viên cảm thấy rất tự hào, từ đó có tự đánh giá cao năng lực của mình. Tuy nhiên, có những giảng viên cảm thấy rằng giải thưởng như vậy là rất bình thường,

không nói lên năng lực người giảng viên, do đó không có sự không có sự thay đổi nào trong tự đánh giá năng lực của họ [104].

tác động và

Tuy nhiên, tác giả Phan Thị Tuyết Nga và Terry (2015) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực của giảng viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, khẳng định: sự sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Qua quan sát thảo luận của một số giảng viên tham gia nghiên cứu cho thấy, phản hồi từ các sinh viên về quá trình giảng dạy có tác động rất lớn cách giảng viên tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ. Bên cạnh đó một số giảng viên rất thích nhận được sự phản hồi tích cực, hay những lời động viên từ các đồng nghiệp, vì qua đó, họ cảm thấy được tôn trọng, được ghi nhận, có thêm thông tin nhận định về mức độ năng lực giảng dạy của mình. Ngoài ra, nghiên cứu còn khẳng định: những phản hồi không tích cực từ các lãnh đạo như: sự không công nhận, sự thiếu tin tưởng, tạo ít cơ hội, là


nguyên nhân làm giảng viên có tự

đánh giá năng lực thấp [109]. Như

vậy,

quan điểm của Phan Thị Tuyết Nga và Terry đã có sự khác biệt với quan điểm đầu tiên của Bandura và nhiều tác giả khác. Lý giải cho sự khác biệt này, hai tác giả cho rằng, do có sự chi phối của yếu tố văn hóa làng xã, người Việt thường có tính cộng đồng, nên những đánh giá, phản hồi của những người xung quan có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận về năng lực giảng dạy của họ.

Với những kết quả

trên cho thấy: Sự

đánh giá, phản hồi của những

người xung quanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực của giảng viên, nó ảnh hưởng như thế nào điều đó còn tùy thuộc vào từng đối tượng khách thể nghiên cứu. Đồng thời các tác giả còn chỉ ra, sự tác động đánh giá, phản hồi của những người xung quanh còn phụ thuộc vào vị thế, nội dung, phương pháp của các chủ thể đưa ra nhận xét, đánh giá.

Ảnh hưởng các trạng thái cơ thể và cảm xúc của giảng viên

Theo Lent và cộng sự (1991), các trạng thái cơ thể và cảm xúc hoặc phấn khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể có thể có ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực con người nói chung và người giảng viên nói riêng. Những trạng thái như: lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, buồn bã… làm giảm tự đánh giá năng

lực. Ngược lại những trạng thái

cơ thể,

cảm xúc: khỏe mạnh,

vui vẻ,

hào

hứng, tự hào… làm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy [97]. Bên cạnh đó, Tschannen­Moran và cộng sự (1998) khẳng định, cách mà các trạng thái thể cơ thể, cảm xúc có ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên phụ thuộc vào cách chú ý hướng đến các trạng thái tình cảm của giảng viên. Một giảng viên có thể coi nhẹ cảm giác lo lắng về nhiệm vụ sẽ có tự đánh giá năng lực cao và đem lại hiệu quả giảng dạy tốt và một giảng viên quá chú ý đến sự lo lắng và sợ hãi sẽ có tự đánh giá năng lực giảng dạy


thấp, không phát huy được hết năng lực và hiệu quả làm việc sẽ thấp [130].

Sutton (2004) [129], Singh & Rajalingam (2012) [127] khẳng đinh: Trạng thái cơ thể, cảm xúc tiêu cực, không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến tự đánh giá năng lực, mà người giảng viên còn biết tự điều chỉnh các trạng thái cơ thể và cảm xúc của mình. Những giảng viên biết điều tiết cảm xúc sẽ có tự đánh giá năng lực quản lý lớp học cao.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên nhiều đối tượng khách thể khác nhau, cho thấy sự tác động của trạng thái cơ thể, cảm xúc đến tự đánh giá năng lực giảng dạy là khác nhau: có thể tích cực hoặc tiêu cực; theo các mức độ khác nhau, thậm chí là không ảnh hưởng. Điều này tùy thuộc vào nhận thức, điều chỉnh cảm xúc kịp thời của mỗi giảng viên. Trong các yếu tố ảnh hưởng, trạng thái cơ thể, cảm xúc ảnh hưởng ít nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Ảnh hưởng sự hài lòng và lạc quan của giảng viên

Theo Judge và cộng sự (2001): sự hài lòng của các cá nhân đối với công

việc của liên quan đến tự

đánh giá năng lực của họ

trong công

việc)

[89]. Trong lĩnh vực giảng dạy, Klassen (2009), khẳng định: Mối quan hệ tích cực giữa tự đánh giá năng lực của giảng viên với sự hài lòng công việc có tỉ lệ thuận với nhau. Sự hài lòng thấp trong công việc có liên quan những biểu hiện

tâm lý đau khổ, căng thẳng trong giảng dạy và tự đánh giá năng lực

thấp. Ngược lại, những giảng viên hài lòng với nơi làm việc và công việc của họ thì có tự đánh giá năng lực cao hơn và ít bị kiệt sức hơn. Ngoài ra, người có hài lòng cao, họ có xu hướng tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ ngoài trách nhiệm giảng dạy của họ [96].

Morris (2011) [105], khẳng định: Mối quan hệ tích cực giữa tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên với sự hài lòng của công việc có tỉ lệ thuận với nhau. Giảng viên xây dựng tự đánh giá năng lực thông qua việc thực hiện


được các nhiệm vụ đầy thách thức và mức độ hài lòng với hiệu quả của công việc.

Ảnh hưởng của giới tính và văn hóa

Britney và Pajares (2006) [76]; Marwa Alrajhi (2017) [99] cho rằng: Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Giảng viên nữ có mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy cao hơn giảng viên nam. Một số nhà nghiên cứu như Bandura, Lam, Chen, & Schaubroeck, 2002; Leung, 2001; Salili, Chiu, & Lai, 2001, Klassen, 2004; Pajares, 2007) cho rằng tự đánh giá năng lực còn phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa [dẫn theo 103]. Phan Thị Tuyết Nga và Terry Locke (2015), khẳng định: một số yếu tố văn hóa Việt Nam xuất hiện ảnh hưởng đến cách giảng viên lựa chọn, cân nhắc và diễn giải thông tin về tự đánh giá năng lực giảng dạy. Văn hóa Việt Nam thường được coi là tập thể theo nghĩa mọi người ủng hộ và tôn trọng các nhu cầu của nhóm hơn là của cá nhân họ [109].

Thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Thang đo đầu tiên trong số những thang đo này được tạo ra bởi Heppner (1994) [Dẫn theo 103] để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến tự năng lực giảng dạy của các giảng viên, nhưng mỗi yếu tố được đánh giá bằng cách sử dụng một mục duy nhất, do đó các yếu tố này được vận hành quá hạn hẹp, không lột tả được các khía cạnh từng yếu tố ảnh hưởng, do đó thang đo này

không có tính phổ quát cao. Ví dụ để đánh giá về sự tác động của đánh giá,

phản hồi của những người liên quan, Heppner đưa ra 1 item duy nhất: “Nhng người quan trng trong cuc đời ca ca tôi tin tưởng tôi sthành công vi tư cách là mt ging viên” Như vậy, chỉ với một mục duy nhất này có thể thấy sẽ không lột tả hết các khía cạnh tác động khác nhau của sự thuyết phục của những người xung quanh đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.


Thang của Usher (2006), trong đó, tất cả các mục được thiết kế theo mô tả của Bandura về các yếu tố ảnh hưởng. Mỗi yếu tố, xây dựng 15 chỉ báo, ví dụ: “Tôi cảm thấy tim đập nhanh khi giảng trước học viên”; Tôi rất hứng thú với công việc giảng dạy” [134]. Với thang đo này, Usher không chỉ đưa ra cụ thể các nhân tố tác động, mà còn phản ánh các mặt tác động đa chiều cả tích cực và tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Poulou (2007) đã tạo ra một thang điểm 30 mục để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng: trải nghiện của cá nhân và sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh được kết hợp thành một phạm trù con duy nhất có tên “trải nghiệm bản thân với sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh”. Việc kết hợp các mục đại diện cho các nguồn khác nhau theo cách này mang lại ít thông tin thực tế, hạn chế sự hiểu biết về cách mỗi cá nhân diễn giải từng yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực một cách độc lập [114].

Như vậy, Các thang đo đã đánh giá được cả bốn yếu tố được đưa ra bởi Bandura (1997), Tuy nhiên, có thang chỉ có một chỉ báo duy nhất (Heppner), có thang lại gộp hai yếu tố thành một thang đo (Poulou), do đó hai thang đo này bị giới hạn về khai thác phạm vi tác động. Duy nhất thang đo của Usher, với 15 chỉ báo cho mỗi mục về trải nghiệm bản thân; học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh; đánh giá, phản hồi và các trạng thái cơ thể và cảm xúc, đưa ra được một cách đầy đủ nhất về các khía cạnh, các chiều tác động (tích cực và tiêu cực) đến tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên. Vì vậy, đây là thang đo, luận án sẽ lấy làm cơ sở để đánh giá các yếu tố tác động, đồng thời cũng là căn cứ để luận án xây dựng các chỉ báo đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan.

Qua những nghiên cứu trên có thể thấy, các công trình nghiên cứu về tự đánh giá năng lực ở cả nước ngoài và trong nước đều ít, nhiều có đề cập đến


sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Các nghiên cứu với các cách tiếp cận và khách thể ở các quốc gia khác nhau, nhưng đều có chung những nhận định sau:

(1) Các nghiên cứu hầu hết đã khẳng định: 4 yếu tố (trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh, sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh và các trạng thái cơ thể, cảm xúc) là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên;

(2) Trong các yếu tố ảnh hưởng, (đa số

các tác giả

nhấn mạnh) trải

nghiệm trong hoạt động là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên;

(3) Vị trí, vai trò sự tác động của các yếu tố không phải là bất biến mà có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh theo tính chất nhiệm vụ. từng giảng viên, nhóm giảng viên, hoàn cảnh cụ thể;

(4) Các yếu tố: Sự hài lòng trong công việc, căng thẳng, lạc quan của giảng viên; thành kiến, tôn trọng của sinh viên với giảng viên và yếu tố giới tính, văn hóa, cũng có tác động đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên;

(5) Các thang đo về những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên đã phản ánh khách quan, toàn diện và đầy đủ các yếu tố, các chiều tác động. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng lý luận và thang đo đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những nội dung mà các tác giả ít

nghiên cứu đề cập, đó là sự tác động của từng yếu tố và ít khai thác mặt tiêu cực của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Đây chính là khoảng trống để tác giả đi sâu nghiên cứu trong luận án.

1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022