sống văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng cơ hội việc làm, góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Về quốc phòng - an ninh, đối ngoại: Tạo thế đan xen lợi ích, bảo đảm quốc phòng an ninh, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác quốc tế.
Mô hình Đơn vị HC-KT đặc biệt Vân Đồn với nền hành chính hiện đại, bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, cơ chế, chính sách ưu đãi sẽ bổ sung lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt là làm phong phú thêm nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và thử nghiệm các mô hình phát triển mới, bổ sung kinh nghiệm cho quản trị quốc gia.
Hiện Quảng Ninh phát triển Đặc khu kinh tế Vân Đồn dựa vào nguyên tắc: Phát triển con người, cải thiện dân sinh làm mục đích; Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, công nghiệp giải trí làm định hướng; Cải cách thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình quản lý làm đột phá; Phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng; Kinh tế tri thức, sáng tạo, công nghệ cao làm động lực; Giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh làm nhiệm vụ trọng yếu.
Đặc khu Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở toàn bộ hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số và kết cấu hạ tầng đô thị của huyện Vân Đồn. Với diện tích hiện trạng huyện Vân Đồn là 2.171,33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 581,83 km2, diện tích vùng biển rộng 1.589,50 km2. Địa giới hành chính: Có tọa độ địa lý từ 20o40’ đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o00 kinh Đông. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh); Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh Bắc Bộ; Phía Tây giáp TP Cẩm Phả, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và vùng Vịnh Hạ Long.[32]
b. Yếu tố chủ quan
- Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người).
* Lao động:
Bảng 3.10: Thống kê dân số và lao động toàn huyện Vân Đồn năm 2015 - 2017
Danh mục | 2015 | 2016 | 2017 | |
1 | Dân số toàn huyện (người) | 40.764 | 41.950 | 44.575 |
2 | Dân số đô thị (người) | 7.517 | 7.939 | 8.915 |
3 | Tỉ lệ đô thị hóa (%) | 18,44 | 18,92 | 20 |
4 | Tỉ lệ tăng dân số (%) | 0,974 | 1,4 | 1,53 |
5 | Lao động | 21.197 | 22.757 | 23.138 |
6 | Tỉ lệ lao động (%) | 52 | 53,8 | 54,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Khách Du Lịch Quốc Tế Quý I Giai Đoạn 2015-2017
- Kết Quả Khảo Sátthực Trạng Phát Triển Các Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Bảo Vệ Môi Trường Ở Các Khu Đô Thị Du Lịch Bền Vững Huyện Vân Đồn
- Định Hướng Không Gian Phát Triển Và Sản Phẩm Du Lịch
- Giải Pháp Phát Triển Bền Vữngcác Khu Đô Thị Du Lịch Biển Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải Pháp Về Tôn Tạo Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa, Phát Triển Các Lễ Hội Truyền Thống Và Nâng Cấp Khu Nghỉ Ngơi, Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Cho Việc
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: http:www.baoquangninh.con.vn)
Nhìn chung, lực lượng lao động ngành du lịch của Vân Đồn ngày một tăng, nhưng còn thiếu và hạn chế rất nhiều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Hầu hết số lao động phổ thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc do chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa có thói quen và tác phong nghề nghiệp, hơn nữa trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, đây chính là những khó khăn, thách thức rất lớn đối với ngành du lịch Vân Đồn. Trong khi đó muốn xây dựng các khu đô thị du lịch biển bền vững thì vấn đề chất lượng lao động phải được quan tâm hàng đầu bởi chính con người quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch và cũng chính con người gọi và giữ chân du khách ở lại lâu hơn và quay lại với du lịch Vân Đồn trong những lần sau nữa.
- Trình độ văn hoá và mức thu nhập của người dân:
Duy trì và phát triển mạng lưới trường lớp năm học 2015-2016 ổn định; chất lượng của đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học đảm bảo, đạt chuẩn 100%, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Toàn huyện có 26/32 trường đạt chuẩn (bằng 81,25%), 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Chất lượng giáo dục năm học 2015-2016 được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ giáo dục phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi được giữ vững; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99%: tỷ lệ tột nghiệp trung học phổ thông đạt 94,2%, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng là 60%.Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng được quan tâm đẩy mạnh.[32]
- Tham gia của cộng đồng.
Mấy năm trở lại đây, người Vân Đồn đã tham gia làm việc tại các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái đã thuê chính những người dân địa phương nơi đây lao động trực tiếp tại các khu resort như: bộ phận bảo vệ, bộ phận buồng, lễ tân…điều này đã góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân Vân Đồn.
Phần lớn khách du lịch đến thăm quan các xã đạo đều nghỉ tại nhà dân. Điều này cũng tạo cơ hội cho người dân sinh sống trên các xã đảo của Vân Đồn có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch, họ cho du khách thuê phòng nghỉ.
Nhờ khách du lịch đến với Vân Đồn ngày càng đông, người dân đã tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ, phương tiện đi lại cho khách du lịch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng địa phương nơi đây.
Hướng tới một trung tâm du lịch mang đẳng cấp, huyện đảo còn chú trọng phát triển một số ngành nghề, trong đó nghề nuôi tròng thủy sản đang rất phát triển…Với những mô hình này, không những đem lại nền kinh tế đáng kể cho người dân mà còn từng bước tạo ra nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho nhu cầu của ngành du lịch.
Chính nguồn thu từ hoạt động du lịch đã góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, đồng thời cũng được tái đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển du lịch như bảo dưỡng nâng cấp các tuyến, điểm du lịch cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan nhằm nâng cao sức hấp dẫn đối với du khách.
3.5. Đánh giá chung về phát triển các khu đô thị du lịch biển bền vững huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
3.5.1. Thành tựu
Vân Đồn là huyện đảo có địa hình điều kiện tự nhiên khó hấp dẫn với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên biển đảo với những bãi biển tuyệt đẹp như Sơn Hào, Minh Châu, Quan Lạn, Bãi Dài, hệ thống động thực vật phong phú trên các đảo và vườn Quốc gia Bái Tử Long... đó chính là những điều kiện thuận lợi để Vân Đồn phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm.
Nằm cạnh di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cách thành phố Hạ Long chưa đầy 40km trên quốc lộ 18a nối thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Đông Hưng - Trung Quốc và trên đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Trong tương lai gần khi dự án khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn được triển khai sẽ có thêm sân bay quốc tế, cảng biển...đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư cũng như du lịch.
Vân Đồn cũng là nơi có rất nhiều các di tích, di sản có giá trị cả về văn hóa, lịch sử và du lịch như đình, chùa Quan Lạn, các di chỉ khảo cổ. Đó là điều kiện thuận lợi để Vân Đồn phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa lịch sử khảo cổ học.
Hoạt động du lịch ở Vân Đồn đã có những bước phát triển mới. Doanh thu từ hoạt động du lịch không ngừng được tăng lên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của các địa phương được cải thiện đáng kể, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các dự án đầu tư về du lịch. Lao động trong ngành du lịch cũng không ngừng tăng lên.
Ngành du lịch đó mang lại lợi ích xã hội không nhỏ, tạo thêm nhiều công an việc làm, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện. Ngành du lịch đã có những đóng góp thiết thực làm cho Vân Đồn ngày càng trở lên giàu đẹp hơn.
3.5.2. Hạn chế
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tuy đó được cải thiện nhiều nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách về số lượng lẫn chất lượng.
- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn không thể hiện được bản sắc đặc trưng độc đáo của tài nguyên du lịch Vân Đồn.
- Đội ngũ lao động trong ngành du lịch tuy đó được củng cố tăng cường song số lượng vẫn còn quá ít, vẫn rất thiếu những các bộ quản lý có trình độ chuyên môn.
- Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế chưa theo kịp nhu cầu phát triển chung của ngành.
- Các doanh nghiệp du lịch Vân Đồn nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực cạch tranh hạn chế, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp.
3.5.3. Nguyên nhân
- Nền kinh tế nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn yếu, dân trí chưa cao, thiếu nước sạch là những hạn chế chính đối với phát triển Vân Đồn hiện nay
- Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội còn kém phát triển. Đường giao thông vào-ra còn thiếu, chất lượng còn kém. Cung cấp nước sạch còn hạn chế, khó khăn và đòi hỏi đầu tư lớn.Do cơ sở hạ tầng kém và công tác xúc tiến đầu tư chưa làm được nhiều nên khách quốc tế, nhất là các nhà đầu tư hiện chưa có cơ hội tiếp cận nhiều với Vân Đồn. Do đó việc thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
- Dân cư đa dạng và phân tán, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật - công nghệ tiên tiến còn hạn chế.Tình hình ô nhiễm môi trường đã xuất hiện, nhất là từ các khu côngnghiệp của Cẩm Phả, Hạ Long mang lại.
- Thách thức cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh. Thách thức xuất hiện ngay từ mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế. Phát triển nhanh nhưng phải đảm bảo bền vững là những thách thức không nhỏ.
Trước cơ hội thuận lợi và yêu cầu phát triển nhanh thì kết cấu hạ tầng yếu và nguồn nhân lực chất lượng thấp; nhiều vấn đề liên quan như mô hình quản lý kinh tế-hành chính, quy hoạch phát triển... chưa rõ và chưa đủ tạo tiền đề để phát triển nhanh, bền vững là những thách thức ngay trong nội tại nền kinh tế của huyện.
- Cạnh tranh với Trung Quốc và các nơi trong nhiều lĩnh vực, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đồng thời các nhà đầu tư lớn chưa quan tâm nhiều đến Vân Đồn.
Việc Trung Quốc xây dựng nhiều ý tưởng khai thác vùng Vịnh Bắc bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại bên cạnh việc tạo ra cơ hội đã đặt Vân Đồn cũng như cả vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh trước các thách thức cạnh tranh gay gắt. Theo đó, trong quy hoạch và phát triển Vân Đồn phải tính tới các ảnh hưởng tiêu cực từ phía Trung Quốc để đưa ra các đối sách hợp lý..
Trong bối cảnh hội nhập của khu vực và thế giới cạnh tranh diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Nằm kề bên một nước như Trung Quốc, hiện đã có cơ sở hạ tầng khá tốt và nhiều cơ chế thông thoáng, việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài càng diễn ra gay gắt hơn. Với điều kiện kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu, xúc tiến đầu tư chưa bài bản, Vân Đồn đứng trước một thách thức lớn là trong lúc cần nhiều vốn để phát triển, nhưng khó tiếp cận với các nhà đầu tư lớn.
- Cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch với vùng lân cận và với Bắc Hải, Hải Nam của Trung Quốc.
Nằm kề với di sản thế giới Vịnh Hạ Long vừa là một thuận lợi đồng thời cũng là một thách thức lớn. Thuận lợi ở chỗ, dựa vào đó sẽ có cơ hội thu hút nhiều khách du lịch, song nếu không biết xây dựng cho mình sức hấp dẫn lớn hơn thì đó lại là một bất lợi khi Vịnh Hạ Long đã là một thương hiệu lớn trong nước và trên thế giới.
Bắc Hải, Hải Nam là những điểm du lịch tầm quốc tế của Trung Quốc, là những địa bàn hàng năm thu hút hàng chục triệu khách du lịch, chắc chắn sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của Vân Đồn trong việc thu hút khách du lịch đến với Vân Đồn.
- Vừa phát triển đặc khu kinh tế với các cơ chế, chính sách thông thoáng, vừa phải chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ khó khăn của Vân Đồn.
Ngoài những hạn chế và thách thức đã nêu trên, trong quá trình phát triển Vân Đồn sẽ phải chú trọng nhiệm vụ giữ vững quốc phòng - an ninh; đây là một yêu cầu lớn đối với Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng. Theo kinh nghiệm quốc tế, để có thể phát triển thành một khu kinh tế đặc biệt, Vân Đồn phải áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thông thoáng nhằm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách... Tuy nhiên, Vân Đồn thuộc vùng hải đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của Tổ Quốc, nên yêu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên dọc tuyến biển, bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Đây là một điểm mâu thuẫn có thể làm hạn chế sự phát triển kinh tế của Vân Đồn. Để giải quyết điểm mâu thuẫn này, riêng huyện không thể tự giải quyết nổi, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp từ Trung ương đến cơ sở.
- Những nguy cơ từ vấn đề an ninh Biển Đông và sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc
Kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014, quan hệ song phương Việt Nam- Trung Quốc đã xuống thấp, nhiều hoạt động, chương trình, dự án hợp tác song phương bị
chững lại. Theo dự báo của các chuyên gia, an ninh Biển Đông sẽ luoon là vấn đề nóng tác động tiêu cực đến quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế song phương Việt Nam-Trung Quốc trong những năm tới. Đây là một bất lợi lớn với Vân Đồn bởi Trung Quốc là thị trường du lịch, thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam nói chung và Vân Đồn nói riêng. Một khi quan hệ song phương Việt-Trung xấu đi do tranh chấp chủ quyền Biển Đông, điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển du lịch, thương mại của Vân Đồn.
Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc đang trong xu thế suy giảm tăng trưởng, dự kiến tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5-7% trong khoảng 5 năm tới. Tăng trưởng kinh tế yếu cùng với việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng NDT (nhân dân tệ) gần đây sẽ làm giảm sút đáng kể lượng du khách Trung Quốc vào Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng.
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN,TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Định hướng phát triển các khu đô thị du lịch biển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Định hướng phát triển các khu đô thị du lịch biển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển KT-XH khu kinh tế Vân Đồn nêu rõ: Đến năm 2015, tập chung đầu tư hình thành đô thị trung tâm Cái Rồng loại III.
Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định Vân Đồn sẽ trở thành:
Khu kinh tế phát triển nhanh làm cơ sở vững chắc cho việc giao thương kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Khu kinh tế sẽ thực hiện có hiệu quả việc phát triển hướng mạnh ra biển theo Chiến lược biển Quốc gia.
Sẽ xây dựng hoàn chỉnh Khu kinh tế hiện đại sau 10 -15 năm (có khu thuế quan và khu phi thuế quan) để trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao; vui chơi giải trí quốc tế cao cấp; trung tâm hàng không quốc tế; trung tâm dịch vụ tài chính, thương mại cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế của cả nước. Giá trị gia tăng bình quân đầu người theo giá hiện hành sẽ phải gấp 3 - 3,5 lần bình quân chung của cả nước vào những năm 2030 trở đi.[30]
Khu kinh tế sẽ có tăng trưởng kinh tế nhanh, rất nhanh ở giai đoạn đến 2015 và 2020, dựa chủ yếu vào phát triển các ngành dịch vụ tài chính, thương mại giao dịch quốc tế, du lịch độc đáo, cao cấp; phát triển một cách bền vững, quan tâm hàng đầu đến bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên, đóng góp giá trị lớn vào nền kinh tế cả nước, vùng, mà trước hết là tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu cơ bản của Khu kinh tế theo thứ tự ưu tiên là Dịch vụ/Công nghiệp/Nông nghiệp.