* Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao
KDL Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao với phạm vi nghiên cứu khoảng 1700 ha và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng là 1000 ha [42], trong đó KDL thác Bản Giốc được quy hoạch là khu trung tâm. Trong chiến lược phát triển DL Việt Nam, KDL này sẽ được phát triển thành KDL trọng điểm của quốc gia và của tỉnh Cao Bằng, là điểm đến quan trọng trong tuyến DL liên tỉnh, liên vùng, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền đất nước.
Số khách đến với KDL Thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao có nhiều biến động, năm 2010 là 64.238 lượt khách, các năm tiếp theo có xu hướng giảm, năm 2012 đón 35.413 lượt khách, giảm 33,2% [21]. Từ năm 2013, sau khi chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc và khu nghỉ dưỡng cao cấp được khánh thành, đã làm tăng đột biến lượng khách đến DL tại KDL này, hàng năm đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu gần 4 tỷ đồng năm 2015.
Nếu như trước đây, thời gian lưu lại của khách DL ngắn do các dịch vụ bổ sung và dịch vụ lưu trú còn nghèo nàn, thì hiện nay đã có Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn - Bản Giốc resort đạt tiêu chuẩn 4 sao với tổng diện tích 31,15 ha. Giai đoạn 1 đưa vào sử dụng bao gồm phòng ngủ, khu vực tiếp tân, nhà hàng, phòng hội nghị sức chứa trên 200 khách, chuyên phục vụ các món Âu, Á, ẩm thực đặc sản của địa phương. Trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình gồm 80 phòng ngủ, khu thể thao, vui chơi giải trí, spa cùng các khu vực dành cho các hoạt động cắm trại, sinh hoạt ngoài trời.
Thác Bản Giốc nằm ở địa điểm nhạy cảm trên biên giới Việt - Trung. Sau khi phân giới cắm mốc biên giới hai nước theo Hiệp ước 1999, một phần thác Bản Giốc nằm trên đất Việt Nam, một phần nằm ở Trung Quốc. Phần nằm trên đất Việt Nam gồm toàn bộ thác cao và một nửa thác chính trên dòng sông Quây Sơn. Bên phía Trung Quốc, ngọn thác này được gọi là thác Đức Thiên (phiên âm Latinh là Detian). Ngày 6 tháng 11 năm 2015, chính phủ 2 bên đã
chính thức ký kết Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác TNDL thác Bản Giốc. UBND huyện Trùng Khánh đã trình cấp có thẩm quyền quy hoạch chi tiết về KDL này, quy hoạch DL gắn với DL tâm linh và các giá trị văn hóa của địa phương, thực hiện quản lý Luật DL và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đến nay, huyện đã kêu gọi đầu tư giai đoạn 2 dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 4 sao tại KDL Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao, hiện đang xây dựng thêm một số hạng mục của dự án chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là điểm đến mới, hấp dẫn, góp phần tăng đột biến lượng khách DL đến với Cao Bằng.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước, sự phối hợp với cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, trong đó chưa thống nhất quản lý đầu tư phát triển vấn đề môi trường vệ sinh xung quanh khu vực thác Bản Giốc. Hoạt động xúc tiến, quảng bá còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực, chưa có các quyết định ưu đãi cụ thể đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực DL. Nguồn nhân lực DL còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Trước mắt, các cơ quan chức năng cần làm rõ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục xuất nhập cảnh, kinh doanh dịch vụ trong KDL thác Bản Giốc
* Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Trong những năm gần đây, lượng khách DL đến với DTQGĐB Pác Bó ngày càng tăng nhanh, năm 2010 có hơn 1809 đoàn với 24.443 lượt khách, trong đó có 1034 là khách nước ngoài, thì đến năm 2014 là 76.000 lượt khách [12]. Năm 2015, có khoảng 1.500 đoàn khách, với gần 90 nghìn lượt khách (trong đó khoảng 9400 lượt khách Trung Quốc tham quan tự do). Dự kiến đến năm 2020 thu hút khoảng 300.000 - 500.000 lượt khách/năm.
Khu DTLS Pác Bó đang ngày càng được đầu tư, hoàn thiện CSHT xứng đáng với giá trị là một DTQGĐB. Hiện nay, có 8 hạng mục dự án lớn đã thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 122 tỷ đồng và các dự án đang và sẽ thực hiện với tổng mức đầu tư gần 54 tỷ đồng, ngày càng phát huy khá hiệu quả tiềm
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Khác
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Trong Xu Thế Hội Nhập
- Hiện Trạng Doanh Thu Từ Du Lịch Của Tỉnh Cao Bằng Giai Đoạn 2005 - 2015
- Các Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Trong Xu Thế Hội Nhập
- Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
năng của khu di tích, nhưng còn hạn chế một số mặt như doanh thu không ổn định, loại hình và sản phẩm DL còn nghèo nàn, công tác quảng bá DL mới chỉ phát huy được giá trị lịch sử, dịch vụ DL chưa phong phú…
2.2.6.2. Các tuyến du lịch
Các tuyến DL truyền thống là nối các cụm và điểm DL quan trọng với trung tâm điều hành là TP Cao Bằng như Tuyến TP Cao Bằng - Pác Bó, Tuyến TP Cao Bằng - thác Bản Giốc, Tuyến TP Cao Bằng - thị trấn Hùng Quốc - cửa khẩu Trà Lĩnh, Tuyến TP Cao Bằng - Nguyên Bình - khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo - KDL sinh thái Phja Oắc - Phja Đén (Hình 2.5) và hiện nay Cao Bằng đang tổ chức một số tuyến DL cộng đồng, tiêu biểu như:
Tuyến đi bộ thăm các bản làng của người dân tộc Tày, Dao từ TP Cao Bằng - Phục Hòa - Đông Khê - Thất Khê.
Tuyến thăm các bản làng người dân tộc Lô Lô, Sán Dìu (Bảo Lạc). Tại các bản này cũng mới chỉ có một số hộ tham gia hoạt động DL, chưa có sản phẩm, hình thức DL hấp dẫn, nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
2.2.7. Phân tích SWOT cho du lịch tỉnh Cao Bằng
2.7.1.1. Điểm mạnh (Strengths)
Cao Bằng có tiềm năng DL đa dạng và phong phú cả về TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn, là cơ sở để phát triển nhiều loại hình DL, phát huy được đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa, có những sản phẩm DL giàu tính lịch sử, các tiềm năng DL mang đậm nét tự nhiên, những đặc trưng của các dân tộc thiểu số, các lễ hội truyền thống và nhiều sản vật địa phương có giá trị và chất lượng. Nguồn nhân lực tại chỗ, giá rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành các dịch vụ DL
CSHT DL được Nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới, hệ thống hạ tầng giao thông DL đến các trọng điểm DL khá đồng bộ và phát triển. Từ QL 3, du khách có thể tiếp cận dễ dàng tới các khu vực có tiềm năng DL như Khu di tích Pác Bó, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao. Cao Bằng là tỉnh
biên giới, lại có nhiều điểm DL nằm ở biên giới hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tạo nên sự hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
2.7.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Hệ thống giao thông, CSVCKT và CSHT chưa đồng bộ, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên còn quá ít, các khu vui chơi giải trí mới bước đầu xây dựng ảnh hưởng không nhỏ tới số ngày lưu trú, mua sắm của du khách từ đó hạn chế doanh thu DL, gây hạn chế cho phát triển DL quy mô lớn. Nguồn nhân lực chất lượng chưa cao thể hiện ở trình độ và số lượng lao động còn thấp so với thực tế.
Hoạt động DL chưa mang tính chuyên nghiệp cao, nhiều nơi vẫn phổ biến tình trạng tự phát, chưa đặt dưới sự quản lí chặt chẽ của nhà nước và chính quyền địa phương. Tính mùa vụ trong DL còn thể hiện rõ nét (các dịp lễ hội, nghỉ hè, mùa DL).
Các điểm DL còn nhỏ lẻ, chưa được nhiều người biết tới, nhất là du khách quốc tế. Tính liên kết của DL Cao Bằng với các địa phương phụ cận trong hoạt động DL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
2.7.1.3. Cơ hội (Opportunities)
* Trên thế giới
Xu hướng DL trở nên phổ biến, DL quốc tế tiếp tục tăng trưởng, DL nội khối chiếm tỷ trọng lớn, DL khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh, khoa học công nghệ được ứng dụng mạnh trong hoạt động DL. Do đó, ngành DL là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng.
DL có những thay đổi quan trọng và xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức DL thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 120 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm. Bối cảnh đó tạo cơ
hội thuận lợi để DL Việt Nam nói chung và DL Cao Bằng nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
* Trong nước
Kinh tế phát triển tốc độ cao, nền kinh tế không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức DL thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu DL của người dân tăng nhanh.
Môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi, nhiều chính sách phát triển KT - XH được ban hành như chính sách đối với dân tộc thiểu số, chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu, chính sách đổi mới và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ góp phần tạo nên môi trường phát triển DL thuận lợi, làm tăng trưởng mạnh dòng khách DL quốc tế vào Việt Nam; tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào DL để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là DL MICE; nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tình hình chính trị ổn dịnh, an ninh đảm bảo, là điểm đến an toàn và tiềm năng DL đặc sắc, phong phú, có khả năng phát triển các sản phẩm DL mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn du khách
* Đối với tỉnh Cao Bằng
Ngành DL tỉnh Cao Bằng đã được định hướng là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, kết cấu hạ tầng DL đang được quan tâm đầu tư, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu đãi trong công tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh
Là tỉnh có vị trí DL quan trọng, nằm trong không gian hai hành lang một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, có cửa khẩu biên giới, có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm DL với các tỉnh của nước bạn, với các trung tâm DL lớn khác trong và ngoài nước. Đồng thời có hệ thống
TNDL khá nổi trội, là cái nôi của cách mạng Việt Nam, nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với các bản sắc văn hóa đặc trưng, nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ,…hấp dẫn khách DL trong và ngoài nước.
Môi trường phát triển DL thuận lợi, có nhiều chính sách, chương trình phát triển các ngành kinh tế có liên quan đến hoạt động DL được các Bộ, Ngành ở trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến DL.
2.7.1.4. Thách thức (Threats)
DL Việt Nam cũng như DL Cao Bằng phát triển cùng với những biến động khó lường về kinh tế, chính trị, thời tiết, dịch bệnh…
Cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi trình độ phát triển của đất nước, của địa phương, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực…làm giảm tính cạnh tranh của DL Việt Nam trên trường quốc tế
Tài nguyên, môi trường DL nhiều nơi bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác hoặc do các tai biến thiên nhiên. Hệ thống CSHT, CSVC DL chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của DL. Việc đầu tư phát triển DL còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn.
Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển DL còn chồng chéo; kinh nghiệp quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong ngành, lĩnh vực DL còn nhiều hạn chế.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, hạ tầng còn kém phát triển, hệ thống giao thông còn thiếu đồng bộ; CSVCKT DL tại các đô thị và các khu, điểm DL lớn còn thiếu và yếu; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng; đời sống dân cư con nghèo, nhận thức về DL còn nhiều bất cập
Cao Bằng nằm cách xa trung tâm DL lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, khả năng thu hút nguồn khách từ các trung tâm này khó khăn; điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tính mùa vụ cao; năng lực cạnh tranh thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Cao Bằng với vị trí nằm ở biên giới phía Bắc, có nhiều thuận lợi để giao lưu, hội nhập ra quốc tế. Với TNDL phong phú, đặc sắc, có khả năng khai thác để phát triển những sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh cao. Tiêu biểu là thác bản Giốc, động Ngườm Ngao, động Dơi, các giá trị văn hóa của các di tích Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, các lễ hội, làng nghề truyền thống cùng bản sắc văn hóa dân tộc…là những nhân tố tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển DL.
Mặc dù điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, nhưng hiện nay ngành DL đang được đầu tư mạnh mẽ về CSHT, CSVCKT phục vụ DL và nguồn nhân lực, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, tập trung quảng bá, xúc tiến DL đã thúc đẩy ngành DL tăng trưởng đáng kể, thu hút ngày càng đông khách DL, tăng doanh thu.
Trong xu thế hội nhập, ngành DL tỉnh Cao Bằng có nhiều điểm mạnh, tạo cơ hội phát triển, song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, sản phẩm DL, trình độ nghiệp vụ DL của người lao động trong lĩnh vực DL, là những thách thức đòi hỏi ngành DL Cao Bằng cần có định hướng lâu dài và giải pháp chiến lược để phát triển DL xứng với tiềm năng hiện có.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CAO BẰNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1. Cơ sở định hướng và giải pháp phát triển Du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Việc định hướng không gian phát triển DL, đưa ra một số dự báo và các giải pháp phát triển DL tỉnh Cao Bằng đến 2030 được dựa trên các căn cứ chủ yếu sau:
- Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 [32], trong đó xác định KDL thác Bản Giốc, điểm DL Pác Bó là những khu, điểm DL có ý nghĩa quốc gia, có ý nghĩa quan trọng cần được ưu tiên đầu tư phát triển.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, trong đó DL và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tiềm năng DL Cao Bằng trong đó có những tài nguyên có giá trị đặc biệt đối với phát triển DL là thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc…
- Trên cơ sở hiện trạng phát triển hệ thống CSHT và CSVCKT phục vụ DL tại tỉnh, đặc biệt là việc mở rộng và nâng cấp các tuyến QL 4A, 4C, 34, quy hoạch “Tuyến đường hành lang biên giới”, xây dựng đường cao tốc Bắc Kạn - TP Cao Bằng - cửa khẩu Trà Lĩnh, Lạng Sơn - cửa khẩu Trà Lĩnh, đường hàng không [6]; Phân tích những điểm mạnh và cơ hội phát triển DL Cao Bằng trong xu thế hội nhập.