Khái Niệm, Nội Dung Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển


cơ sở lý luận và thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng. Từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại của du lịch biển Đà Nẵng. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển Đà Nẵng.

Tác giả Trần Ngọc Khánh (2014) với nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch, sản phẩm du lịch trên thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý ngành du lịch tại TP Đà Nẵng cũng như đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ DL trên địa bàn thành TP Đà Nẵng. Từ đó đưa ra những đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng.

Mặc dù có nhiều đề tài đã đề cập đến nội dung phát triển du lịch biển Đà Nẵng, tuy nhiên, các đề tài nêu trên chỉ mới tiếp cận vấn đề ở các khía cạnh về quản lý, kinh tế và du lịch nhưng chưa tiếp cận vấn đề ở khía cạnh Chính sách. Hơn thế nữa, các giải pháp được đề xuất trong các đề tài có thể không còn phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội hiện tại nói chung. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng” là cần thiết, khách quan và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch địa phương.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau:.

- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về nội dun chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.


- Phân tích, làm rõ thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại.

Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng - 28

- Từ thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng và bài học kinh nghiệm từ các địa phương trong và ngoài nước, đề xuất các phương án hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là nội dung chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Về Nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng, bao gồm mục tiêu và các chương trình chính sách. Các phương án nhằm hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.

4.2.2. Về thời gian

Luận văn nghiên cứu hệ thống các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến nội dung chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng đang có hiệu lực thi hành ở thời điểm hiện tại.

Các số liệu, phân tích, tài liệu có liên quan đến kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 định hướng đến năm 2025.

4.2.3. Về không gian

Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển du lịch biển trên phạm vi thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở nguyên lý, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp lý thuyết và thực tiễn về chính sách công và phát


triển du lịch biển trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các ngành khoa học, chính trị, xã hội và nhân văn làm phương pháp luận chung, lấy phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh, thống kê mô tả,... làm phương pháp luận trực tiếp để nghiên cứu và phân tích về chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu

Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng để hoàn thiện luận văn này. Phương pháp được vận dụng một cách linh hoạt để có thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất về chính sách thu phát triển du lịch biển Đà Nẵng: nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách trong những năm qua, các bài học, kinh nghiệm phát triern du lịch biển của một số nước, địa phương, ....

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê: Từ những thông tin, tài liệu đã thu thập cần được thống kê lại một cách đầy đủ, khoa học để có thể nghiên cứu, phân tích các tài liệu dễ dàng hơn, trình bày một cách dễ hiểu, đặc biệt các thông tin liên quan đến con số như: số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng, doanh thu từ du lịch, số lượng nhân lực phục vụ du lịch biển trong giai đoạn 2011 - 2016,...

- Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu

Phương pháp được áp dụng nhằm hiểu rõ được nội dung của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, cũng như làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và cách khắc phục để hoàn thiện chính sách thì phương pháp phân tích tài liệu, số liệu là không thể thiếu.

- Phương pháp so sánh

Vận dụng phương pháp này để so sánh số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch,... với các quận, huyện, thành phố khác để thấy được tính hợp lý và mức độ cạnh tranh với địa phương khác


6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1.Về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng. Đồng thời, luận văn đã đi sâu vào việc phân tích, hệ thống các nội dung, đặc điểm cũng như vai trò của chính sách phát triển du lịch biển. Qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, thực thi và đánh giá chính sách phát triển du lịch biển.

6.2. Về mặt thực tiễn

Qua việc phân tích một số chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của các địa phương trong và ngoài nước. Luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với chính sách phát triển du lịch biển của Đà Nẵng.

Thông qua nghiên cứu phân tích các đặc điểm, điểu kiện kinh tế - xã hội - tự nhiên của thành phố Đà Nẵng, luận văn rút ra những kết luận về cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong giai đoạn sắp tới.

Trên cơ sở phân tích thực trạng nội dung chính sách phát triển du lịch biển ở thời điểm hiện tại. Luận văn rút ra những ưu, nhược điểm của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng hiện nay. Từ đó luận văn đưa ra những phương án đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu này làm dữ liệu tham khảo cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong việc xây dựng, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

7. Kết cấu của luận văn

Nội dung luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển du lịch biển.

Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng .

Chương 3: Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN


1.1. Khái niệm, nội dung chính sách phát triển du lịch biển

1.1.1. Khái niệm chính sách phát triển du lịch biển

1.1.1.1. Du lịch biển

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung, khái niệm du lịch vẫn chưa thống nhất. Dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau (do tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch; tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch; tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương; tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại) lại có một cách hiểu về du lịch khác nhau.

Dưới góc độ của chính quyền địa phương, phương diện quản lý Nhà nước du lịch được hiểu là: Việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể, là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.

Du lịch biển là một loại hình du lịch gắn liền với biển, hay tài nguyên biển. Có thể hiểu “Du lịch biển loại hình du lịch gắn liền với việc sử dụng tài nguyên biển (tài nguyên biển trong du lịch bao gồm: bãi biển, hang động, các loại sinh vật biển như tôm, cá, san hô,…) gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, ăn uống, khám phá, thăm quan,… của khách du lịch và tạo sự phát triển bền vững”.

1.1.1.2. Chính sách phát triển du lịch biển

Chính sách công là không phải là khái niệm mới mẻ trong hoạt động quản lý Nhà nước cũng như trong khoa học chính sách. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có


những quan điểm thống nhất về khái niệm này. Trong khi một số định nghĩa tiếp cận khái niệm chính sách công một cách khá phức tạp thì một số định nghĩa khác lại khá đơn giản. Cụ thể:

Thomas Dye (năm 1972) đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về chính sách công. Theo Thomas Dye “Chính sách công là bất kỳ những gì mà Nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm”. Wiliam Jenkins (năm 1978) đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về chính sách công. W. Jenkins định nghĩa “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền”. James Anderson lại đưa ra một định nghĩa về chính sách công chung hơn “Chính sách công là một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm”. Hay theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hải “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [11, tr.14].

Dù có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách công, tuy nhiên có thể rút ra những điểm cơ bản về chính sách công như sau:

Thứ nhất, chính sách công bắt nguồn từ quyết định do Nhà nước ban hành và bao hàm các quyết định của Nhà nước.

Thứ hai, chính sách công bao hàm một tập hợp các quyết định diễn ra qua một giai đoạn dài và kéo dài vượt ra ngoài quá trình hoạch định chính sách ban đầu.

Thứ ba, chính sách công hướng tới giải quyết vấn đề công và việc giải quyết vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội.

Thứ tư, chính sách công hướng đến việc thay đổi hành vi của đối tượng và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng.


Thứ năm, chính sách công luôn thay đổi theo thời gian, vì những quyết định sau có thể có những điều chỉnh tăng dần so với quyết định trước đó, hoặc do có những thay đổi trong định hướng chính sách ban đầu.

Thứ sáu, chính sách công bao gồm hai bộ phận cấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách.

Như vậy, có thể hiểu “Chính sách công là định hướng hành động được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định” [13, tr.21-22].

Chính sách phát triển du lịch biển là một loại chính sánh cụ thể của chính sách công, là công cụ được Nhà nước sử dụng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng của Nhà nước thông qua việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển. Thông qua chính sách phát triển du lịch biển các đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển du lịch biển được cụ thể hóa và thể chế hóa. Cụ thể có thể hiểu Chính sách phát triển du lịch biển là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch biển, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng.

1.1.1.3. Đặc điểm chính sách phát triển du lịch biển

Thứ nhất, chính sách phát triển du lịch biển không chỉ thể hiện định hướng của nhà hoạch định chính sách về mục tiêu giải quyết vấn đề phát triển du lịch biển, mà còn bao gồm những định hướng về cách thức thực hiện các dự định nói trên. Chính sách phát triển du lịch biển trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển du lịch biển của địa phương. Song, nếu chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chính sách. Chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.


Nếu chỉ hiểu chính sách phát triển du lịch biển một cách đơn giản là những chủ trương của Nhà nước, địa phương ban hành nhằm phát triển du lịch biển, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

Thứ hai, chính sách phát triển du lịch biển gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Trước hết, chúng ta không nên đồng nhất khái niệm quyết định ở đây với các quyết định hành chính, càng không thể coi đó chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Khái niệm quyết định ở đây có nghĩa rộng hơn, nó có thể được coi như một sự lựa chọn hành động của Nhà nước. Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ. Chính sách phát triển du lịch biển là một hệ thống hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách ở đây là phát triển du lịch biển, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy Nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Chính sách phát triển du lịch biển ở đây có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp luật cho việc thực thi, song nó cũng bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.

Thứ ba, chính sách phát triển du lịch biển thay đổi theo thời gian. Do tính chất vận động liên tục của môi trường kinh tế- xã hội của đất nước cũng như thế giới, những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực thi chính sách, những thay đổi của các vấn đề của phát triển cdu lịch biển... những điều này tác động đến chính sách phát triển du lịch biển, khiến một số định hướng, giải pháp của chính sách không còn phù hợp, hay không hiệu quả và cần có sự thay đổi, dẫn đến chính sách phát triển du lịch biển có thể có những thay đổi, điều chỉnh nhất định về định hướng chính sách, hay các phương án chính sách được sử dụng nhằm phát triển du lịch biển.

Thứ tư, chính sách phát triển du lịch biển có tính kế thừa lịch sử. Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định quy luật phát triển xã hội luôn có trong nó sự kế thừa lịch sử. Chính sách công nói chung và chính sách phát triển du lịch biển nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc hoạch định, thực thi, đánh giá,... chính sách phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023