Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------


TRỊNH VĂN ĐỊNH


TRƯƠNG LƯƠNG

HÌNH MẪU CỦA TIỂU LOẠI NHÂN VẬT ĐẾ SƯ TRONG TRƯỚC TÁC CÁC TÁC GIẢ NHÀ NHO

(Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------


TRỊNH VĂN ĐỊNH


TRƯƠNG LƯƠNG

HÌNH MẪU CỦA TIỂU LOẠI NHÂN VẬT ĐẾ SƯ TRONG TRƯỚC TÁC CÁC TÁC GIẢ NHÀ NHO

(Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62 22 34 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vương

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào trước đó. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả luận án


Trịnh Văn Định

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Phạm vi nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Đóng góp của luận án 7

6. Cấu trúc của luận án 8

7. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

NỘI DUNG 24

Chương 1. Mấy vấn đề lý thuyết; những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội và

cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư 25

1.1. Mấy vấn đề lý thuyết 25

1.2. Những cơ sở về chính trị, tư tưởng, xã hội xuất hiện nhân vật đế sư 32

1.3. Cội nguồn, đặc điểm, cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư 41

Chương 2. Trương Lương Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học 60

2.1. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp Trương Lương 60

2.2. Diễn hóa Trương Lương nhìn từ hình tượng văn học 61

2.3. Luận diễn hóa hình tượng Trương Lương 92

Chương 3. Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho và dấu ấn của hình tượng này trong hành xử chính trị của họ 97

3.1. Nhìn sâu hơn cảm hứng hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho 97

3.2. Dấu ấn của hình tượng Trương Lương trong hành xử chính trị của các nhà nho... 106

3.3. Cội nguồn ám ảnh của hình tượng đế sư Trương Lương trong tâm thức nhà nho

(khía cạnh phẩm chất đế sư của Trương Lương) 134

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

PHỤ LỤC.....................................................................................................................

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trước khi làm rò lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cần xác định đây là loại đề tài nghiên cứu về một kiểu hình tượng văn học nhưng thông qua nghiên cứu một hình tượng nhân vật điển hình của kiểu hình tượng này.

Sở dĩ luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là “tiểu loại nhân vật đế sư” bởi những lý do chính sau đây:

Trước hết, kiểu hình tượng nhân vật đế sư là một kiểu hình tượng văn học đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam, tồn tại với một mã nghệ thuật độc đáo, cấu trúc hình tượng thẩm mỹ riêng biệt, một xúc cảm thẩm mỹ đặc thù và một trầm tích văn hóa đặc sắc nhưng cho đến nay chỉ được gợi ra chứ chưa được nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc bổ sung một loại hình tượng mới trong nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc và đặc biệt là văn học Việt Nam.

Mặt khác, đây là kiểu hình tượng nhân vật ám ảnh đặc biệt sâu sắc các tác giả nhà nho hai nước, nhất là nhà nho Việt Nam. Hình tượng này chủ yếu ám ảnh một nhóm nhà nho tinh hoa, sâu nhất trong nhà nho Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.

Hơn nữa, hình tượng nhân vật đế sư trở thành mạch khát vọng xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam, ám ảnh hầu khắp các nhà nho lừng danh nhất. Không dừng lại ở sự ám ảnh, thông qua hình tượng này trong trước tác nhà nho Việt Nam, còn ảnh xạ cả những lựa chọn chính trị của chính tác giả mà bình thường rất khó phát hiện ra.

Ngoài ra, hình tượng nhân vật đế sư, như cách định danh của nó mà chúng tôi thích nghĩa dưới đây (thầy vua), là trầm tích và lắng đọng độc đáo về lý tưởng, tư tưởng, kỳ vọng của nhiều thế hệ kẻ sĩ tinh hoa trong lịch sử về giới của mình: hình tượng không phải làm tôi, không phải làm vua mà làm thầy, bậc thầy vua chúa. Hình tượng văn học đế sư là sự thăng hoa của những trầm tích này.

Sở dĩ luận án chọn Trương Lương là hình tượng nhân vật hình mẫu của nhóm là bởi lẽ, nhà nho hai nước khẳng định Trương Lương chứ không phải Khổng

Minh hoặc nhân vật lừng danh khác là nhân vật hình mẫu của nhóm. Nhận định này có thể tìm thấy trong nhiều trước tác của những nhà nho lừng danh trong lịch sử văn học hai nước. Nhưng đặc biệt, quan sát diễn hóa hình tượng Trương Lương trong văn học Việt Nam tương quan với diễn hóa hình tượng Khổng Minh, hình tượng Trương Lương kết thành một vệt liền mạch trong lịch sử văn học Việt Nam từ cuối thời Trần cho đến đầu thế kỷ XX. Nhìn sâu hơn, hình tượng Trương Lương trở thành hình tượng văn học chủ đạo, ám ảnh, chi phối hành trạng và ứng xử chính trị của nhiều nhà nho lớn nhất Việt Nam. Và có lẽ đặc biệt nhất, đã có một sự thăng hoa, kết tinh thành kiệt tác văn chương trong văn học Việt Nam qua hình tượng này ở giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX và đầu thế kỷ XX, đóng góp độc đáo về hình tượng văn học cho lịch sử văn học dân tộc mà những nhân vật lừng danh khác như Khổng Minh không có được. Từ đó có thể xem nó là một hiện tượng đặc thù, độc đáo. Do vậy, cần có những nghiên cứu chuyên biệt và mang tính liên ngành cao.

2. Mục đích nghiên cứu

Chứng minh có một kiểu hình tượng nhân vật đế sư trong lịch sử văn học viết Việt Nam, đặc biệt nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII -XIX.

Làm rò cấu trúc nghệ thuật hình tượng nhân vật đế sư, mỹ học hình tượng nhân vật đế sư.

Chỉ ra diễn hóa của hình tượng nhân vật đế sư trong những giai đoạn lớn nhất của lịch sử văn học viết Trung Quốc và đặc biệt đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết sự diễn hóa hình tượng này trong văn học viết Việt Nam.

Đi sâu phân tích ám ảnh của hình tượng và lý giải cội nguồn sự ám ảnh hình tượng trong tâm thức những nhà nho lừng danh của dân tộc từ Nguyễn Trãi cho đến Phan Bội Châu.

Ở chừng mực nhất định, chỉ ra sự giống và khác nhau của tiến trình diễn hóa hình tượng đế sư trong trước tác nhà nho Trung Quốc và nhà nho Việt Nam, đồng thời chỉ ra cội nguồn, đặc sắc của sự tương đồng và khác biệt này. Việc làm này chủ yếu hướng đến luận giải sự đặc sắc của hình tượng này trong văn học Việt Nam.

Chỉ ra đóng góp, đặc sắc của kiểu hình tượng đế sư đối với văn học viết Việt Nam thời trung đại.

3. Phạm vi nghiên cứu

Với tư cách là một luận án chuyên ngành văn học, vì vậy luận án chủ yếu tập trung lý giải và những sự lý giải khác phục vụ cho hiểu sâu sắc hơn hoặc nêu bật hình tượng đế sư trong lịch sử văn học hai nước, đặc biệt là lịch sử văn học viết Việt Nam.

Về tài liệu, luận án chỉ giới hạn tìm hiểu từ nguồn tài liệu thành văn trong trước tác của nhà nho Trung Quốc và Việt Nam. Nguồn này, có ý nghĩa với luận án nhất là sử liệu và trước tác văn chương. Trong trước tác văn chương, tài liệu phong phú và tập trung nhất là nguồn thi ca, phú, phần nào đó là từ. Ở Trung Quốc, những tuyển tập thi ca, từ, phú có giá trị tham khảo lớn nhất là: Toàn Hán phú, Toàn Đường thi, Toàn Tống thi, Toàn Tống từ và một số tuyển tập thi, từ, khúc, tiểu thuyết các loại. Ở Việt Nam, tổng tập văn học Việt Nam và những bộ toàn tập, tuyển tập của những tác giả lừng danh là nguồn tham khảo quan trọng nhất. Nguồn sử liệu ở Trung Quốc chủ yếu là những bộ sử lớn, chính thống: Sử ký, Hán thư, Tư Trị thông giám... và một số bộ sử khác. Ở Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí... và một số bộ sử khác là những nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Về cơ bản, những trước tác đề, vịnh, luận về Trương Lương ở cả

Trung Quốc và Việt Nam, luận án ưu tiên tham khảo từ nguyên bản và có tham khảo các bản dịch tốt 1 . Những đánh giá, bình, vịnh, luận, phú, nhận định về Trương Lương ở cả Trung Quốc và Việt Nam, luận án sử dụng trực tiếp từ những tài liệu tham khảo nêu trên.

Về mặt không gian, nhân vật anh hùng thời loạn, tiểu loại đế sư là loại hình nhân cách có tính khu vực. Tuy nhiên, tuy chỉ là “trước tác về một nhân vật” nhưng bởi đó là một nhân vật “siêu hạng” nên tài liệu rất phong phú, chắc chắn rằng dù đã hết sức tích cực tìm kiếm, tác giả luận án cũng không thể sưu tầm được đầy đủ những tài liệu hữu quan.



1 Tài liệu về Trương Lương và những trước tác đề, vịnh, luận về Trương Lương của sĩ đại phu Trung Quốc, về cơ bản chưa được chuyển ngữ ở Việt Nam.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí