Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Trải Nghiệm Trong Hoạt Động Giảng Dạy


chí T, chúng tôi đặt câu hỏi: Theo đồng chí tự đánh giá năng lực thực hiên các mục đích, yêu cầu giảng dạy có vai trò gì trong hoạt động giảng dạy và nhận xét về tự đánh giá năng lực thực hiên các mục đích, yêu cầu giảng dạy của mình?. Đồng chí T chia sẻ: “Tự đánh giá năng lực giảng dạy có vai trò quan trọng, có tính chất nền tảng, bao trùm trong các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy người giảng viên. Đây còn là mục tiêu, là đích hướng tới của bản thân mỗi giảng viên trong hoạt động dạy. Trong tự đánh giá, tôi nhận thức rằng tôi có năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy ở mức trung bình. Bởi lẽ, Đây là nhiệm vụ có tính bao trùm, tôi là một giảng viên có thâm niên và trình độ học vấn chưa thực sự cao, kinh nghiệm giảng dạy còn những hạn chế, nên mục tiêu giúp học viên hiểu bài, năng lực phân tích lấy ví dụ, năng lực phát triển tính sáng tạo… tôi chưa có tự đánh giá năng lực cao khi thực hiện. Tôi còn phải cố gắng không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, qua đó không ngừng nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân”. Qua ý kiến trên cho thấy, đồng chí T nhận thức rõ về vai trò của tự đánh giá năng lực thực hiên các chiến lược trong hoạt đông giảng

dạy của giảng viên. Tuy nhiên, đồng chí T còn có một số

hạn chế

trong


nghiên nội dung cũng như phương pháp giảng dạy, đặc biệt là những phương pháp giảng dạy mới. Điều này cũng phù hợp với kết quả tự đánh giá năng lực thực hiên các chiến lược trong hoạt đông giảng dạy của đông chí T đạt ĐTB

= 3.34 ở mức độ trung bình.

Biểu hiện về tự đánh giá năng lực thu hút học viên

Khi được hỏi cảm nhận của đồng chí về cách tạo ra sự tham gia tích cực của học viên trong quá trình giảng viên thực hiện các nội dung giảng trên lớp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


H. V. T. cho biết: “Tự đánh giá năng lực thu hút học viên là tự đánh giá về năng lực tạo ra sự hăng hái, nhiệt tình, tích cực trong học tập. Tôi nhận thức, trong ba nhóm năng lực, tôi nhận thấy, đây là nhóm tôi có mức độ tự đánh giá thấp nhất, đặc biệt là năng lực tạo sự tham gia của những học viên yếu và năng lực đặt ra những câu hỏi hay. Trong điều kiện hiện nay, học viên phải tham gia nhiều môn học, tham gia nhiều hoạt động theo đúng các chế độ sinh hoạt trong

Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 22

ngày, trong tuần của đơn vị, nhà trường nên học viên rất khó có thể giành


nhiều thời gian cho bất cứ môn học nào. Do đó, việc làm cho học viên coi trọng môn học của mình dạy, tôi cũng nhận thức mình không có tự đánh giá cao năng lực này”. Ý kiến của đồng chí T cho thấy, đồng chí đã hiểu rõ vai trò của tự đánh giá năng lực thu hút học viên. Tuy nhiên, do đây là một năng lực khó, do đó mức độ tự nhận thức về năng lực này của đồng chí Th với điểm trung bình =

3.32 ­ mức trung bình.

Biểu hiện năng lực quản lý lớp học


Khi được hỏi nhận thức của đồng chí về năng lực quản lý lớp học,


đồng chí H. V. T chia sẻ: “Năng lực quản lý lớp học là năng lực giúp cho học viên tiến hành các hoạt động học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc, tuân thủ đúng quy định lớp học, của nhà trường và quân đội. Người giảng viên phải thực hiện hiệu quả năng lực này mới tạo điều kiện tốt để giảng viên thực hiện được các năng lực còn lại. Bản thân tôi, tuy là giảng viên mới được 4 năm, nhưng tôi lại có thời gian làm công tác lãnh đạo quản lý học viên được 8 năm. Hơn nữa, học viên cũng có nề nếp, ý thức tương đối tốt trong chấp hành kỷ luật. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi có sự tự tin cao, đồng thời có hiệu quả có thể đạt được trong việc tạo thói quen, duy trì kỷ luật cũng như xây


dựng các mối đoàn kết thống nhất trong tập thể lớp học.”. Ý kiến của đồng chí T cho thấy, trong các biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy thì Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học đồng chí T có tự đánh giá năng lực ở mức cao. Điều này là phù hợp với kết quả Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học, đồng chí Th đạt ĐTB = 3.6, ở mức độ khá.

4.3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy

Khi trao đổi với đồng chí T về những nội dung liên quan đến sự trải nghiệm giảng viên, tác giả tác giả nhận thấy, đồng chí T là một người tương đối nhiều về trải nghiệm về hoạt động diễn tập, quản lý học viên, do đó tuy là giảng viên có thâm niên ít nhưng kinh nghiệm hoạt động quân sự lại rất phong phú. Tuy nhiên, những trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy chưa thực sự nhiều, chưa tham gia thi giảng viên giỏi, chưa có buổi giảng mẫu, lần bài giảng gần đây nhất, được thủ trưởng dự giờ đánh giá ở mức “trung bình khá”; những lần giảng nội dung khó, hoặc mới, đồng chí thừa nhận mình vẫn còn có biểu hiện lúng túng, hiệu quả chưa thật sự cao. Với những trải nghiệm này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự đánh giá năng lực giảng dạy của đồng chí T.

Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh

Bàn về sự tác động của học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh với tự đánh giá năng lực giảng dạy, đồng chí T chia sẻ: “ Thực sự trong quá trình giảng dạy, khi thực hành các nội dung giảng tôi chưa được tự tin lắm. Bởi lẽ, bản thân tôi trước khi lên khoa làm giảng viên, tôi đã có thời gian làm quản lý nhiều năm, công việc giảng dạy khác với công việc quản lý. Do đó, khi mới lên khoa tôi phải chịu khó quan sát học hỏi từ những đông nghiệp của tôi,


để từ đó, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho các giờ giảng của tôi. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp tôi có sự tự đánh giá năng lực cao hơn khi thực hiện các nội dung trong bài giảng trước học viên”.

Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên

Bàn về sự tác động của Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên với tự đánh giá năng lực giảng dạy, đồng chí T chia sẻ: “ Thực sự trong quá trình giảng dạy, giảng viên khi tự đánh giá về thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của mình, xem năng lực đạt ở mức nào, điều này bị tác động bởi nhiều yếu tố chi phối, có thể có thể đó là kinh nghiệm về giảng dạy của mình đã có trước đó, hay điều kiện về sức khỏe mặt thể chất và tinh thần..., đặc biệt với tôi, ngoài

những yếu tố

trên, yếu tố

quan trọng nhất, chi phối tới tự

đánh giá thực


hiện về

năng lực thực hiện các giờ

giảng, đó là sự

đánh giá của đồng


nghiệp, lãnh đạo, sự phản hồi của các học viên về bài giảng của tôi, năng lực của tôi là quan trọng nhất. Bởi lẽ, tôi nghĩ mình giảng bài có hay hay không, không phải chỉ do mình cảm nhận mà còn là sự đánh giá của những người khác.

Trạng thái cơ thể, sự lạc quan, cảm nhận hạnh phúc và sự trong công việc

hài lòng

Khi được hỏi về cảm nhận hạnh phúc, sự lạc quan và hài lòng trong công việc, đồng chí T cho biết: “Như tôi đã khẳng định, trước khi lên làm giảng viên, bản thân tôi đã có thời gian công tác quản lý rất lâu năm, công việc ở dưới


đó, tuy vất vả nhưng tôi thấy lại hợp với bản thân tôi. Khi tôi được chuyển công tác lên khoa làm giảng viên, tôi thấy đây là cơ hội để tôi được gần gia đình nhiều hơn, nhàn bản thân hơn. Nhưng khi lên làm giảng viên, quả thực tôi rất nhiều bỡ ngỡ và tôi thấy rằng đây là một công việc khó và tôi cũng nỗ lực để làm tốt. Tuy nhiên, qua một thời gian công tác, chuyên môn tôi cũng thấy đã có sự tiến bộ, nhưng nhìn chung tôi chưa thực sự hài lòng với những gì mình đã thực hiện được, chưa thực sự lạc quan và hài lòng với công việc giảng dạy, vì tôi thấy mình vẫn chưa thể hiện hết được những năng lực của mình. Thỉnh thoảng có những hôm đi giảng, bản thân tôi có tâm trạng lo lắng, thậm chí có hôm cảm thấy lo sợ khi phải giảng những bài giảng mới và khó. Chính điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến sự tự tin của tôi trong quá trình thực hiện các nội dung bài giảng ở trên lớp”.

Nhận xét chung

Đồng chí T là một giảng viên quân sự, có tuổi quân cao, nhưng tuổi


nghề chưa nhiều. Đồng chí T cũng nhận thức được khá đầy đủ chức năng


nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động dạy, nhận thức rõ được từng mặt trong tự nhận thức về năng lực giảng dạy của giảng viên. Trong các biểu hiện, đồng chí có tự đánh giá cao ở năng lực quản lý lớp học, đồng thời có mức độ tự đánh giá về năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy và tạo sự tham

gia của học viên ở mức trung bình. Trong hoạt động giảng dạy những trải


nghiệm về các giờ giảng trước đó, theo đồng chí tự nhận chưa thực sự cao; việc quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ đồng chí đồng đội được đồng chí ý thức rất rõ. Tuy nhiên, sự nhìn nhận, đánh giá về năng lực, cũng như phản hồi


Kết quả phân tích 2 chân dung tâm lý điển hình, cho thấy:


Thnht: Hai chân dung được phân tích ở 2 đơn vị có chuyên ngành


giảng dạy khác nhau, ở những trường khác nhau(Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Công binh) và ở hai mức độ tự nhận thức về năng lực khác nhau (đồng chí Th ở mức độ Cao; đồng chí T ở mức độ Trung bình) nhưng đều có biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy trên các mặt các chiến lược dạy học; tạo sự tham gia của học viên và quản lý lớp học rất rõ nét. Đồng thời, các mặt biểu hiện này có điểm số và mức độ đánh giá khác nhau. Trong đó, biểu hiện về tự đánh giá năng lực thu hút học viên được đánh giá thấp hơn các mặt biểu hiện khác.

Thhai: Mức độ biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy tỉ lệ thuận với thâm niên và trình độ đào tạo. Đồng chí Th là giảng viên có trình độ thạc sỹ, thâm niên 18 năm có mức độ tự đánh giá cao hơn đồng chí Th trình độ đại học và có 4 năm thâm niên.

Thba: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy và ở các mức độ khác nhau. Trong đó, Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên và trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên ảnh hưởng mạnh nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Đồng chí Th nhiều trải nghiệm với các giờ giảng thành công, tham gia giảng mẫu, thi giảng viên giỏi, được lãnh đạo, đồng nghiệp, học viên đánh giá cao, do đó đồng Th có tự đánh giá về năng lực ở mức cao hơn đồng chí T. Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; trạng thái cơ thể, cảm xúc, sự lạc quan, cảm nhận hạnh phúc cũng có ảnh hưởng đến tự đánh


giá năng lực giảng dạy của 2 chân dung đã được phân tích.

Kết quả phân tích 2 chân dung tâm lý điển hình đã góp phần làm rõ thêm và minh chứng cho thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Qua đó, khẳng định tính khoa học, khách quan và độ tin cậy cao ở kết quả nghiên cứu đã được tiến hành trong luận án này.

4.4. Biện pháp tâm lý ­ xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng

dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Trên cơ sở lý luận về tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; kết quả nghiên cứu có liên quan đến biện pháp tâm lý ­ xã hội nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới; căn cứ vào thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy và sự cần thiết của các biện pháp nâng cao tự đánh giá

năng lực giảng dạy. Trong luận án đề xuất 4 biện pháp tâm lý ­ xã hội

nhằm nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy (hay nói cách khác là nâng

cao các điều kiện qua đó nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy) cho

giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay như sau:

4.4.1. Tổ chức tốt hơn nữa các hoạt động tăng cường sự tích lũy về kinh nghiệm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, làm cơ sở nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên các trường sĩ quan hiện nay

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra như: Tschannen­Moran và cộng sự (1998),

Bandura và Britner và Pajares (2006), Hattie và Timperley (2007) và Nguyễn Thị


Anh Thư và Phùng Thị Vân (2018): Sự trải nghiệm của mỗi cá nhân từ những hoạt động trong quá khứ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tự đánh giá năng lực.

Mặt khác, kết quả

phỏng vấn sâu một số

giảng viên ở

các trường:

Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Công binh; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường sĩ quan Nha trang cho rằng: Việc cho giảng viên trải nghiệm trực tiếp với thực tiễn giảng dạy như: giảng trên lớp nhiều, đi diễn tập, thực tế đơn vị, thông qua bài…đây là một trong những con đường nhanh và hiệu quả để giảng viên tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ học vấn, năng lực sư phạm. Chính việc tham gia các hoạt động này là điều kiện để giảng viên tích lũy nhiều kinh nghiệm thành công, củng cố cho hiện thực hóa biến thành sự tự tin, cũng như không ngừng nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy. Mặt khác, kết quả nghiên cứu về thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy chỉ ra tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan ở mức độ cao, tuy nhiên lại không đồng đều, đặc biệt có một số khía cạnh của tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy và tự đánh giá năng lực thu hút học viên còn ở mức trung bình. Bên cạnh đó, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chỉ ra, tự đánh giá năng lực chịu sự tác động mạnh của sự trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy, đặc biệt là tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích yêu cầu và tự đánh giá năng lực thu hút học viên. Do đó, việc Tchc tt hơn na các hot động tăng cường stích lũy vkinh nghim trình độ chuyên môn, nghip vsư phm, làm cơ snâng cao tự đánh giá năng lc ging dy cho ging

viên các trường sĩ quan hiện nay là một trong những biện pháp nhiều giảng

viên đề xuất nhất. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả khẳng định, biện pháp trên là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên các trường sĩ quan.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí