Các Mặt Biểu Hiện Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy


phạm quân sự lành mạnh. Đây cũng là nội dung được xác định để đề xuất

biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các

trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, các yếu tố thuộc về Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy; Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên; Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; Trạng thái cơ thể, cảm xúc; Sự lạc quan; Cảm nhận hạnh phúc được nghiên cứu và khảo sát đều có ảnh hưởng đáng kể đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Trong đó, Sự đánh giá, phản hồi của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp và học viên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Việc xác định mức độ ảnh hưởng và dự báo xu hướng biến đổi tự đánh giá năng lực giảng dạy trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng là cơ sở quan trọng, góp phần đề xuất biện pháp nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình

Để củng cố thêm căn cứ thực tiễn, minh họa, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án đã phân tích 02 chân dung tâm lý điển hình, cụ thể như sau:

4.3.1. Chân dung 1: Đồng chí Ng. Th. K. Th.

4.3.1.1. Một số thông tin cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Đồng chí N. T. K. Th. Sinh năm 1980


Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 21

Cấp bậc: Thiếu tá

Chuyên ngành giảng dạy: Khoa học xã hội và nhân văn Trình độ: Thạc sĩ

Thâm niên giảng dạy: 18 năm

Đơn vị công tác: Trường Sĩ quan Lục quân 1

Đồng chí N. T. K. T có bố là cán bộ quân đội mẹ là giáo viên (cả bố và mẹ của đồng chí đều đã nghỉ hưu). Hiện nay, đồng chí Th đã có gia đình riêng, chồng là giảng viên trong nhà trường quân đội, 1 con gái học lớp 11 và 1 con trai đang học lớp 1, nhà ở Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội.

Năm 2008, tốt nghiệp Đại học, đồng chí Th được về làm giảng viên tại

Trường Sĩ quan Lục quân 1. Năm 2008 ­ 2010 đồng chí được cử đi học cao học tại Học viện Chính trị. Sau khi học xong, đồng chí tiếp tục được phân công làm giảng viên tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 từ đó cho đến nay. Trong thời gian công tác, đồng chí luôn xác định rõ tinh thần trách nhiệm, chịu khó học hỏi, tích cực tham gia các hoạt động nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là hoạt động phương pháp của khoa, bộ môn và nhà trường. Nhiều năm liền đồng chí đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi. Các giờ giảng trên lớp của đồng chí luôn đạt từ khá trở lên, trong đó có nhiều giờ giảng tốt được lãnh đạo chỉ huy nhà trường, khoa, bộ môn và các đồng nghiệp đánh giá cao.

Kết quả tự đánh giá năng lực giảng dạy của đồng chí Ng. Th. K. Th đạt

3.78 (mức cao).

4.3.1.2. Các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy

Biểu hiện về tự đánh giá thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy

Khi được hỏi về tự đánh giá năng lực về việc thực hiện các mục đích, yêu cầu giảng dạy, đồng chí Ng. Th. K. Th cho biết: “Đối với tự đánh giá thực


hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy, tôi tự tin rằng tôi đánh giá tương đối tốt nhiệm vụ này. Trong đó, tôi có tự đánh giá rất cao về năng lực phân tích, lý giải giúp học viên hiểu bài và năng lực sử dụng các phương pháp linh hoạt trong giảng bài và thực hiện kiểm tra đánh giá nhận thức học viên. Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược liên quan đến cải thiện học viên yếu tôi chỉ tự đánh giá ở

mức trung bình, bởi lẽ

đây là một nhiệm vụ

khá khó khăn, tôi lại có trải


nghiệm, thời gian gắn bó với học viên không nhiều. Hơn thế nữa để có sự tự đánh giá cao vào thực hiện nhiệm vụ này còn phụ thuộc vào học viên, vào việc tổ chức dạy và học của nhà trường”.

Biểu hiện về tự đánh giá năng lực thu hút học viên


Để làm rõ hơn về

thực trạng tự

đánh giá năng lực thu hút học viên,


chúng tôi quan sát trực tiếp giờ giảng của Th với đối tượng học viên đào tạo cơ bản tiểu đoàn 2, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Kết quả quan sát cho thấy: trong suốt giờ giảng học viên rất hào hứng học, không có đồng chí nào có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ. Những câu hỏi mà đồng chí Th đưa ra, học viên đều rất hăng hái tham gia, thậm chí còn đặt lại những câu hỏi lại giảng viên.

Khi được hỏi nhận thức của đồng chí về tự đánh giá năng lực thu hút học viên trong các bài giảng, giờ giảng của mình, đồng chí Ng. Th. K. Th cho biết: “Nếu xét trên bình diện tổng thể, tôi thấy năng lực thu hút học viên là một năng lực khó, đặc biệt là việc tạo sự tham gia của những học viên yếu và khơi gợi phát triển tư duy, sáng tạo cho học viên. Bởi lẽ để thực hiện tốt được điều này cần có sự phối hợp, sự nỗ lực cố gắng một cách tổng thể cả người giảng viên và học viên. Bản thân tôi, trong quá trình tiến hành các hoạt động giảng


dạy, tôi luôn có sự chuẩn bị chu đáo các nội dung, phương pháp, thậm chí dự kiến trước một số tình huống và cách xử lý trước khi giảng, đồng thời với sự trải nghiệm tương đối nhiều hoạt động giảng dạy trong môi trường quân sự,

các bài giảng đều được thông qua một cách cẩn thận về cả nội dung và


phương pháp giảng, nên tôi tự tin cao trong cách đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, của học viên và giúp học viên tin vào bản thân có thể học tốt môn học này, giúp họ coi trọng môn học mà mình đảm nhiệm.

Biểu hiện về tự đánh giá năng lực quản lý lớp học

Khi được đề cập đến Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học trong quá trình giảng dạy, đồng chí Th nhấn mạnh đến năng lực duy trì học viên chấp hành quy định và kỷ luật trong học tập, rèn luyện và trong thi, kiểm tra là cơ bản và quan trọng nhất. Với nhóm năng lực này, đồng chí có mức độ tự đánh giá “rất cao”. Đây chính là điểm mạnh nổi trội của học viên, giảng viên, cũng như của các trường sĩ quan, các học viện nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, qua ý kiến của đồng chí Th, năng lực quản lý lớp học là nhóm năng lực được cá nhân tự đánh giá ở mức rất cao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mức độ tự đánh giá, với ĐTB = 4,15 trong phần đánh giá định lượng.

4.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy

Khi được hỏi về vai trò của sự trải nghiệm đối với sự tự đánh giá năng lực giảng dạy của người giảng viên, đồng chí Th chia sẻ: “Tự đánh giá năng lực của giảng viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng theo tôi, sự trải


nghiệm của giảng viên là rất quan trọng. Với tôi, 18 năm thâm niên công tác trong nghề, tôi đã phải cố gắng rất nhiều và vượt qua nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung tôi đã được trải nghiệm trực tiếp thực hiện nhiều giờ giảng bằng nhiều hình thức: thông qua bài, giảng mẫu, thi giảng viên giỏi. Những bài giảng thực trên lớp các lần thủ trưởng, đồng nghiệp dự giờ luôn được đánh giá cao, bài giảng mới, bài giảng khó tôi đề vượt qua được; đồng thời sự phản hồi của học viên về chất lượng giảng dạy của cá nhân đôi cũng được đánh giá tốt. Các bài giảng của các nội dung môn học, cho toàn bộ các đối tượng, tôi đã soạn đủ; 5 lần đạt danh hiệu giảng viên giỏi. Với những trải nghiệm đó, đã giúp tôi củng cố rất nhiều trong tự đánh giá năng lực giảng dạy, cũng như trong thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy của người giảng viên”.

Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh

Khi trao đổi về những tác động của học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh, đồng chí Th khẳng định rằng: “Tôi có bố làm cùng đơn vị, mẹ là giáo viên, chồng cũng là giảng viên cùng khoa, cùng chuyên ngành và trong khoa của tôi có rất nhiều giảng viên giỏi nên học hỏi được từ họ rất nhiều. Bản thân tôi, là một giảng viên xuất xuất phát từ đại học bên ngoài vào, nên khi mới vào giảng dạy ở môi trường quân đội, tôi có rất nhiều bỡ ngỡ, tôi phải chủ động quan sát, đi dự giảng trên lớp, đi nghe giảng mẫu những đồng chí giảng viên trong bộ môn, khoa, đặc biệt những giảng viên giỏi. Qua đó, giúp tôi bổ sung được nhiều kiến thức, cả về nội dung, phương pháp, đặc biệt những kinh nghiệm liên quan đến hoạt động sư phạm trong môi trường quân sự, từ đó giúp tôi luôn tự tin, có niềm tin cao vào bản thân khi thực hiên các nhiệm vụ giảng


dạy”.

Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến


phản hồi của học viên

Để làm rõ về sự tác động của của Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Th, đồng chí đã chia sẻ: “Trường Sĩ quan Lục quân 1 rất quan tâm đến hoạt động phương pháp, những buổi sinh hoạt chuyên môn, giảng mẫu, dự giảng rút kinh nghiệm (cấp bộ môn, cấp khoa, cấp nhà trường), đặc biệt là hoạt động thông qua bài diễn ra thường xuyên liên tục, bên cạnh đó việc lấy ý kiến phản hồi của học viên về việc giảng dạy của giảng cũng được tiến hành sau mỗi năm học. Qua những hoạt động như vậy với những lời đóng góp chân thành, chỉ ra những ưu và khuyết điểm trong thực hiện các nội dung bài giảng. Bên cạnh đó, tôi cảm nhận được sự thành trong những tiết dạy, những bài giảng của mình qua những ghi nhận của đồng nghiệp, lãnh đạo, phản hồi tích cực từ học viên, đồng thời cảm nhận được từ những kết quả, những thành tích, danh hiệu mà khoa, nhà trường trường, tổng cục chính trị, bộ quốc phòng đã trao tặng cho tôi. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp tôi luôn có tự đánh giá cao vào năng lực giảng dạy của mình”.

Trạng thái cơ thể, sự lạc quan, cảm nhận hạnh phúc và sự trong công việc

hài lòng

Khi được hỏi về cảm nhận hạnh phúc trong công việc, đồng chí Th chia sẻ rằng: Mỗi công việc đều có tính đặc thù riêng, có sự “tự hào”, “vinh dự” riêng. Trong công việc, cũng có lúc tôi cảm thấy “lo lắng, cẳng thẳng, buồn


phiền”. Nhưng nhìn chung, đồng chí cho rằng, mình cảm thấy luôn có tâm trạng tốt, lạc quan, hạnh phúc, hài lòng trong công việc khi đem đến nhiều tri thức, kỹ xảo, kỹ năng bổ ích cho học viên. Cảm thấy hạnh phúc khi học viên học môn học của mình thấy hào hứng và say mê, thậm chí chỉ là những nụ cười vui vẻ của học viên khi học môn học của mình. Bên cạnh đó, đồng chí còn cho rằng: hạnh phúc vì trong công việc tôi được làm những điều mà mình thích, mình mơ ước từ thời học phổ thông, được thể hiện được năng lực của mình và đồng thời cũng từ công việc, giúp đồng chí đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.

Nhận xét chung

Qua nghiên cứu tác giả luận án thấy đồng chí Th có mức độ tự đánh giá năng lực giảng dạy về mục đích, yêu cầu giảng dạy và tạo sự tham gia ở mức cao; mức độ Tự đánh giá năng lực quản lý lớp học ở mức rất cao. Bản thân đồng chí là người có bố, mẹ là quân nhân, chồng là giảng viên cùng khoa. Bên cạnh đó, môi trường đồng chí công tác có nhiều giảng viên giỏi, lãnh đạo chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện. Tính đến hiện tại, đồng chí Th đã có 18 năm trong nghề, có nhiều bài giảng hay, bài giảng mẫu được đồng chí đồng đội đánh giá cao và sự phản hồi của học viên về chất

lượng giảng dạy hàng năm ở mức tốt. Trong công việc, đồng chí luôn hào


hứng, say mê, yêu mến học viên, luôn tích cực chủ động, đồng thời thể hiện được những năng lực của mình. Do đó, nhìn chung, đồng chí có sự lạc quan, cảm nhận hạnh phúc với công việc giảng dạy của mình.

4.3.2. Chân dung 2: Đồng chí H. V. T.


4.3.2.1. Một số thông tin cá nhân

Đồng chí H. V. T. Sinh năm 1985 Cấp bậc: Thiếu tá

Chuyên ngành giảng dạy: Khoa học quân sự Trình độ: Đại học

Thâm niên giảng dạy: 4 năm

Đơn vị công tác: Trường Sĩ quan Công binh

Đồng chí H. V. T, có hoàn cảnh gia đình là bần nông, vợ ở nhà nội trợ, có hai con nhỏ, nhà ở Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Đánh giá chung về đồng chí H. V. T, đồng chí Chủ nhiệm bộ môn B.

Th cho biết: Đồng chí T là giảng viên được đào tạo bài bản trong quân đội, có tuổi quân tương đối cao, nhưng tuổi nghề còn ít. Đồng chí T là một người có phẩm chất đạo đức tốt, thật thà, trung hậu, ham học hỏi, có nhiều cố gắng trong công tác. Tuy nhiên trong hoạt động giảng dạy, kinh nghiệm hoạt động sư phạm chưa nhiều, trình độ học vấn đại học, do đó đồng chí chưa có tự đánh giá năng lực cao, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 ­ 2021,

đạt mức hoàn thành nhiệm vụ. Đảng

ủy, chỉ

huy khoa và bộ

môn, đồng

nghiệp quan tâm giúp đỡ đồng chí T, bố trí có điều kiện tự học tập, nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả khảo sát về tự đánh giá năng lực giảng dạy của đồng chí T, ĐTB = 3.23, ở mức độ trung bình.

4.3.2.2. Các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy

Biểu hiện về tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng


dạy:

Để làm rõ hơn biểu hiện về tự đánh giá năng lực giảng dạy của đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022