Xây Dựng Mục Đích Hành Động Đúng Trong Hoạt Động Giảng Dạy Cho Giảng Viên Các Trường Sĩ Quan


Thực hiện biện pháp này, các nhà trường, các khoa và bộ môn chủ quản, người giảng viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau sau:

* Hot động chun bbài ging: Hoạt động này là một khâu, khâu đầu tiên, đồng thời là một hoạt động mang tính quy trình và nguyên tắc đối với mỗi giảng viên. Đặc biệt quan trọng đối với những giảng viên mới. Chuẩn bị bài giảng bao gồm các hoạt động cụ thể như: sưu tầm và đọc tài liệu; biên soạn bài giảng (bài giảng giấy, điện tử) và giảng tập. Trong hoạt động này ở các bộ

môn, khoa trong các trường sĩ quan thường có sự giảng viên, đặc biệt với những giảng viên mới.

phân công người giúp đỡ

* Hot động thông qua bài ging cho ging viên: Hoạt động này hiện nay được các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam rất coi trọng và

tiến hành thường xuyên trên tất cả các đối tượng, các nội dung bài giảng.

Thông qua bài giảng là hoạt động "kép" của hai chủ thể là giảng viên và khoa

hoặc bộ môn. Trong đó, người giảng viên tiến hành giảng bài theo đúng

chương trình, nội dung, thời gian quy định của bài học, nhưng không phải thực hiện trên lớp có học viên mà giảng bài để các giảng viên trong khoa, bộ môn thông qua. Hoạt động thông qua bài giảng thực hiện ở các cấp trường, khoa hoặc cấp bộ môn. Sau khi giảng viên thực hiện xong bài giảng, cán bộ, giảng viên trong khoa, bộ môn tiến hành trao đổi thảo luận, sau đó đánh giá, nhận xét chất lượng bài giảng của giảng viên cả về ưu điểm, nhược điểm trên cả ba mặt: nội dung, phương pháp, phong cách giảng bài; qua đó giảng viên phát huy điểm mạnh và khắc phục dần những hạn chế, khuyết điểm. Làm tốt hoạt động này sẽ giúp giảng viên dần tiến bộ và có tự tin bản thân trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

* Hot động thc ging trên lp: Hoạt động này được tiến hành sau khi thông qua bài giảng, bài giảng đạt yêu cầu về chất lượng, bộ môn, khoa đồng ý thông qua, nhất trí cho giảng viên giảng bài giảng đó trên lớp, giảng viên sẽ


Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 23

tiến hành thực giảng trên lớp theo đúng đối tượng và chương trình kế hoạch huấn luyện chung. Mỗi lần giảng bài là một lần thục luyện, một lần nhìn lại, giảng viên sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt những kinh nghiệm thành công, qua đó dần trở nên tự tin và trưởng thành hơn về trình độ học vấn, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời, có tự đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cao hơn.

* Hot động din tp: Diễn tập là một nội dung rất quan trọng trong nội dung huấn luyện ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Hoạt động diễn tập là hoạt động người giảng viên đóng vai trò đạo diễn, chỉ đạo, hướng dẫn cho học viên thực hiện các nội dung, tình huống, đồng thời cũng là người đánh giá kết quả diễn tập. Qua đó, giảng viên nắm và thành thạo về quy trình, các bước thực hiện; các nội dung và những hoạt động cụ thể trong thực hiện diễn tập; các thức, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả diễn tập v.v… Đây là những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn rất bổ ích cho quá trình nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên.

* Hoạt động đi thực tế tại đơn vị

Hàng năm các trường sĩ quan, cũng như các học viện nhà trường trong quân đội nói chung thường tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên các khoa đi thực tế tại đơn vị. Hoạt động này nhằm mục đích giúp cho đội ngũ cán bộ giảng viên các khoa có điều kiện trực tiếp trải nghiệm hoạt động của người cán bộ các cấp ở các đơn vị cơ sở, nhằm mục đích: nắm rõ và nắm sát công các công việc của người cán bộ chỉ huy, đồng thời nắm được đặc điểm hoạt động từ công việc đến con người ở đơn vị cơ sở. Qua đó, giúp giảng viên thực hiện các nội dung về quản lý lớp học nói chung, về việc phân tích, lý giải, lấy ví dụ cũng như định hướng hành động sát đối tượng học viên, sát chức trách nhiệm vụ học viên sẽ đảm nhiệm sau này.

* Hoạt động thi giảng viên giỏi


Trong năm học, để tạo điều kiện giảng viên nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời qua đó mỗi giảng viên đào sâu được chuyên môn,

rèn luyện được phương pháp, các kỹ xảo, kỹ năng giảng dạy, tích lũy thêm

nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời đây cũng là hoạt động, giảng viên thể hiện được năng lực, được đánh giá và công nhận về năng lực và có tác dụng rất lớn đối với tự đánh giá năng lực thực hiện các chiến lược và tự đánh giá năng lực thu hút học viên.

Tổ chức tốt các hoạt động trên sẽ giúp cho giảng viên nắm chắc các nội dung, rèn luyện các kỹ xảo, kỹ năng giảng cho từng nội dung, từng bài giảng… qua đó giúp giảng viên luôn có một m lý an tâm, vững vàng, tự tin, có tự đánh giá năng lực giảng dạy cao, đặc biệt trong tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu giảng dạy và trong tự đánh giá năng lực thu hút học viên. Đồng thời là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường sĩ quan.

4.4.2. Xây dựng mục đích hành động đúng trong hoạt động giảng dạy cho giảng viên các trường sĩ quan

Mục đích mà tác giả muốn bàn đến để nâng cao tự đánh giá năng lực

giảng dạy cho giảng viên ở đây không phải là thành phần mục đích trong xu hướng nhân cách mà là mục đích của hành động, hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Khi bàn đến các biện pháp để nâng cao hiệu quả tự đánh giá năng lực

giảng dạy Schunk và Pajares, (2002) [121], Kayla Matthews (2019) [93],

Madhuleena Roy Chowdhury (2020) [100], đã khẳng định: Để nâng cao tự đánh giá năng lực cần xác định mục đích đúng cho từng cá nhân, đặt mục đích ngắn hạn và giúp cá nhân đạt được từng mục đích một. Vì, qua mỗi một lần mục đích đặt ra được thực hiện thành công, cá nhân sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm thành công, sự tự tin vào năng lực của mỗi cá sẽ không ngừng được củng cố và


nâng cao. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động, hoạt động giảng dạy của giảng viên trong các trường sĩ quan phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động luôn hướng tới một mục đích nhất định. Việc xác định mục đích đúng cho từng hành động, giúp cho người giảng viên có những cách thức biện pháp đúng, huy động được năng lực, sức lực của bản thân và định hướng đúng cho cả quá trình hành động, từ đó tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc thực hiện được mục đích để qua đó nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy cho giảng viên.

Thực hiện biện pháp này, cần làm tốt các nội dung và yêu cầu sau:

Giúp giảng viên biết cách xây dựng các mục đích phù hợp với từng nội dung dạy học, từng bài giảng, từng giai đoạn của quá trình giảng dạy. Đồng thời, đặt các mục đích đơn giản cho mỗi hoạt động, nhiệm vụ.

Xây dựng mục đích phù hợp là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Bởi lẽ mục đích thấp, sẽ làm cho giảng viên không huy động hết năng lực. Ngược lại mục đích đặt ra quá cao, vượt quá năng lực của giảng viên, lúc đó mục đích rất khó đạt được và cũng sẽ nảy sinh tâm lý nghi ngờ năng lực của bản thân. Do đó, phải xác định hoặc đề ra được các mục đích hợp lý, đơn giản theo từng

những hành động, nhiệm vụ nhỏ và nỗ lực hết sức mình thực hiện thành

công từng mục đích đã đưa ra. Khi các mục đích của các hành động, thực

hiện thành công, sẽ là cơ sở để giảng viên thực hiện mục đích lớn hơn và cuối cùng là mục đích mang tính bao trùm của cả hoạt động.

Trong hoạt động giảng dạy, giảng viên sẽ tiến hành rất nhiều khâu,

nhiều nội dung khác nhau: từ khâu chuẩn bị bài giảng (soạn bài, thục luyện giảng, dự giờ…), thực hành giảng, tham gia các hoạt động khác để nâng cao năng lực giảng dạy. Mỗi giảng viên lại có một trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tuổi quân, tuổi dời và tuổi nghề khác nhau., lãnh đạo chỉ huy bộ


môn, khoa cần nắm rõ trình độ chuyên môn, sở trường từng giảng viên, từ đó giao các bài giảng từ thông qua đến thực hành giảng trên lớp hay các công việc khác liên quan đến chuyên môn một các phù hợp. Đồng thời luôn có sự động viên, giúp đỡ giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, mỗi giảng viên cần chủ động xây dựng và thực hiện nghiêm túc những kế hoạch về công việc cho hợp lý từng thời gian, thời điểm, từng công việc của bản, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng để nâng cao tự đánh giá năng giảng dạy cho giảng viên.

Nhìn vào mục đích lớn hơn và cao hơn, xa hơn

Mục đích lớn hơn, cao hơn và xa hơn của người giảng viên: là những mục đích không phải nhìn thấy ngay trước mắt, hay đạt được luôn ở lúc hiện tại, mà đó là những mục tiêu giành cho sự phát triển ở tương lai, hoặc đó là những mục đích không phải chỉ giành riêng cho giảng viên mà giành cho học viên, cho sự sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mỗi nhà trường, hay của quân đội. Những mục đích này, sẽ giúp phát huy tối đa, thậm chí hơn mức năng lực vốn có của giảng viên vào việc thực hiện nhiệm vụ.

Khi thực hiện nội dung này, yêu cầu người lãnh đạo chỉ huy các cấp và bản thân giảng viên cần có sự phân tích, đánh giá tình huống, nhiệm vụ một cách thấu đáo, sâu sắc, nhìn xa, nhìn rộng và toàn diện vấn đề, đồng thời dự báo được năng lực ứng dụng, phát triển của việc đạt được mục đích đó, cũng như năng lực phát triển của bản thân giảng viên trong tương lai. Đồng thời có sự phối hợp, định hướng, cùng giúp đỡ giảng viên thực hiện tốt các mục đích đã đặt ra.

4.4.3. Xây dựng môi trường văn hóa sư

phạm quân sự

lành mạnh

trong tập thể các bộ môn, khoa, cũng như cả nhà trường

Robert Mager (1992) [Dẫn theo 145] cho rằng: nâng cao tự đánh giá năng


lực giảng dạy người giảng viên cần xây dựng những tấm gương điển hình, đội ngũ cán bộ lãnh đạo mẫu mực để giảng viên học tập và làm theo; nhận xét, đánh giá, khen thưởng xử phạt khách quan trung thực, đúng người đúng việc; tăng cường thể chất và tâm lý tốt cho giảng viên; xây dựng môi trường sống và làm việc lành mạnh, thoải mái, vui tươi cho giảng viên. Quan điểm trên của Robert Mager muốn nhận mạnh đế việc phát huy tốt những yếu tố thuộc môi trường văn hóa sư phạm quân sự. Mặt khác, trong thực tiễn hoạt động giảng dạy, môi trường văn hoá sư phạm quân sự là nơi diễn ra các hoạt động về giảng dạy của người giảng viên và tự đánh giá năng lực giảng dạy cũng được hình thành và ngày càng nâng cao ở đó. Bên cạnh đó, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chỉ ra, yếu tố Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên có mối tương quan chặt chất và có sự tác động ảnh hưởng mạnh nhất, yếu tố học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh; trạng thái cơ thể, cảm xúc; sự lạc quan; cảm nhận hạnh phúc đều có sự ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Tất cả những yếu tố ảnh hưởng này đều liên quan đến môi trường văn hóa sư phạm của giảng viên. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, để nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy, cần xây dựng được môi trường văn hóa sư phạm quân sự lành mạnh cho giảng viên.

Thực hiện tốt biện pháp trên cần làm tốt các yêu cầu sau:

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cho giảng viên

Mối quan hệ của giảng viên trong môi trường văn hóa sư phạm quân sự là mỗi quan hệ giữa người giảng viên với giảng viên, giảng viên với cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp (bộ môn, khoa, đơn vị, các phòng và nhà trường), giảng viên với học viên; đồng thời phản ánh quan hệ của giảng viên với tập thể, với các tổ chức trong nhà trường và quân đội. Mối quan hệ này là biểu hiện cụ thể sinh động của chất lượng môi trường văn hoá sư phạm quân sự.


Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp cho giảng viên, qua đó giúp giảng viên tiếp thu được những nhận xét, đánh giá và cả những phản hồi liên quan đến hoạt động dạy qua những buổi thông qua bài, kiểm tra dự giờ, sinh hoạt chuyên môn… một cách khách quan, chân thực, đồng thời nhận được sự tôn trọng, tin tưởng từ đội ngũ lãnh đạo chỉ huy các cấp, các đồng nghiệp và học viên trong nhà trường. Đây là những điều kiện rất quan trọng để giúp giảng viên nâng cao tự đánh giá năng lực trong hoạt động dạy của mình. Để xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp cho giảng viên, lãnh đạo chỉ huy các cấp cần xây dựng, các mối quan hệ này vừa đảm bảo vừa phù hợp với điều lệnh quân đội, vừa phù hợp với đặc thù môi trường sư phạm quân sự, đồng thời phải bảo đảm sự hài hoà giữa yêu cầu, quy định của kỷ luật quân đội với những giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc và đạo lý tôn sư trọng đạo dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra những yêu cầu, quy định phù hợp nhằm điều chỉnh và vận hành các mối quan hệ tốt đẹp cho giảng viên.

Xây dựng và phát huy tốt những tấm gương mẫu mực điển hình tiên tiến trong đơn vị

Những giảng viên giỏi trong bộ môn, khoa và nhà trường; những cán bộ lãnh đạo chỉ huy mẫu mực là những người có vị thế, có chuyên môn nên lời nói, hành động của họ có tác động rất lớn đến việc củng cố và nâng cao tự đánh gián năng lực giảng dạy của giảng viên. Để thực hiện tốt nội dung trên, đội ngũ cán bộ cần chú ý quan tâm bồi dưỡng xây dựng tấm gương điển hình

là những giảng viên giỏi về

chuyên môn và tốt về

phẩm chất chính trị, tư

tưởng đạo đức. Bên cạnh đó, bản thân lãnh đạo chỉ huy cần tích cực học tập, rèn luyện để không chỉ giỏi về chuyên môn giảng dạy và giỏi về chuyên môn giảng dạy, về lãnh đạo quản lý và mẫu mực về phương pháp tác phong nói đi đôi với làm; luôn tôn trọng, tin tưởng, khen thưởng ­ xử phạt phân minh với giảng viên; tránh so sánh giảng viên này với giảng viên khác. Đồng thời, lên kế


hoạch tổ chức những buổi giảng mẫu, dự giờ mà các đồng chí đảm nhiệm là những giảng viên giỏi để các giảng viên khác quan sát học tập và làm theo.

Tổ chức tốt các hoạt động rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe và đời sống tâm lý, tình cảm cho đội ngũ giảng viên.

Lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra: những biểu hiện về mặt thể chất và đời sống tâm lý tình cảm trong công việc của giảng viên có ảnh hưởng lớn đến các mặt của tự đánh giá năng lực giảng dạy giảng viên. Trong thực tiễn hoạt động giảng dạy ở các trường sĩ quan, đặc biệt các môn khoa học quân sự rất cần phải có một sức khỏe tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và tình cảm yêu mến hoạt với nghề nghiệp quân sự. Chính vì vậy, nếu giảng viên có được những trạng thái thể chất khỏe mạnh, sự lạc quan, vui vẻ, hào hứng, hạnh phúc, sự hài lòng trong công việc, điều này sẽ góp phần củng cố cho giảng viên nâng cao sự tự tin vào năng lực giảng dạy rất nhiều. Ngược lại, nếu giảng viên rơi vào trạng thái mệt mỏi, ốm đau, hồi hộp, lo lắng… điều này dễ có tác động tiêu cực, làm giảm tính tự tin vào năng lực, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động dạy. Do đó, một trong những nội dung quan trọng của xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự lành mạnh là cần chăm lo tổ chức tốt những hoạt động rèn luyện thể chất, đời sống tâm lý tình cảm, tạo điều kiện cho giảng viên khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần, qua đó không ngừng nâng cao tự đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân. Thực hiện tốt nội dung này, bản thân người lãnh đạo chỉ huy cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lòng yêu người, yêu nghề cho giảng viên; thường xuyên tiến hành các hoạt động rèn luyện, kiểm tra về thể lực theo quy định của bộ và các binh chủng; tổ chức các hội thao, hội thi về thể thao và văn hóa ­ văn nghệ, thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đảm bảo những nhu cầu cần thiết về thể chất và tinh thần cho giảng viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022