Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 4

Cành thứ hai


Trong gia phả viết lời năm 1940, cụ Thư không nói đến cành thứ hai. Nhưng bản sơ đồ vẽ bằng chữ nho ngày 20 tháng 7 năm Quý Mùi (1943) có ghi cụ Đào Phúc Tô (đời thứ nhất) sinh được hai con trai:

Cụ Đào Văn Xứng - con trưởng Và cụ Đào Phúc Giáp, con thứ hai.

Vậy cụ Đào Văn Xứng thuộc cành thứ nhất đã ghi chép ở trên đến đời thứ năm.


Tiếp theo đây là ghi chép các đời thuộc cành thứ hai của cụ Đào Phúc Giáp. Do bản sơ đồ vẽ bằng chữ Nho chỉ có tên người, không có ngày sinh, ngày mất và không rõ chức vụ, nghề nghiệp, nên nay cũng chỉ ghi chép được tên của các đời từ trước đến nay, làm cơ sở để các hậu duệ có điều kiện nghiên cứu và sưu tầm đối chiếu tư liệu (hiện nay con cháu đời thứ 6 ở quê vẫn còn rải rác ở các thôn Vĩnh Khang, Vĩnh Thuận, Vĩnh Ninh cũ).


Đời thứ hai

(Cành thứ hai) Đào phúc giáp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Cụ Đào Phúc Giáp là con thứ hai của cụ Đào Phúc Tô, cụ sinh được hai người con trai là: Đào Văn Bộ, Đào Văn Đệ.


Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 4

Đời thứ ba


1. Đào văn bộ



trai là:

Cụ Đào Văn Bộ là con trưởng của cụ Đào phúc Giáp, cụ sinh được 3 người con


Đào Văn Hữu (hoặc Giá hay Tạo)

Đào Văn Bảo (hoặc Tọa). Đào Văn Kim.

2. Đào Văn Đệ


Cụ Đào Văn Đệ là con thứ hai của cụ Đào Phúc Giáp, cụ sinh được 1 người con trai là: Đào Văn Hình.


Đời thứ tư


1. Đào văn hữu (hoặc Giá, Tạo)


Cụ Đào Văn Hữu hoặc gọi là Giá, hay Tạo (dịch theo chữ nho viết mờ không rõ, nên có thể khó chuẩn) là con trưởng của cụ Đào Văn Bộ.


2. Đào Văn Bảo (hoặc Tọa)


Cụ Đào Văn Bảo (Tọa) là con thứ hai của cụ Đào Văn Bộ, cụ sinh được một con trai là Đào Văn Quyên (còn gọi là Khát?).


3. Đào Văn Kim


Cụ Đào Văn Kim là con thứ ba của cụ Đào Văn Bộ, cụ sinh được một người con trai là Đào Văn Ngọc.


4. Đào Văn Hình


Cụ Đào Văn Hình là con của cụ Đào Văn Đệ, cụ sinh được một người con trai tên là Đào Văn Thức.

Đời thứ năm


1. Đào văn quyên (Khát?)


Cụ Đào Văn Quyên là con trai cụ Đào Văn Bảo, cụ sinh được một con trai tên là Đào Văn Loan.


2. Đào Văn Ngọc


Cụ Đào Văn Ngọc là con trai cụ Đào Văn Kim, cụ Ngọc có con ở thôn Vĩnh Khang, nhưng gia phả không thấy ghi, hình như có tên là Thời (thường gọi là ông Ngọc Thời hay đến chơi nhà ta).


3. Đào Văn Thức (Trương)


Cụ Đào Văn Thức là con trai cụ Đào văn Hình.


Đời thứ sáu


Đào văn loan (áo?)


Ông Đào Văn Loan là con trai cụ Đào Văn Quyên, ông sinh được một con trai là Đào Văn Thỏa, hiện đang ở Vĩnh Khang.

Phần ba


chi họ của Cụ

Đào Văn Thư


Đời thứ năm


Đào Văn Thư (1878 - 1954)


Cụ Đào Văn Thư sinh năm Mậu Dần (1878) là con trưởng của cụ Đào Văn Nghĩa và cụ Phùng Thị Mỹ, là cháu năm đời cụ cao tổ Đào Phúc Tô. Cụ mất ngày 27 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954) thọ 77 tuổi.

Cụ Bà 1: Đỗ Thị Thiện, hiệu diệu Điều, sinh năm Quý Mùi (1883) mất ngày 13- 12 năm Quý Mão (1-1964).

Cụ bà 2: Đỗ Thị thêm, hiệu diệu Lộc, sinh năm Đinh Dậu (1897), mất ngày 9- 11 Nhâm Tuất (1982).

Ba cụ sinh được 13 người con (7 trai, 6 gái):


1. Đào Văn Điển 8. Đào Văn Đường


2. Đào Thị Mô 9. Đào Thị Nháy


3. Đào Thị Cún 10. Đào Xuân Đài


4. Đào Viết Nhã 11. Đào Thị Tân


5. Đào Văn Nhạc 12. Đào Văn Giáp


6. Đào Thị Đen 13. Đào Thị Thanh


7. Đào Thị Sẹo.


Mộ phần 3 cụ đều ở gò thứ 10, Vĩnh Khang.


Cụ Thư thuở nhỏ nhà nghèo nhưng được bố mẹ cho đi học chữ nho, cụ rất chăm chỉ học tập và thông minh, tuy không thi cử đỗ đạt gì nhưng trình độ học thức rất khá,

biết làm thơ, phú, câu đối. Thầy học là người cùng làng Vĩnh Khang tên là BùiVăn Lục, thường gọi là cụ Hàn hoặc cụ Kép (2 lần đỗ tú tài ngày xưa) được phong sắc Hàn Lâm đãi chiếu.

Ngoài ra cụ còn học làm thuốc bắc nữa. Không rõ cụ học ai chỉ thấy cụ có một bộ sách thuốc chữ Hán, nhiều quyển để đầy rương (có thể cụ Thông là chú vợ ở Vĩnh Thọ đã truyền nghề cho. Vừa học vừa hành, chẳng bao lâu cụ trở thành một lương y nổi tiếng cả vùng bãi huyện Phúc Thọ, nhất là môn thuốc cam trẻ em, chữa được nhiều bệnh rất có tín nhiệm.

Cụ còn dạy học chữ nho thêm tại nhà, nên dân làng thường gọi là cụ giáo Thư hoặc lang Thư. Cụ Thư mồ côi cha khi 26 tuổi và mồ côi mẹ lúc 33 tuổi. Cuộc sống gia đình có nhiều khó khăn chật vật, con cái còn nhỏ nhưng được cụ Điều người vợ vô cùng đảm đang chịu thương, chịu khó, các cụ đã vượt qua mọi khó khăn trở lực, với tinh thần tự lực tự cường rất cao. Cụ Điều thường kể: khổ nhất là phải chạy lở, cụ tính trong 10 năm phải 3 lần rời nhà chạy lở. Có năm mất mùa thiếu ăn, phải ăn khoai nước trừ bữa dài ngày. (Khoai nước trồng nuôi lợn là chính, nếu người ăn củ luộc hay nấu canh bị ngứa cổ họng, dọc cây khoai có thể làm dưa chua người ăn được).

Dần dần các cụ tìm cách mua đổi, chuyển được nhà ở xa bờ sông để ổn định được lâu dài cuộc sống cho đến nay.

Các con lớn dần đến tuổi được cấp đất, nhà đã có hơn mẫu ruộng, tuy trồng trọt vẫn ngô khoai là chủ yếu, song lương thực không thiếu ăn. Cụ Điều là người nội trợ rất giỏi lo toan điều hành mọi công việc đồng áng ngoài bãi, trồng dâu nuôi tằm bán kén, chăn nuôi lợn gà, bò bê ở vườn nhà. Cụ Thư yên bề làm thuốc, dạy học và còn tham gia công tác trong Biểu họ và làng xã nữa. Nguồn thu nhập gia đình do cụ ông làm thuốc và cụ bà làm nông nghiệp dần dần được ổn định và cải thiện vào bậc trung nông trong làng.

Đối với công việc của làng xã, cụ Thư có thời gian làm tộc biểu (khoảng 1930) không rõ bao nhiêu năm. Cụ là người cương trực, công tâm, biết bảo vệ quyền lợi cho Biểu họ nhà, lại là người có uy tín về tư cách và trình độ của người thầy dạy học và người thầy thuốc chữa bệnh, nên các tổng lý trong làng cũng vị nể, không nỡ cắt xén phần đất của Biểu họ Đào mà còn phải chia đều đất tốt, xấu công bằng giữa các Biểu dù

Biểu họ Đào ít người hơn phải ghép cả họ Cao thêm vào (đất sản xuất thuộc bãi nổi giữa sông phân loại thứ tự chia cho các Biểu họ, gọi thành từng Đoạn Nhất, Đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4, đoạn 5 (đoạn 5 là cuối bãi, xấu hơn, thấp, nước lên ngập trước, rút sau, cát nhiều). Trong nội bộ Biểu họ Đào, cụ không thiên vị ai trong việc giải quyết quyền lợi đất đai, và cụ sống có tình nghĩa. Ví dụ gia đình nào có người mới chết phần đất phải trả lại làng, nhưng cụ không thu hồi ngay mà gia hạn cho thêm 1 vài vụ hoặc chờ đến thời điểm 3 năm làng chia lại, nên cụ được họ hàng trong Biểu và làng xóm quý trọng.

Đối với công việc của người thầy thuốc đông y. Cụ Thư tỏ rõ một quan điểm rất nhân đức và có trách nhiệm cao. Ví dụ: người nhà bệnh nhân đến lấy thuốc, cụ hỏi rất kỹ trước khi bốc thuốc, nếu còn nghi vấn, người bệnh không trực tiếp đến kể bệnh dược, cụ thường đến tận nhà khám bệnh rồi mới cho thuốc.

Năm 1934 - 1935, cụ dịch bộ sách thuốc từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ (đọc cho ông Đường ghi chép) rồi cụ truyền nghề cho hai ông Đường và ông Nhã và cụ cho rằng đông y phải dùng thuốc Bắc, không nên dùng thuốc Nam chữa bệnh kém hiệu quả. Cụ rất chú trọng giáo dục y đức và kinh nghiệm chữa bệnh. Trong thời gian này, hễ có bệnh nhân đến lấy thuốc, cụ cho hai ông thực hành bằng cách: nghe bệnh nhân kể bệnh, hai ông phát biểu dùng bài thuốc gì, liều lượng gia giảm ra sao, cụ nghe rồi bổ sung phê chuẩn xong cử một ông bốc thuốc. Cụ thường giảng giải, bất cứ chữa bệnh gì cũng phải cắt thuốc có ghé bổ, nhất là đối với nữ bao giờ cũng phải chú ý bảo vệ thai nghén.

Trong thời gian ngắn ông Nhã và ông Đường đã bốc được thuốc chữa bệnh có tín nhiệm không kém các ông lang đương thời trong làng: (mấy ông lang hay dùng thuốc nam đắt tiền, nhiều người so sánh và tìm đến ông Nhã, ông Đường lấy thuốc bắc). Hai ông đã ra ngồi chợ Bãi bán thuốc ít lâu.

Về giáo dục con cái, cụ Thư rất thực tế và thức thời chuẩn bị tương lai cho các con, tạo mọi điều kiện và khắc phục mọi khó khăn cho con đi học. Cụ thường nói đại ý như sau: "Đất quê ta lở bồi làm ăn rất khó khăn, các con không "cổ cày vai bừa" được, nhà mình không "có mả" làm "hiền anh", "sống ở làng luôn bị chèn ép, các con đi học cố gắng đỗ đạt rồi dìu dắt nhau ra tỉnh mà kiếm sống thì mới mở mày mở mặt được".

Hồi đó ở làng Vĩnh Khang chỉ có 1 trường học nhỏ, 1 thầy giáo dạy đến sơ học yếu lược là hết cấp (bằng lớp 3 bây giờ). Cụ phải cho ông Điển xuống Phùng học tiếp hết cấp 1, (ở trọ học nhà ông xã Tịch) rồi dần dần ông Nhã ông Nhạc, ông Đường đều về Phùng học cả. Hàng tháng cụ Điều, cụ Lộc thay nhau đội gạo xuống nhà trọ cho các con. Riêng ông Mô học kém, ham chơi không lên lớp 3 được, bỏ học. Từ năm 1930, Trường tiểu học Vĩnh Thọ được xây dựng có từ lớp 1 đồng ấu đến lớp nhất (hệ 6 năm) do 3 thầy giáo Nhà nước bổ nhiệm về dạy nên các con trai và cháu cụ Thư đều được đi học và thi đỗ hết cấp 1 cả, và hai chú cháu ông Đài và Liễn năm 1941 - 1942 được tiếp tục ra Hà Nội học hệ trung học nữa cho đến kháng chiến toàn quốc 1946 mới nghỉ học.

Kể từ khi ông Điển đỗ tuyển sinh học Sư phạm xong được bổ nhiệm giáo viên dạy trường tiểu học Hoàng Hà huyện Lạng Giang, Bắc Giang coi như bắt đầu bước ngoặt mới của gia đình cụ Thư. Tiền lương của ông Điển đủ nuôi vợ và con mang theo, còn giúp đỡ phần nào cho bố mẹ. Cụ Thư để giành tiết kiệm sau làm được nhà ngói.

Ông Nhã dạy học ở Lệ Mật, Gia Lâm, ông Nhạc dạy học hương sư ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Thanh thế gia đình cụ Thư nổi bật trong làng xã Vĩnh Khang và cả tổng Vĩnh

Phúc.


Về lao động sản xuất, dân làng ca ngợi "Làm ăn như nhà cụ ấy, thức khuya dậy

sớm "đâm xay dày đạp" nhất làng", về nuôi dạy con cái, người ta nói: "Cả Tổng này chỉ có nhà cụ Thư học giỏi nhất Tổng" và thực tế như vậy, về mặt địa vị xã hội, cụ Thư chỉ làm đến chức tộc biểu ít năm, nhưng gia đình cụ có 4 người có chân trong Hội Đồng Kỳ Mục làng Vĩnh Khang (ai có bằng tốt nghiệp tiểu học (certifieat) đều được vào danh sách Hội đồng Kỳ mục).

Riêng ông Điển là giáo học được hai đạo sắc phong của nhà vua: Cửu phẩm văn giai và bát phẩm văn giai - hơn hẳn những ông tổng lý có chức dịch lâu năm mới được cửu phẩm bá hộ (coi giá trị văn giai hơn bá hộ vì có trình độ học án). Ông Điển đã khao hàng tổng một bữa cỗ khi lĩnh sắc, nên người ta gọi là ông Tổng Điển, coi ngang hàng chánh tổng.

Cụ Thư lên lão khi 50 tuổi cũng đã mời hàng tổng 1 bữa ăn (cỗ thảo bàn, không có phần sôi nén hoặc bánh dày) để lấy tiếng tăm: nhà cả hai bố con đều có "chân hàng tổng" gia đình cụ giáo Thư như vậy nên các tổng lý trong làng không dám coi thường, không dám vòi vĩnh khi có việc phải xin giấy tờ chữ ký đóng dấu của chính quyền địa phương mà còn có phần kính nể.

"Đường lối" xây dựng và phát triển gia đình theo hướng của cụ Thư đã thành hiện thực.

Con cái bắt đầu trưởng thành, cuộc sống đang có đà đi lên thì một nỗi bất hạnh ập đến: ông Điển đột ngột từ trần năm 1934 (ngày 4 tháng 4 Giáp Tuất), do bị cảm thương hàn khi đang đi chấm thi ở Bắc Giang, một tổn thất nặng nề đến với gia đình làm đảo lộn cả mọi mặt nếp sống làm ăn, đưa gia đình sang một bước ngoặt khác.

Sau đám tang ông Điển thì bà Điển cùng 3 con nhỏ trở về quê Vĩnh Khang, ở một nửa nhà ngói cùng với cụ Thư, cụ Điều và hình thành một hộ riêng đi chợ buôn bán hàng tấm (bán vải).

Ông Nhã thôi dạy học ở Lệ mật (Gia Lâm) về nhà cùng ông Đường học làm thuốc bắc do dụ Thư dạy, và tự học thêm văn hóa với mục đích sẽ thi công chức ngạch thừa phái.

Cũng trong thời gian này, cụ Điều nhận nuôi ông Đọn con cụ Kháng Yên ở bên Tràng Lan vừa để giúp đỡ anh, nhà nghèo đông con, vừa để có thêm người làm đồng bãi (cụ Khán Yên là anh cụ Thư) (con nhà bác) vay nợ một nhà giàu ở Trung Hà không trả được, phải cho ông Đọn là con trai đi ở trừ nợ dần. Cụ Thư và cụ Điều thương tình giúp tiền chuộc ông Đọn về, cụ Khán Yên cho ông Đọn vào làm con nuôi. Sau một năm cho thêm ông Nhuận cũng vào ở giúp việc đồng bãi.

Mặc dù tình hình gia đình lúc này có những khó khăn nhất định, song các cụ rất vững vàng phấn đấu vượt qua. Cuộc sống tiếp tục ổn định theo tình thế mới, dần dần nỗi đau thương tang tóc vơi đi, ông Nhã lại tìm ra Hà Nội kiếm việc làm, rồi tự xây dựng gia đình, thuê nhà riêng ở phố Jambert (nay là Nguyễn Trường Tộ) thành hôn với bà Nguyễn Thị Xuân. Các con trai cụ Thư vẫn quyết chí hướng tìm cuộc sống ở thành phố cho nên ít lâu sau, ông Đường được ông Nhã giúp đỡ giới thiệu chỗ làm việc, cũng thôi

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí