Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Tự Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên


Để làm rõ hơn thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành trao đổi về sự ảnh hưởng của sự hài lòng đến tự đánh giá năng lực của giảng viên

trong giảng dạy, đồng chí Ng. V. H chia sẻ: “Với tôi sự hài lòng trong


công việc nó cũng có

ảnh hưởng đến hiệu quả

giảng dạy, cũng như


đến sự

tự đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

của tôi trong hoạt


Tự đánh giá năng lực của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam - 20

động dạy. Hiện tại tôi hài lòng với công việc giảng dạy của mình,


chính điều này đã giúp tôi, luôn có sự hào hứng, say mê, yên tâm công


tác, đồng thời có sự

tích cực, nỗ

lực khó khăn học hỏi, trau dồi kinh


nghiệm, qua đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy của mình. Từ


những tiền đề trên, khi thực hiện bất cứu một bài giảng nào, cho một


bài giảng nào, tôi luôn tự

tin, tự

đánh giá năng lực hoàn thành các bài


giảng, giờ giảng luôn ở mức cao”.

Các kết quả nghiên cứu thực trạng trên khẳng định vai trò của một số yếu tố tâm lý của người giảng viên với tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ. Kết quả này đã chỉ ra mối liên hệ thuận giữa sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh; trạng thái cơ thể, cảm xúc; sự lạc quan; sự hài lòng; cảm nhận hạnh phúc trong công việc của người giảng viên với các khía cạnh khác nhau của tự đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm

quan trọng của yếu tố tác động tích cực với hiệu quả hoạt động dạy. Khi

người giảng viên càng có nhiều những sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh; trạng thái cơ thể, tâm lý tích cực, họ càng có xu hướng tự đánh giá năng lực cao ở từng khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy. Kết quả này đã góp phần thúc đẩy và khẳng định lại những kết quả của một số nghiên cứu đi trước về tự đánh giá năng lực nói chung và tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên nói riêng.


4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên

Kết quả phân tích sự ảnh hưởng cho thấy: hệ số Beta của trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên là 0.209; chỉ số ý nghĩa p = 0.04; hệ số VIF = 1.536 < 2 (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến). Như vậy, xét theo hệ số Beta thì yếu tố này có ảnh hưởng mạnh thứ hai trong số bảy yếu tố được khảo sát. Như vậy trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan được tăng lên tương ứng là 0.209 đơn vị.

Có thể nói, trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên có tương quan thuận ở mức độ chặt với sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh (r = 0.66, p = 0.000). Đồng thời, trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy có tương quan thuận và chặt, trung bình với 5 yếu tố còn lại, giá trị r từ

0.40 đến 0.66, giá trị p đều = 0.000, Yếu tố này tương quan thuận và chặt với tự đánh giá năng lực giảng dạy (r = 0.62, p = 0.000). Điều này khẳng định, bất kì sự tăng hay giảm trong kết quả về trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại và ngược lại (Phụ lục 8.2)

Học hỏi kinh nghiệm những người xung quanh của giảng viên

Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh của giảng viên được khảo sát với hệ số Beta của yếu tố này là 0.169, chỉ số ý nghĩa p = 0.017 < 0.05; hệ số VIF = 1.070 < 2 (không xảy ra đa cộng tuyến). Như vậy, xét về hệ số Beta

thì học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh có tác động ảnh hưởng

mạnh thứ 3 trong số 7 yếu tố được khảo sát và nếu yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên tăng lên tương ứng là 0.169 đơn


vị (Phụ lục 8.2).

Học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh


của giảng viên

tương quan thuận ở mức độ chặt và trung bình với 6 yếu tố còn lại, giá trị r từ 0.51 đến 0.66, (p đều = 0.000). Học hỏi kinh nghiệm của những người

xung quanh có tương quan thuận và trung bình với tự đánh giá năng lực

giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan (r = 0.55, p = 0.000). Điều

này khẳng định, bất kì sự

tăng hay giảm trong kết quả

về học hỏi kinh

nghiệm của những người xung quanh sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu còn lại, với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại (Phụ lục 8.2).

Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên

Kết quả khải sát cho thấy, hệ số Beta là 0.295; chỉ số ý nghĩa p = 0.02 < 0.05; hệ số VIF = 1.472 (không xảy ra đa cộng tuyến). Như vậy, xét theo hệ số Beta thì yếu tố này có ảnh hưởng mạnh nhất về mức độ ảnh hưởng trong số 7

yếu tố được khảo sát đến tự đánh giá năng lực giảng dạy. Nếu Sự đánh giá

của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực tăng lên tương ứng là 0.295 đơn vị.

Có thể nói, yếu tố về sự đánh giá, phản hồi của của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và học viên có tương quan thuận và chặt với hệ số tương quan cao nhất với trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, với r = 0.66. Với các yếu tố còn lại (r từ 0.53 đến 0.65, giá trị p đều = 0.000). Yếu tố sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh có tương quan thuận và chặt với tự đánh giá năng lực giảng dạy (r = 0.63, p = 0.000). Điều này khẳng định, sự tăng hay giảm trong kết quả về sự đánh giá, phản hồi


của những người xung quanh sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại (Phụ lục 8.2).

Kết quả trên có sự mâu thuẫn với giả định với lý luận về mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố. Theo giả định của luận án ở

chương 2, yếu tố

trải

nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên có tác động mạnh nhất, yếu tố sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh là yếu tố quan trọng. Lý giải nguyên nhân này, tác giả luận án đã tiến hành trao đổi với với một số đồng chí giảng viên của Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Thông tin và đi đến kết luận rằng: Đối với người giảng viên, sự nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung ý kiến vào việc rút kinh nghiệm cho các bài giảng ở những buổi giảng thử, thông qua bài, dự giảng trên lớp… một cách chân thành và chất lượng của đồng chí đồng đội, của lãnh đạo chỉ huy các cấp là yếu tố rất quan trọng để giúp giảng viên tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm cho hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó việc tin tưởng vào năng lực giảng viên; sự ghi nhận, công nhận về những kết quả đã được trong hoạt động giảng dạy của bộ môn, khoa, nhà trường, các tổ chức như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cũng như sự phản hồi tích cực từ phía học viên là thước đo, tiêu chí đánh giá cho sự thành công trong giảng dạy của giảng viên. Hay nói cách khác, những trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của người giảng viên thu nhận được những kết quả thành công hay thất bại như thế nào lại được phản ánh qua các yếu tố thuộc sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh. Đây chính là nguyên nhân của kết quả trên, đồng thời cũng là sự giải thích hợp lý cho mối tương quan chặt giữa sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh và trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên

Trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên khi được khảo sát, chỉ ra kết


quả hệ số Beta của yếu tố này là 0.108, chỉ số ý nghĩa p = 0.029 < 0.05; hệ số VIF = 0.1436 < 2 (không xảy ra đa cộng tuyến). Như vậy, xét về hệ số Beta thì trạng thái cơ thể, cảm xúc có tác động ảnh hưởng mạnh thứ 4 trong số 7 yếu tố được khảo sát. Nếu yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên tăng lên tương ứng là 0.108 đơn vị (Phụ lục 8.2).

Rõ ràng trạng thái cơ thể, cảm xúc tương quan thuận và rất chặt với sự hài lòng (r = 0.75, p = 0.000); ở mức độ thấp và trung bình với 5 yếu tố còn lại, giá trị r từ 0.40 đến 0.54, (p đều = 0.000). Trạng thái cơ thể, cảm xúc có tương quan thuận và trung bình với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan (r = 0.46, p = 0.000). Với kết quả trên, luận án có thể kết luận bất kì sự tăng hay giảm trong kết quả về trạng thái cơ thể, cảm xúc sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu còn lại, với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại (Phụ lục 8.2).

Sự lạc quan của giảng viên

Yếu tố sự lạc quan với kết quả khảo sát có hệ số Beta là 0.75; chỉ số ý nghĩa p = 0.25 < 0.05; hệ số VIF = 1.799 (không xảy ra đa cộng tuyến). Như vậy, xét theo hệ số Beta thì yếu tố này có ảnh hưởng mạnh thứ 5 về mức độ ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy trong số 7 yếu tố được khảo sát. Nếu sự lạc quan tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực tăng lên tương ứng là 0.075 đơn vị.

Có thể nói, yếu tố về sự lạc quan có tương quan thuận, với hệ số tương quan cao nhất với cảm nhận hạnh phúc, với r = 0.56. Với các yếu tố còn lại (r từ 0.411 đến 0.52, giá trị p đều = 0.000). Yếu tố sự lạc quan có

tương quan thuận và trung bình với tự đánh giá năng lực giảng dạy (r =

0.47, p = 0.000). Điều này khẳng định, sự tăng hay giảm trong kết quả về sự lạc quan sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác,


với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại (Phụ lục 8.2).

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên

Yếu tố sự cảm nhận hạnh phúc trong công việc với kết quả khảo sát: Hệ số Beta cảm nhận hạnh phúc của giảng viên là là 0.065; chỉ số ý nghĩa p = 0.30; hệ số VIF = 1.695 < 2 (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến). Như vậy, xét theo hệ số Beta thì yếu tố này có ảnh hưởng mạnh thứ 6 trong số 7 yếu tố được khảo sát. Nếu cảm nhận hạnh phúc của giảng viên tăng lên 1 đơn vị thì tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan được tăng lên tương ứng là 0.065 đơn vị.

Ngoài ra, cảm nhận hạnh phúc

cũng có tương quan thuận

ở mức độ

trung bình với sự lạc quan (r = 0.56, p = 0.000). Đồng thời, trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy có tương quan thuận và trung bình với 5 yếu tố còn lại, giá trị r từ 0.40 đến 0.51, giá trị p đều = 0.000. Yếu tố này tương quan thuận và trung bình với tự đánh giá năng lực giảng dạy (r = 0.45, p = 0.000). Điều này khẳng định, bất kì sự tăng hay giảm trong kết quả về cảm nhận hạnh phúc của giảng viên sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng với các yếu tố khác, với tự đánh giá năng lực giảng dạy và ngược lại (Phụ lục8.2).

Sự hài lòng với công việc của giảng viên

Thực trạng yếu tố sự hài lòng khi khảo sát, thu được kết quả chỉ số ý nghĩa p = 0,293 > 0.05. Như vậy, xét về tương quan ở mục 4.2.2 sự hài lòng có mối tương quan, nhưng xét theo giá trị ý nghĩa p trong phép hồi quy tuyến tính thì sự hài lòng không có tác động ảnh hưởng đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan (Phụ lục 8.2). Đây là kết quả thu được trái với giả định đã đặt ra so với giả định đã đặt ra ở chương 3.

4.2.3. Dự

báo xu hướng thay đổi tự

đánh giá năng lực giảng dạy

trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng


Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng,

tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để

đánh giá tỉ

lệ ảnh

hưởng của các yếu tố và dự báo xu hướng biến đổi tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng.

Trong mô hình hồi quy này, luận án xem các yếu tố ảnh hưởng là biến độc lập, còn tự đánh giá năng lực giảng dạy là biến phụ thuộc.

Kết quả nghiên cứu, cho thấy: Tại bảng Model Summaryb, chỉ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square ­ chỉ số phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc) có giá trị là 0.576. Điều này có nghĩa là, các biến độc lập này có ảnh hưởng đến 57.6% sự biến đổi của biến phụ thuộc; còn lại 42.4 % là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu

nhiên. Hệ số Durbin­Watson = 1.668 (nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5)

nên không xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất. Tại bảng ANOVAa, giá trị kiểm định (p = 0.000 < 0.05) nên mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tổng thể và có giá trị sử dụng tốt. Tại

bảng Coefficientsa: Hệ số p của 6 yếu tố ảnh hưởng có giá trị từ 0.002 đến

0.030 (<0.05) nên 6 biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ

thuộc; Hệ

số VIF của 6 yếu tố

đều nhỏ

hơn 2.0 nên không xảy ra hiện

tượng đa cộng tuyến; Các hệ số hồi quy chuẩn hoá Beta của 6 yếu tố đều lớn hơn 0. Do vậy, cả 6 biến độc lập đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc (Phụ lục 8.2).

Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố tới tự đánh giá năng lực giảng dạy là: Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên (0.295)

> Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên (0.209) > Học hỏi


kinh nghiệm của những người xung quanh(0.169) > Trạng thái cơ thể, cảm xúc (0.108) > Sự lạc quan (0.075) > Cảm nhận hạnh phúc (0.65).

Kết quả trên có nghĩa là: yếu tố Sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác và ý kiến phản hồi của học viên tác động mạnh nhất, tiếp theo là Trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan và thứ bậc các yếu tố theo thứ tự giảm dần. Dựa trên hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp, phương trình hồi quy được thiết lập như sau:

TU DANH GIA NANG LUC GD = 0.295*DANH GIA, PHAN HOI + 0.209*TRAI NGHIEM+ 0.169*HOC HOI + 0.108*TRANG THAI +

0.075LAC QUAN + 0.065*HANH PHUC

Phương trình hồi quy cho thấy các biến số có năng lực giải thích tốt cho

xu hướng thay đổi của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các

trường sĩ quan. Sự biến đổi theo tỉ lệ của tự đánh giá năng lực giảng dạy theo từng yếu tố tác động ở phương trình hồi quy đã được trình bày cụ thể ở phần 4.2.2, trong đánh giá sự tác động ảnh hưởng của từng yếu tố.

Mô hình hồi quy cho mức độ dự báo tốt về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan. Các biến độc lập có mối tương quan thuận và mạnh với biến phụ thuộc. Trong 6 biến trên, biến Sự đánh giá ca lãnh đạo ­ chhuy các cp, ging viên khác và ý kiến phn hi ca hc viên và biến Tri nghim trong hot

động ging dy ca ging viên có điểm số cao nhất và ảnh hưởng mạnh

nhất đến tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Từ kết quả

trên có thể dự

đoán rằng, muốn nâng cao tự

đánh giá

năng lực giảng dạy của giảng viên thì cần quan tâm đến việc tổ chức tốt các hoạt động cho giảng viên trải nghiệm và xây dựng môi trường sư

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí