Mối Liên Hệ Giữa Sự Đánh Giá Của Lãnh Đạo ­ Chỉ Huy Các Cấp, Giảng Viên Khác, Ý Kiến Phản Hồi Của Học Viên Và Các Mặt Biểu Hiện Đánh


Sơ đồ 4 3 Mối liên hệ giữa sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp 1


Sơ đồ 4.3. Mối liên hệ giữa sự đánh giá của lãnh đạo ­ chỉ huy các cấp, giảng viên khác, ý kiến phản hồi của học viên và các mặt biểu hiện đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Để làm rõ hơn thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với đồng chí Tr. Th. H (giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 1) đã chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy, tôi trải nghiệm thấy nếu như bản thân tôi được đồng nghiệp, lãnh đạo ghi nhận năng lực, tin tưởng, đánh giá cao tôi sẽ thấy tự hào, hãnh diện, cảm thấy được động viên khích lệ, từ đó có sự tự tin vào bản thân hơn, tự đánh giá năng lực giảng dạy của mình cao hơn. Bên cạnh đó, nếu được học viên phản hồi tích cực, đánh giá tốt, tôi cũng sẽ thấy rất vui, hạnh phúc, có thêm sự hào hứng, say mê, nhiệt huyết yêu nghề, yêu học viên và từ đó bản thân sẽ có tự đánh giá về năng lực giảng dạy của mình cũng ở mức cao hơn. Ngược lại có thời điểm, đó là khi mới vào nghề, lúc đó tôi cảm nhận lãnh đạo chỉ huy chưa thực sự tin tưởng chuyên môn của tôi và khi giảng có một số ý kiến của học viên cho rằng cô giảng khó hiểu, không thật sát với đối tượng của các đồng chí ấy, lúc đó tôi rất buồn và cảm thấy tự ti, nghi ngờ vào năng

lực giảng dạy của bản thân và tôi thường tự

nhận và kết quả

cuối năng


thường ở mức hoàn thành nhiệm vụ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Qua kết quả nghiên cứu về mặt định lượng, đồng thời qua ý kiến phỏng vấn của đồng chí H, cho thấy cùng với trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, sự đánh giá, phản hồi của những người xung quanh có hệ số tương quan cao nhất, cùng có mối quan hệ chặt chẽ với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Kết quả này có điểm tương đồng với quan điểm của Charles Horton Cooley (1902) khi ông cho rằng: tự đánh giá bản thân là sản phẩm của của sự tương tác giữa các cá nhân với nhau [Dẫn theo 73]. Điều này phù hợp với bối cảnh của hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan, nơi mà những thành công của họ được ghi nhận nhiều từ lãnh đạo, giảng viên khác, các tổ chức, sự phản hồi của học viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên… Kết quả phân tích này, cũng phù hợp với nghiên cứu của Morris (2010) [89], Phan Thị Tuyết Nga (2015) [102] khi tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, giảng viên.

Trạng thái cơ thể, cảm xúc của giảng viên

Tiểu thang đo trạng thái cơ thể và cảm xúc là tiểu thang đo dài nhất, vẫn giữ nguyên được tất cả các items. Trạng thái cơ thể, cảm xúc có mối tương quan có ý nghĩa với các khía cạnh biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên các trường sĩ quan. Kết quả cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 4 4 Mối liên hệ giữa trạng thái cơ thể cảm xúc với các mặt biểu 2


Sơ đồ 4.4. Mối liên hệ giữa trạng thái cơ thể, cảm xúc với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Kết quả chạy tương quan (Phụ lục8.1.4) cho thấy, có mối tương quan

thuận giữa các trạng thái cơ thể và cảm xúc, với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Điều này có nghĩa là, khi giảng viên có những trạng thái cơ thể khỏe mạnh, tâm lý tích cực càng cao, họ có xu hướng tự đánh giá năng lực càng cao.

Theo chia sẻ của một giảng viên: “Trong quá trình tiến hành các hoạt động giảng dạy, đặc biệt là khi lên lớp thực hiện các nội dung bài giảng, những trạng thái về mặt cơ thể, cảm xúc như mệt mỏi, khỏe mạnh, hay vui vẻ, tức giận, lo lắng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin trong quá trình hoạt động của giảng viên. Bởi lẽ, nếu giảng viên có tâm trạng tốt, sức khỏe tốt, sẽ tự tin trong việc truyền năng lượng tích cực đến học viên, điều này được toát ra từ ánh mắt, nụ cười, sự nhiệt tình… từ đó sẽ truyền thụ được các nội dung một cách trơn tru và hiệu quả, thậm chí còn nảy sinh những ý tưởng, nội dung, phương pháp giảng mang tính sáng tạo truyền thụ hiệu quả hơn những tri thức, kinh nghiệm đến người học. Tuy nhiên, không phải lúc nào người giảng viên cũng có một thể chất khỏe mạnh, một tâm trạng không phải lo lắng về những chuyện gia đình, bạn bè, công việc. khi rơi vào những trường


hợp này người giảng viên sẽ bị phân tán tư tưởng, dễ nghi ngờ vào năng lực của mình, do đó họ sẽ không có tự đánh giá cao” (Giảng viên Trường Sĩ quan Chính trị). Với kết quả nghiên cứu như trên, có thể khẳng định rằng, giữa tự đánh giá năng lực giảng dạy và các trạng thái cơ thể cảm xúc có mối liên quan với nhau, có sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu này, hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Bandura (1977), Tschannen­Moran và cộng sự (1998), Morris (2010).

Sự lạc quan của giảng viên


Sơ đồ 4 5 Mối liên hệ giữa sự lạc quan với các mặt biểu hiện tự đánh 3

Sơ đồ 4.5. Mối liên hệ giữa sự lạc quan với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Kết quả chạy tương quan cho thấy mối liên hệ thuận giữa sự lạc quan với các khía cạnh tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên. Theo đó, khi giảng viên có sự lạc quan, thì họ càng có xu hướng tự đánh giá rằng mình thực hiện hiệu quả hơn các mục đích, yêu cầu giảng dạy (r = 0,41, p < 0.05), thực hiện hiệu quả hơn tự đánh giá năng lực thu hút học viên (r = 0,43, p < 0.05) và tự đánh giá năng lực quản lý lớp học (r = 0.40, p < 0.05). Khi nghiên cứu về vấn đề này, qua trao đổi với một số giảng viên các trường sĩ quan: Lục Quân 1, Công Binh, Thông tin, tác giả nhận thấy, hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường sĩ quan có tính đa dạng phức tạp, với cường độ căng thẳng cao, nhiều khó khăn vất vả, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn không chỉ về trí lực mà


cả về

thể

lực. Giảng viên đi giảng không chỉ

vào ban ngày, ở

trong giảng

đường, mà cả ban đêm, ngoài thao trường bãi tập, phải trèo đèo lội suối, dãi nắng, dầm mưa, trên không, dưới biển, nắng mưa thất thường, cùng ăn, cùng ngủ, cùng nghỉ với học viên, luôn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, hiểm nguy, có khi hy sinh cả tính mạng. Do đó, có được tinh thần lạc quan trong công việc sẽ không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt cách công việc được giao. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra sự tự tin, cũng như sự tự đánh giá năng lực cao trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của người giảng viên.

Cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên

Tiếp theo luận án xem xét những cảm nhận hạnh phúc trong công việc mà giảng viên trải nghiệm ảnh hưởng tới tự đánh giá năng lực giảng dạy trên hai bình diện: 1/ Cảm nhận tích cực (cấu thành từ việc trải nghiệm cảm xúc tích cực trong công việc như: vui vẻ, phấn khởi, tự hào… và trải nghiệm sự hoàn thành trong công việc như nhận thấy công việc có ý nghĩa, có giá trị… và 2/ Cảm nhận tiêu cực trong công việc (trải nghiệm những cảm xúc như: lo âu, tức giận, chán nản, đau khổ… do công việc mang lại). Các kết quả về sự ảnh hưởng của cảm nhận hạnh phúc trong công việc đến từng mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên được thể hiện cụ thể sơ đồ sau:


Sơ đồ 4 6 Mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc với các 4

Sơ đồ 4.6. Mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Với kết quả chạy tương quan cho thấy có mối tương quan thuận giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc và các mặt biểu hiện của tự đánh giá năng lực. Theo đó, khi giảng viên càng có những cảm xúc tích cực trong công việc, thì họ càng tự đánh giá rằng họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong hoạt động giảng dạy. Kết quả tương quan thuận hoàn toàn phù hợp với

Thuyết nỗ

lực phục hồi

(Effort­recorvery theory) của tác giả

Meijman và

Mulder (1998) cho rằng, sự không hạnh phúc hay có sự xuất hiện của những cảm xúc không tích cực trong công việc có thể dẫn đến hiệu suất lao động thấp. Khi người lao động không hạnh phúc họ sẽ chọn thực hiện những công việc ở dưới ngưỡng được kỳ vọng hoặc họ chỉ hoàn thành một phần nhiệm

vụ được chờ đợi. Ở chiều ngược lại, khi người lao động cảm thấy hạnh

phúc trong công việc họ sẽ thúc đẩy các nỗ lực của bản thân và có năng lực phục hồi nhanh chóng ngay sau khi trải qua một nhiệm vụ. Do đó, họ cũng nhanh chóng lấy lại năng lượng cho bản thân và dành tâm huyết cho hoạt động nhiều hơn. Điều này dẫn đến hiệu quả làm việc của họ cao hơn [Dẫn theo 42]. Lý giải cho mối tương quan thuận giữa cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giảng viên với các khía cạnh của tự đánh giá năng lực giảng dạy của họ như sau: Những giảng viên nhanh chóng


lấy lại được thể

chất cũng như

sự phục hồi tâm lý sau những giờ

làm

việc căng thẳng thì họ có thể duy trì sự nỗ lực bản thân ở mức độ cao.

Điều này giúp họ đương đầu được với những áp lực công việc, nhận

công việc giảng dạy như một phần quan trọng trong đời sống, hạnh

phúc với công việc, do đó họ có thể thúc đẩy hiệu quả trong công việc

đạt mức cao nhất. Trên cơ sở

đó, họ

luôn có xu hướng có tự

đánh giá

năng lực cao trong thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động dạy.

Bên cạnh đó, nhìn vào kết quả của mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với tự đánh giá năng lực quản lý lớp học có hệ số cao nhất, điều này cho thấy: Việc các giảng viên có những cảm xúc tích cực hay tiêu cực sẽ có ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin, tự đánh giá năng lực trong quản lý lớp học. Nghiên cứu thực tế chỉ ra: Hoạt động giảng dạy trong môi trường sư phạm quân sự thường xuyên diễn ra trong những điều kiện nghiêm ngặt của kỷ luật quân đội, hoạt động diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, vất vả, căng thẳng. Do đó những những cảm xúc tích cực, tiêu cực sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự tự tin trong thực hiện quản lý lớp học của giảng viên.

Sự hài lòng trong công việc của giảng viên

Cuối cùng luận án xem xét sự hài lòng trong công việc ảnh hưởng tới tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.

Kiểm định về mới tương quan Pearson cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa

giữa sự hài lòng trong công việc với tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên.


Sơ đồ 4 7 Mối liên hệ giữa sự hài lòng trong công việc với các mặt biểu 5

Sơ đồ 4.7. Mối liên hệ giữa sự hài lòng trong công việc với các mặt biểu hiện tự đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên

Sơ đồ 4.7 cho thấy, các khía cạnh tự đánh giá năng lực thực hiện mục đích, yêu cầu với r = 0.28, p < 0.05; tự đánh giá năng lực thu hút học viên với r = 0.29, p < 0.05; tự đánh giá năng lực quản lý lớp học r = 0.34, p < 0.05. Kết quả này đã khẳng định rằng: giảng viên càng có nhiều sự hài lòng trong công việc thì họ càng có xu hướng tự đánh giá năng lực giảng dạy cao. Nói cách khác, giảng viên càng có hài lòng cao thì họ càng có xu hướng tự tin hơn vào năng lực của bản thân trong thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động giảng dạy của mình.

Lý thuyết về đặc điểm công việc của Karasek và Theorell (1990) cho rằng, sự kết hợp giữa mức độ yêu cầu cao của công việc và năng lực hoàn thiện kiểm soát công việc cao cung cấp cho người lao động cơ hội phát triển bản thân trong công việc, dẫn đến họ hài lòng hơn trong công việc và gia tăng hiệu suất [Dẫn theo 42]. Do đó, ở khía cạnh này có thể lý giải cho mối tương quan thuận giữa sự hài lòng trong công việc với các khái cạnh trong tự đánh giá năng lực của giảng viên là: Những giảng viên có sự hài lòng trong công việc cao sẽ nhìn nhận công việc giảng dạy trong môi trường quân sự có nhiều yêu cầu ở mức độ cao và họ cảm thấy bản thân có thể làm chủ các nhiệm vụ trong hoạt động dạy. Từ đó, họ sẽ tự tin, tự đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ cao hơn trong thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động dạy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022